Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Zen Conversation (Đối Cơ)

17 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 10481)
Zen Conversation (Đối Cơ)

THE WISDOM WITHIN
Teaching and Poetry of
the Vietnamese Zen Master
Tue Trung Thuong Si (1230-1291)

Translated and Commented by Nguyen Giac
Thien Tri Thuc Publications California 9010

ZEN CONVERSATION (ĐỐI CƠ)

Zen Conversation Đối Cơ (Trả lời người hỏi)
1
One day, Master Tue Trung had free time; his students stood in rank and listened. Then a monk said, “Dear Master, I am concerned about the great matter of birth and death. Impermanence is swift; and I still don’t know where my body came from and where it will go to.”
Master said, “The two wheels take turns rising high in the sky; however, the ocean has no concern about the bubbles forming.”

The monk said, “What is the Way?”
Master said, “The Way is not in the question; the question is not in the Way.”

1
Một hôm Thầy (Tuệ Trung) rảnh rang, môn đệ theo thứ tự đứng hầu. Khi đó có vị Tăng hỏi:
- Bạch Thượng Sĩ, tôi vì việc lớn sanh tử, vô thường nhanh chóng, chưa biết thân này, sanh từ đâu lại, sau khi chết đi về đâu?
Thầy đáp:
Giữa trời dù có đôi vành chuyển
Biển cả ngại gì hòn bọt sanh.
Lại hỏi:
 - Thế nào là đạo?
Thầy đáp:
- Đạo không ở trong câu hỏi, câu hỏi không ở trong đạo.
The monk asked again, “The old sages said, ‘No-mind is the Way.’ Is that right?”
Master said, “No-mind is not the Way. There is neither the Way nor the Mind.”
Master then continued, “When someone says that no-mind is the Way, does that mean that all the trees and grass are the Way? If someone says that no-mind is not the Way, then he needs not to say anything about existence and emptiness. Listen to my poem here.

Originally, neither the Mind nor the Way.
There is the Way; however, that is not no-mind.
The Mind and the Way originally are void and serene.
There is not a place to be found.”

The monk suddenly understood, then bowed and moved back.

Lại hỏi:
 - Cổ đức nói: “Không tâm là đạo” phải chăng? 
Thầy đáp:
 - Không tâm chẳng phải đạo, không đạo cũng không tâm.
 Thầy tiếp:
 - Nếu người bảo: “không tâm là đạo” thì tất cả cỏ cây đều là đạo sao? Nếu lại nói “không tâm chẳng phải đạo” thì đâu cần nói có, không. Nghe tôi nói kệ:

 Vốn không tâm không đạo
 Có đạo chẳng không tâm
 Tâm đạo vốn rỗng lặng
 Chỗ nào lại đuổi tầm?

Vị Tăng bỗng nhiên nhận ra ý chỉ, lễ bái lui ra.

2.
Another monk asked, “Dear Master, what is the core meaning of Buddhism?”
Master replied, “The sea turtle watches constantly with its insectival eyes, despite the waves are pounding on its head. The eagle flies high upon the wind, though its intestine is small as those of ants and earthworms.”

Monk asked, “If so, this learner’s got in.”
Master said, “You yourself must scratch to take your itch away. You yourself must eat to take your hunger away.”

Monk asked again, “What is the pure dharma body?”
Master said, “Getting in and out the cow urine, hiding in the horse dung.”

Monk asked, “So how could we realize that?”
Master said, “Have no impure thoughts; that is the dharma body. Listen to my poem here. 
Anciently and now, there is neither purity nor impurity.
Purity and impurity are just plain names.
The dharma body is not restricted -- thus neither purity nor impurity.”

2
Vị khác hỏi: 
- Bạch Thượng Sĩ, thế nào là đại ý Phật pháp?
Thầy đáp:
Đầu trạnh vỗ sóng mắt sâu bọ
Cánh bằng lướt gió ruột kiến trùng.
Lại hỏi: - Thế ấy thì học nhân được chỗ vào.
Thầy nói:
Gãi ngứa không phải người khác ngứa
Đói ăn chính thật là ông ăn.
Lại hỏi: - Thế nào là pháp thân thanh tịnh?
Thầy đáp:
Ra vào trong nước đái trâu
Chui rúc trong đống phân ngựa.
Lại nói: - Thế ấy thì chứng nhập đi vậy.
Thầy bảo:
 - Không niệm nhơ nhớp là thân thanh tịnh. Nghe tôi nói kệ:
 Xưa nay không dơ sạch
 Dơ sạch thảy tên suông.
 Pháp thân không ngăn ngại
 Nào sạch lại nào dơ.
3.
Then monk asked, “Patriarch Qui Son said, ‘After I die, I will take rebirth as a buffalo at the foot of the mountain.’ What did that mean?”
Master said, “The red sticky rice pecks the remaining parrot bird grains. The green maple tree perches on a phoenix branch.”

Monk asked again, “One day, the Prince Siddhartha entered a shrine of a god. The god appreared and prostrated before the Prince. What was that?”
Master said, “Closed fist, or open hand – just the same one hand. When you rub the eyes, you will see thousands of different things.”

3.
Lại hỏi:
- Tổ Qui Sơn nói: “sau trăm năm, lão tăng đến dưới núi làm con trâu”, ý chỉ thế nào?
Thầy đáp:
Nếp đỏ mổ thừa hạt anh võ,
Ngô đồng biếc đậu cành phượng hoàng.

Lại hỏi:
- Xưa Thái tử Tất-đạt-đa vào miếu thiên thần, tượng thần sụp lạy dưới chân việc ấy thế nào?
Thầy đáp:
Xòe nắm vẫn một bàn tay
Ấn mắt thấy ngàn sai khác.

4
A monk asked, “One day, Nam Tuyen said he was selling his body. What did that mean?”
Master said, “You should look at him before he said he was selling his body. What did that mean?” 
The monk had no words to say. 
Master shouted, and told the monk to leave the hall.
 
4
Có vị hỏi:
 - Ngài Nam Tuyền bán mình, ý chỉ thế nào?
Thầy đáp:
 - Chính lúc chưa bán mạng, ý chỉ thế nào?
Vị Tăng lặng câm. Thầy nạt đuổi ra. 
5.
 A monk asked, “When the Venerable Thuy Lao came to see Ma To and ask about the intention of the Patriarch who had come from India, Thuy Lao received a kick from Ma To and fell to the ground. Thuy Lao arose, got a sudden great awakening, applauded by clapping hands, and laughed loudly, ‘Ha ha! Ha ha!’ What did that mean?”
Master said, “A stomp from a large elephant. How could a donkey stand it?”
Monk asked again, “Thuy Lao later taught his students, saying, ‘Since I received a kick from Ma To, I have laughed out loud unstoppably.’ What did that mean?”
Master said, “The lion’s roar is different from the howls of a jackal.”
Monk asked again, “I don’t understand.”
Master said a poem, “A stomp made a monk fall. Who should explain that? Arising and laughing. Who got more suffering? You should understand the meaning of ‘coming from the West.’ A young horse is munching grass.”
The monk bowed and moved back.
5.
Có vị hỏi:
- Hòa thượng Thủy Lạo mới đến tham vấn Mã Tổ, hỏi về “ý Tổ sư từ Ấn Độ sang”. Mã Tổ đạp một đạp té nhào. Thủy Lạo đứng dậy liền đại ngộ, vỗ tay cười to: Hả! Hả! Là ý thế nào?
Thầy đáp:
Cái đạp của voi lớn. Không phải lừa chịu nổi.
Lại hỏi:
- Sau này Thủy Lạo dạy chúng, nói: “từ khi ăn cái đạp của Mã Tổ đến ngày nay cười mãi chẳng thôi”, lại là sao?
Thầy đáp:
- Tiếng gầm rống của sư tử thật, đâu phải tiếng kêu rú của dã can
Lại thưa:
- Tôi không hiểu.
Thầy dùng kệ chỉ dạy:
Một đạp ngã nhào
Ai hay tìm xét.
Đứng dậy cười to
Lại sanh buồn thảm.
Cần hiểu Tây sang
Ngựa tơ ăn cỏ.
Vị Tăng lễ bái, lui ra. 
6.
A monk asked, “The old sages said, ‘See that green bamboo forest; all them is dharma body.’ Is that true?”
Master said, “Yesterday, the novice monk ate bamboo shoots next to a creek. Isn’t that your dharma body today?”

Monk asked again, “The old sages said, ‘See that yellow flower garden; all them is prajna.’ What did that mean?”
Master said, “The cherry tree is not the bodhi tree. Why could Linh Van enter the Way [upon seeing the flowering]?”

6. Dịch:
Có vị hỏi:
- Kính bạch Thượng Sĩ: “Xanh xanh trúc biếc thảy là pháp thân”, phải chăng?
Thầy đáp:
Hôm qua Sa-di ăn măng bờ suối
Nào khác ngày nay Pháp thân của ông.
Lại hỏi:
- “Hoa vàng rợp rợp đều là Bát-nhã”, ý thế nào?
Thầy đáp:
Hoa đào đâu phải cội bồ-đề
Sao lại Linh Vân được nhập đạo?
7.
 Monk asked again, “One day, while three itinerant monks were walking, they saw a tiger on the trail. All the monks stepped aside to walk onward. How was at that time?”
Master said, “The flowing wind doesn’t mind about the dense flower bushes. The falling moon doesn’t fret over the deep ravines.”
Monk asked again, “Qui Tong said, ‘As big as a cat.’ What did he mean?”
Master said, “Those words said from the mouth – not the monk who met the tiger.”
Monk asked again, “Tri Kien said, ‘As big as a dog.’ What did he mean?”
Master said, “This guy seized the opportunity, sweeping all things. But, still sorry.”
Monk asked again, “Dear Master, how would you react?”
Master said, “The dog.”
Monk asked again, “Nam Tuyen said, ‘That is a tiger.’ What did he mean?”
Master said, “The heel did not touch the ground.”
7
Lại hỏi:
- Có ba Thiền sư đi hành cước, trên đường gặp một con cọp, mỗi vị tránh một bên đi qua, khi ấy là thế nào?
Thầy đáp: 
Gió thổi ngại gì đám hoa rậm,
Trăng rơi nào quản đáy khe sâu.
Lại hỏi:
- Qui Tông nói: “lớn như con mèo”, ý chỉ thế nào?
Thầy đáp: 
 - Miệng nói chẳng phải mình gặp. 
Lại hỏi:
- Trí Kiên nói: “lớn bằng con chó”, ý chỉ thế nào?
Thầy đáp:
- Lão này dùng được thời cơ, gom hết quét sạch. Nhưng lại đáng tiếc!
Lại hỏi: - Thầy thì thế nào?
Thầy đáp: - Con chó. 
Lại hỏi:
- Nam Tuyền nói: “đây là con cọp”, ý chỉ thế nào?
Thầy đáp:
- Gót chân không chấm đất.
8.
 A monk asked, “Ven. Huong Nghiem was knowledgeable about the three baskets of scripture; however, the awakening thing did not become visible. Why?”
Master said, “Truong Phong held the bamboo staff.”

Monk asked again, “How about the story ‘Upon hearing a peeble striking a bamboo tree, the monk suddenly lost all knowledge.’ What did that mean?”
Master said, “A fisherman lost the golden sewing machine.”

Monk asked again, “What is the dharma body?”
Master said, “Next to a pond, two entities were seen; under the moon, three persons showed delight.”

Monk asked again, “Dharma body and physical body – are they the same or different?”
Master said, “The sword has the name Long Tuyen. The gem has the name Ho Phach.” 

8
Có vị hỏi:
- Ngài Hương Nghiêm thông ba tạng kinh, vì sao việc ấy chẳng hiện tiền?
Thầy đáp: 
- Trường Phòng cầm gậy tre.
Lại hỏi:
- “Chọi trúc quên sở tri”, ý nghĩa thế nào?
Thầy đáp:
- Lão chài mất thoi cửi vàng.
Lại hỏi:
- Thế nào là Pháp thân?
Thầy đáp:
Bên ao thấy hai cái
Dưới trăng vui ba người.
Lại hỏi:
- Pháp thân cùng sắc thân là đồng hay khác?
Thầy đáp:
Gươm mang hiệu Long tuyền
Ngọc xưng tên hổ phách.
9.
 A monk asked, “Buddha said, ‘During forty nine years after enlightenment, I have not said a single word.’ So, where did the twelve divisions of scripture come from?”
Master said, “After evaporating from a box, the fragance wants to get back in. Once the bottle is open, the precious medication wants to cure illness.”

Monk asked again, “What does the saying ‘Buddha within yourself’ mean?”
Master said, “If you don’t search for wine, you will find it’s hard to meet a vase breaker.”

Monk asked again, “How could I understand?”
Master said, “In a mansion house, sleeping in a night; on a long river, in the same ferry to reach other shore.” 

9
Có vị hỏi:
- Thế Tôn nói: “Suốt bốn mươi chín năm, ta chưa từng nói một chữ.” Vậy mười hai phần giáo từ đâu mà được?
Thầy đáp: 
Hơi xông khỏi hộp mong về lại,
Thuốc báu mở bình muốn bệnh tiêu.
Lại hỏi:
- Thế nào là Phật của chính mình?
Thầy đáp:
Chẳng đến rượu bồ đào
Khó gặp người đập hũ.
Lại hỏi:
- Làm sao lý hội?
Thầy đáp:
Nhà lớn một đêm ngủ
Sông dài chung đò qua.
Monk asked again, “What is the mind of the ancient Buddha?”
Master said, “Saying that there is no beauty in the city, one doesn’t know that there is a lady of great beauty in a stately home.”

Monk asked again, “The old sages said, ‘Being mind, being Buddha.”’ Why doesn’t Buddha appear now?”
Master said, “Prying oysters, you will find pearls though with difficulty. Slitting fish to search for gems, you only waste your time.”

Monk asked again, “The old sages said, ‘Could not use mind to know, could not use consciousness to understand.’ What did that mean?”
Master said, “The wooden man enters the ocean and sings a song of formlessness. The stone girl walks through clouds and plays a flute.” 

Lại hỏi: 
- Thế nào là tâm cổ Phật?
Thầy đáp:
Trọn nói khắp thành không quốc sắc
Đâu hay cửa tía có thuyền quyên.
Lại hỏi:
 - Cổ nhân nói “tức tâm tức Phật” vì sao Phật không hiện tiền?
Thầy đáp:
Phanh trai tìm ngọc dù khó gặp
Mổ cá cầu châu uổng công thôi.
Lại hỏi:
- “Không thể dùng trí biết, không thể dùng thức hiểu” thì thế nào?
Thầy đáp:
Người gỗ vào biển hát vô sanh
Gái đá xuyên mây thổi tất lật.
Monk asked again, “Thus, that is neither consciousness nor mind?”

Master said, “Though not seeing the horses, Khong Nhan recognized the one that could gallop fast to chase the wind. Though not watching the swords, Tiet Chuc told apart the one that could cut through a feather flying in the air.”

Monk asked again , “’When you see a form, recognize the mind.’ What did that mean?” 
Master said, “While coming to a country of unclothed people, take off your loincloth. While learning in Ham Dan, don’t forget your motherland.”

Lại hỏi:
- Thế ấy thì không hiểu cũng không biết?
Thầy đáp:
Khổng Nhân chưa đến, truy phong biết
Tiết Chúc chẳng nhờ, tiệt vũ hay.
Lại hỏi:
- “Thấy sắc liền biết tâm”, ý chỉ thế nào?
Thầy đáp:
Vào nước lõa thể nên cởi khố
Chớ học Hàm Đan quên ngọc đào.
10.
 Monk asked, “Dear Master, what is your family tradition?”
Master said, “Leisurely, throwing wild fruits and asking monkeys for help; lazily, fishing at a creek and getting cranes to compete.”

Monk asked again, “The Patriarch’s intention and the Buddha’s teaching: are they the same or not?”
Master said, “Waves and water have different names. When a bud blooms, a flower appears.”

Monk asked, “Bodhi and suffering: are they the same or not?”
Master said, “Taste of salt is in water. Glue color is in paint color.”

Monk asked again, “What is the karma of birth and death?”
Master said, “The autumn dews scatter on reed flowers. The nightly snow sprinkles under the shining moon.”

10.
Xin hỏi:
- Thế nào là gia phong của Thượng Sĩ?
Thầy đáp:
Nhàn ném trái rừng kêu vượn tiếp
Lười câu cá suối khiến hạc tranh.
Lại hỏi:
- Tổ ý cùng giáo ý là đồng hay khác?
Thầy đáp:
Sóng, nước tên tuy khác
Búp, nở một đóa hoa.
Lại hỏi:
- Bồ-đề, phiền não đồng khác thế nào?
Thầy đáp:
Vị muối trong nước
Trong sắc màu keo.
Lại hỏi:
- Thế nào là nghiệp sanh tử?
Thầy đáp:
Sương thu lấm tấm phủ hoa lau
Đêm tuyết tung tăng trời trăng sáng.
Monk asked, “Maitreya did not practice concentration and wisdom; why would he surely become a Buddha?”
Master said, “When the right season comes, flowers on cherry trees turn red; however, it may not be springtime, when daisies on flower beds become yellow.”

Monk asked again, “So, how about sitting Zen and practicing concentration?”
Master said, “The king steps down from the chariot, and competes against frogs and toads.”

Monk asked again, “So, how about neither sitting Zen nor practicing concentration?”
Master said, “Go boating like Pham Lai, and enjoy rivers and lakes.”

Lại hỏi:
- Ngài Dật-đa (Di-lặc) không tu định tuệ, vì sao thành Phật không nghi?
Thầy đáp:
Đào đỏ trên cây đúng thời tiết,
Cúc vàng bên dậu nào phải xuân.
Lại hỏi:
- Tọa thiền tập định thì thế nào?
Thầy đáp:
- Vua chúa xuống xe chọi ếch nhái.
Lại hỏi:
- Chẳng tọa thiền tập định thì thế nào?
Thầy đáp:
- Thuyền Phạm Lãi sông hồ vui thú.
11
A monk asked, “The old sages said, ‘If you want to step on the unborn way, you need to know the root and source.’ What are root and source?”
Master said, “Searching for source, you could not see a root. Seizing a root, you could not find a source.”

Monk asked again, “The sutra says, ‘Emptiness is form; form is emptiness.’ What is that meaning?”
Master kept silent for a moment, then asked, “Do you understand?”
Monk said, “I don’t understand.”
Master said, “Do you have a bodily form?”
Monk said, “Yes, I have.”
Master said, “Why do you say that form is emptiness?”

11
Có vị hỏi:
- Muốn đạt đường vô sanh, cần phải biết cội nguồn. Thế nào là cội nguồn?
Thầy đáp:
Tầm nguồn chẳng có cội
Bám cội cũng không nguồn.
Lại hỏi:
- Trong kinh nói: “không tức là sắc, sắc tức là không”, ý chỉ thế nào? 
Thầy im lặng giây lâu, hỏi:
- Hiểu chăng? 
Thưa:
- Chẳng hiểu.
Thầy hỏi:
- Ông có sắc thân không?
Thưa:
- Có.
Thầy bảo:
- Sao nói sắc tức là không?
Master continued, “Do you see whether emptiness has an appearance?”
Monk said, “No.”
Master said, “So, why do you say that emptiness is form?”

Monk asked again, “Finally, how are they?”
Master said, “Originally, form is not emptiness. Originally, emptiness is not form.”
Monk bowed.

Master said, “Listen to my poem here. 
Form is emptiness; emptiness is form. 
All Buddhas of the three times say that for convenience.
Originally, emptiness is not form; originally, form is not emptiness.
Shining bright, the nature neither gains nor loses.”
Katsu!

Thầy hỏi tiếp:
- Ông thấy không (hư không) có tướng mạo chăng?
Thưa:
- Không.
Thầy bảo:
- Sao nói không tức là sắc?
Lại hỏi:
- Rốt cuộc thế nào? 
Thầy đáp:
Sắc vốn không không
Không vốn không sắc.
Vị Tăng lễ tạ.
Thầy bảo: 
- Nghe tôi nói kệ:
Sắc tức là không, không là sắc,
Ba đời Như Lai phương tiện đặt.
Không vốn không sắc, sắc không không
Thể tánh sáng ngời không được mất.
Hét!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10182)
Sự sinh ra cao quý, tự dothuận lợi này thật khó có được. Cầu mong con không lãng phísử dụng nó một cách có ý nghĩa.
(Xem: 11232)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
(Xem: 13568)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sángtinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
(Xem: 13707)
Một cách khái quát, Thiền có thể hiểu là trạng thái tâm linh vút cao của một hành giả đã chứng ngộ. Với nghĩa này, Thiền cũng là Đạo, là Phật, là Tâm...
(Xem: 22175)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 21839)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
(Xem: 27351)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17765)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 11721)
Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.
(Xem: 12315)
Là một tu sĩ Phật giáo Việt Namtrách nhiệm và nhiều nhiệt tình thì thấy điều gì hay trong Phật giáo tôi tán thán, biết việc gì dở tôi chê trách, đều nhằm mục đích xây dựng Phật giáo Việt Nam mà thôi.
(Xem: 25235)
Chúng ta tu Thiền là cốt cho tâm được thanh tịnh trong lặng. Từ tâm thanh tịnh trong lặng đó hiện ra trí vô sư. Trí vô sư hiện ra rồi thì chúng ta thấy biết những gì trước kia ta chưa hề thấy biết...
(Xem: 23259)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 28558)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự dolinh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
(Xem: 22752)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 25666)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 22270)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 13982)
Trên đời này, hạnh phúc và khổ đau; chiến tranh và hòa bình; giàu và nghèo… nếu chúng ta chịu khó tu tập một chút và giữ tâm thật bình thản, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều điều hay vô cùng.
(Xem: 13419)
Bước đường hành đạo của đức Phật thật sinh động trong khung cảnh Ấn Ðộ cổ đại được minh họa bằng các trích đoạn kinh kệ từ Tam Tạng Pàli nguyên thủy đầy thiền vị hòa lẫn thi vị...
(Xem: 22439)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 26332)
Kinh Nghĩa Túc đã bắt đầu dạy về không, vô tướng, vô nguyệnbất khả đắc. Kinh Nghĩa Túc có những hình ảnh rất đẹp về một vị mâu ni thành đạt.
(Xem: 18450)
Bản thể hiện tiền là Sự Sống Duy Nhất vĩnh hằng, luôn hiện tiền, vượt quá hằng hà sa số dạng hình thức sinh linh vốn lệ thuộc vào sinh và diệt.
(Xem: 18949)
Khi bạn chú tâm đến sự yên lặng, ngay lập tức có một trạng thái cảnh giác nhưng rất im lắng ở nội tâm. Bạn đang hiện diện. Bạn vừa bước ra khỏi thói quen suy tưởng của tâm thức cộng đồng...
(Xem: 34478)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 27346)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28369)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 21353)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 14878)
Càng sống thiền định để thấu suốt cái vô thường, đau khổvô ngã trong đời sống thì ta càng dễ dàng mở rộng trái tim để có thể sống hòa ái và cảm thông cho tha nhân nhiều hơn.
(Xem: 19191)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi...
(Xem: 10613)
Giáo dục của chúng ta là sự vun đắp của ký ức, sự củng cố của ký ức. Những thực hành và những nghi lễ của tôn giáo, đọc sách và hiểu biết của bạn, tất cả là sự củng cố của ký ức.
(Xem: 18555)
Đức Phật đã nhìn thấy rất rõ rằng, những trạng thái khác nhau của tâm và những hành động khác nhau của thân sẽ đưa đến những kết quả hoàn toàn khác biệt.
(Xem: 15657)
Phương pháp thiền tập được xuất phát từ phương Đông nhiều ngàn năm trước đây, sau khi được truyền sang phương Tây đã trở thành một phương pháp thực tập được nhiều người yêu thích...
(Xem: 13174)
Chư Bồ Tát, tùy theo hạnh nguyện thù thắng khác biệt mà mỗi vị mang một danh hiệu khác nhau, tựu trung hạnh nguyện của vị nào cũng vĩ đại rộng sâu không thể nghĩ bàn...
(Xem: 13414)
Tuy ra đời khá sớm trong dòng văn học Phật giáo, nhưng cho đến nay, điểm thú vị của độc giả khi đọc lại tập sách này là vẫn có thể nhận ra được những vấn đề quen thuộc với cuộc sống hiện nay của bản thân mình.
(Xem: 14014)
Chân lý chỉ có một, nhưng mỗi người đến với chân lý bằng một con đường khác nhau. Dù bằng con đường nào đi nữa thì đó cũng là hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời...
(Xem: 11784)
Đây là kết quả của 17 năm trường mà Ngài Huyền Trang đã ở tại Ấn Độ. Đi đến đâu Ngài cũng ghi lại từ khí hậu, phong thổ cho đến tập quán và nhất là những câu chuyện liên quan đến cuộc đời đức Phật...
(Xem: 11623)
Chính là nhờ vào con đường tu tập, vào sự bứng nhổ tận gốc rễ cái ảo tưởng rằng ta là một cá thể riêng biệt mà ta tìm lại được hạnh phúc chân thật sẵn có trong ta.
(Xem: 11336)
Đức Phật thuyết Pháp, chư tăng gìn giữ pháp Phật để vĩnh viễn lưu truyền làm đạo lý tế độ quần sanh. Vì thế, Phật, Pháp và Tăng là ba món báu của chúng sanh...
(Xem: 11878)
Sân chùa yên ả không một tiếng lá rơi. Mặt trời áp má lên những vòm cây xum xuê, chỉ để rớt nhiều đốm nắng rất nhỏ xuống đất, không nóng bức, không khó chịu...
(Xem: 19935)
Như những con người, tất cả chúng ta muốn an lạc hạnh phúc và tránh buồn rầu đau khổ. Trong kinh nghiệm hạn hẹp của mình, nếu chúng ta đạt đến điều này, giá trị bao la của nó có thể phát triển...
(Xem: 12385)
Ở xứ Tây Tạng, tạo hóa và dân sự dường như bảo nhau mà giữ không cho kẻ lạ bước vào! Núi cao chập chùng lên tận mây xanh có tuyết phủ...
(Xem: 13936)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ. Những gì ngài để lại cho cho chúng ta qua giáo pháp được truyền dạy khắp năm châu là vô giá...
(Xem: 13267)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sátnghiên cứu rất nhiều.
(Xem: 31931)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 13426)
Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi.
(Xem: 12747)
Đây là một cuốn nhật ký ghi chép cuộc hành trình đi về Ấn Độ để học đạo. Tác giả nhân khi chùa Văn Thù Sư Lợi tổ chức chuyến đi hành hương các Phật tích tại Ấn đã tháp tùng theo...
(Xem: 13321)
Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về Phật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo, chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
(Xem: 11878)
Trời bên này đã thật sự vào thu rồi đó! Buổi chiều, con đường về nhà hai bên rừng có ngàn lá đổi sang màu trái chín, đẹp kỳ diệu.
(Xem: 21842)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 11084)
“Đạo lý nhà Phật, là một nền đạo lý thâm trầm, siêu việt hơn hết”. Ấy là lời nói của nhiều nhà thông thái xưa nay trên hoàn võ, và cũng là một mối cảm của chúng tôi nữa.
(Xem: 12888)
Các chân sư thực hiện những kỳ công của các ngài mà không chút tự hào, với một thái độ giản dị hồn nhiên hoàn toàn như trẻ con. Các ngài biết rằng, năng lực của tình thương luôn che chở các ngài.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant