Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phụ Lục Ii: Tín Tâm Minh - Tam Tổ Tăng Xán

14 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 8022)
Phụ Lục Ii: Tín Tâm Minh - Tam Tổ Tăng Xán

THIÊN KHI NHƯ HUYỄN bình
ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG dịch
TIẾNG SÁO THÉP
(100 CÔNG ÁN THIỀN)

Phụ Lục II:
Tín Tâm Minh
Tam Tổ Tăng Xán

1.Chí đạo vô nan Đạo lớn chẳng khó 

Duy hiềm giản trạch Chỉ hiềm lựa chọn

Đản mạc tắng ái Chẳng khởi ghét yêu

Đỗng nhiên minh bạch Tự nhiên sáng rõ.

 

2.Hào li hữu sai Sai lạc đường tơ

Thiên điạ huyền cách Đất trời xa cách

Dục đắc hiện tiền Muốn thấy trước mắt

Mạc tồn thuận nghịch Chớ nghĩ ngược xuôi.

 

3.Vi thuận tương tranh Thuận nghịch tranh nhau

Thị vi tâm bịnh Ấy là tâm bệnh

Bất thức huyền chỉ Chẳng biết mối huyền

Đồ lao niệm tịnh Nhọc công nghĩ tịnh.

 

4.Viên đồng thái hư Tròn đầy thái hư

Vô khiếm vô dư Không thiếu không dư

Lương do thủ xả Bởi do giữ bỏ

Sở dĩ bất như Nên chẳng được như .

 

5.Mạc trục hữu duyên Ngoài, chớ theo duyên

Vật trụ không nhẫn Trong, chẳng giữ không

Nhứt chủng bình hoài Một lòng bình thản 

Dẫn nhiên tự tận Tự nhiên dứt bặt.

 

6.Chỉ động qui tịnh Ngăn động cầu tịnh

Chỉ cánh di động Hết ngăn động thêm

Duy trệ lưỡng biên Chỉ trệ hai bên

Ninh tri nhứt chủng Đâu biết một mối.

 

7.Nhứt chủng bất thông Một mối chẳng thông

Lưỡng xứ thất công Hai bên mất công

Khiển hữu một hữu Đuổi có mất có

Tùng không bối không Theo không phụ không.

 

8.Đa ngôn đa lự Nói nhiều nghĩ nhiều

Chuyển bất tương ưng Càng chẳng tương ưng

Tuyệt ngôn tuyệt lự Dứt nói dứt nghĩ

Vô xứ bất thông Chỗ nào chẳng thông.

 

9.Qui căn đắc chỉ Về gốc được mối

Tùy chiếu thất tông Theo ngọn mất tông

Tu du phản chiếu Phút giây soi lại

 Thắng khước tiền không Vượt liền cảnh không.

 

10.Tiền không thiên diễn Cảnh không chuyển biến

Giai do vọng kiến Đều do vọng thấy

Bất dụng cầu chơn Chẳng cần cầu chơn

Duy tu tức kiến Chỉ cần dứt thấy.

 

11.Nhị kiến bất trụ Chẳng giữ thấy hai

Thận vật truy tầm Cẩn thận chớ tìm

Tài hữu thị phi Vừa vướng phải trái

Phấn nhiên thất tâm Tâm kia cháy mất.

12.Nhị do nhứt hữu Hai do một có

Nhất diệc mạc thủ Một cũng chẳng giữ

Nhất tâm bất sanh Một tâm chẳng sanh

Vạn pháp vô cữu Vạn pháp không lỗi.

 

13.Vô cữu vô pháp Không lỗi không pháp

Bất sanh bất tâm Chẳng sanh chẳng tâm

Năng tùy cảnh diệt Tâm theo cảnh diệt

Cảnh trục năng trầm Cảnh theo tâm chìm.

 

14.Cảnh do năng cảnh Cảnh do tâm khởi

Năng do cảnh năng Tâm do cảnh duyên

Dục tri lưỡng đoạn Muốn dứt hai bên

Nguyên thị nhất không Một không đích thị.

 

15.Nhất không đồng lưỡng Một không đồng hai

Tề hàm vạn tượng Bao hàm vạn tượng

Bất kiến tinh thô Chẳng thấy đục trong

Ninh hữu thiên đảng Có gì sai lạc.

 

16.Đại đạo thể khoan Đạo lớn thể khoan

Vô dị vô nan Không dễ không khó

Tiểu kiến hồ nghi Hiểu cạn nghi hoài

Chuyển khấp chuyển trì Nhùng nhằng chẳng quyết.

 

17.Chấp chi thất độ Chấp giữ thiên lệch

Thâm nhập tà lộ Vào sâu đường tà

Phóng chi tự nhiên Buông xả tự nhiên

Thể vô khứ trụ Thể không đi ở.

 

18.Nhậm tánh hiệp đạo Thuận tánh hợp đạo

Tiêu dao tuyệt não Dạo chơi thoải mái

Hệ niệm quai chơn Nghĩ nhiều thêm quấy

Hôn trầm bất hảo Mê chìm chẳng tốt.

 

19.Bất hảo lao thần Chẳng tốt lao thần

Hà dụng sơ thân Làm gì sơ thân

Dục thú nhất thừa Muốn vào nhất thừa

Vật ố lục trần Sáu trần chớ ghét.

 

20.Bất hảo lao thần Chẳng tố tlao thần

Hà dụng sơ thân Làm gì sơ thân

Dục thú nhất thừa Muốn vào nhất thừa

Vật ố lục trần Sáu trần chớ ghét.

 

21.Lục trần bất ố Sáu trần chẳng ghét

Hoàn đồng chánh giác Tức đồng chánh giác

Trí giả vô vi Kẻ trí vô vi

Ngu nhơn tự phược Người ngu tự buộc.

 

22.Pháp vô dị pháp Pháp không khác pháp

Vọng tự ái trước Lầm do vướng ái

Tương tâm dụng tâm Dùng tâm bắt tâm

Khởi phi đại thác Phải chăng sai lớn.

 

23.Mê sanh tịnh loạn Mê thấy tịnh loạn

Ngộ vô hảo ác Ngộ không xấu tốt

Nhứt thiết nhị biên Tất cả hai bên

Vọng tự châm chước Do vọng châm chước.

 

24.Mộng huyễn không hoa Hoa mộng hư không

Hà lao bả tróc Nhọc công nắm bắt

Đắc thất thị phi Được mất phải trái

Nhứt thời phóng khước Một lần buông sạch.

 

25.Nhãn nhược bất thùy Mắt nếu không ngủ

Chư mộng tự trừ Mộng tự tiêu trừ

Tâm nhược bất dị Tâm nếu chẳng khác

Vạn pháp nhất như Vạn pháp như một.

 

26.Nhất như thể huyền Nhất như thể huyền

Ngột nhĩ vọng duyên Vắng bặt vọng duyên

Vạn pháp tề quán Vạn pháp đồng quán

Qui phục tự nhiên Trở lại tự nhiên.

 

27.Dẫn kỳ sở dĩ Đồng quán cho nên

Bất khả phương tỉ So sánh chẳng còn

Chỉ động vô động Dừng động không động

Động chỉ vô chỉ Động dừng không dừng.

 

28.Lưỡng ký bất thành Hai đã chẳng được

Nhất hà hữu nhĩ Giữ một làm gì

Cứu cánh cùng cực Rốt ráo cùng cực

Bất tồn quĩ tắc Kuôn thước còn chi

 

29.Khế tâm bình đẳng Hợp tâm bình đẳng

Sở tác câu tức Tạo tác cùng dừng

Hồ nghi tận tịnh Nghi hoặc chẳng còn

Chánh tín điều trực Lòng tin chánh trực.

30.Nhất thiết bất lưu Tất cả chẳng còn

Vô khả lý ức Không thể nhớ ghi

Hư minh tự chiếu Rỗng rang tự chiếu

Bất lao tâm lực Chẳng lao tâm lực.

 

31.Phi tư lượng xứ Trí chẳng thể suy

Thức tình nan trắc Tình thức khó dò

Chơn như pháp giới Pháp giới chơn như

Vô tha vô tự Không đây không đó

 

32.Yếu cấp tương ưng Cần nhất tương ưng

Duy ngôn bất nhị Chỉ nói chẳng hai

Bất nhị giai đồng Chẳng hai nên đồng

Vô bất bao dung Không gì chẳng chứa

 

33.Thập phương trí giả Kẻ trí mười phương

Giai nhập thử tông Đều vào tông đó

Tông phi xúc diên Tông chẳng dài ngắn

Nhứt niệm vạn niên Một niệm vạn năm

 

34.Vô tại bất tại Không còn chẳng còn

Thập phương mục tiền Mười phương trước mắt

Cực tiểu đồng đại Cực nhỏ đồng lớn

Vong tuyệt cảnh giới Quên sạch cảnh giới

 

35.Cực đại đồng tiểu Cực lớn đồng nhỏ

Bất kiến biên biểu Chẳng thấy ngằn mé

Hữu tức thị vô Có tức là không

Vô tức thị hữu Không tức là có

 

 

 

 

 

36.Nhược bất như thử Ví chẳng như vậy

Tất bất tu thủ Chớ nên chần chờ

Nhất tức nhất thiết Một tức tất cả

Nhất thiết tức nhất Tất cả tức một.

 

37.Đãn năng như thị Nếu được như vậy

Hà lự bất tất Lo gì chẳng xong

Tín tâm bất nhị Tin Tâm chẳng hai

Bất nhị tín tâm Chẳng hai Tin Tâm.

 

38.Ngôn ngữ đạo đoạn Lời nói dứt đạo

Phi cổ lai kim Chẳng xưa nay mai.

 

*

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26696)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20027)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18219)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32917)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18829)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31718)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32620)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20185)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26407)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20388)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23835)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23985)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15163)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15062)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant