Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

03. Chinh phục đỉnh tử thần

22 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 5773)
03. Chinh phục đỉnh tử thần

Đường lên Tây Tạng

Nguyễn Tập

Kỳ 3:
Chinh phục đỉnh tử thần

 TT - Tại bến xe Cách Nhĩ Mộc (tỉnh Thanh Hải) chúng tôi phát hiện rất nhiều xe đi Lhasa - linh hồn Tây Tạng, thành phố của các chư thiên. Du lịch bụi vào Lhasa bằng đường bộ ở VN hầu như chẳng có mấy người (ngay cả Tây balô chuyên nghiệp cũng ngán ngại) vì phải vượt qua đèo tử thần - một trong vài ngọn đèo cao nhất - hơn 5.200m, có không khí loãng và áp suất thấp.

Con đèo này có thật sự ghê gớm như tên gọi của nó không? Phải đi mới biết...

duonglentaytang-04

Đường lên đỉnh tử thần


Tìm đường vào Lhasa

Từ Cách Nhĩ Mộc đến Lhasa chỉ mất gần 24 giờ (hơn 1.500km), vé lại rẻ. Đối với tôi, chưa bao giờ mơ ước được đặt chân một lần đến Lhasa - vùng đất đầy huyền thoại này - lại gần với “tầm chân” đến thế.

Sáng hôm sau dậy sớm, nhân viên khách sạn cho biết có một xe bốn chỗ đi Lhasa với giá 350 tệ/người (khoảng 700.000đ). Các tay cò bến xe vào tận khách sạn ra giá với chúng tôi chỉ 300 tệ/người, bao luôn giấy phép (?!).

Một kinh nghiệm học được từ chuyến khảo sát năm ngoái: biết chúng tôi là người nước ngoài, dọc đường họ có thể sẽ đòi thêm những số tiền lớn. “Nếu không đồng ý thì xuống xe”. Giữa cao nguyên hoang vu không một bóng người, với cái lạnh âm vài chục độ thì chết là cái chắc.

Trung Quốc, nhất là những tỉnh miền Tây hẻo lánh cũng có hiện tượng “xe cướp” (nhưng “cơm tù” thì chưa nghe nói). Vì thế chúng tôi quyết định đi xe của công ty (dù mắc nhưng an toàn hơn). Chuẩn bị đồ đạc, mua ba bình dưỡng khí đề phòng choáng độ cao, sắp sửa lên đường thì biết chuyến xe bị hủy.

Không phải ngẫu nhiênthế giớiTây Tạng là cực thứ ba của Trái đất.

Ngoài việc giống Nam và Bắc cực là cùng có điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt, địa hình phức tạp, Tây Tạng - thế giới của tâm linh với 16.000 tu viện lớn nhỏ - còn là nơi có thiên sử thi Vua Gesse dài nhất thế giới được phát hiện cách đây hơn 1.000 năm (đã được đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới)…

Chính tại đây, các nhà khoa học đã sửng sốt khi phát hiện rằng người Tây Tạng là giống dân duy nhất trên thế giới có một số gen đã bị biến dạng để thích nghi với môi trường.

Mới đây, tại một sườn núi cách Lhasa - thủ phủ của Tây Tạng - 85km, các nhà khoa học đã tìm thấy 19 dấu chân và dấu tay người sống cách đây 20.000 năm.

Khu tự trị Tây Tạng ngày nay có diện tích 1,2 triệu km2 (gần gấp bốn lần diện tích VN) nhưng dân số chỉ vài triệu người.

Chúng tôi càng lo lắng hơn khi có thể đối mặt với những mối nguy hiểm rình rập nếu đồng ý đi chuyến xe của “cò”. Vừa quyết định bỏ tham vọng vào Lhasa thì có thông tin mới: một chiếc xe khác vào Lhasa khá an toàn với giá 500 tệ/người. Chúng tôi quyết tâm lên đường.

Để tránh gặp rắc rối với đám “cò”, trước khi lên xe khách chúng tôi phải tiếp tục chuyển qua taxi khác để vượt trạm kiểm soát. Từ Golmud đến Lhasa phải vượt qua ba trạm kiểm soát rất gắt gao.

Gần đến trạm thứ nhất, từ đằng xa, tôi đã thấy một đoàn xe xếp hàng, một toán công an nai nịt súng ống đến kiểm tra từng xe một. Quá run, sợ trách nhiệm, tay tài xế taxi yêu cầu chúng tôi đi bộ qua trạm. “Phóng lao phải theo lao”, làm theo lời taxi lúc này là “tự sát”.

Anh Kim Sơn - bạn đồng hành - yêu cầu tôi giả câm điếc, làm mặt lạnh ngồi trên xe. Chiếc balô du lịch được phủ lên chiếc áo gió to để ngụy trang. Xe đến gần, hai anh công an ghé mắt săm soi hỏi han tài xế khá kỹ.

Có lẽ chúng tôi quá giống người Hoa, sau một lúc chúng tôi lọt qua được trạm thứ nhất. Đến trạm hai, bổn cũ soạn lại, chúng tôi cũng lọt qua. Ra ngoại ô, chúng tôi chuyển xe để chính thức bắt đầu con đường vào Lhasa.

Xây xẩm trên đỉnh đèo tử thần

Có một câu chuyện về một cặp vợ chồng, do điều kiện công tác người chồng vào Lhasa làm việc một thời gian khá lâu. Quá nhớ chồng, nhà lại nghèo không đủ tiền mua vé máy bay, cô vợ tìm cách vượt đèo thăm chồng.

Niềm mơ ước giản dị đó mãi mãi không thực hiện được vì cô đã ngất và chết trên đỉnh đèo do áp suất và không khí quá loãng. Dù đã mua bình oxy, chuẩn bị khá kỹ nhưng những câu chuyện bi thương về đường đèo tử thần này làm chúng tôi thật sự lo lắng.

10g30 xuất phát, dù trưa nhưng nhiệt độ vẫn dưới 50C. Các dòng sông đều đóng băng. Trước mắt tôi, hai bên đường là một thảo nguyên vắng lặng đến rợn người. Chỉ có vài chiếc xe bé như con kiến lầm lũi “bò” giữa xung quanh là những ngọn núi đã phủ đầy tuyết trắng.

Chỉ mới tưởng tượng nếu bị “rớt” lại trên đường cho dù không chết vì cảm lạnh thì cũng chết vì cô đơn giữa cả ngàn kilômet không một bóng người này, tôi bất giác rùng mình...

Con đường cao tốc nối từ Cách Nhĩ Mộc đến Lhasa khá tốt nhưng hẹp và quanh co, chỉ vừa đủ hai làn xe chạy. Những chuyến xe từ Lhasa đi ngược về phía chúng tôi đều đóng đầy tuyết, bám luôn cả mặt trong của xe.

Xe chạy êm, đêm qua lại ngủ chưa đến 5 tiếng nhưng chúng tôi vẫn không dám ngủ vì khi ngủ sức đề kháng của con người sẽ yếu nhất, dễ “ngủ... luôn” nên ai cũng cố gắng thả lỏng người. Đó là cách tiết giảm tối đa lượng tiêu thụ oxy để vượt qua chặng đường khó khăn này.

 

14g, nhiệt độ lúc này xuống đến âm 120C. Con đường đi Lhasa vẫn xa tít tắp. Không cột cây số, không bảng báo hiệu, chỉ có thời gian làm mốc định vị. Đường xấu hơn, vẫn là đường trải nhựa nhưng đã bị băm nát bởi hàng đoàn xe tải từ các tỉnh về Lhasa.

Tim tôi bắt đầu đập mạnh hơn, cặp vợ chồng đi cùng chuyến xe đã thiếp đi. Thấy hơi mệt, anh Kim Sơn lấy bình oxy ra, ngay lúc đó tài xế quay lại quát: “Bình oxy phải để lúc khẩn cấp nhất, nếu còn chịu được hãy để cơ thể tự thích ứng lấy”.

14g45: Người vợ ói, mũi sặc ra máu cam. Lúc này đầu chúng tôi cũng nặng như bưng. Người đàn ông đồng hành - là dân địa phương - cũng ngầy ngật không nói tiếng nào. Chúng tôi ngỏ ý đưa bình oxy cho cô vợ nhưng họ lắc đầu.

14g52: Một chiếc xe chở khách do đường đèo quanh co, đâm sầm ra vệ đường, đầu bẹp gí. Tôi định lấy máy ảnh ra chụp nhưng không dám vì dễ bị công an để ý.

15g07: Hai chiếc xe tải đâm ngược vào nhau. Trên một chuyến xe ngược chiều, một chiếc xe cẩu chở một chiếc xe tải khác đều bẹp dúm dó. Con đường đến đoạn đèo tử thần ngày càng gần, sự căng thẳng trong chúng tôi cũng tăng lên.

18h45: Bác tài xế quay lại báo chúng tôi biết bắt đầu vào đoạn đèo tử thần. Mắt bác tài lạnh tanh, nhưng mặt săn lại. Ông đốt thuốc liên tục, thỉnh thoảng lại kín đáo liếc nhìn kính chiếu hậu xem tình hình mỗi người trên xe. Càng lúc đầu tôi càng như bị vòng kim cô siết chặt vào hai thái dương. Nhức đầu kinh khủng. Cô hành khách đi cùng lại ói lần nữa. Lúc này người chồng hốt hoảng mượn bình oxy của chúng tôi chụp vào mặt vợ.

duonglentaytang-05
Trên đỉnh đèo tử thần cao hơn 5.200m


Lên đỉnh đèo xe ngừng lại. Vừa bước xuống xe định chụp vài tấm hình, chúng tôi đều lảo đảo: lạnh quá, ngực như bị ép lại, đầu như có ai dùng búa gõ liên tục. Do trời sắp tắt nắng, quên mất lời dặn của anh Sơn, tôi đã làm một việc nguy hiểm chết người: chạy từ chỗ này sang chỗ khác để chụp hình.

Anh Sơn xanh mặt, tài xế phóng xe ngay đến chỗ tôi và lôi lên xe: “Trên độ cao này, chỉ cần chạy thêm vài bước nữa thôi, có thể cậu sẽ gục xuống”. Hậu quả đến liền sau đó, tôi xây xẩm mặt mày. Dù đã chụp bình oxy để thở nhưng tôi vẫn thấy choáng váng nhức đầu và muốn ói…

Có lẽ do khuya quá và mùa đông không có du khách đến vùng này nên chốt kiểm tra cuối cùng tại Lhasa cũng có phần dễ dãi. 1g35 sáng, chúng tôi chính thức bước vào Lhasa, kết thúc chặng đường đáng nhớ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14305)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14565)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11842)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14362)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13276)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14644)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12647)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25253)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27889)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26365)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17233)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16526)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15918)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22142)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17134)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24910)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21970)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19069)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16173)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21725)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16785)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14668)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16706)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25027)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18779)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21199)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14779)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14377)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16617)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18015)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12928)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14947)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12712)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13889)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14606)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28034)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27200)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14348)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20968)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14673)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24185)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28688)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14736)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13292)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16458)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27245)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12020)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16078)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21498)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12378)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant