Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tổng Tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại Sưu Khảo

14 Tháng Chín 201300:00(Xem: 11562)
Tổng Tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại Sưu Khảo

Tổng Tập Văn Học

Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại Sưu Khảo


Nhiều tác giả


tong-tap-van-hoc-phat-giao1 tong-tap-van-hoc-phat-giao2

LỜI ĐẦU SÁCH

  

Kính thưa quý văn thi hữu và bạn đọc,

Cuối cùng bộ sách này cũng đã đến tay quí vị sau gần 3 năm kêu gọi, liên lạc, thu thập bài vở, tìm tài liệu, soạn viết, hiệu đính, sắp xếp và trình bày, rồi lên khuôn.

Dù trải thời gian khá lâu để hoàn tất, tuyển tập này vẫn chưa đáp ứng được những gì nhóm chủ trương đề ra lúc ban đầu; như thế, tất nhiên cũng không thể thỏa đáng lòng mong đợi của quý vị cho một thiên sưu khảo văn học Phật giáo Việt Nam Hải Ngoại đúng như tên gọi của nó.

Ngoài vấn đề chậm trễ về thời gian và kỹ thuật, có vài lý do khiến tuyển tập chưa được sự tham gia đầy đủ của văn thi hữu Phật giáo:

1) Hiểu lầm về mẫu đề nghị của chúng tôi cho phần tiểu sử: Trong phần này, chúng tôi đề nghị quý văn thi hữu cho biết tác phẩm, dịch phẩm đã xuất bản, năm xuất bản. Một số quý vị nghĩ rằng mình chưa có tác phẩm xuất bản nên không tham gia gửi bài. Thực ra, chúng tôi không chủ trương chỉ đón nhận những vị có tác phẩm xuất bản, mà trọng yếu là có đóng góp, có sinh hoạt văn học liên quan đến Phật giáo, ở bất kỳ thể tài nào trên báo chí hoặc websites;

2) Sự đinh ninh của văn thi hữu đối với thông báo số 2 (do chúng tôi phổ biến ngày 17 tháng 12 năm 2006) và thông báo số 3 (ngày 10 tháng 4 năm 2007): Ở hai thông báo này, chúng tôi lạc quan trình bày cùng quý vị rằng đã sưu tập sơ khởi ít nhất 260 tác/dịch giả Phật giáo có thể được đưa vào tuyển tập. Thực ra danh sách này chỉ là đề nghị và cũng hàm ý thỉnh mời, chứ không phải là chung quyết. Nhưng một số quý vị có thể ngộ nhận rằng tên mình có trong danh sách có nghĩa là nhóm chủ trương sẽ tự lo phần biên soạn/sưu tầm tiểu sử, hình ảnh và bài viết của mình, nên chỉ chờ đợi ngày tuyển tập ra mắt; trong khi đó, chúng tôi cũng đang trông mong sự hồi đáp chính thức bằng cách gửi bài và tiểu sử do chính quý vị tự chọn;

3) Trong danh sách các tác giả và dịch giả do chúng tôi đề nghị, có một số vị vì thấy tên của người khác không thuận hợp với mình về quan điểm cá nhân, tổ chức hoặc lập trường nào đó, đã ngần ngại tham gia. Thực ra đây là vuông chiếu văn học Phật giáo, trân trọng sưu tập tất cả những đóng góp tinh thần của người con Phật Việt Nam tại hải ngoại, mà chúng tôi xem như là một thứ văn khố lưu trữ tài liệu cho những nhà nghiên cứu văn học sử Phật Giáo Việt Nam và cũng để cho thấy những thành quả trong lãnh vực văn họcchư tăng, ni và văn nghệphật tử đã đóng góp trong suốt ba mươi mấy năm qua;

4) Liên quan vấn đề quan điểm, lập trường, theo cố vấn của một số vị đã từng thực hiện các tuyển tập văn học, chúng tôi không nên tự tiện trích đăng bài vở và tiểu sử của quý văn thi hữu, dù rằng trong số ấy có nhiều tác giảtác phẩm quá phổ thông, có thể tìm thấy dễ dàng trên nhiều trang lưới điện toán. Đây là cách để tránh những phiền phức về mặt tác quyền, hoặc những câu nệ vượt ngoài thiên chức sáng đẹp của văn họcPhật giáo.

Từ những lý do kể trên, chúng tôi đã rút bớt hơn phân nửa danh sách đề nghị ban đầu, và với từng bước cân nhắc, chỉ giới thiệu nơi đây các tác giả có gửi bài, hình ảnhtiểu sử đến chúng tôi, hoặc đã hoan hỷ cho phép chúng tôi sử dụng tài liệu. Và cũng vì những điều kiện giới hạn đã nói, tuyển tập này chỉ được xem như là bộ I, là bước khởi đầu trong đề án sưu khảo văn học Phật giáo của chúng tôi. Có nghĩa rằng, chúng tôi vẫn tiếp tục thỉnh cầu sự cọng tác của quý văn thi hữu khắp nơi để các bộ II, III hoặc xa hơn nữa, được nối tiếp hình thành để chúng ta cùng ghi dấu những đóng góp trí tuệsáng tạo của người con Phật trong văn học sử Phật Việt ngoài nước. 

Về nội dung, tuyển tập được mở đầu với bài “Tổng Luận về Văn Học Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại” của Huỳnh Kim Quang: trình bày tổng quát về sinh hoạt văn học của Phật giáo trên nền tảng của Duyên Khởi - Tánh Không; thẩm xét giá trị của văn học (Danh) trong thể tính của Phật giáo (Thực). Bài viết cũng cho chúng ta một tổng quan về các khuynh hướng và thể loại văn học Phật giáo, từ nguồn gốc kinh điển cũng như đối với nền văn học hiện đại. Các thuận lợi cho sự phát triển và những quan ngại cho sự suy yếu của văn học Phật giáo cũng được tác giả trung thực nêu ra.

Tiếp đến là bài “Văn học Phật giáocon đường tri thức vượt thoát” của Thích Nguyên Siêu, nhấn mạnh điểm cốt lõi tinh hoa của nền văn học Phật giáo: giải thoát tri kiến. Từ những dẫn chứng công phu và chắt lọc trong kinh điển, tác giả minh định con đường cao đẹp của văn học Phật giáo, dù trong thể loại và thể tài nào, cũng hướng đến mục tiêu tối hậugiải thoát, giác ngộ, đem lại an vui cho sinh loại.

Sau đó, là bài “Dẫn vào thế giới văn học Phật giáo” của Tuệ Sỹ. Vì là người trong nước, tác giả không chính thức góp mặt trong tuyển tập này; nhưng trên bình diện văn học Phật giáo, ông là một trong rất hiếm người có thẩm quyền chuyên môn để đưa ra cái nhìn thấu đáo và quán thông về thế giới ngôn ngữ văn tự, về yếu tính của văn học Phật giáo. Chúng tôi xem bài viết của ông như là kim chỉ nam cho những người làm văn hóa, văn học Phật giáo, vì vậy xin trích đăng vào phần đầu của tuyển tập để làm tài liệu tham khảo.

Sau cùng là hai đoản văn của Vĩnh Hảo, “Suy nghĩ về văn học Phật giáo”“Tìm, Nhìn và Thấy.” Những ưu tư trăn trở của tác giả về sinh hoạt văn học Phật giáo được gửi gắm trong hai bài viết này, chủ yếu là gợi ý cho việc mở rộng các khuynh hướng sáng tác trong Phật giáo, dựa trên bố cục và lý nghĩa của Tứ Thánh Đế. Theo tác giả, việc mở rộng này không những cần sự phối hợpđồng điệu cảm thông giữa người viết và người đọc, mà còn qua trung gian quan trọng của những cơ quan báo chí, truyền thông. Nếu người chủ trương báo chí không nhìn nhận một sáng tác phẩm nào đó thuộc văn học Phật giáo thì sáng tác ấy sẽ không có mặt trên các diễn đàn Phật giáo, và dĩ nhiên sẽ không thể đến với người đọc Phật giáo như là tác giả mong đợi.

Tiếp sau các bài viết trong phần tổng luận là các sáng tác của nhiều thế hệ tác giả, dịch giả tiêu biểu, từ những vị tuổi đời trên 80 cho đến hàng hậu sinh tuổi đời dưới 30; qua đó, quý vị sẽ nhận ra một thế giới bao la, sâu rộng của Phật giáo được trình bày bằng đủ các thể loại văn học: biên khảo, tiểu luận, tham luận, ký sự, tùy bút, truyện ngắn, thơ, v.v…; và mỗi tác giả từ vị trí của mình, đã biểu hiện cảm quan, tư duy, ngôn ngữ của mình trong hầu hết các phương diện của đời sống: chính trị, văn hóa, lịch sử, phong tục, xã hội, tôn giáo, tình cảm, v.v… Đa dạng, nhưng cùng một âm hưởng: nhân bản, trí tuệsiêu thoát. Đó là tiếng nói chung của những người con Phật, dù ở thế hệ trước hay sau, từ tổ chức này hay tổ chức khác, hoặc chỉ từ những cá nhân đơn độc dấn thân vào trần gian khổ lụy với hành trang của đạo giải thoát

Về hình thức, tuyển tập này, như đã nói ở trước, xem như là Bộ I, chia thành hai tập, I và II, gồm 3 phần chính: Tổng luận (phần I), Tác giảTác phẩm (phần II), và Phụ lục (phần III).

Phần II, Tác giảTác phẩm được sắp theo mẫu tự alphabet (a, b, c…), dùng chữ đầu của (tên) họ, bút hiệu, pháp danh, hoặc pháp hiệu. Ví dụ Nguyễn Tất Nhiên, họ Nguyễn, được xếp vào vần N; Hoang Phong, bút hiệu, được xếp vào vần H; Chân Huyền, pháp danh, được xếp vào vần C. Riêng quý vị Tăng Ni với họ Thích, Thích nữ, chúng tôi xin lấy chữ đầu của pháp hiệu, còn chữ Thích hay Thích nữ được đặt sau nơi phần danh mục để dễ tra tìm. Ví dụ Thích Hạnh Tuấn, được ghi nơi danh mụcHạnh Tuấn (Thích), xếp nơi vần H; nhưng nơi trang chính của tác giả, chúng tôi ghi đúng là Thích Hạnh Tuấn.

Vì số trang quá dày, sách được phân thành hai tập. Các tác giả từ vần B - M được sắp trong tập I; các tác giả từ vần N - V được sắp trong tập II. Tuy vậy, ở mỗi tập đều có đầy đủ Mục LụcDanh Mục Tác giả & Tác phẩm để quý vị dễ tra cứu

Nhân đây, chúng tôi xin thành tâm tri ân chư tôn Thiền Đức Tăng, Ni và các văn thi hữu đã hết lòng hỗ trợ, khích lệ, góp ý, gửi tài liệuhoan hỷ cho phép chúng tôi dùng tài liệu của quý vị trong bộ sách này. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm tạ các trang mạng Phật Giáo Việt Nam, bởi nhờ các trang mạng này chúng tôi có thể tìm được một số tài liệu mà trong tay chúng tôi không có. 

Nhìn lại bộ sách, chúng tôi biết hãy còn thiếu sót rất nhiều văn thi hữu từng có những đóng góp đáng kể trong sinh hoạt văn học Phật giáo hải ngoại. Thiếu sót này không cho phép chúng tôi thỏa mãn để rồi dừng lại công trình sưu tập. Chúng tôi dặn lòng sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa để có các bộ kế tiếp (mỗi bộ trên dưới 100 vị); nhưng thành tựu hay không đều do sự hoan hỷ cọng tác của quý vị.

Trên tay quý vị là một tuyển tập khiêm nhường, giới hạn. Nhưng dù thế nào, đây là tinh hoa tư tưởngsáng tác phẩm của quý văn thi hữu đã ưu ái, tin cậy trao phó cho chúng tôi. Với lòng cảm kích, biết ơn, xin được trân trọng giới thiệu bộ I của Văn Học Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại Sưu Khảo. 

 

Ngày 15 tháng 12 năm 2009

Thích Tâm Hòa & Bùi Ngọc Đường

Mời xem bản PDF [Tập 1] [Tập 2]



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 20014)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18201)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32856)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18799)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31658)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32582)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20148)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26351)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20331)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23799)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23911)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15131)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15038)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant