Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

[51 - 60]

12 Tháng Hai 201200:00(Xem: 15974)
[51 - 60]

DẠO BƯỚC VƯỜN THIỀN

(333 Câu Chuyện Thiền)

Đỗ Đình Đồng góp nhặt


51. VIỆC LÀM TRONG ĐỜI GISHO

 Gisho thọ giới làm ni khi cô vừa mười tuổi. Cô nhận sự huấn luyện y như các chú con trai. Khi được mười sáu tuổi, cô hành cước từ Thiền sư này đến Thiền sư khác, tham học với tất cả các sư.

 Cô lưu lại với Thiền sư Unzan ba năm, Thiền sư Gukei sáu năm, nhưng chưa được cái thấy thanh tịnh. Cuối cùng cô đến Thiền sư Inzan.

 Inzan cho cô thấy không có sự phân biệt chuyện tính phái của cô. Sư chửi mắng cô như giông bão. Sư tát tai cô để thức tỉnh bản tánh nội tại của cô.

 Gisho lưu lại với Inzan mười ba năm, và cô tìm được cái cô đã tìm.

 Thiền sư Inzan viết một bài kệ ca ngợi cô:

 

Đã mười ba năm theo ta tu học,

Sáng lẫn chiều công án liền tham.

Tetsuma ở Trung quốc ngày xưa 

Đã vượt qua tất cả những gì Gisho nay làm được

Kể từ khi Mujaku thực có chân tài

Không ai sánh được với Gisho hiện tại!

Nhưng tông môn ta còn lắm ải phải qua,

Bàn tay sắt ta luôn luôn có sẵn,

Chờ Gisho đến nhận mang về.

 

Sau khi giác ngộ, Gisho đến tỉnh Banshu bắt đầu dựng chùa riêng và dạy hai trăm ni cô cho đến khi Gisho qua đời vào tháng tám một năm nọ.

 (Thiền Cốt Thiền Nhục)

52. NGỦ NGÀY

Thích Tông Diễn từ giả thế giới này khi sư sáu mươi mốt tuổi. Hoàn thành sự nghiệp của đời mình, sư để lại một giáo lý vĩ đại, phong phú hơn nhiều Thiền sư khác. Các đệ tử của sư thường ngủ trưa vào những giữa mùa hè, trong khi sư làm ngơ điều này và chính sư không bao giờ lãng phí một phút.

Sư đã học giáo lý của tông Thiên thai lúc mười hai tuổi. Một ngày mùa hè không khí oi nồng chú tiểu Tông Diễn nằm sải chân ra ngủ trong lúc thầy đi vắng.

Ba tiếng đồng hồ trôi qua, bỗng nhiên thức giấc, chú nghe tiếng chân thầy bước vào, nhưng trễ quá rồi. Chú nằm ỳ ra đó, chắn ngang lối vào cửa.

“Xin lỗi con, xin lỗi con,” thầy chú thì thầm, cẩn thận bước qua người chú, tựa như bước qua người của một khách quí. Từ đó Tông Diễn không bao giờ ngủ trưa nữa.

 (Thiền Cốt Thiền Nhục)

  53. TRONG CÕI MỘNG

 Một đệ tử của Thích Tông Diễn kể: “Thầy chúng tôi thường ngủ trưa một giấc ngắn. Chúng tôi trẻ con hỏi tại sao thầy ngủ trưa, thầy chúng tôi đáp, “Tôi vào cõi mộng gặp các hiền triết thời xưa giống như Khổng Tử vậy.” Khi Khổng Tử ngủ, mộng thấy các hiền triết thời thượng cổ rồi kể lại cho đệ tử nghe.

Một hôm trời nóng ghê gớm, vài đứa chúng tôi ngủ một giấc ngắn. Bị thầy mắng, chúng tôi giải thích, “Chúng con đi vào cõi mộng gặp các hiền triết thời thượng cổ như Khổng Tử vậy.” Thầy liền hỏi, “Thế có tin tức gì của các hiền triết đó không?” Một đứa trả lời, “Chúng con vào cõi mộng, gặp các vị hiền triết và hỏi có thấy thầy chúng con đến đây mỗi buổi trưa không, nhưng họ bảo là không thấy một kẻ nào như vậy.”

  (Thiền Cốt Thiền Nhục)

54. THIỀN CỦA TRIỆU CHÂU

 Triệu Châu bắt đầu học Thiền lúc sáu mươi tuổi và tiếp tục cho đến năm tám mươi khi ngộ đạo.

 Sư dạy Thiền từ lúc tám mươi cho đến năm một trăm hai mươi tuổi. 

 Một đệ tử hỏi sư: “Nếu trong tâm chẳng có gì hết, thì thế nào?”

 Triệu Châu đáp: “Buông nó xuống.”

 Người đệ tử hỏi tiếp: “Nếu chẳng có gì hết, làm sao buông?”

 Triệu Châu nói: “Thì giở nó lên.”

  (Thiền Cốt Thiền Nhục)

55. NGƯỜI CHẾT TRẢ LỜI

 Khi Mamiya, sau này trở thành một giảng sư nổi tiếng, đến tham học với một Thiền sư, vị Thiền sư ấy bảo sư chứng minh tiếng vỗ một bàn tay.

Mamiya tập trung tâm lực tham tiếng vỗ một bàn tay có thể là gì.

 “Ông tham chưa tận lực,” thầy sư nói. “Ông còn bị thức ăn, của cải, đồ vật và âm thanh đó ràng buộc nhiều quá. Thà ông chết đi còn hơn. Chết sẽ giải quyết được công án.”

Lần kế tiếp Mamiya gặp thầy, thầy lại bảo chứng minh tiếng vỗ một bàn tay. Lập tức Mamiya ngã xuống làm như chết.

Thầy sư quan sát: “Ông chết được rồi, còn tiếng vỗ thì thế nào?”

“Con chưa giải được,” Mamiya đáp và nhìn lên.

“Người chết không nói. Cút đi,” thầy sư nói.

  (Thiền Cốt Thiền Nhục)

 

56. THIỀN TRONG NẾP SỐNG ĂN MÀY

 Tosui là một Thiền sư rất nổi tiếng. Sư đã sống ở nhiều chùa và dạy ở nhiều tỉnh khác nhau.

 Ngôi chùa cuối cùng sư viếng, tập trung người theo nhiều đến nỗi Tosui bảo họ sư sẽ bỏ toàn bộ việc thuyết pháp. Sư khuyên họ giải tán và đi bất cứ nơi nào họ muốn. Sau đó không ai thấy tung tích sư ở đâu.

 Ba năm sau, một trong các đệ tử của sư khám phá thấy sư sống với một vài người ăn mày dưới một gầm cầu ở Kyoto. Anh ta liền van nài sư chỉ dạy.

 “Nếu anh có thể sống như tôi một đôi ngày, tôi có thể dạy cho,” sư đáp.

 Vì vậy người đệ tử cũng mặc quần áo ăn mày và sống một ngày với sư. Ngày hôm sau, một người ăn mày chết. Nửa đêm Tosui và đệ tử đem xác đi chôn trên một sườn núi. Sau đó họ trở lại chỗ ở dưới gầm cầu.

 Phần đêm còn lại Tosui ngủ ngon lành, còn người đệ tử không thể ngủ nổi. Đến sáng Tosui bảo: “Hôm nay chúng ta không phải đi xin ăn. Người bạn đã chết để lại một ít ở đàng kia.” Nhưng người đệ tử không nuốt nổi một miếng nhỏ.

Tosui kết luận: “Tôi đã nói anh không thể làm được như tôi. Hãy cút khỏi chỗ này, đừng làm phiền tôi nữa.”

  (Thiền Cốt Thiền Nhục)

57. ĂN CẮP TRỞ THÀNH ĐỆ TỬ

 Một buổi chiều khi Thiền sư Thất Lý (Shichiri) đang tụng kinh thì một tên cắp tay cầm thanh kiếm bén bước vào, đòi sư đưa tiền nếu không thì y lấy mạng sống của sư.

 Thất Lý bảo y: “Đừng quấy rầy tôi. Tiền ở trong ngăn kéo kia anh có thể lấy đi.” Rồi sư tiếp tục tụng kinh.

 Sau đó một chút sư dừng lại bảo: “Đừng có lấy hết. Tôi cần một ít để ngày mai đóng thuế đó.”

 Kẻ xâm nhập gom góp phần lớn số tiền và bắt đầu chuồn. “Hãy cảm ơn người cho quà chứ,” sư nói thêm. Người kia cảm ơn rồi bỏ đi.

 Vài ngày sau người ấy bị bắtthú nhận đã ăn cắp của nhiều người, trong số đó có Thiền sư Thất Lý. Khi được gọi đến làm nhân chứng, sư nói: “Người này không phải là kẻ cắp, ít nhất cũng về phần tôi. Tôi đã cho anh ta tiền và anh ta có cảm ơn tôi.”

Sau khi mãn hạn tù, người đó đến thăm Thất Lý và trở thành đệ tử của sư.

  (Thiền Cốt Thiền Nhục)

58. ĐÚNG VÀ SAI

 Khi Thiền sư Bàn Khuê tổ chức một kỳ nhập thất bảy ngày, đệ tử nhiều nơi trên đất Nhật đến dự. Tại một trong các cuộc hội họp này, một đệ tử bị bắt về tội ăn cắp. Sự vụ được báo cáo đến Bàn Khuê với yêu cầu rằng phải trục xuất kẻ có tội. Bàn Khuê làm ngơ vụ này.

 Sau đó người đệ tử lại bị bắt trong một hành vi tương tự, Bàn Khuê cũng lại bỏ qua sự vụ một lần nữa. Điều này khiến các đệ tử khác tức giận, làm đơn thỉnh nguyện đuổi tên ăn cắp, tuyên bố rằng nếu không họ sẽ bỏ đi tập thể.

 Sau khi đọc đơn thỉnh nguyện, sư cho gọi mọi người tập họp lại, nói:

 “Các anh biết cái gì phải và cái gì không phải. Các anh có thể đi chỗ khác để học nếu các anh muốn, nhưng người anh em khốn khổ này không biết phải quấy. Nếu tôi không dạy anh ta thì ai dạy? Tôi sẽ giữ anh ta lại đây dù cho tất cả các anh có bỏ đi hết.”

 Một suối nước mắt trào xuống rửa sạch khuôn mặt của người anh em đã từng là kẻ ăn cắp. Tất cả lòng ham muốn ăn cắp biến mất.

  (Thiền Cốt Thiền Nhục)


59. CỎ CÂY GIÁC NGỘ THẾ NÀO

 Vào thời Kiêm Thương (Kamakura), Shinkan học Thiên Thai tông sáu năm, học Thiền bảy năm, rồi sư sang Trung hoa tham thiền thêm mười ba năm nữa.

Khi sư trở về Nhật nhiều người muốn tham kiến và hỏi những vấn đề khó hiểu. Nhưng khi Shinkan ít khi tiếp kháchtrả lời những câu hỏi của họ.

Một hôm một tăng nhân năm mươi sáu tuổi cầu ngộ, nói với sư: “Tôi đã học giáo lý Thiên Thai tông từ lúc còn bé, nhưng có một điều tôi không thể hiểu được. Thiên Thai nói rằng ngay cả cỏ cây cũng sẽ giác ngộ. Đối với tôi điều này quả thật kỳ lạ.”

“Bàn chuyện cỏ cây giác ngộ làm gì?” Shinkan hỏi. “Vấn đề là chính ông làm sao giác ngộ. Ông có bao giờ xét đến điểm này không?”

“Tôi chưa bao giờ nghĩ đến điểm ấy,” ông tăng già lấy làm kinh ngạc.

“Vậy, hãy về nghĩ kỹ xem,” Shinkan kết thúc.

  (Thiền Cốt Thiền Nhục)

60. NGHỆ SĨ BẦN TIỆN

Gessen là một nhà sư nghệ sĩ. Trước khi bắt đầu vẽ sư luôn luôn đòi trả tiền trước, tiền công thường cao. Sư nổi tiếng là “Nghệ Sĩ Bần Tiện.”

Có lần một geisha (kỹ nữ) tặng tiền để nhờ sư vẽ một bức tranh. Sư hỏi: “Cô trả tôi bao nhiêu?”

Cô gái đáp, “Bất cứ giá nào ông muốn, nhưng tôi muốn ông làm việc trước mặt tôi.”

Vì thế một hôm cô geisha gọi Gessen đến. Cô ta tổ chức một bữa tiệc cho một người khách bao cô.

Gessen vẽ bức tranh bằng nghệ thuật dùng cọ lông. Khi bức tranh hoàn thành, sư đòi một món tiền cao nhất thời bấy giờ.

Sư nhận tiền công. Lúc ấy cô geisha quay phía người khách bao cô, nói: “Ông nghệ sĩ này chỉ muốn tiền. Tranh của ông ta đẹp nhưng tầm hồn ông ta bẩn thỉu; tiền đã làm biến nó thành bùn. Tác phẩm do một tâm hồn bẩn thỉu như thế vẽ ra không đáng được trưng bày. Nó chỉ bằng cái quần lót của tôi thôi.”

Cô geisha cởi cái váy ra rồi bảo Gessen vẽ một bức tranh khác lên phía sau cái quần lót của cô ta.

“Cô sẽ trả bao nhiêu?” Gessen hỏi.

“Ồ, bao nhiêu cũng được,” cô gái đáp.

Gessen kêu một giá thích thú, vẽ bức tranh theo cách thức đòi hỏi, rồi bỏ đi.

Sau này người ta biết rằng Gessen có một số lý do cần có tiền:

Nạn đói dữ dội đến viếng tỉnh sư ở. Người giàu không giúp kẻ nghèo, vì thế Gessen có một kho chứa bí mật không ai biết, ở đó sư dự trữ thóc, sẵn sàng cho lúc khẩn cấp.

Từ làng của sư đến Thánh Điện Quốc Gia đường đi thật là tồi tệ, nhiều khách bộ hành phải khổ sở khi đi qua đó. Sư muốn làm con đường tốt hơn.

Thầy của sư đã qua đời mà không thực hiện được ý muốn xây một ngôi chùa, Gessen muốn hoàn thành ngôi chùa đó cho thầy.

Sau khi Gessen thực hiện được ba ước nguyện đó, sư vất bỏ cọ vẽ và những đồ dùng của người nghệ sĩ, vào núi ở, không bao giờ vẽ nữa.

(Thiền Cốt Thiền Nhục)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26704)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20034)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18222)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32922)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18832)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31727)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32625)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20191)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26418)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20398)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23838)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23995)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15175)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15074)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant