Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hội Thứ Ba

13 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 4793)
Hội Thứ Ba

TRÁI TIM CỦA TRÚC LÂM ĐẠI SĨ
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Phương Đông

Hội thứ ba

HỘI THỨ BA

Nếu mà cóc, tội ắt đà không, phép học lại thông.
Gìn tính sáng mựa lạc tà đạo; sửa mình học cho phải chính tông.
Chỉn Bụt là lòng, xá ướm hỏi đòi cơ Mã tổ; vong tài đối sắc ắt tìm cho phải thói Bàng công.
Áng tư tài tính sáng chẳng tham, há vì ở Cánh-diều Yên-tử; răn thanh sắc niềm dừng chẳng chuyển, lọ chi ngồi am Sạn non Đông.
Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc; sơn lâm chẳng cóc, họa kia thực cả đồ công.
Nguyền mong thân cận minh sư, quả bồ đề một đêm mà chín; phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đơm bông.

 

BÌNH GIẢNG

Nếu mà cóc, tội ắt đà không

Cóc là một từ xưa, có nghĩa là biết. Nếu ta biết được, thì những lầm lỗi ta đã tạo ra trong quá khứ sẽ tan biến đi. Sở dĩ ta làm ra những lầm lỗi, những vụng về là tại ta không biết, tại ta vô minh. Bây giờ biết rồi thì ta nhất định sẽ không làm lại những lầm lỗi đó nữa.

Phép học lại thông. Gìn tính sáng, mựa lạc tà đạo

Làm thế nào để biết? Phải quán chiếu, phải dùng tính sáng ở trong ta để chiếu soi mới có thể biết được, hiểu được. Nhiều khi ta phải nhờ những người trong tăng thân soi sáng cho chúng ta.

Nếu mà cóc, tội ắt đà không, phép học lại thông. Nếu chúng ta thấy được, biết được, thì những lầm lỗi của chúng ta sẽ tan biến và sẽ không bị lặp lại nữa. Phép học ở đây tức là Giới, Định và Tuệ. Phép học ở đây là luyện tập, là tu học trong đời sống hàng ngày.

Gìn tính sáng mựa lạc tà đạo. Gìn tức là bảo vệ, giữ gìn, chăm sóc. Tính sángbản tánh sáng chói có sẵn trong tâm ta. Ta biết rằng năng lượng chánh niệm là ánh sáng. Có chánh niệm, ta biết cái gì đang xảy ra. Khi giận mà có chánh niệm ta biết ta đang giận. Giận mà không biết rằng đang giận thì rất nguy hiểm. Khi giận mà biết rằng ta đang giận thì tuy vẫn còn giận nhưng ta đã đặt ta trong tình trạng an ninh rồi, tại vì chánh niệm là Bụt. Nếu biết nuôi dưỡng chánh niệm đó trong một thời gian năm hay mười phút, cái giận kia sẽ được chuyển hóa. Gìn tính sáng, tính sáng không phải là một ý niệm mơ hồ. Tính sáng, tiếng Anh là the shining nature in us. Chúng ta có thể nói tính sáng này là chánh niệm. Niệm giúp ta có định. Khi tâm định lại, chúng ta có cái thấy, cái hiểu, gọi là tuệ. Có tuệ rồi thì mới “cóc” được.

Mựa là không, là chớ, là đừng lạc vào trong tà đạo. Tà đạo tức là con đường nghiêng, con đường sai lạc. Chánh đạocon đường thẳng. Tà đạocon đường đưa ta tới những khổ đau, những tối tăm; con đường làm cho ta mất thầy, mất bạn, mất tăng thân. Ta có thể đánh mất thầy, mất bạn, mất tăng thân một cách rất dễ dàng. Và có người đã đánh mất thầy, đã đánh mất tăng thân. Dù tăng thân còn có một vài yếu kém, nhưng tăng thân đích thật là một viên ngọc quí. Những ai đã thực tập với tăng thân mới thấy rằng sự có mặt của tăng thân thiết yếu vô cùng cho sự thực tập của mình. Sống trong tăng thân, ta mới làm được những điều mà ta không làm được khi vắng mặt tăng thân. Khi đã đánh mất tăng thân thì cũng như ta rơi xuống biển mà không có một cái phao cứu mạng, ta sẽ đuối sức và chìm trong biển cả mênh mông. Trong khi ta ở trong tăng thân, nếu có những điều bất hạnh xảy ra cho ta, chính tăng thân là một cái mạng lưới cứu vớt ta. Nếu như điều đó xảy ra khi sống có một mình thì ta có thể chết liền! Gìn tính sáng mựa lạc tà đạo tức là giữ gìn cái tự tính luôn sáng chói đó để đừng lạc vào tà đạo. Nghĩa là thực tập chánh niệm để có định lực, để có thể thấy được sự thật của lòng ta, hoàn cảnh ta và hoàn cảnh tăng thân ta, và để cho ta đừng đi lạc vào nẻo khổ đau tăm tối.

Sửa mình học cho phải chính tông.

Sửa mình là tiếng Việt của hai chữ “tu thân”. Tu tức là làm, là sửa lại cho đẹp hơn. Nếu nhà dột thì làm cho cái nhà hết dột, nếu tánh hay bộp chộp thì làm cho tánh hết bộp chộp, nếu tánh hay ganh tị thì làm cho hết ganh tị. Đó gọi là tu sửa. Tu không có nghĩa là chỉ có cạo đầu, ăn chay thôi đâu. Sửa mình học cho phải chính tông. Chính tông tức là những giáo huấn đích thực của Bụt, chứ không phải là những cái người ta đánh tráo vào. Tại vì những lời dạy của Bụt rất rõ, và tăng đoàn của Bụt thực tập những lời dạy đó. Có thể có khuynh hướng đưa vào những thực tậpgiáo lý từ bên ngoài, và chúng ta phải cẩn thận để đừng đi lạc vào nẻo tà mà mất đi con đường thực tập chính thống của Bụt. Thực tập chánh niệm, thực tập giới luật, thực tập sống với tăng thân, cái đó gọi là chánh tông. Còn nói rằng ta có thể ngồi thiền trong khi ta uống rượu, ta dùng ma túy, ta phóng túng, thì đó không phải là thiền. Tại vì thiền mà không đi theo với giới, với định, với tuệ thì đó không phải là thiền, đó không phải là chánh tông. Khi thiền tập được truyền qua Tây phương thì có người nghĩ rằng thiền có thể đi đôi với ma túy, với sự sống buông thả, không có giới luật. Những người làm như vậy đã tạo ra những đổ vỡ đau đớn cho xác thân và tâm hồn của họ.

Chỉn Bụt là lòng, xá ướm hỏi đòi cơ Mã tổ

Chỉn có nghĩa là chỉ. Chỉn Bụt là lòng - Bụt tức là tâm mình, tiếng Anh là only the mind is the Buddha. Bụt không phải là một cái tượng bằng xi-măng, bằng đồng, hoặc bằng ngọc. Bụt không phải là một vị thần thánh, một vị tạo hóa, mà sự hiện diện chỉ có thể tìm thấy ở trên mây, ở trong cõi cực lạc, hay ở chỗ nào khác. Bụt chính là cái tâm của ta. Khi nào tâm ta có giới, có định, có tuệ, có chánh niệm thì lúc đó Bụt có mặt. Chỉn Bụt là lòng, lòng này không phải là lòng tàn hoại, lòng quên lãng, lòng thất niệm. Lòng đây là lòng chánh niệm. Khi tâm ta có chánh niệm, có mặt bây giờ, ở đây, và bắt đầu có ánh sáng để soi chiếu, thì tâm đó mới là lòng, mới là Bụt.

ướm hỏi đòi cơ Mã tổ. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn phiên âm là Sá, là không đúng, phải để là Xá. có nghĩa là hãy, hãy ướm hỏi. Đòi tức là theo, như chữ theo đòi. Đòi cơ nghĩa là phải học theo cái cơ của Mã tổ. đây là nói tắt của hai chữ cơ quan. Cơ quan, dịch tiếng Việt là then máy, tiếng Anh có thể dịch là mechanism. Là những dụng cụ mà các Tổ sử dụng để tháo gỡ giùm cho học trò. Những câu công án, những câu thoại đầu, những tiếng hét, cây gậy, v.v... Tại Làng Mai ta không có tiếng hét, ta cũng không có gậy, nhưng tiếng hét và cây gậy là hai trong những dụng cụ mà người xưa đã sử dụng để giúp người thiền sinh tháo gỡ được những đau khổ và bế tắc của họ.

Có những then máy rất đơn sơ mà tôi hay dùng, ví dụ như hỏi “Con đang làm gì đó?” Ngày hôm kia, sư cô Chân Không đang lục lạo trong đám hồ sơ để tìm cái gì đó, tôi hỏi: “Sư cô đang làm gì đó?” Sư cô trả lời: “Thầy bắt được quả tang! Con lo làm việc mà không có chánh niệm”. Đó là một cách để trả lời thầy. Nếu dùng thì giờ trong ngày chỉ để làm việc thôi thì rất là uổng cho đời tu của ta. Trong khi nấu ăn, giặt áo, quét nhà, làm hồ sen ta phải tận dụng thời gian đó để thực tập chánh niệm. Nếu không thì rất là phí! Cho nên khi nghe thầy hỏi: “Con đang làm gì đó?” Và nếu lúc đó ta đang thở và đang mỉm cười thì ta sung sướng vô cùng! Ta chỉ cần nhìn thầy và mỉm cười là đã tạo được hạnh phúc cho ta và cho thầy ta. Còn lỡ như ta đang thất niệm thì ta có thể nói như sư cô Chân Không vậy.

Chỉn Bụt là lòng, xá ướm hỏi đòi cơ Mã tổ. Mã tổ là một thiền sư nổi tiếngTrung quốc vào đời Tần, sống ở đầu thế kỷ thứ VIII, sinh năm 707, có tên là Đạo Nhất. Mã tổ sống đến 81 tuổi. Có câu chuyện giữa thầy Đạo Nhất và thầy Hoài Nhượng Nam Nhạc.

Một hôm, thấy Đạo Nhất ngồi thiền rất là nghiêm túc thì thầy Nam Nhạc hỏi: “Thầy đang làm gì đó?”

Đạo Nhất nói: “Dạ con đang ngồi thiền.”

Thầy Nam Nhạc hỏi: “Ngồi thiền làm chi vậy?”

Đạo Nhất nói: “Ngồi thiền để thành Phật.”

Nghe vậy, thầy Nam Nhạc ngồi xuống, lấy một viên ngói bể, bắt đầu mài trên một tảng đá một cách rất chăm chú.

Đạo Nhất hỏi: “Thầy làm gì vậy?”

Thầy Nam Nhạc nói: “Tôi mài viên ngói để làm thành một tấm gương soi.”

Đạo Nhất nói: “Mài ngói làm sao mà thành ra gương soi được?”

Lúc đó, thầy Nam Nhạc mới ngẩng lên mỉm cười và nói: “Vậy ngồi thiền làm sao mà thành Phật được?”

Thành Phật không phải chỉ ngồi thiền. Muốn thành Phật là phải biết cười, biết nói, biết đi, biết đứng, biết làm việc, biết chùi nồi, và phải biết làm tất cả những điều đó trong tình trạng quán chiếu. Thiền đâu phải chỉ là ngồi?

Một lần khác, một vị đệ tử tới gặp Mã tổ và hỏi: “Bạch thầy, chủ đích của tổ Bồ-Đề Đạt-Ma khi đi qua nước Trung Hoa là làm gì vậy?” Đó là câu hỏi rất là điển hình của các thiền sinh. “Tổ sư Tây lai ý?” Mã tổ nói: “Tới gần đây.Thiền sinh tới gần. Mã tổ đánh cho một cái xửng vửng.

Mã tổ Đạo Nhấttác giả của bốn chữ nổi tiếng trong thiền môn: Tức tâm tức Phật, nghĩa là Bụt là lòng. Vì vậy cho nên Đại Sĩ Trúc Lâm mới nhắc đến Mã tổ ở đây: Chỉn Bụt là lòng, xá ướm hỏi đòi cơ Mã tổ. Chúng ta nên biết rằng Bụt là tâm của chính chúng ta, vì vậy cho nên chúng ta phải tìm học theo phương pháp của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất.

Vong tài đối sắc ắt tìm cho phải thói Bàng công.

Tài và sắc, tiếng Anh là money and sex, đối với hai cái đó ta đừng vướng vào. Vong tức là quên đi, không cho đó là quan trọng. Đối sắc tức là đối phó với sắc đẹp. Chúng ta biết chúng tatự do, chúng ta không bị sắc đẹp của người nam hay người nữ trói buộc. Ta phải quán chiếu về thực chất của tài và sắc. Đó là những mồi nhử chúng ta. Trong mỗi cái mồi của tài và sắc có một lưỡi câu rất nguy hiểm. Nếu chúng ta là những con cá ngây thơ, cắn vào mồi thì chúng ta sẽ bị móc cứng vào lưỡi câu.

Quý vị biết rằng trong thời đại hiện tại, nhiều khi người ta không dùng con mồi thật để câu, họ dùng những con mồi bằng nhựa giống hệt như mồi thật. Nếu lỡ “đớp vào” là chúng ta lãnh đủ. Vong tài đối sắc có nghĩa là ta phải thấy cho được bản chất của tài và của sắc, thấy được cái nguy hiểm mà chúng mang lại để có thể giữ được sự tự do của ta.

Vong tài đối sắc ắt tìm cho phải thói Bàng công. Thói đây là phong cách sống. “Thói nhà băng tuyết” nghĩa là sống một cách trong sạch. Nếu chúng ta muốn đối phó với tài, với sắc, muốn có tự do, thì chúng ta phải học theo phong thái của cư sĩ Bàng Uẩn.

Bàng Uẩn là một vị cư sĩ sống trong thời của thiền sư Mã Tổ, thế kỷ thứ 8. Bàng Uẩn có một người vợ và hai đứa con, một trai một gái. Cả bốn người trong gia đình đều tu. Đó là một gia đìnhhạnh phúc, và người nào tu cũng thành công hết. Họ sống một đời sống rất đơn giản, họ bỏ hết những nếp sống xa hoa. Trước đó họ giàu lắm, nhưng khi đã được nếm pháp vị rồi, họ cho tất cả gia sản của họ. Bốn người trong gia đình sống rất hạnh phúc với một nếp sống rất đơn giản. Cô con gái của cư sĩ Bàng UẩnLinh Chiếu, rất giỏi. Một hôm cư sĩ Bàng Uẩn tới với thiền sư Thạch Đầu, và hỏi rằng: “Nếu con không muốn làm bạn với các pháp thì con phải làm thế nào?” Thiền sư Thạch Đầu đưa tay che miệng lại. Đó là câu trả lời của thiền sư Thạch Đầu. Lần sau, cư sĩ gặp thiền sư Mã Tổ và cũng hỏi câu đó. Thiền sư Mã Tổ trả lời rằng: “Này cư sĩ! Nếu ông uống nước sông Tây giang, và uống một hơi mà hết được tất cả nước trong sông Tây giang thì tôi trả lời câu đó cho ông.” Nhờ câu trả lời đó mà cư sĩ Bàng Uẩn giác ngộ. Thói Bàng côngnếp sống đơn sơ, không xa hoa. Vậy mà hạnh phúc của cư sĩ Bàng Uẩn rất lớn. Đây là câu trả lời cho xã hội hiện đại của chúng ta, xã hội tiêu thụ, nghĩ rằng có tiền đi chợ mua đồ cho nhiều mới có hạnh phúc. Đó không phải là thói Bàng công.

Áng tư tài tính sáng chẳng tham, há vì ở Cánh-diều Yên-tử

Áng là một sự tập hợp như một áng mây, nghĩa là một đám mây, hay là áng danh lợi. Tư tài tức là lợi lộc, tiền tài. Cánh-diều là một địa danh ở trên núi Yên-tử. Ngồi trên đó giống như ngồi trên một cánh chim nhìn xuống, rất là đẹp. Nếu ta không bị kẹt vào tài, vào sắc là tại ta gìn giữ được, làm hiển lộ được tính sáng ở trong ta, chứ không phải nhờ chạy lên núi ở mà ta vượt được tài và sắc.

Răn thanh sắc niềm dừng chẳng chuyển, lọ chi ngồi am Sạn non Đông

Răn là tiếng Việt để dịch cho chữ giới. Mười giới là mười điều răn, năm giới là năm điều răn. Răn còn có nghĩa là cảnh cáo cho biết, nuôi sáng chánh niệm rằng nếu làm việc đó thì ta sẽ đau khổ. Ta phá giới thì ta sẽ đau khổ. Răn thanh sắc niềm dừng chẳng chuyển, nghĩa là phải đề cao chánh niệm, phải đề cao cảnh giác để đối phó với thanh và với sắc. Tại vì có những âm thanh làm cho ta mềm cả trái tim, có những âm thanh làm cho ta nóng giận sôi lên sùng sục; có những hình sắc làm cho ta sợ hãi, có những hình sắc làm cho ta mê mệt... Ta dễ bị cuốn theo thanh sắc, cho nên ta cần phải răn thanh sắc, phải có chánh niệm về thanh sắc. Niềm dừng chẳng chuyển, một khi biết đề cao cảnh giác thì tà niệm của ta dừng lại, và ta sẽ không bị lay chuyển, bị kéo theo âm thanh kia và hình sắc nọ. Răn thanh sắc niềm dừng chẳng chuyển, đó là văn chương Việt Nam ngày xưa. Rất là hay.

Lọ chi ngồi am Sạn non Đông. Đâu phải ta giữ được thân tâm vững chãi, không bị kéo theo thanh sắc là do ta ngồi trong thiền am ở trên non Đông đâu? Non Đông cũng là một phần của núi Yên-tử, trên đó có một cái am gọi là am Sạn, có khi gọi là am Chạn. Nếu ta không bị kẹt vào thanh, vào sắc là tại ta dừng được tà niệm và ta không bị kéo theo, chứ không phải tại ta leo lên trốn trong thiền am ở trên núi Yên-tử!

Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc;

Trần tục mà nên có nghĩa là tuy ở trong cuộc đời bụi bặm mà vẫn thành công. Trần tức là bụi bặm. Nghĩa là ta ở thành phố, ở ngay trong lòng xã hội, mà ta tu có thành công. Đây là đạo Bụt đi vào cuộc đời, tiếng Anh là Engaged Buddhism.

Phúc ấy càng yêu hết tấc. Phúc tức là sự may mắn, niềm hạnh phúc. Hạnh phúc đó là thứ hạnh phúc mà ta rất quý trọng. Hết tấc tức là hết mực, con nít gọi là quá cỡ thợ mộc! Sống ở trong cuộc đời bụi bặm, trần tụcthành công trong sự tu tập, đó là một hạnh phúc lớn mà ta quí chuộng, yêu mến không biết dường nào.

Sơn lâm chẳng cóc, họa kia thực cả đồ công

Sơn lâm chẳng cóc, tức là trên núi hay trong rừng tu mà không đạt được sự hiểu biết. Cóc là biết. Có nhiều người tu mười năm, hai mươi năm nhưng vẫn không đạt tới sự hiểu biếtthương yêu, đó là một sự thất bại.

Họa kia thực cả đồ công: ta không được hạnh phúc lại còn bị đau khổ. Họa có nghĩa là tai nạn. Thực cả đồ công: Cả là một từ xưa có nghĩa là lớn, ví dụ như biển cả, anh cả, hay cả cười (cười lớn). Đồ có nghĩa là không ích lợi gì cả. Đồ cônguổng công, luống công. Ở trên rừng núi một mình thực tập, ta lánh xa cuộc đời, ta bỏ cha mẹ, bỏ anh, bỏ chị, bỏ em đi tu nhưng lại không đạt được sự hiểu biết, thương yêu, thì dù có ở sơn lâm cũng không ích lợi gì mà còn có hại. Cái hại đó rất lớn, đó là uổng công, vô ích.

Nguyền mong thân cận minh sư, quả bồ đề một đêm mà chín;

Nguyền là tiếng Việt, tiếng Hán-Việt là nguyện, tiếng Anh là vow. Mong thân cận minh sư : Minh sư là thầy sáng, thầy giỏi. Nếu không có thầy giỏi dẫn dắt, ta khó thành công. Thân cận là gần gũi, thân thiết. Cận là gần. Cái nguyện của ta là được sống gần bên thầy, một vị thầy có ánh sáng.

Quả bồ đề một đêm mà chín: Nếu được sống gần thầy thì hoa trái của giác ngộ một đêm có thể chín được. Quả bồ đề, tiếng Anh có thể dịch là the fruit of enlightenment.

Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đơm bông

Phúc là đối với họa. Tri thức, tức là thiện hữu tri thức, nghĩa là người bạn có thể hướng dẫn, nâng đỡ, soi sáng cho ta trên đường tu học, tiếng Phạn là Kalyanamitra. Hoa Ưu Đàm mấy kiếp đơm bông: Hoa Ưu Đàm có tên là Udumbara flower. Người ta thường ví sự xuất hiện của một vị Bụt, Đức Thế Tôn cũng hiếm như là hoa Ưu Đàm nở. Hoa Ưu Đàm có khi cả mấy ngàn năm mới nở một lần. Mấy kiếp đơm bông: Chỉ cần vài kiếp là hoa đơm bông không phải đợi tới ba ngàn năm hay ba triệu năm. Vì vậy hai điều kiện của sự tu học giác ngộ là thầy và bạn. Thầy hay là minh sư, và bạn giỏi là thiện hữu tri thức. Chữ tri thức ở đây là đối với chữ minh sư.

Giáo pháp

Đầu tiên, hiểu biết là gốc rễ cho tất cả mọi sự thành đạohạnh phúc. Một khi ta có hiểu biết thì tất cả những lầm lỗi được xóa nhòa và ta đạt tới sự thành tựu của tam học (giới, định và tuệ). Nếu mà cóc, tội ắt đã không, phép học lại thông. Trúc Lâm Đại Sĩ cũng dạy rằng tính sáng ở trong ta đã có sẵn. Ta phải giữ gìn tính sáng và thực tập chánh niệm để cho tính sáng đó tỏa chiếu, soi sáng cho ta thấy được con đường chánh tông, có vậy ta sẽ không đi lạc vào con đường tà.

Điều thứ hai là có thầy hay và bạn giỏi. Quan trọng không phải là tìm lên núi rừng để ở, vì tìm lên núi rừngnếu không thành đạt được sự hiểu biết cũng uổng công mà thôi. Quan trọng là có minh sư và thiện hữu tri thức. Chúng ta thấy những lời dạy của Đại Sĩ rất là thực tế, không nói lý thuyết trên trời dưới biển.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14304)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14562)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11841)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14357)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13273)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14635)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12644)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25235)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27867)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26348)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17230)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16526)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15915)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22136)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17131)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24904)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21960)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19058)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16170)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21720)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16781)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14665)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16701)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25027)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18774)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21197)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14777)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14373)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16614)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18012)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12922)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14944)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12702)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13889)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14602)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28022)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27186)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14346)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20952)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14673)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24177)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28678)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14734)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13284)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16446)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27233)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12019)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16075)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21487)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12377)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant