Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 14: Vô Hình, Vô Tướng

13 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 15105)
Chương 14: Vô Hình, Vô Tướng

Susan Moon

THẾ LÀ GIÀ!
Thiền Quán Về Tuổi Già Với Chút Tự Trào Và Tự Hào
This Is Getting Old
Zen Thoughts on Aging with Humor and Dignity
Chuyển Ngữ:
Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

Phần II:
Những Thay Đổi Trong Các Mối Liên Hệ

Chương 14: Vô Hình Vô Tướng

Có lần bà mẹ tám mươi ba tuổi của tôi và tôi cùng đi máy bay, lúc đến nơi, chiếc xe lăn mà tôi đã đặt cho bà không có sẵn ở cửa. Cô tiếp viên hàng không bảo sẽ có ngay, nhưng chúng tôi đứng đợi và đợi trong khi tất cả các hành khách khác đều đã xuống khỏi máy bay. Việc phải đứng lâu khiến mẹ tôi bị đau đến nỗi bà mất hết kiên nhẫn: "Mẹ kiếp, xe lăn của tôi đâu? Mẹ nó! Đây là lần chót tôi đi du lịch với hãng hàng không này!". Tôi điếng hồn, nhưng chiếc xe lăn xuất hiện ngay lập tức. Khi đã an tọa trên xe lăn, bà nhã nhặn xin lỗi cô tiếp viên hàng không và họ vui vẻ chia tay nhau.

Khác với mẹ, tôi không bao giờ dám la hét người khác, ngay cả khi tôi có cảm giác rằng họ phớt lờ sự có mặt của tôi. Tuần trước, khi tôi đang xếp hàng chờ mua phong bì trong một cửa hàng văn phòng phẩm đông người, thì một phụ nữ trẻ khỏe mạnh, tóc đen nhánh được tính tiền trước, dù cô ấy đến sau tôi, mà cũng không phải do cô muốn lấn ra trước tôi, mà do người tính tiền không để ý đến tôi.

Dầu bản thân tôi đã bị trở thành vô hình, vô tướng, chính tôi cũng phạm lỗi này. Hôm qua, khi đứng xếp hàng tại bưu điện, tôi đang mãi nhìn một chàng trai đang dán băng keo gói hàng của anh ta, thì tôi giật nẩy mình bởi tiếng gọi "Kìa Sue!". Tiếng gọi xuất phát từ một phụ nữ tóc bạc đứng ngay trước tôi - một người bạn của tôi. Tôi nghĩ rằng lý do khiến tôi không nhìn thấy bạn có lẽ do con mắt tâm của tôi khi nhìn thấy màu xám là lướt vội qua.

Tôi đã tham dự một hội thảo với chủ đề "Giảng sư Phật giáo ở phương Tây", với hơn hai trăm nam nữ cư sĩ họp lại trong vài ngày, phần đông tuổi tác đều đã trên năm mươi. Một người đàn ông tóc bạc, dáng vẻ chững chạc, nói với tôi, "Nhìn quanh, tôi thấy có nhiều bạn nam tóc bạc hơn bên nữ giới, mặc dù tuổi tác của chúng ta không khác biệt. Như vậy tôi có thể đoán là đa số các bà đã nhuộm tóc. Tuy nhiên, các vị này là các giảng sư Phật giáo! Tại sao một vị giảng sư Phật giáo lại đi nhuộm tóc? Lý ra là người Phật tử, các vị ấy phải biết chấp nhận bản thân!” Lúc đó mái tóc bạc của tôi không nhuộm, chắc hẳn ông ta nghĩ tôi là người biết chấp nhận bản thân.

Tôi cố thuyết phục ông rằng: không phải là các vị ấy không chấp nhận bản thân mà chính là người khác không chấp nhận họ. Đó là tính chất vô hình. Tóc bạc phủ bạn trong sương mù và bạn muốn hét thật to, "Tôi vẫn còn ở đây! Tôi vẫn còn có thân! Tôi vẫn còn có suy nghĩ trong đầu!"

Thậm chí giờ tôi còn có cái nhìn khác về việc căng da mặt. Việc làm này không phải là một hành động giả tạo mà đúng hơn nó là một cố gắng - dầu có vô vọng bao nhiêu - để được như thực, để xé bỏ tấm màn chexã hội rọi chiếu lên mặt chúng ta. Tôi không thể trách cứ văn hóa về tuổi tác, giới tính đối với các nếp nhăn trên mặt tôi, nhưng không phải các nếp nhăn khiến tôi đau khổ, mà chính là cái ý nghĩa gán ghép cho chúng. Ý nghĩa đó thường là vô thức và ngấm ngầm.

Chúng ta thấy người khác già đi, nhưng không thể tin rằng mình cũng sẽ tàn phai. Nếu chúng ta quyết tâm, nếu chúng ta tập thể dục và không sử dụng thực phẩm bừa bãi, thì chắc chắn chúng ta sẽ không già. Hoặc khoa học sẽ tìm ra giải pháp cho chúng ta. Có câu hỏi như sau đã xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Harvard: "Lão hóa có cần thiết không?" Nhưng cho đến nay, thời gian vẫn trôi qua, vẫn để lại dấu vết của nó trên thân thể chúng ta

Tôi vẫn chỉ mới bắt đầu. Tôi vẫn còn đứng ở hai làn ranh - làn ranh giữa bắt đầu già và đã già. Làn ranh đó luôn dời đổi. Có nhớ câu: "Đừng tin những ai ngoài ba mươi" không? Tôi nhớ đến lúc mà tôi nghĩ rằng bốn mươi là già, rồi năm mươi, rồi sáu mươi.

Nhưng rồi đến một lúc nào đó, “tuổi già” sẽ không còn chỗ để lùi nữa, và rồi dù muốn hay không, tôi cũng sẽ an vị bộ xương xốp của mình trong chiếc xe lăn.

Mẹ tôi cũng nói rằng bà cảm thấy như mình không còn hiện hữu với tuổi già. Những năm của tuổi năm mươi khi bà thiết lập trung tâm an dưỡng cho các nghệ sĩ, bà đang ở thời hoàng kim của mình; ai cũng lắng nghe bà. Nhưng khi bà bước vào tuổi bảy mươi, bà cho rằng hội đồng quản trị và nhân viên không còn để ý tới lời bà nói, vì họ nghĩ rằng bà là một bà lão ngớ ngẩn. Vì thế, đôi khi bà mất bình tĩnh và la hét người khác trong các buổi họp, giống như bà đã làm ở cửa phi cơ - bà nói đó là cách duy nhất để bắt người ta phải lắng nghe bà. Tôi thường nghĩ là bà hơi thái quá, nhưng giờ tôi bắt đầu hiểu những điều bà muốn nói. 

Trong một cuộc họp lên kế hoạch liên quan đến công việc của tôi, một vị nam nhân nêu lên một đề nghị mà tôi đã đưa ra, nhưng lại cho đó là đóng góp của một đồng nghiệp nam khoảng tuổi tôi: "Theo lập luận của Bill . . . ". Tôi không nghĩ là ông ta cố ý phớt lờ tôi. Hẳn là ông đã nghe những điều ấy từ miệng tôi nói ra, nhưng theo trí nhớ của ông, ông đã nghe chúng qua cửa miệng của một nam nhân. Đàn ông lớn tuổi dễ được nhìn nhận hơn so với phụ nữ lớn tuổi. Đó là do tôi tưởng tượng ra hay thực sự là lời nói của tôi có trọng lượng hơn khi tôi còn trẻ đẹp? Tôi không biết. Tôi cũng cần giải thích thêm là trong trường hợp này, đang trong cuộc họp mà tôi đi đan móc khăn choàng, vậy thì một phần cũng lỗi tại tôi. Nếu bạn là phụ nữ đã ngoài bốn mươi lăm, tốt hơn không nên làm bất kỳ việc khâu vá nào trong các cuộc họp quan trọng.

Tôi được truyền cảm hứng từ tấm gương rất đáng ngưỡng mộ của Raging Grannies (Những Lão Bà Cuồng Nộ). Họ vẫn giữ hình ảnh rập khuôn của các phụ nữ lớn tuổi, với thân hình nhỏ bé, và đi hoạt động với nó. Họ là những người cổ động cho hòa bình, đi biểu tình với những chiếc nón và tạp-dề có hoa văn lòe loẹt như trên sân khấu, trông họ có vẻ hiền lành, vô tội vạ, nhưng thật ra không phải vậy. Ví dụ, một số Lão Bà Cuồng Nộ (Raging Grannies) bị bắt khi họ đòi ghi tên nhập ngũ trong đợt tuyển quân của Mỹ ở trung tâm Tucson. Họ nói rằng họ muốn được gửi đến Iraq để con cháu của họ có thể trở về nhà.

Năm ngoái tôi nhuộm mái tóc bạc xám của mình sang màu đỏ sáng (Lúc đó không có bất cứ hội thảo Phật giáo đang diễn ra). Bình thường tóc tôi không phải màu đỏ, nhưng không phải là tôi đang cố ý lường gạt ai. Khi người thợ làm tóc hỏi tôi muốn màu tóc của mình đem lại hiệu quả gì, tôi nói là tôi muốn bộc phá. Tôi nói là tôi không quan tâm dù màu nhuộm không tự nhiên, nhưng tôi muốn nhìn. . .ừm. . .nói không quá lời . . . trẻ hơn. Tôi muốn có một màu tóc mà nó sẽ làm cho người ta quan tâm đến những điều tôi nói.

Người thợ làm tóc tính giá cao nhưng thật khéo tay. Trong hai tuần lễ đầu, màu đỏ đó rất chói, nhưng tôi thực sự giật mình khi khám phá ra rằng đúng là nó đã đem lại sự khác biệt. Khi tiếp xúc với người không quen, họ đã nhìn thẳng tôi. Từ đằng xa người ta thấy tôi trẻ hơn, mạnh mẽ hơn, thậm chí có thể nhiệt tình hơn - một mái tóc hoe đỏ! Ở các nơi buôn bán đông người, người ta đã nhận thấy sự có mặt của tôi.

Sau vài tuần, màu nhuộm biến đổi thành màu cam hóa học: đó là một cuộc chiến vất vả, khi người ta cố gắng xóa đi dấu vết của tuổi tác trên một thân xác già nua. Mà việc làm đó cũng rất tốn kém: nếu những người phụ nữ lớn tuổi không quan tâm đến việc lão hóa, thì một mảng lớn của nền kinh tế sẽ sụp đổ.

Khi tôi than thở với em gái về cảm giác trở thành vô hình, vô tướng của người phụ nữ lớn tuổi, rằng họ giống như một chiếc lá khô, tôi nghĩ là cô ấy cảm thấy khó chịu với sự tự kỷ của tôi, dù cô ấy không nói thẳng ra. Cô chỉ nhẹ nhàng nói, "Vậy phẩm cách có ý nghĩa gì? Sao chị không tạo dựng phẩm cách của riêng mình?" Tôi đã đặt chữ phẩm cách đó vào túi như một viên đá mịn, nắm chặt lấy nó, tìm sự an ủi trong nó.

Không lâu sau, tôi gặp một bà cụ ở sân bay ở Puerto Vallarta, Mexico. Bà cụ phải đến chín mươi. Cả hai chúng tôi đều ngồi trong phòng đợi, chờ máy bay đi California. Bà đeo nữ trang màu ngọc lam, mặc váy dài bằng vải denim, khăn choàng kiểu Mễ màu hồng tươi, và gương mặt nhăn nheo cúi trên trang sách, đầy ấn tượng. Mái tóc bạc trắng của bà được búi trên đầu, và được gài chặt bằng những que gỗ - mà tôi nghĩ là những chiếc đũa. Bà giống như một nghệ sĩ, tôi nghĩ - một nghệ sĩ già. Dường như bà đi du lịch một mình, nhưng trông bà không có vẻ sợ hãi hay lo lắng; trông bà thật tự tại, ngồi đó đọc sách, với tấm vé lên máy bay được nhét giữa các trang sách. Bà không ý thức một điều, rằng bà là phúc trời ban - một sứ giả của tuổi già. Bà là sự tương phản của vô tướng, vô hình, bà tỏa sáng đối với tôi - mái tóc bạc trắng, khăn choàng màu hoa cây vân. Bà như nhắc nhở tôi không được thương hại bản thân. Khi được gọi lên máy bay, bà đứng dậy và bước đi, chậm rãi, vững chắc với cây gậy cầm tay và mỉm cười, bước lên máy bay. Bà đúng là có phẩm cách.

 

* * *

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26704)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20034)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18223)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32922)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18832)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31728)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32626)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20191)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26418)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20398)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23838)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23995)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15175)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15074)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant