Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 9

14 Tháng Ba 201200:00(Xem: 7449)
Chương 9


NÚI XANH MÂY HỒNG

truyện vừa của Vĩnh Hảo

Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982

Alpha xuất bản 1991 tại Virginia, Hoa Kỳ

____________

 

CHƯƠNG 9


Cơn mưa đột ngột làm cho nhiều người bị ướt sũng. Tôi đứng bên hiên bưu điện nhìn cơn mưa đổ trút trên đường. Một chốc, nước đã ngập chảy.

Chỉ trời mưa mới lấp được tiếng ồn ào của xe cộ. Người ta đứng bên nhau không hò hẹn dưới những hàng hiên; và không có gì để làm, không có ai quen để nói chuyện, họ cùng đưa mắt nhìn mưa rơi. Mưa là một trở ngại, nhưng ít nhất nó cũng cho phép người ta được thong thả trong lúc này. Tôi tự hỏi, có phải chúng ta thực sự bận bịu hay chỉ vì chúng ta tự cột trói mình vào những điều kiện ngoại giới. Tôi có thể tìm thấy tự do bằng một tâm thức bận bịu và đầy toan tính với nỗi–khát–khao-hướng-đến-tự-do chăng?

 

Một vài người đàn ông bắt chuyện với nhau qua điếu thuốc. Nhiều người khác vì thuận hướng, đã nhìn tôi một cách chăm chú. Nhưng không sao. Tôi đã quen với sự dòm ngó của đám đông rồi. Tôi nhìn ra xa, nơi những đứa trẻ trần truồng đùa giỡn tắm mưa. Thỉnh thoảng, bọn trẻ đuổi nhau chạy, bắn nước tung tóe. Chúng nô đùa và hò hét dưới cơn mưa tầm tã, không cần biết những người lớn tuổi hai bên đường đứng nhìn. Một vài người lỡ bị ướt, đạp xe ào ào trong mưa. Bánh xe lăn trên đường ngập nước tạo nên những âm thanh vui tai.

 

Tôi đang thích thú quan sát và lắng nghe tất cả những âm thanh trỗi dậy chung quanh, bỗng thấy xuất hiện nơi góc đường một đám đông. Từ nơi đó, tôi vẳng nghe được cả tiếng kèn tây và trống nhạc nữa. Tôi ngỡ đó là một đám cưới hay một phong tục lạ nào của miền Nam mà tôi không biết. Nhưng không phải, đó là một đám tang. Một đám tang đi trong mưa đang tiến dần về phía tôi. Có lẽ họ lỡ bị ướt nên tiếp tục đi dưới mưa, mà cũng có thể họ mới xuất phát từ một địa điểm nào gần đó, bất kể mưa, theo giờ khắc mà họ được thầy số cho là tốt. Người chết không hẹn được ngày giờ chết nhưng khi chôn thì bị qui định trong một khoảng thời gian nào đó. Mà không chừng họ đi dưới mưa thế lại hay, vì người chết không hẹn mưa hay nắng thì khi chôn cũng bất kể nắng hay mưa.

Mưa chưa tạnh nhưng đã thưa hạt. Những kẻ nấp mưa cũng không hẹn nhau, cùng ùa ra khỏi hàng hiên mà leo lên xe. Mỗi người mỗi ngả, không ngoái nhìn nhau, không vướng bận nhau; cũng không ai để ý một xác người nằm xuống được kiệu đi trên cùng một con đườngÂm thanh của phố thị được trả lại với những tiếng xe máy nổ. Tôi đứng đó nhìn đám tang đang tiến dần đến.

Những người nhạc công đi theo đám tang vẫn đầy thiện chí, thổi kèn dưới mưa lất phất. Họ thổi thật hay và thổi những bản nhạc không dính dấp gì đến cuộc biệt ly buồn tẻ giữa người sống với người chết. Nhiều bản nhạc thật kích động và vui nhộn. Tôi chứng kiến lần đầu tiên trên đời một đám tang vui nhộn lạ kỳ như vậy. Tuy nhiên, những tang quyến đi cạnh quan tài cũng khóc sướt mướt. Không biết họ có nghe được tiếng nhạc chăng; và không biết có ai hiểu là họ đang buồn khổ bên cạnh tiếng nhạc không? Tôi thấy nước mưa phụ họa cho những giọt lệ của họ.

 

Cái chết không phải là niềm đau của người chết mà là nỗi đau của người ở lại. Người chết có thể tiếc nuối, có thể đớn đau trước khi chết; nhưng khi bước ra khỏi cuộc sống thì, hoặc là chẳng còn gì hết, hoặc là, một đời sống mới mở ra. Đàng nào họ cũng đã thoát ly cuộc sống vốn dĩ khổ đau này. Đời sống mới có hay không cũng gần như chẳng quan hệ gì đến đời sống đã qua. Bởi suốt đời có khi nào người ta nhớ được kiếp trước của mình ra sao, nếu thực sự có kiếp trước? Bên kia đời sống vẫn là một cái gì bí ẩn. Người ta cố gắng làm sáng tỏ sự bí ẩn đó từ nhiều quan điểm khác nhau; nhưng chung qui, vẫn chỉ là những quan điểm.

Cuộc sống của con người mới là điều cần giải quyết. Bổn phận con người là sống cho ra một con người. Một cá nhân phải trọn vẹn trong trách nhiệm của nó đối với chính nó, cũng như trách nhiệm của nó đối với sự tương hệ cuộc đời. Cho nên con người phải thường trực đối diện với cuộc sống chứ không phải là nhìn mãi về nỗi chết. Thực ra, cái chết là một cái gì rất xa lạChúng ta chỉ biết người khác tắt thở và xuống huyệt chứ không hiểu gì hơn về cái chết. Không hiểu mà sợ, sợ cái không hiểu, phải chăng đó là sự điên rồ đáng thương của chúng ta? Vậy chúng ta “sợ cái không hiểu” hay là “sợ cái chết?” Có lẽ “sợ” chỉ là một ảo tưởng.

Chết là sự dừng nghỉ tạm thời hay vĩnh viễn của một sinh thể trên chặng đường hướng đến tương lai. Nhưng tương lai không là gì cả; chỉ là một giấc mộng mà người ta không dám chắc rằng mình sẽ thế nào trong đó, và mình có thể hiện hữu trong đó hay không?

Cái chết chỉ có ý nghĩa đối với người sống. Bởi nó đánh rơi khỏi tầm tay những gì họ yêu quí; bởi nó mang đi vĩnh viễn một bóng người mà họ đã cùng chung sống trong nhiều kỷ niệm; bởi nó xóa đi một kiếp ngườisuốt đời họ sẽ chẳng bao giờ gặp lại lần nữa; và cũng bởi nó cho họ một cái nhìn thật rõ ràng về sự mong manh, huyễn hoặc của cái gọi là mạng sống.

 

Tôi thầm đọc một lời cầu nguyện khi đám tang đi qua. Mặt trời lại chói rạng sau cơn mưa. Những vũng nước mưa còn đọng lại trên đường lấp lánh nắng chiều. Tôi đạp xe về nhà mà nghe trong lòng mình cũng đọng lại một nỗi niềm gì đó, không lấp lánh, nhưng chùng xuống và mịt mù. Và mầu nhiệm thay, chính trong cõi mịt mù đó, tôi bỗng ngỡ ngàng nhìn ra vẻ xuân sắc bất tuyệt của trần gian mà từ lâu hầu như tôi không sao cảm nhận được khi dấn mình vào ngưỡng cửa của một kẻ xuất trần, làm người khách lạ rong chơi qua lại với nụ cười khinh bạc, tự mãn. Trần gian, trong khoảnh khắc này, như một chùm hoa rộ nở, như một thực thể sinh động nhất trong tôi, trong chính tôi, với vẻ đẹp kỳ bí, đa dạng mà khi lắng sâu vào nó, tôi thấy tôi như kẻ hành hương cúi mình xuống hôn lên mảnh đất thơm lừng thánh tích, một cách kính cẩn và đầy ngưỡng mộ.

 

Cảm ơn tạo hóa đã cho ta những bất ngờ đem lại khổ đau và những bất ngờ đem lại hạnh phúc.

Cảm ơn đời sống đã cho ta những niềm vui và nỗi khổ tầm thường, ti tiện của tâm hồn.

Cảm ơn nhân thế đã cho ta trực diện với những phũ phàng, đen bạc, cũng như những chân tình vô hạn trong cuộc sống.

Cảm ơn ngày tháng đã cho ta sự hiểu biết về sức bền bĩ cũng như sự mong manh của kiếp người.

Cảm ơn nhân loại đã cho ta những ngạc nhiên kỳ thú về những tị hiềm, man trá, cũng như những đơn sơ chân chất của lòng người.

Cảm ơn kiếp sống phù du.

Cảm ơn ngày tháng qua mau.

Cảm ơn sự mê muội, cuồng tín đã mở lối cho bao nhiêu thống khổ.

Cảm ơn những máu lệ đã tuôn xuống vô cùng trên mảnh đất đau thương này.

Cảm ơn sự quằn quại thống khổ cày nát trên những con tim vô tội.

Cảm ơn sự gầm thét kiêu sa, cuồng vọng của những chủ thuyết.

Cảm ơn những phi lý bất công áp đặt trên vai gầy nhân loại.

Cảm ơn những tham vọng ngất trời đục khoét tàn bạo vào đời sống thuần lương.

Cảm ơn sự vô tình trước cái chết của bao nhiêu người ngã xuống để đắp cao cho lầu đài ảo vọng.

Cảm ơn sự nghèo đói đã cho con người những tay chân run mỏi, những tấm thân khô gầy để van xin các ân huệ tầm thường.

Cảm ơn sự tàn ác và khủng bố của những thế lực đã đạp nhào bao nhiêu sinh linh câm lặng trường kỳ trên khắp các nẻo đời.

Cảm ơn những cha già mẹ yếu, những đứa em thơ và những anh chị nhẫn nhịn cúi xuống cho tham tàn bạo ngược vươn dậy.

Cảm ơn những con người thất thế sa cơ, những gia đình ly tán sống vất vưởng trên vỉa hè phố thị.

Cảm ơn sự nai lưng vất vả của những con người cùng khốn tìm sống trên các mảnh đất chai sạn, cằn khô.

Cảm ơn những mồ hôi đã đổ xuống trên luống cày, trên cán cuốc, bốc hơi trên những thân thể nhọc nhằn.

Cảm ơn những đứa con ngây thơ vội bỏ trường học để nuôi nấng cha già mẹ yếu.

Cảm ơn những tủi nhục làm uất nghẹn cổ họng bé nhỏ của những con người không phương tự vệ.

Cảm ơn những nước mắt đã trôi đi như những giòng sông lặng lẽ trong đêm đi qua đời người.

Cảm ơn những xương máu đã chất lên trùng trùng như núi cao mỉa mai trêu cười cuộc sống.

Cảm ơn sự hy sinh liên tục của những chiến sĩ, những anh em, những thế hệ thay nhau cho cuộc mộng chưa thành.

Cảm ơn sự quờ quạng kiếm tìm của những nạn nhân bất bình trên các nẻo đường dẫn đến tương lai.

Và cũng xin cảm ơn những phòng trà ca nhạc thâu đêm bỏ quên cuộc đời trong tiếng hát.

Xin cảm ơn những tiệc rượu vô tình nhắp say ngoài cuộc thương đau.

Xin cảm ơn những đồng tiền phung phí ném vào cuộc chơi vô nghĩa.

Xin cảm ơn những đền chùa nguy nga, những Thánh đường đồ sộ, trêu ngươi sự cùng khốn của hàng triệu con người đói lạnh.

Và lại xin cảm ơn hạnh phúc giản đơn của những tình yêu…

Cảm ơntạ ơn tất cả.

Xin cúi lạy tất cả, dù là niềm vui hay nỗi buồn; dù là hạnh phúc hay tủi nhục; dù là cao thượng hay kém hèn; dù là trong sạch hay nhơ bẩn; tất cả những gì hiện hữu trên đời đã tô điểm muôn màu cho trần gian ngập tràn khổ lụy này.

 

Về nhà, tôi nhận được điện tín từ Huế gửi vào báo tin Đức bệnh nặng, cần gặp tôi gấp. Tôi mỉm cười. Người ta thường gọi nhau vượt biên theo lối đó để tránh sự phát giác theo dõi của công an. Và một điện tín như vậy cũng là một trong những điều kiện để được cấp giấy thông hành đi xa. Nhưng Đức thì muốn gặp tôi ở Huế để cùng ngao du sơn thủy hay tâm sự cho thỏa lòng, chứ chú ấy sẽ không đi vượt biên đâu. Tôi đoán vậy. Tôi cũng thích đi Huế lắm, vì dù sao, Huế cũng là quê cha của tôi.

Tôi đến chùa gặp Thiện để hỏi thăm đường đến nhà Đức ở Huế, vì Thiện cũng sinh trưởng ngoài đó. Biết rõ đường đi rồi, tôi quyết định ngày mai lên đường.

Trở về nhà, tôi thu xếp hành lý sẵn. Khi tôi đang loay hoay với cái xách tay nhỏ của mình thì người bưu tá lại đến, trao cho anh tôi một bức điện tín khác. Anh tôi đọc rồi cầm vào đưa tôi, không nói một lời. Tôi đọc nhanh. Điện tín báo tin Đức chết tại bệnh viện Huế.

Tôi ngồi xuống. Lưng dựa vào tường. Mắt ngước nhìn trần nhà. Im lặng. Năm phút sau, tôi bật khóc.

 

Chiều nay, cũng một chiều mưa tại nhà bưu điện mà cách đây hai hôm tôi đứng nhìn đám tang đi qua, tôi đánh một điện tín chia buồn cùng gia quyến của Đức.

Hai tháng sau, tôi về Nha Trang. Mẹ tôi cho biết Đức có ghé thăm bà trước khi ra Huế. Cũng theo lời mẹ tôi kể, Đức đã đi vượt biên tại Phan Thiết. Thất bại, chú ấy lẩn trốn vào rừng, dậm phải ngãi hoang hay vướng khí độc trong rừng suốt hai ngày đêm rồi nhuốm bệnh nặng, cố gắng về đến Huế để chết ở nơi chôn nhau cắt rún.

Đức có gởi tặng tôi một tấm ảnh chú ấy mới chụp trước khi vào Phan Thiết đi vượt biên. Trong ảnh, Đức nhìn tôi với khuôn mặt hốc hác, buồn, không cười rạng rỡ như xưa. Tôi lật mặt sau đọc thấy những nét chữ thân thuộc của Đức: “Bạn hiền ơi, hẹn ngày tái ngộ.” Tôi cất vội tấm ảnh vào ví như chôn đi một kỷ niệm đau buồn mà chính mình không đủ can đảm để ôn lại.

 

 

Nơi Thiền thất của Đức, tôi ngồi xuống bậc đá mà trước đây chúng tôi thường ngồi ngắm cảnh chiều tà.

Dĩ vãng như những đợt sóng xô ùa vào bờ tâm hồn. Nắng thấp về Tây. Dãy núi Hoàng Ngưu mây ngập phủ đầu. Từng đàn cò trắng thong thả bay về núi. Đồng ruộng bát ngát chạy dài đến chân trời tô điểm thêm cho vẻ êm lắng của một ngày tàn. Đức thường ví tôi như một cụm mây và chú ấy là tảng núi. Giờ này, tôi thấy Đức như một cụm mây thì đúng hơn. Người ta không thể biết trước tất cả những gì sẽ xảy đến trong đời mình.

 

Chúng ta lên đường vì một tiếng gọiTiếng gọi gõ từng nhịp vang dội trong tim ta. Tiếng gọi căng xé tâm hồn chúng taTiếng gọi thúc bách bước chân chúng ta. Nhưng chúng ta chỉ bước đi tán loạn trên những ngả đường mà bao nhiêu người đã vấp ngã, trên những con đường của truyền thống, ước lệ, tập tục và quyền uy bạo lực. Chúng ta càng vươn lên càng bị chèn ép và phá hoại. Cuộc sống thì tràn đầy nước mắt mà tình thương thì đã cạn nguồn trên những tháp ngà trang trọng. Có phải chúng ta sẽ quờ quạng tìm kiếm mãi hay không? Bao nhiêu tủi nhục đã ứ tràn, bao nhiêu máu lệ đã đổ rồi. Anh tìm kiếm gì? Chị tìm kiếm gì? Em tìm kiếm gì? Tôi tìm kiếm gì? Chúng ta tìm kiếm gì? Tất cả chúng ta đang là những nạn nhân bị cuốn hút trong cơn xoáy cuồng loạn, phân ly và phi lý vô cùng của cuộc đời này.

 

Mặt trời đã khuất bóng. Những cụm mây trắng trôi đi về đâu để lại dãy núi Hoàng Ngưu ngất ngưỡng, cô độc dưới vòm trời vô tận. Có lẽ Đức đã có một lối về cũng như những cụm mây kia đã có lối về của chúng. Mỗi người chúng ta đều sẽ có một lối về. Tôi cũng sẽ có lối thoát của tôi. Nhưng, đâu là ngõ thoát chung cho chúng ta nhỉ?

 

Tôi đứng dậy, lên đường.

 

Vĩnh Hảo

(Sài Gòn 1982)

Ý kiến bạn đọc
28 Tháng Hai 201308:00
Khách
bài này không hay bằng bài phương trời cao rộng, truyện dài đó nó tình cảm hơn, đọc nghe rung động hơn nhiều
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14305)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14565)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11842)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14361)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13275)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14644)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12647)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25247)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27886)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26361)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17233)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16526)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15918)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22140)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17133)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24909)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21970)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19069)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16172)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21725)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16785)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14667)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16705)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25027)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18777)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21199)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14779)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14376)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16616)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18012)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12926)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14947)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12712)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13889)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14605)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28032)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27199)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14347)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20967)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14673)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24182)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28688)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14736)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13291)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16458)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27244)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12019)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16078)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21496)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12378)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant