Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

6. Thiền định trong khi chết

16 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 6904)
6. Thiền định trong khi chết


CHỦ ĐỘNG CÁI CHẾT
ĐỂ TÁI SINH TRONG MỘT KIẾP SỐNG TỐT ĐẸP HƠN

Đức Đạt Lai Lạt Ma
Hoang Phong dịch
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG TP. Hồ Chí Minh 2010

6
THIỀN ĐỊNH TRONG KHI CHẾT

« Kiếp sống này sẽ bị xóa đi rất nhanh / Giống như dùng một chiếc gậy để viết chữ trên mặt nước » Phật

Tiết 8

Cho chúng tôi phát hiện được tinh thần đạo đức cực mạnh
Trong lúc tứ đại gồm đất, nước, lửa và khí tan biến dần dần
Sinh lực biến mất, miệng và mũi trở nên khô và teo lại
Hơi ấm tan đi, hơi thở hổn hển và tiếng khò khè vang lên.

Bảy tiết đầu tiên trên đây của bài thơ đề cập chung cho cả hai xu hướng Phật giáoKinh điển (Su-tra) và Mật tông (Tan-tra). Phật giáo Tan-tra hướng vào cách tu tập đặc biệt đòi hỏi phải tưởng tượng chính ta là một con người đầy từ bitrí tuệ, mang hình ảnh xác thân của một vị Phật. Tám tiết tiếp theo đây sẽ trình bày riêng cho ta cách tu tập theo phương pháp Mật-tông, nhất là phương pháp Tối thương Du-già Tan-tra.

Những điều mô tả về cái chết qua các trạng thái tan rã dần dần của xác thân và tâm thức, cũng như của tứ đại, là do Tối thượng Du-già Tan-tra khám phá. Lúc thụ thai, một quá trình thành lập phát sinh từ chỗ thật tinh tế đến chỗ thật thô thiển, ngược lại, trong diễn tiến của cái chết, sự tan rã khởi sự từ chỗ thô thiển nhất đến chỗ tinh tế nhất. Các hiện tượng tan biến gồm tứ đại – là đất (các phần cứng của xác thân), nước (các chất lỏng), lửa (hơi ấm), khí (sinh lực, cử động).

Dù cho ta giữ được hy vọng đi suốt cuộc sống cho đến phút chót hay bị gián đoạn nữa chừng, quá trình của cái chết đều bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Với một cái chết đột ngột, các giai đoạn đó phát hiện rất nhanh, ta không kịp để ý. Khi cái chết xảy ra theo từng giai đoạn tuần tự, ta có thể nhận biếtlợi dụng ngay các giai đoạn đó. Những dấu hiệu báo trước cái chết, chẳng hạn như sự thay đổi trong cách thở gây cám ứng cho mũi, các giấc mơ khi ngủ và những dấu hiệu trên cơ thể, các dấu hiệu đó có thể phát hiện nhiều năm trước khi chết, tuy thế, đối với một người bình thường, các dấu hiệu ấy chỉ xảy ra từ một hay hai năm trước. Những dấu hiệu báo trước cái chết gồm có sự chán ghét môi trường chung quanh, căn nhà của mình, người thân của mình, v.v. Mong muốn được đi nơi khác chẳng hạn. Hay ít ra cũng không còn tha thiết gì đến những thứ đang có. Đồng thời, ta cũng có thể thay đổi thái độ quen thuộc trước đây, chẳng hạn như tính tình cứng rắn bổng trở nên dễ thương, hay ngược lại. Sự nồng nhiệt gia tăng hoặc giảm thiểu hẳn đi. Cũng có thể xảy ra những biến dạng trên cơ thể hoặc trong cung cách cư xử của ta. Cách ăn nói của ta trở nên thô lỗ hơn, kể cả cố tình thích dùng những lời chửi rủa, hoặc thường xuyên nêu lên cái chết.

Khi diễn tiến của cái chết bắt đầu, ta sẽ tuần tự trải qua tám giai đoạn. Bốn giai đoạn đầu là sự tan biến của tứ đại. Bốn giai đoạn sau liên quan đến sự xâm nhập của tâm thức vào tâm điểm sâu kín nhất của tâm linh, gọi là ánh sáng tâm thức trong suốt. Các giai đoạn của cái chết tượng trưng bằng các cấp bậc sâu kín của tâm thức như trên đây vẫn thường xuyên xảy ra trong đời sống hằng ngày. Nhưng thông thường chúng ta không để ý tới. Tám giai đoạn tuần tự đó xảy ra trong các trường hợp như: khi hấp hối, khi ta bắt đầu ngủ, khi giấc mơ chấm dứt, lúc nhảy mũi hay bất tỉnh và trong lúc khoái lạc. Thứ tự diễn tiến sẽ đảo ngược khi cái chết hoàn toàn chấm dứt, cũng giống như lúc vừa thức giấc, bắt đầu mơ ngủ, sau khi nhảy mũi, lúc vừa hồi tỉnh sau cơn hôn mê hay khoái lạc.

Tám giai đoạn đó được xác định bằng một số hình ảnh, mặc dù mắt không nhận thấy được.

Thứ tự theo chiều thăng tiến như sau:
1- ảo ảnh
2- khói
3- đom đóm
4- đóm lửa của một ngọn đèn
5- bầu-trời-tâm-thức có màu trắng rực rỡ
6- bầu-trời-tâm-thức có màu đỏ rực rỡ
7- bầu trời-tâm-thức có màu đen đậm
8- ánh sáng trong suốt

Thứ tự ngược lại như sau:
1- ánh sáng trong suốt
2- bầu-trời-tâm-thức có màu đen đậm
3- bầu-trời-tâm-thức có màu đỏ rực rỡ
4- bầu-trời-tâm-thức có màu trắng rực rỡ
5- đóm lửa của một ngọn đèn
6- đom đóm
7- khói
8- ảo ảnh

BỐN GIAI ĐOẠN ĐẦU TIÊN THEO THỨ TỰ BÌNH THƯỜNG
SỰ TAN BIẾN CỦA TỨ ĐẠI

Thông thường, các thành phần thô thiển tan biến vào các thành phần tinh tế hơn. Trong lúc các thành phần thô thiển làm cơ sở nương tựa cho tâm thức tan biến, thì các thành phần tinh tế sẽ hiển hiện rõ hơn. Tất cả gồm tám giai đoạn, bốn giai đoạn đầu như sau:

Giai đoạn 1: Thành phần đất suy thoái và tan biến trong thành phần nước. Thể cứng của xác thân, chẳng hạn như xương cốt, không còn làm nền tảng chống đỡ cho tâm thức được nữa. Các khả năng của thể cứng tan biến và chuyển sang thể lỏng của thân xác, chẳng hạn như máu và các chất nhờn. Từ lúc này, khả năng của thành phần nước làm nền tảng cho tâm thức phát lộ rõ rệt hơn. Thân xác trở nên gầy ốm và tứ chi lỏng lẻo. Ta sẽ mất hết sức lực: sinh lực và vẻ đẹp của xác thân sẽ hao mòn suy giảm một cách thảm hại. Mắt tối xầm lại, chỉ thấy mờ mờ. Ta không thể mở mắt hay nhắm mắt được nữa. Có thể ta có cảm giác như đang lún xuống đất hay trong bùn. Có thể đi đến chỗ ta phải kêu cứu thật lớn: « Kéo tôi lên ! ». Hoặc là ta cố sức gượng dậy. Lúc đó điều quan trọng là không nên vùng vẫy, hãy trầm tĩnh và giữ thái độ đạo đức. Những gì đang hiện ra trong tâm thức chỉ là ảo ảnh.

Giai đoạn 2: Tiếp theo là khả năng của thành phần nước suy thoái và tan biến trong thành phần lửa – tức hơi ấm giúp cơ thể sinh hoạt. Khả năng của thành phần lửa nắm giữ vai trò chống đỡ cho tri thức sẽ gia tăng thêm. Lúc này ta không còn cảm giác thích thú hay đau đớn nữa, cũng không còn nhận ra những cảm giác trung hoà phát xuất từ các giác quan và từ tri thức tâm thần. Miệng, lưỡi và cuống họng trở nên khô vì thiếu nước miếng, nước bọt bám ở răng. Tiếp theo là các chất lỏng khác như nước tiểu, máu, chất lỏng căn bản và mồ hôi bắt đầu khô. Ta không còn nghe được tiếng động. Tiếng vo ve thường nhật trong tai cũng ngưng bặt. Ta nhận ra trong tâm thức những gì giống như những luồng khói, hay một lớp sương mỏng toả ra trong gian phòng, hoặc giống như khói thoát ra từ một ống lò.

Giai đoạn 3: Khả năng của thành phần lửa suy thoái và tan trong thành phần khí, tức gió hay sinh lực điều động các cơ năng như hít vào, thở ra, ợ, khạc, nói, nuốt, duỗi các khớp xương, co tay chân, mở khép miệng, mở khép mi mắt, tiêu hóa, tiểu tiện, đại tiện, có kinh nguyệt và xuất tinh. Hơi ấm của cơ thể suy giảm, hậu quả là không còn tiêu hóa thức ăn được nữa. Nếu lúc sống thiếu đạo đức, hơi ấm sẽ chuyển dần từ trên xuống dưới, từ đỉnh đầu cho đến tim. Phần trên của cơ thể lạnh trước. Nếu từ trước ta sống trong đạo đức, hơi ấm sẽ chuyển từ gan bàn chân lên đến tim, đồng thời ta cũng mất khả năng ngửi được mùi vị. Ta không còn theo dõi được những sinh hoạtý muốn của những người chung quanh, ngay cả tên tuổi của cha mẹ, bạn hữu cũng không nhớ ra được. Ta cảm thấy khó thở, hơi thở ra kéo dài, trong khi hít vào thì càng lúc càng ngắn. Cổ họng khò khè và hổn hển. Ta có cảm giác như thấy nhiều đom đóm, cũng có thể là thấy khói, hay là tia lửa giống như trong một cái chảo đen dùng rang đậu.

Giai đoạn 4: Khả năng của thành phần khí sẽ suy thoái và tan dần trong phần tri thức tinh tế hơn. Lưỡi dầy ra và rút lại, cuống lưỡi trở nên tím xanh. Ta mất hết cảm giác, nếu ai chạm vào cơ thể cũng không biết, kể cả các cử động cũng không ý thức được. Hơi thở tuy chấm dứt ở mũi, nhưng thật ra vẫn còn lưu lại qua các cấp bậc hô hấp tinh vi, còn gọi là khí. Hơi thở chấm dứt ở mũi không có nghĩa là quá trình của cái chết đã đến giai đoạn chót. Trong tận cùng của tâm thức vẫn leo lét một đóm lửa giống như một ngọn đèn dầu hay một ngọn nến (hay chỉ đơn giảnvầng hào quang chập chờn của một ngọn đèn dầu hay một ngọn nến). Lúc đầu, ánh sáng rất leo lét giống như dầu hay sáp sắp hết. Tiếp theo, thành phần khí hàm chứa và chuyên chở các khái niệm tâm thức, cũng bắt đầu tan biến, hình ảnh của ngọn lửa trở nên rõ ràng hơn.

Thông thường, cơ thể con người gồm có bốn thành phần, nhưng có sự khác biệt về kinh mạch và khí trong cấu trúc của tứ đại, do đó những hình ảnh bên trong phát sinh qua quá trình tan rã của tứ đại có phần khác biệt đối với một số người. Vì vậy có vài điểm khác nhau trên chi tiết qua các lời bình giải về quá trình tan rã trong các kinh sách Tan-tra do Phật truyền lại (hệ thống chính sẽ được dẫn giải trong sách này), chẳng hạn như kinh Chakrasamvara[19] , và kinh Kalachakra[20] , hoặc như các kinh điển Tan-tra thuộc dòng xưa nhất của Phật giáo Tây tạng là dòng Ninh mã. Những khác biệt ấy rất nhỏ, hầu hết do nơi thành phần khí và những giọt thể lỏng luân chuyển không giống nhau trong các kinh mạch của cơ thể. Vì những yếu tố bên trong có sự khác biệt tùy theo mỗi cá nhân, nên cách thực tập du-già cũng có phần khác nhau đôi chút. Ngay trường hợp các yếu tố bên trong giống như nhau, những triệu chứng của cái chết hiện lên trong tâm thức cũng có thể khác nhau vì những người luyện du-già hướng trọng tâm vào những điểm khác nhau trên cơ thể.

Để giúp ta vượt qua quá trình các giai đoạn vừa kể, ước vọng của Ban-thiền Lạt-ma trong tiết này là nhắc ta cần biểu lộ một tư thế đạo đức vững mạnh. Chúng ta đây, là những chúng sinh bình thường, gánh chịu ảnh hưởng của sinh tử, đã mang sẵn những xu hướng phát sinh từ những hành vi cả tốt lẫn xấu của chính ta xuyên qua nhiều kiếp sống trước, nhưng quả của những hành vi đó chưa có dịp phát lộ ra hết mà thôi. Mỗi lần ta quyết tâm thực thi một số hành vi mà ta không lường được hậu quả, có nghĩa là ta tự góp phần vào việc duy trì chính ta trong chu kỳ sinh diệt

Những hành vi có tầm ảnh hưởng lớn lao có thể đẩy ta vào nhiều kiếp sống liên tiếp trong chu kỳ hiện hữu. Lúc gần chết, một trong các xu hướng, tốt hoặc xấu, sẽ giữ vai trò căn bản làm nền móng cho kiếp sống mới. Nhiều nghiệp khác sẽ ảnh hưởng phụ thêm, liên quan đến các phẩm tính của cuộc sống, chẳng hạn như sức khoẻ, tài lợitrí thông minh. Vì thế, tư tưởng của ta, tình trạng tâm thần của ta lúc gần kề cái chết thật là hệ trọng. Ngay cả trường hợp ta biết tu tập đạo đức suốt trong kiếp sống này, nhưng lúc sắp chết chỉ cần một hành vi ngược lại cũng đủ khơi động và nuôi dưỡng những xu hướng nguy hiểm có sẵn trong mỗi người. Giây phút đó hết sức quan trọng. Chẳng hạn như tiếng động gây ra do một người nào đó đặt một vật gì thật mạnh có thể gây cho người hấp hối khó chịu hay giận dữ. Trái lại một người tuy ít đạo đức hơn, nhưng lúc chết lại chứng tỏ một tâm linh thật tốt, sẽ khơi động xu hướng của nghiệp liên quan đến đạo đức, giúp họ tái sinh trong một kiếp sống tốt lành. Vì thế, phải thật cảnh giác vào phút lâm chung, phải cố gắng giữ trong tư thế đạo đức. Những người chăm sóc cho kẻ đang chết cần hiểu rằng tâm linh của người ra đi rất mong manh. Vậy hãy cẩn thận đừng quấy rầy họ bằng cách ăn nói quá lớn tiếng, khóc lóc hay khua động đồ đạc, cần giữ một môi trường an bình xung quanh người hấp hối.

TÓM LƯỢC NHỮNG LỜI KHUYÊN

1- Để khỏi bị bất ngờ khi quá trình của cái chết xảy ra, ta nên nhớ lại những giai đoạn tan biến của tứ đại chẳng hạn như những dấu hiệu bên ngoài đi kèm theo với quá trình của cái chết, và cần nhớ lại cả những dấu hiệu bên trong, sẽ mô tả trong tiết tiếp theo.

2- Chú ý khi ghi gần kề cái chết, cần khơi động những xu hướng tốt bằng thái độ đạo đức.

3- Những dấu hiệu báo trước cái chết có thể xảy ra từ một đến hai năm trước khi chết. Nhờ vào sự nhắc nhở đó, ta sẽ kịp chuẩn bị, nhưng tốt nhất nên chuẩn bị sớm hơn nữa.

Tiết 9

Chúng tôi xin đạt được dạng thể tâm thức trong đó cái chết không hiện hữu
Trong lúc ảo giác của sợ hãi và kinh khiếp hiện ra
Nhất là ảo ảnh, khói và đom đóm xuất hiện.
Đồng thời tột đỉnh của tám mươi ý niệm cũng biến mất.

Khi tứ đại tan biến, đủ loại ảo ảnh hiện ra. Đôi khi mắt và tai vẫn còn hoạt động, nhưng hình ảnhâm thanh bất thường đã xuất hiện. Hình ảnh đủ loại nổi lên trong tri thức. Chẳng hạn những người đau đớn kiệt quệ vì bịnh tật có thể thấy hỏa hoạn làm cho khiếp đảm. Có người lại thấy cảnh tượng dễ chịu, lạ lùng và cảm thấy thư giãn. Sự khác biệt là do các xu hướng phát sinh từ những hành động đạo đức hay lầm lỗi trong kiếp sống hiện tại hay các kiếp sống về trước. Những xu hướng đó cũng báo trước kiếp sống tái sinh thuộc loại nào và phẩm lượng nào, cũng giống như sắc trời trước khi mặt trời mọc báo trước thời tiết trong ngày. 

Trong khi tứ đại tan biến tuần tự, hết thành phần này đến thành phần khác, các dấu hiệu bên trong cũng xuất hiện. Sự tan biến của thành phần đất trong nước tạo ra hình ảnh giống như ảo giác trong sa mạc. Sự tan biến của nước trong lửa tạo ra những cụm khói trong lò hoặc là một lớp sương mỏng lan tràn trong một gian phòng. Sự tan biến của lửa trong khí sẽ tạo ra đom đóm hoặc những tia lửa trong đáy một cái chảo màu đen để rang đậu (sự tan biến của khí sẽ trình bày trong chương sau).

Các dấu hiệu đó – như ảo ảnh, khói, đom đóm, ngọn lửa và kể cả bốn hiện trạng sẽ mô tả sau này – hiện ra với người chết tuần tự từng giai đoạn một. Đối với những nạn nhân chết đột ngột, hoặc vì tai nạn hoặc vì khí giới, những dấu hiệu kể trên xuất hiện không toàn vẹn

TÓM LƯỢC NHỮNG LỜI KHUYÊN

1- Hãy hiểu rằng hàng triệu ảo ảnh, trong đó có một số rất hãi hùng và đáng ngại, sẽ hiện ra khi chết, chúng phát sinh từ nghiệp. Đừng để cho chúng làm ta phân tâm.

2- Hãy ghi nhớ nằm lòng ba hình ảnh đầu trong số tám hình ảnh: ảo ảnh trong sa mạc, các cụm khói trong lò hay khói mỏng trong gian phòng, đom đóm hoặc các tia lửa trong chiếc chảo đen rang đậu.

Tiết 10

Xin cho chúng tôi giữ được tâm thức và nội quan vững mạnh
Trong khi sinh khí bắt đầu tan dần trong tâm thức
Trong khi luồng hơi thở bên ngoài chấm dứt và những biểu hiện thô thiển đối nghịch cũng bắt đầu tan biến
Đồng thời hình ảnh giống như đóm lửa của một ngọn đèn dầu hiện ra.

Tri thức có thể định nghĩa như luồng ánh sáng hàm chứa sự hiểu biết. Nó chiếu rọi vì bản chất của nó là sự trong sáng. Tri thức đó chiếu rạng và làm hiển hiện môi trường xung quanh giống như một ngọn đèn xóa bỏ bóng tối làm cho mọi vật hiện rõ. Tri thức cảm nhận được các vật thể theo phong cách mà nó đã quen thuộc từ trước, tuy rằng nó không nhận biết được rành mạch các vật thể đó. 

Tri thức được cấu tạo bằng những đoạn nhỏ của khoảnh khắc thời gian, nhưng không phải bằng các tế bào, bằng các nguyên tử hay những hạt căn bản của vật chất. Chính vì thế mà bản chất của tri thứcvật chất hoàn toàn khác biệt từ căn bản, và những nguyên nhân thực thể của chúng cũng khác biệt. Những thành phần vật chất hàm chứa những thành phần vật chất khác làm nguyên nhân thực thể cho chúng (ta gọi như vậy vì nguyên nhân thực thể ấy tạo ra thành phần vật chất, tức là thực thể căn bản của hậu quả), nhất định phải có một mối tương quan căn bản giữa nguyên nhân của thực thểhậu quả của thực thể

Chẳng hạn, đất sét là nguyên nhân thực thể của cái bình bằng đất. Nguyên nhân thực thể của tâm thức nhất định sẽ tạo ra một thành phần sáng và thông minh – tức một phần nhỏ thuộc quá khứ của tâm thức. Bất cứ một khoảnh khắc tri thức nào cũng đòi hỏi phải có một khoảnh khắc tri thức khác xảy ra trước đó làm nguyên nhân thực thể. Điều này có nghĩa là tâm thức hàm chứa một sự tiếp nối liên tục không khởi thủy. Cũng giống như thế, chu kỳ nhận biết trở lại quá khứ cần phải dựa vào suy luận. Chỉ cần nhớ lại một kỷ niệm chính xác trong kiếp trước cũng đủ. Không bắt buộc ai cũng phải nhớ. Sự vắng mặt các kiếp sống trước và các kiếp sống tương lai chưa bao giờ nhận thấy trực tiếp được. 

Tuy nhiên đã có những trường hợp nhớ lại các kiếp sống trước đã được xác nhận rõ rệt. Mặc dù thân xác lệ thuộc một số điều kiện nào đó để tăng trưởng hay thoái hóa, nó vẫn mang một sự sống, khi sự sống chấm dứt, nó sẽ hư thối nhanh chóng và hóa thành thây ma. Mặc dù trước đây nó mang vẻ đẹp nào đi nữa, hấp dẫn cách mấy đi nữa, nó cũng trở thành một thây ma. Nếu ta tìm hiểu sức mạnh của sự sống làm cho thân xác không bị hư thối, ta sẽ nhận ra đó chính là tâm thức. Tâm thức thâm nhập vào thịt da tránh cho nó khỏi bị hư thối. Chuỗi tiếp nối liên tục của tâm thức (continuum) là những gì lưu lại trong kiếp sống về sau.

Nếu có sự khác biệt giữa bản chất của tâm thứcvật chất thì đương nhiên phải có sự khác biệt giữa hai nguyên nhân thực thể tạo ra chúng. Nhưng không phải vì vậy mà chúng không thể tương tác với nhau, chúng tác động với nhau bằng nhiều cách. Vật chất có thể tạo điều kiện hiện hữu cho tâm thức, chẳng hạn như trường hợp phần vật chất tinh tế bên trong tròng mắt tạo ra điều kiện tương liên với tri thức thị giác, cũng như phần thân xác của ta làm cơ sở chống đỡ hay nền tảng cho phần tri thức.

Cũng thế, tâm thức tạo hình thể cho vật chất, bởi vì chính các hành vi, tức là nghiệp của ta, do tâm thức thúc đẩy tạo ra cấu trúc của môi trường xung quanh. Ảnh hưởng tích tụ từ vô số nghiệp của thật nhiều người kết hợp lại sẽ tạo ra hệ thống thế giớichúng ta đang sinh sống. Theo Tối thượng Du-già Tan-tra, tâm thức chuyển động, thúc đẩy bởi một làn gió vật chất thực sự. Mặc dù dưới những hình thức tinh tế nhất, khí lực không hề được cấu tạo bằng những hạt vật chất. Sự phối hợp giữa tâm thức và khí chặt chẽ đến đỗi chúng trở thành một thực thể không phân biệt được, một người đạt được giác ngộ sẽ mang một thân xác hàm chứa khí lực tinh tế dưới thể dạng của nguyên nhân thực thể, một loại thân xác vượt ra ngoài những hạt căn bản vật chất, giống như trường hợp của Ứng thân Phật[21] nơi Thanh tịnh độ [22]. 

Nếu ta đem áp dụng giáo lý về nguyên nhân thực thể và các điều kiện tương hợp để giải thích thụ thai, ta sẽ thấy chất liệu của mẹ và của cha – tức trứng và tinh trùng – tác động như những nguyên nhân thực thể đối với thân xác đứa bé và những điều kiện tương tạo đối với tâm thức. Khoảnh khắc sau cùng của tri thức đứa bé trong kiếp sống trước tác động như một nguyên nhân thực thể lúc thụ thai, đồng thời cũng tác động như một điều kiện tương kết với thân xác. Trên bình diện sơ khởi, thân xác – kể cả dưới dạng bào thai – đươc xem là cơ sở vật chất cho tri thức nương tựa. Vì thế, khí chuyên chở tri thức, giống như con ngựa chuyên chở người kỵ mã. Thân xác là một thực thể vật chất chống đỡ cho tri thức. Dù rằng tâm thức có thể tách rời thân xác vật chất, giống như trường hợp khi chuyển từ kiếp sống này sang kiếp sống khác, nhưng tâm thức không bao giờ có thể hoàn toàn tách rời khỏi cấp bậc tinh tế nhất của thành phần khí. 

Tôi không nghĩ rằng khí lực ở dạng thật tinh tế, hay là năng lực, có thể xếp vào một trong bốn thành phần của tứ đại – đất, nước, lửa và khí – vì nó nằm ra ngoài những hạt vật chất. Khí lực thật tinh tế, thể hiện dưới dạng thể chuyển động của tâm thức tinh tế. Nó có cùng một thực thể với tâm thức. Rất khó phân tích khí lực và tâm thức tinh tế bằng các dụng cụ khoa học. Tuy nhiên, có thể khám phá một cách khoa học biểu hiện của khí lực và tâm thức tinh tế trong trường hợp đã chết hẳn theo tiêu chuẩn y khoa, trước khi phần tri thức của thân xác tan biến, trong khi thân xác chưa hoàn toàn hư thối. Một số nhà khoa học đến bệnh viện của chúng tôi, nhưng không có ai chết trong lúc họ thiết đặt máy móc, và khi có người tu học cao qua đời thì máy móc của họ lại chưa kịp chuẩn bị.

Khi khí hay năng lực chống đỡ các cấp bậc khác nhau của tri thức trở nên quá yếu và hoàn toàn tan biến trong tri thức, những mức độ tâm thức càng lúc càng tinh tế hơn sẽ phát sinh. Khởi đầu của giai đoạn bốn, trong khi khí làm cơ sở cho một số thể dạng bắt đầu tan biến, thì hình ảnh của một ngọn đèn dầu hay một ngọn nến hiện ra, lúc đầu leo lét sau đó trở nên vững vàng hơn. Chính lúc này hơi thở bắt đầu ngưng. Thông thường, các chuyên gia cho rằng thời điểm đó dánh dấu sự chấm dứt của quá trình cái chết, nhưng thật ra cái chết chỉ xảy ra rất lâu về sau. Trong giai đoạn vừa kể, các cấp bậc biểu hiện sơ khai nhất của chủ thể và của đối tượng trở nên cách biệt và tách rời nhau thành những thực thể riêng biệt, và tất cả đều tan biến hết. Mắt không còn nhận ra những dạng thể nhìn thấy được, mũi không còn nhận ra mùi, lưỡi không nhận biết được vị, thân xác hoàn toàn trở nên vô cảm đối với những vật thể cọ xát và đụng chạm. Bản thể sáng ngờithông suốt của tâm thức hiện lên một cách thật tinh khiết.

Khi chết, nếu ta có đủ khả năng cảnh giác để nhận biết các giai đoạn tan biến, giữ vững nội tâm để cố gắng thực thi phần đạo đức đã học hỏi, việc tu tập sẽ rất hiệu quả. Ít nhất nó cũng ảnh hưởng được kiếp sống tương lai của ta.

TÓM LƯỢC NHỮNG LỜI KHUYÊN

1- Mặc dù tâm thứcvật chất có hai nguyên nhân thực thể khác nhau, nhưng vẫn có thể tương tác bằng nhiều cách.

2- Sau ba dấu hiệu bên trong là: ảo ảnh, khói và đom đóm phát sinh, dấu hiệu thứ tư giống như một ngọn lửa đèn dầu xuất hiện, leo lét lúc đầu và trở nên vững vàng sau đó.

3- Mặc dù vào thời điểm ấy hơi thở bên ngoài, tức ở mũi, chấm dứt và không còn ý thức được các phản ứng của giác quan đối với môi trường xung quanh nữa, người chết vẫn chưa phải là chết. Cần nhất đừng lay động thân xác, hãy chờ cho đến khi chết hẳn.

4- Khi chết giữ cho tâm thứcnội tâm thật tỉnh thức sẽ giúp ta nhận biết giai đoạn nào của chu kỳ bên trong đang hoàn tất, điều đó sẽ giúp ta phát động những xu hướng thật mạnh nhắm vào một kiếp tái sinh tốt lành


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14304)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14562)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11841)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14356)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13271)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14635)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12642)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25233)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27867)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26344)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17229)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16525)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15915)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22135)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17131)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24901)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21958)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19058)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16170)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21720)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16781)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14664)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16701)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25026)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18773)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21197)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14775)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14373)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16611)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18012)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12922)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14942)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12702)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13888)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14601)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28021)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27182)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14346)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20951)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14673)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24175)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28677)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14734)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13284)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16445)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27229)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12018)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16074)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21486)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12377)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant