Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 9: Đạo Đức và Tân Di Truyền Học

17 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 6986)
Chương 9: Đạo Đức và Tân Di Truyền Học

VŨ TRỤ TRONG MỘT NGUYÊN TỬ

Nguyên tác: The Universe in a Single Atom của Đức Đạt Lai Lạt Ma
Dịch Việt: Làng Đậu Võ Quang Nhân

Chương 9: Đạo Đức và Tân Di Truyền Học

 

Nhiều người trong chúng tatheo dõi về sự phát triển của ngành di truyền học mới đều biết đến sự sôi nổi của công chúng tập trung vào chủ đề này. Mối quan tâm được khơi dậy do liên can đến nhiều việc từ việc sao chép cho đến chỉnh sửa gen di truyền. Đã có một làn sóng phản đối mạnh trên toàn thế giới về công nghệ di truyền lên thực phẩm. Ngày nay người ta đã có thể tạo ra các giống cây mới với năng suất cao hơn rất nhiều và khả năng nhạy cảm thấp với các chứng bệnh để nhận được sản lượng thực phẩm tối đa trong thế giới đang tăng dân số rất cần thức ăn. Các ích lợi thì rõ ràngtuyệt vời. Dưa hấu không hạt, táo không còn chỉ tươi trên sạp ngắn ngày, lúa mì và ngũ cốc miễn dịch khỏi sâu bọ khi lớn lên ngoài đồng – những điều này không còn là khoa học giả tưởng. Tôi đọc được rằng các khoa học gia đang thí nghiệm phát triển các sản phẩm nông nghiệp như cà chua được cấy gen từ các loài khác hay từ nhện.

Bằng những cách như thế này, chúng ta đang thay đổi cấu trúc gen và liệu rằng chúng ta đã thật sự hiểu biết về các tác động lâu dài sẽ xảy đến với các loài thực vật, với thổ nhưỡng, và với môi trường không? Hiển nhiên có các lợi ích về mặt thương mãi. Nhưng làm thế nào để chúng ta phán quyết được điều gì thật sự hữu dụng? Mạng lưới phức tạp tương thuộc nhau biểu thị đặc điểm môi trường làm cho điều [phán quyết] đó thật sự vượt quá khả năng suy đoán của chúng ta.

Các thay đổi gen đã diễn biến một cách lâu dài qua nhiều ngàn năm. Sự tiến hóa của não người xảy ra hơn nhiều triệu năm. Qua việc chủ động điều chỉnh gen, chúng ta đang ở tột đỉnh của việc bắt buộc một tốc độ thay đổi nhanh chóng phi tự nhiên trong các giới động và thực vật cũng như trong chính nhân loại. Ở đây không phải nhằm bảo ban chúng ta quay lưng với các phát triển trong lĩnh vực này – mà đơn giản là để chỉ ra rằng chúng ta phải tỉnh thức đến các tiềm tàng đáng kinh khiếp về lãnh vực mới này của khoa học.

Các vấn đề cấp bách nhất được nảy sinh liên can nhiều đến đạo đức hơn là khoa học tự nó cùng với việc áp dụng đúng đắn kiến thứcnăng lực của chúng ta trong mối quan hệ đến các khả năng có được do việc sao chép di truyền, do việc mở khóa được mã di truyền, và do các thành tựu khác. Những khó khăn này quan hệ đến các khả năng điều chỉnh gen di truyền không những với con ngườithú vật mà cả với cây cỏ và môi trường mà tất cả chúng ta là các thành phầnTrung tâm của vấn đề là mối quan hệ giữa một bên là tri thứcnăng lực còn bên kia là trách nhiệm của ta.

Đột phá khoa học mới bất kỳ nào có đem lại các viễn tượng thương nghiệp cũng đều thu hút sự hứng thú và đầu tư khổng lồ từ cả giới kinh doanh tư nhân lẫn công cộng. Lượng tri thức khoa học và phạm vi của các khả năng công nghệ thật to lớn đến mức những giới hạn của những gì chúng ta làm chỉ có thể là các kết quả của sự phóng tưởng không đầy đủ. Chính việc đạt đến tri thứcnăng lực chưa từng thấy này đã đặt chúng ta vào trong một vị thế nguy cấp vào thời điểm hiện nay. Tri kiến và khả năng càng cao, càng cần phải nhạy cảm với trách nhiệm đạo đức.

Nếu chúng ta kiểm tra cơ sở triết lý sâu xa bên dưới của đạo đức nhân bản, thì một nhận thức rõ ràng về mặt nguyên lý rằng mối quan hệ tương hỗ – giữa tri thức cũng như là năng lực cao hơn, và một nhu cầu về trách nhiệm đạo đức lớn hơn – sẽ phục vụ như là một nền tảng mấu chốt. Cho đến nay chúng ta có thể nói rằng nguyên lý này đã có hiệu lực cao. Khả năng luận lý về đạo đức nhân loại đã giữ được nhịp độ với các phát triển về tri thứcnăng lực của nó. Nhưng với kỷ nguyên mới trong khoa sinh học di truyền, thì khoảng cách giữa luận lý đạo đức và các khả năng về công nghệ của chúng ta đã đạt đến điểm cực hạn. Sự tăng trưởng nhanh về tri thức và các khả năng công nghệ của nhân loại đang nổi cộm trong khoa di truyền học đến nổi hiện hầu như không thể có nổi một ý tưởng đạo đức để giữ đồng nhịp cùng với những thay đổi này. Rất nhiều trong những điều khả dĩ sẽ nhanh chóng xảy đến lại ít khi thuộc về dạng thức của các đột phá hay các mẫu hình mới trong khoa học mà phần nhiều là thuộc về các chọn lựa công nghệ có kết hợp với các tính toán tài chánh của thương nghiệp và các tính toán chính trị cũng như kinh tế của các chính phủ. Vấn đề giờ không còn là chuyện ta có nên hay không tiếp thu kiến thức và khảo sát các tiềm năng công nghệ của nó. Mà đúng hơn, vấn đề là làm thế nào để sử dụng tri kiếnnăng lực mới này trong phương thức có lợi và có tránh nhiệm về đạo đức nhất.

Lãnh vực chịu tác động của cuộc cách mạng về di truyền học một cách trực tiếp nhất ở thời điểm hiện tại thuộc vào ngành y học. Ngày nay, tôi thu thập được rằng nhiều người trong ngành y học tin là việc đọc lại mã di truyền của con người sẽ mở ra một kỷ nguyên mới, mà trong đó khả dĩ xảy ra một sự dịch chuyển ra khỏi mô hình điều trị hóa sinh sang một mô hình có cơ sở dựa trên gen di truyền. Chính các định nghĩa về nhiều chứng bệnh, từ trong các khái niệm của chúng, đang được thay đổi sang thành các khuyết tật được tìm thấy, là do chương trìnhdi truyền của người hay thú. Trong khi việc trị liệu gen thành công từ các điều kiện thế này thì có thể còn xa, thì nó cũng không còn quá tầm mức có thể làm được. Ngay đến nay, vấn đề trị liệu di truyền và câu hỏi liên hệ về điều chỉnh gen, đặc biệt ở mức phôi người đang thách thức mạnh đến sự dung chứa của tư tưởng đạo đức của chúng ta.

Một khía cạnh sâu sắc của vấn đề, theo tôi có vẻ bao hàm trong câu hỏi về việc hành xử thế nào với tri kiến mới của chúng ta. Trước khi chúng ta biết được các gen đặc trưng chịu trách nhiệm cho chứng mất trí lão suy, ung thư, hay ngay cả lão hóa, thì chúng ta mỗi cá nhân đều cho rằng mình sẽ không bị phiền hà bởi các vấn đề này, mà chỉ phản ứng khi ta đã mắc phải chúng. Nhưng hiện giờ, hay một tương lai rất gần, di truyền học có thể cho biết những cá nhân hay gia đình nào có các gen có khả năng gây tử vong hay tật nguyền trong lúc thơ ấu, lúc còn trẻ, hay trung niên. Kiến thức này có thể làm thay đổi tận gốc rễ các định nghĩa của chúng ta về sức khỏe và bệnh tật. Chẳng hạn, vài người nào đó có thể hiện đang khỏe mạnh nhưng lại ở vị thế sở hữu một gen cụ thể có khả năng được ghi nhận như là “trước sau rồi sẽ mắc bệnh”. Chúng ta nên làm gì với các kiến thức như vậy, và làm thế nào để xử lý nó trong phương cách từ ái nhất? Ai nên có quyền sử dụng các hiểu biết này, mà trong đó, bao hàm các quan hệ của cá nhânxã hội đến bảo hiểm, công ăn việc làm, các mối liên hệ thân thuộc cũng như là việc sinh con đẻ cái? Phải chăng cá nhân người có mang loại gen như thế chịu tránh nhiệm tiết lộ sự thật cho thân nhân của mình? Đây chỉ là vài câu hỏi nảy sinh từ một nghiên cứu di truyền như thế.

Tôi còn thu thập được về một điểm phức tạp gia thêm vào hàng loạt các vấn đề vốn rối ren là vì loại dự báo di truyền này không thể bảo đảm được sự chính xác. Đôi khi chắc chắn là một sự xáo trộn gen cụ thể quan sát được trong phôi bào sẽ khiến gây ra bệnh tật cho trẻ em hay người lớn, nhưng điều đó thường là vấn đề về các khả năng tương đối mà thôi. Cách sống, ăn uống, và các yếu tố môi trường khác cũng có vai trò trong đó. Nên trong khi chúng ta có thể biết được rằng một phôi bào cụ thể mang một gen bệnh, thì chúng ta không thể chắc chắn là bệnh đó sẽ nảy sinh.

Các lựa chọn về cuộc sống của con ngườiđặc tính bản ngã của họ quả có thể chịu ảnh hưởng quan trọng bởi quan điểm của họ về tính rủi ro trong di truyền, nhưng các nhận thức đó có thể không đúng và sự rủi rothể không xảy đến. Liệu chúng ta có nên trả giá cho một kiến thức có tính xác suất như thế chăng? Nhiều trường hợp khi một thành viên trong gia đình được tìm thấy là có sự xáo trộn gen về loại này, thì có nên chăng tất cả các thành viên khác vốn có thể thụ hưởng cùng một gen di truyền cùng được thông báo? Có nên chăng hiểu biết này cho phép được biết rộng rãi hơn trong cộng đồng – chẳng hạn, đối với các công ty bảo hiểm sức khỏe? Những người mang các gen nào đó có thể bị loại trừ khỏi việc bảo hiểm và do vậy bị loại ra khỏi ngay cả việc sử dụng tất cả dạng chăm sóc sức khỏe bởi vì có khả năng về một chứng bệnh được biểu thị qua chính gen đó. Các vấn đề ở đây không chỉ là y học mà cả đạo đức và có thể ảnh hưởng đến sự hoàn thiện về tâm lý của những người được lưu tâm. Khi các xáo trộn di truyền được tìm thấy trong phôi bào (như là trường hợp có gia trọng) thì có nên chăng cha mẹ (hay cộng đồng) có quyền ra quyết định để sớm hủy diệt sự sống của phôi bào đó? Vấn đề này còn trở nên phức tạp hơn bởi sự thật là các phương pháp mới để lo liệu các bệnh về gen và các dược phẩm mới được tìm thấy một cách nhanh chóng tương đương với việc nhận diện ra các bệnh di truyền cá nhân này. Người ta có thể nghĩ tưởng đến một tình huống mà trong đó một em bé với căn bệnh có thể bộc phát trong vòng hai mươi năm sau lại bị phá thai trong khi cách chữa cho chứng bệnh đó lại được tìm ra chỉ trong vòng một thập niên.

Nhiều người khắp nơi trên thế giới đặc biệt là các nhà thực nghiệm của bộ môn mới hình thành về đạo đức sinh học vật lộn với các đặc tả về các vấn đề này. Vốn không chuyên môn trong các lãnh vực đó, tôi không có gì cụ thể để cống hiến cho bất kỳ câu hỏi nào – đặc biệt là về các dữ liệu thực nghiệm đang thay đổi nhanh chóng. Dẫu sao, điều tôi mong mỏi thực hiện là hãy suy nghĩ xuyên suốt về một số các vấn đề then chốt mà tôi cảm thấy những ai nắm rõ tình hình trong thế giới này cần phải suy tư đến, và đề nghị vài nguyên lý chung có thể tạo áp lực thay đổi lên việc ứng phó với các thách thức về đạo đức này. Tôi tin rằng trọng tâm của thách thức mà chúng ta đối mặt thật sự là vấn đề về cách chọn lựa của chúng ta trong phương diện các khả năng đang lớn mạnh mà khoa học và công nghệ cung ứng được cho mình.

 

blank
Ảnh: cừu Dolly, sản phẩm nhân bản di truyền đầu tiên.

Kèm theo với những giới hạn mới về nền y học có cơ sở gen di truyền là một loạt vấn đề xa hơn mà lại cũng làm nảy sinh các câu hỏi sâu sắc và khó khăn về đạo đức. Ở đây tôi chủ yếu đang đề cập về việc nhân bản. Hiện đã nhiều năm kể từ khi thế giới được giới thiệu về một sinh vật hoàn toàn do nhân bản vô tính, đó là chú cừu nổi tiếng Dolly[1]. Từ đó đã có một lượng thông tin khổng lồ về việc nhân bản người. Chúng ta đều biết nhân bản phôi người lần đầu đã được tiến hành. Hãy để cơn sốt về truyền thông qua một bên, thì vấn đề về nhân bản rất phức tạp. Tôi được nghe là có hai loại nhân bảntrị liệu và tái tạo sinh. Trong việc nhân bản trị liệu, có việc sử dụng công nghệ nhân bản để tái sinh các tế bào và một tiềm năng tạo ra các bán-sinh-vật[2] chỉ đơn thuần nhắm vào mục đích tạo ra các bộ phận của thân thể dùng trong ghép mô. Việc nhân bản tái tạo sinh cơ bản là để làm ra một bản sao giống hệt.

Về nguyên tắc, tôi không phản đối việc nhân bản như là một công cụ kỹ nghệ cho các mục tiêu trị liệu và y học. Như trong tất cả các trường hợp trên, điều phải chi phối lên quyết định của một người là câu hỏi về động lực từ ái. Dù sao, về ý định chủ tâm tạo dưỡng các bán-sinh-vật để có các cơ phận thay thế, thì tự nhiên tôi lập tức cảm thấy tởm lợm. Có lần tôi xem một tài liệu của chương trình BBC về việc mô phỏng bằng hoạt hình máy tính các sinh vật như vậy với vài chức năng con người nhận thấy được một cách phân biệt. Tôi đã thật sự kinh sợ. Một số người có thể cảm thấy đây là một phản ứng thiếu suy lý không cần phải lấy làm nghiêm trọng. Nhưng tôi cho rằng chúng ta phải tin vào các cảm xúc ghê tởm một cách bản năng của mình, vì chúng phát khởi từ cơ sở nhân đạo của chúng ta. Một khi chúng ta cho phép khai thác các loài bán-nhân lai tạo như thế, thì điều gì có thể ngăn chúng ta không làm cùng một trò này lên chính các đồng loại, là những con người mà vốn các guồng máy xã hội có thể cho là còn thiếu hoàn thiện về mặt nào đó? Sự khao khát để vượt qua các ngưỡng tự nhiên là điều thường dẫn nhân loại đến chỗ can dự vào những sự bạo tàn kinh tởm.

Dù rằng việc tái tạo nhân bản không kinh khiếp theo cách như trên, trong một số phương diện nào đó các kết quả của nó còn xa mới đạt đến. Khi công nghệ trở nên khả thi, có thể có các cha mẹ hết sức mong cho có con cái mà không thể được, có thể tìm cách để có một mụn con thông qua nhân bảnThực hành này sẽ tác động thế nào đến các nhóm gen di truyền trong tương lai? Đến sự phân hóa vốn đã là cốt lõi cho sự tiến hóa?

Cũng có những người mong muốn sống vượt khỏi các khả năng sinh học, có thể lựa chọn nhân bản cho chính mình vì tin rằng họ sẽ tiếp tục sống mãi với chúng sinh mới được nhân bản. Trong trường hợp này tôi thấy khó bào chữa cho các động lực – từ quan điểm Phật giáo, đó có thể là cùng một thân thể như nhau, nhưng sẽ là hai ý thức khác nhau. Và cả hai cũng sẽ chết.

Một trong những hậu quả xã hộivăn hóa của các công nghệ di truyền mới là hậu quả về sự truyền giống tiếp tục của chúng ta, qua sự can thiệp bằng tiến trình tái tạo sinh. Là việc làm đúng hay không trong lựa chọn giới tính của một đứa con mà vốn tôi tin là có thể làm được trong lúc này? Nếu không thì các lựa chọnlý do sức khỏe (chẳng hạn một cặp vợ chồng mà đứa con của họ có thể nguy cơ bị chứng loạn dưỡng cơ hay chứng máu không đông[3]) là đúng hay không? Liệu rằng có chấp nhận được việc cấy thêm các gen vào trong tinh trùng hay trứng người trong phòng thí nghiệm? Chúng ta nên đi xa đến chừng mực nào trong chiều hướng tạo sinh các thai nhi “lý tưởng” hay “thiên tài” – chẳng hạn, các phôi bào đã được chọn lựa trong phòng thí nghiệm để cung cấp các phân tử hay các hợp chất đặc biệt bị thiếu trong bộ gen của người anh em ruột yếu thể chất để tuần tự khi các đứa trẻ ra đời từ các phôi bào như thế có thể hiến tủy hay thận nhằm chữa trị cho anh hay em mình? Chúng ta có thể đi bao xa trong việc lựa chọn các thai nhi nhân tạo có các bẩm tính đặc biệt nhằm tăng cường sự thông minh hay sức mạnh thể chất hay màu mắt đặc biệt chẳng hạn?

Khi các công nghệ như thế được ứng dụng vào các nguyên do y học – như là việc điều trị một loại thiếu sót gen di truyền – người ta có thể cảm thông sâu xa. Mặc dù thế, thì việc chọn lựa một thể tính bẩm sinh, đặc biệt được tiến hành chủ yếu là vì các lý do thể thao điền kinh, thì có thể không đến từ lợi ích của chính đứa trẻ. Ngay cả khi các bậc cha mẹ cho rằng họ đang lựa chọn các bẩm tính ảnh hưởng tích cực lên đứa trẻ của họ, thì chúng ta vẫn cần phải xem xét liệu rằng điều này được tiến hành từ chủ tâm tích cực hay từ cơ sở của các thành kiến xã hội đặc biệt ở một thời điểm đặc biệt. Chúng ta phải nhớ kỹ đến tác động lâu dài của loại điều chỉnh chủng loài trong bức tranh tổng quát, biết rằng các hiệu ứng của nó sẽ được truyền xuống các thế hệ theo sauChúng ta cũng cần cứu xét các hiệu quả về việc giới hạn sự phân hóa của nhân loại và mức dung dị cho phép mà vốn là một trong những kỳ diệu của cuộc sống.

Điều đáng lo cụ thể là việc điều chỉnh gen nhằm tạo sinh các trẻ em với các tính năng nâng cao, bất kể là về ý thức hay thể chất. Bất kể sự mất ngang bằng có thể có giữa các cá nhân và các môi trường của họ – như là tài sản, tầng lớp, sức khỏe, và vân vân – thì tất cả chúng ta đều sinh ra với một cơ sở bình đẳng về bản chất con người của mình, với các tiềm năng, ý thức, xúc cảm, và các khả năng thể chất nhất định nào đó, cũng như là bản tính cơ sở – mà thật ra là quyền – để tìm kiếm hạnh phúcvượt qua đau khổ. Biết rằng công nghệ gen hiện còn rất tốn kém, ít nhất là trong tương lai trước mắt, một khi điều kiện cho phép, thì trong một thời gian lâu dài, công nghệ gen chỉ dành cho một thành phần nhỏ trong xã hôi nhân văn, đó là những người giàu có. Do đó xã hội sẽ tự mình chuyển dịch từ một tình huống vốn bất bình đẳng (đó là, những hạng giàu có) sang thành một sự bất bình đẳng về bản chất nhờ trí tuệ, sức mạnh, và các tính năng khác đạt được thông qua việc tạo sinh.

Các phân nhánh của sai biệt này thật sâu xa – trong các cấp độ xã hội, chính trị, và đạo đức. Ở mức xã hội, nó sẽ tăng cường, thậm chí duy trì mãi mãi, sự bất bình đẳng của chúng ta và nó sẽ khiến cho sự đảo lộn của chúng càng khó khăn hơn nhiều. Trong các vấn đề chính trị, nó sẽ phát sinh một thành phần cai trị ưu tú yêu sách về quyền lực được viện dẫn bởi một tài năng bẩm sinh di truyền. Trong mức độ đạo đức, các loại khác biệt dựa trên cơ sở giả bẩm sinh có thể làm hủy hoại nặng các khả năng nhạy cảm đạo đức cơ sở của chúng ta trong mức hiện tại là tất cả các khả năng nhạy cảm này dựa trên một công nhận tương hỗ của sự chia sẻ về nhân bản. Chúng ta không tưởng tượng nổi mức độ mà các thực hành có thể ảnh hưởng đến chính khái niệm về thế nào là nhân loại.

Khi tôi suy nghĩ về các phương thức mới khác nhau của việc điều chỉnh gen di truyền người, tôi không thể giúp gì ngoại trừ cảm thấy là có một điều chi đó thiếu sót sâu sắc trong sự đánh giá của chúng ta về ý nghĩa của nó về tính nhân bản qúy giá. Trong ngôn ngữ mẹ đẻ Tây Tạng của chúng tôi, giá trị của một người không dựa trên trình hiện thể chất, không dựa trên thành tích về trí tuệ hay thể thao điền kinh, mà là dựa trên khả năng bẩm tính và cơ bản của lòng từ bi với tất cả nhân loại. Ngay cả trong ngành y học hiện đại đã chứng tỏ cho thấy tầm vóc quan trọng cốt yếu của tình cảm trìu mến với con người, đặc biệttrong suốt những tuần lễ đầu của sự sống. Năng lực của việc đơn giảnvuốt ve thật quan trọng cho sự phát triển cơ bản của bộ não. Xét về giá trị như là một con người, điều đó hoàn toàn không liên can đến việc một cá nhân có một loại khuyết tật bất kỳ nào đó – chẳng hạn hội chứng Down – hay một sự sắp xếp gen di truyền tạo khả năng phát triển cho một chứng bệnh đặc trưng nào đó như là chứng thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm, chứng động kinh Huntington, hay chứng Alzheimer[4]. Tất cả con người đều bình đẳng về giá trịbình đẳng về tiềm năng của lòng tốt. Việc thẩm định giá trị của một con người dựa trên sự tạo hình của gen di truyền sẽ làm nghèo nàn cho nhân loại, bởi vì có rất nhiều thứ trên con người hơn là số bộ gen di truyền của họ.

Đối với tôi, một trong những hệ quả ấn tượng và phấn khởi nhất của tri thức về hệ gen di truyềnsự thật đáng kinh ngạc rằng các dị biệt trong các bộ gen di truyền của các nhóm người khác nhau trên thế giới thật nhỏ đến mức không có một vai trò quan trọng nào cả. Tôi đã luôn tranh luận rằng sự khác nhau về màu da, ngôn ngữ, tôn giáo, đạo đứcvân vân trong nhân loại thật khônggiá trị gì so với sự đồng nhất về cơ bản của chúng ta. Việc đọc được chuỗi gen di truyền của con người, với tôi, đã cho thấy đây là một cách thức cực kỳ mạnh mẽ. Nó cũng đã giúp tăng cường ý tưởng của tôi về quan hệ họ hàng cơ bản của chúng ta với các loài thú, vốn chia sẻ chung với bộ gen của chúng ta một tỷ lệ rất lớn. Có thể nhận thức được nếu, chúng ta, loài người biết vận dụng kiến thức mới được khám phá về gen của mình một cách khéo léo, thì điều đó có thể giúp bồi dưỡng cho một ý nghĩa to tát hơn về sự tương tự và sự thống nhất trong cấu trúc không chỉ giữa con người với nhau mà cả với toàn thể sự sống. Một tầm nhìn như thế cũng có thể gia cố cho một ý thức về môi trường lành mạnh hơn rất nhiều.

Trong trường hợp về thực phẩm, nếu luận điểm cho rằng chúng ta cần một sửa đổi gen di truyền để giúp nuôi sống dân số thế giới đang tăng trưởnghợp lệ, thì tôi tin là chúng ta không thể đơn giản gạt bỏ ngành công nghệ di truyền này qua một bên. Dù thế, nếu theo như đã được khuyến cáo từ các phê phán về nó, thì luận điểm này chỉ đơn thuần là một bình phong cho các động cơ mà chủ yếu trong đó là thương mại – chẳng hạn như việc sản xuất ra loại thực phẩm mà chỉ nhằm giữ được lâu hơn trên quày hàng, nhằm có thể xuất khẩu dễ dàng hơn từ một phía của thế giới sang phía bên kia, nhằm làm cho chúng trình hiện hấp dẫn hơn và thuận tiện hơn trong việc tiêu thụ, hay như việc tạo ra các loại hạt lúa hay ngũ cốc đã được xử lý công nghệ sao cho không còn tạo ra hạt mầm của chính chúng khiến các nhà nông buộc phải phụ thuộc hoàn toàn vào các công ty kỹ nghệ sinh học về mặt hạt giống – thì rõ ràng là những thực hành như thế phải bị đặt nghi vấn một cách nghiêm túc.

Nhiều người trở nên lo lắng hơn về các hậu quả lâu dài của việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã điều chỉnh gen. Nguyên nhân của khoảng cách rất to lớn giữa cộng đồng khoa học và công chúng có thể một phần là do thiếu sự minh bạch của các công ty phát triển các loại sản phẩm này. Trách nhiệm nên thuộc về nền kỹ nghệ sinh học trong cả việc chứng tỏ rằng không có các hậu quả về lâu về dài cho những người tiêu thụ các sản phẩm mới này và việc chấp nhận một sự minh bạch hoàn toàn về tất cả các liên can khả dĩ mà những cây cỏ như thế có thể gây ra cho môi trường thiên nhiên. Rõ ràng luận điểm cho rằng nếu không có các bằng chứng thuyết phục về sự tai hại của một sản phẩm cụ thể thì không có gì sai sót với nó là luận điểm không thể chấp nhận được.

Điểm bàn ở đây là thực phẩm đã điều chỉnh gen thì không giống các sản phẩm khác, như là xe hơi hay máy tính cầm tay. Bất kể có muốn hay không, thì chúng ta cũng không thể biết được các hậu quả lâu dài của việc sản xuất các sinh thể đã điều chỉnh gen vào trong môi trường rộng lớn hơn. Trong y học, chẳng hạn, loại thuốc thalidomide[5] đã được xem là một loại điều trị xuất sắc cho chứng ốm nghén[6], nhưng các hậu quả lâu dài của nó đến sức khỏe của các bào thai đã không thấy trước được và đã gây nên thảm họa.

Với bước phát triển lớn trong khoa di truyền học hiện đại, việc cấp bách hiện nay là hoàn thiện khả năng của chúng ta trong các lý lẽ về đạo đức sao cho chúng ta được trang bị để nhắm đến các thử thách về đạo lý của tình thế mới này. Chúng ta không thể ngồi đợi đến khi có được một loạt các câu trả lời một cách có hệ thốngChúng ta cần phải đối diện với thực tại về tiềm năng tương lai của chúng ta và xử lý các vấn đề trực tiếp.

Tôi cảm thấy thời gian đã chín mùi cho việc khởi tác về khía cạnh đạo đức của cuộc cách mạng di truyền học trong một phương thức vượt lên trên các quan điểm thuyết lý của các tôn giáo riêng lẻ. Chúng ta phải có khả năng đáp ứng với các thách đố về đạo đức như là các thành viên của cùng một gia đình nhân loại, không phải như là một Phật giáo, một Do-thái giáo, một Ki-tô giáo, một Ấn-độ giáo, một Hồi giáo. Cũng sẽ không đủ để ứng phó với các thử thách đạo đức này nếu chỉ dựa vào các quan điểm lý tưởng chính trị tự do thuần túy thế tục, chẳng hạn như các tự do về cá nhân, về chọn lựa, và bình đẳng. Chúng ta cần thẩm tra các vấn đề này từ lập trường đạo đức toàn cầu có nền móng của sự công nhận về các giá trị nhân bản cơ sở vượt lên trên cả tôn giáo và khoa học.

Sẽ không đầy đủ nếu tiếp thu vị thế mà trách nhiệm xã hội của chúng ta chỉ đơn thuần đi xa hơn về hiểu biết khoa học và về việc nâng cao năng lực công nghệ của chúng ta. Cũng sẽ không đầy đủ để tranh luận rằng điều chúng ta sẽ làm với mớ kiến thứcnăng lực này là có nên dành quyền lựa chọn cho các cá nhân hay không. Nếu luận điểm này có nghĩa là xã hội nói chung không nên can gián vào đường lối của nghiên cứu và sự sáng tạo của công nghệ mới dựa trên nghiên cứu như thế, thì nó sẽ loại ra ngoài một cách có hiệu quả vai trò bất kỳ của các cân nhắc về nhân bản hay đạo đức về mặt điều tiết sự phát triển khoa học. 

Điều thiết yếu, thật ra đó là một trách nhiệm, là việc chúng ta tự nhận thức một cách tỉnh táo thận trọng hơn nhiều về những gì và lý dochúng ta đang phát triển. Nguyên lý cơ bản là càng có các can thiệp sớm hơn trong quá trình nhân quả, thì càng hiệu quả hơn trong việc ngăn chận các hậu quả khôn lường.

Để tuần tự đáp lời cho các thử thách trong hiện tại và tương lai, chúng ta cần một mức độ cao chưa từng thấy của việc nỗ lực tập thể. Một phần của giải phápđảm bảo rằng một lượng to tát hơn của đại chúng nắm được lối tư duy khoa học và một hiểu biết về các phát hiện khoa học then chốt, đặc biệt là những việc có quan hệ mật thiết trực tiếp đến xã hộiđạo đức. Ngành giáo dục cần cung ứng không chỉ việc rèn luyện về các sự kiện thực nghiệm của khoa học mà cả một cách kiểm tra về mối quan hệ giữa khoa học và xã hội nói chung, bao gồm các vấn đề đạo đức nảy sinh bởi các khả năng công nghệ mới. Nền giáo dục khẩn thiết này phải được định hướng từ các nhà khoa học cũng như là người thường, sao cho các nhà khoa học duy trì được một hiểu biết rộng rãi hơn về văn hóa, xã hội và các phân nhánh đạo đức của công việc mà họ đang tiến hành.

Vì rằng các rủi ro cho thế giới thì rất cao nên các quyết định về đường lối nghiên cứu, xử lý thế nào với tri kiến của chúng ta, và những khả năng công nghệ nào nên được phát triển thì không thể giao hết vào trong tay của các nhà khoa học, các mối quan tâm thương mãi, hay các viên chức chính quyền. Rõ ràng ở tầm mức xã hội, chúng ta cần đặt ra các lằn biên giới hạn. Nhưng những cân nhắc này không thể chỉ đến từ một mình các ủy ban nhỏ, bất kể là chúng khả dĩ có uy tín hay chuyên môn đến mức nào. Chúng ta cần sự tham gia của công chúng trên một mức độ cao hơn nhiều, đặc biệt là trong hình thức tranh luận và bàn thảo, dù là qua các phương tiện truyền thông, hội đàm công cộng, hay hành động áp lực của các nhóm thường dân.

Các thử thách ngày nay thật to tát – và sự nguy hiểm của việc lạm dụng công nghệ ở mọi nơi, kéo theo một tiềm năng thảm họa cho toàn thể nhân loại – Điều đó tôi cảm thấy cần có một kim chỉ nam về đạo đức để chúng ta có thể dùng chung mà không sa lầy vào các khác biệt về học thuyết. Một nhân tố mấu chốt là chúng ta cần một tầm nhìn tổng thể và hợp nhất ở mức xã hội nhân văn vốn nhận biết được bản chất liên hệ tương hỗ nền tảng giữa tất cả các sinh thể và môi trường. Một kim chỉ nam như thế phải kế thừa việc bảo tồn tính nhạy cảm của nhân loại và sẽ luôn tùy thuộc vào chúng ta trong việc ghi nhớ các giá trị nền tảng về con người. Chúng ta phải quyết khởi tâm chống lại mỗi khi khoa học – hay bất kỳ hoạt động của con người nào trong vấn đề như vậy – vượt qua làn ranh tự vệ của nhân loại, và chúng ta phải chiến đấu để duy trì sự nhạy cảm mà nếu khác đi thì nó rất dễ bị xói mòn.

Làm thế nào để ta tìm ra kim chỉ nam đạo đức này? Chúng ta phải bắt đầu bằng việc đặt niềm tin vào sự tốt đẹp cơ bản của bản chất con người, và chúng ta cần neo chặt niềm tin đó vào một số nguyên lý về đạo đức phổ dụng và nền tảng. Các nguyên lý này bao gồm một sự công nhận về tính quý giá của cuộc sống, một hiểu biết về nhu cầu của sự cân bằng hài hòa trong thiên nhiên và sự vận dụng của điều này như là một tín vật cho sự định hướng về tư duy và hành động của chúng ta, và – trên hết – là nhu cầu để bảo đảm rằng chúng ta giữ vững lòng từ ái như là động lực chủ chốt cho tất cả nỗ lực của mình và rằng lòng từ ái đó được kết hợp với một nhận thức rõ ràng về tầm nhìn xa rộng hơn, bao gồm cả các hậu quả về lâu về dài. Nhiều người sẽ đồng ý với tôi rằng những giá trị đạo đức này vượt lên trên sự phân rẽ của những người có hay không có tín ngưỡng và là cốt yếu cho phúc lợi của toàn thể nhân loại. Bởi vì thực tại nối kết tương hỗ sâu sắc của thế giới ngày nay, chúng ta cần liên hệ đến các thử tháchchúng ta đối diện như là một gia đình nhân loại duy nhất hơn là như là các thành viên của các quốc gia, các chủng tộc, hay tôn giáo riêng biệt. Nói cách khác, một nguyên lý cần thiếttinh thần về tính thống nhất của toàn thể loài người. Một số người có thể phản đối rằng điều này là không thực tế nhưng liệu chúng ta có được lựa chọn nào khác hay không?

Tôi tin chắc rằng điều đó là có thể được. Sự thật là bất kể sự sống của chúng ta trong hơn nửa thế kỷ của thời đại hạt nhân, chúng ta vẫn chưa tận diệt chính mình là điều đã cho tôi niềm hy vọng lớn lao. Nếu chúng ta quán chiếu sâu xa, thì đó không phải là sự tình cờ, chúng ta sẽ tìm thấy các nguyên lý đạo đức này trong trung tâm của tất cả các truyền thống tinh thần chính.

Trong việc phát triển một hoạch định đạo đức với sự chú trọng đến ngành tân di truyền học, thật vô cùng quan trọng để cấu trúc tư duy của chúng ta trong bối cảnh rộng lớn nhất khả dĩ. Trước tiên chúng ta phải nhớ đến tính mới mẻ của lãnh vực này và các khả năng tân kỳ mà nó cống hiến, cũng như là suy tưởng về sự thấu hiểu ít ỏi của chúng ta về điều mà ta biết đến. Giờ đây chúng ta đã đọc được hoàn toàn bộ gen di truyền của người, nhưng có thể cần đến nhiều thập niên để biết được đầy đủ các chức năng của tất cả các gen riêng lẻ và các mối quan hệ tương hỗ giữa chúng, chưa kể đến các hiệu quả về sự tương tác của chúng đối với môi trường. Chúng ta hiện tập trung quá mức lên tính khả thi của một kỹ thuật đặc biệt, các kết quả trước mắt hay ngắn hạn của nó, và hiệu ứng gì mà nó có thể có đến sự tự do của cá nhân. Tất cả những điều này là các quan tâm hợp lệ, nhưng chúng chưa đủ. Tầm ảnh hưởng của chúng còn quá hẹp, so với chính quan niệm về bản chất con người đang có nguy cơ bị đánh mất. Vì nội hàm có ảnh hưởng thật bao quát của những đổi mới này, chúng ta cần khảo sát tất cả các lãnh vực của sự sinh tồn của con người mà công nghệ gen có thể có liên quan lâu dài đến chúng. Số phận của loài người, và có tất cả sự sống trên hành tinh này, nằm trong tay chúng ta. Đối mặt với ẩn số to tát, chẳng lẽ không tốt hơn khi phạm sai sót do thận trọng thay vì tiến hành làm biến dạng dòng tiến hóa của con người theo chiều hướng gây tổn hại bất khả phục hồi?

Một cách yếu lược, trách nhiệm đạo đức của chúng ta phải bao gồm các nhân tố then chốt sau đây. Thứ nhất, chúng ta phải kiểm tra lại động cơ của mình và bảo đảm rằng nền tảng của nó là lòng từ bi. Thứ nhì, chúng ta phải gắn liền mọi vấn đề bất kỳ với mối quan tâm đến tầm nhìn rộng lớn nhất khả dĩ, bao gồm không chỉ đặt hoàn cảnh của vấn đề vào trong bức tranh hoạt dụng của nhân loại rộng lớn hơn mà còn chú trọng đến cả các hậu quả ngắn hạn và lâu dài. Thứ ba, khi áp dụng lý luận của mình để hướng đến một vấn đề, chúng ta phải cảnh giác để bảo đảm rằng mình duy trì sự trung thực, tự tỉnh thức, và không thiên vị; nếu không thì sự nguy hiểm là chúng ta có thể trở thành nạn nhân của việc tự lừa dối. Thứ tư, đối mặt với bất kỳ thử thách thật sự nào về đạo đức, thì chúng ta phải có trách nhiệm trong một tinh thần khiêm tốn, công nhận không chỉ về các giới hạn về tri kiến của mình (cả trường hợp cá nhân lẫn tập thể) mà còn về khả năng dễ bị tổn hại khiến trở thành lạc lối trong bối cảnh của một thực tại thay đổi chóng vánh như vậy. Cuối cùng, tất cả chúng ta – các khoa học gia và xã hội nói chung – phải nỗ lực đảm bảo rằng trong bất kỳ tiến trình hành động nào, thì chúng ta sẽ ghi tạc trong tâm thức mục tiêu chính về sự phúc lạc của con người như là một tổng thể và của hành tinh mà chúng ta cư trú.

Địa cầu là ngôi nhà duy nhất của chúng ta. Với hiểu biết khoa học hiện tại, thì đây khả dĩ là hành tinh duy nhất có thể hỗ trợ cho sự sống. Một trong những tri kiến mạnh mẽ nhất mà tôi được trải nghiệm là ảnh chụp lần đầu tiên từ không gian của trái đất. Hình ảnh của một hành tinh xanh lam trôi bồng bềnh trong không gian sâu thẳm, tỏa sáng như trăng rằm trong một đêm quang đãng, đã đem đến trong tôi một nhận thức mạnh mẽ rằng tất cả chúng ta quả đều là các thành viên của một gia đình duy nhất cùng sẻ chia chung một mái nhà nhỏ bé. Tôi đã chìm ngập trong cảm xúc thật nực cười về nhiều bất đồng và tranh cãi khác nhau nội trong gia đình nhân loại này. Tôi đã thấy sự vô bổ đến thế nào khi bám chấp một cách ngoan cố vào các dị biệt khiến gây chia rẽ chúng ta. Từ tầm nhìn này một người sẽ cảm thấy tính dễ gãy vỡ và dễ hư hại của hành tinh của chúng ta và sự choán chỗ khiêm tốn của nó trên một quỹ đạo nhỏ bé xếp giữa Kim tinhHỏa tinh trong không gian bao la vô tận. Nếu chúng ta không chăm lo cho ngôi nhà này, thì chúng ta có trách vụ nào khác để lo trên trái đất này nhỉ?



[1] Nhân bản vô tính hay gọn hơn nhân bản trong sinh học là tiến trình để tái tạo các cá thể có cùng một bộ gen di truyền. Tiến trình này có xảy ra trong thiên nhiên đối với các sinh thể như là vi khuẩn, côn trùng hay các thảo mộc tự tái sinh một cách vô tính. Việc nhân bản trong công nghệ sinh học được định nghĩa là các tiến trình được áp dụng để tạo ra các bản sao của các mảng DNA (gọi là nhân bản phân tử), các tế bào (nhân bản tế bào), hay các sinh thể.

Dolly là một con cừu cái gia cầm đánh dấu lần đầu một chúng sinh được nhân bản từ một tế bào thân (somatic) sử dụng tiến trình chuyển nhân tế bào. Con cừu này được nhân bản bởi Ian Wilmut, Keith Campbell và các cộng sự tại Học viện Roslin Institute thuộc Scotland. Nó ra đời vào ngày 5 tháng Bảy 1996 và sống đến 6 tuổi. Điều này chứng minh rằng một tế bào từ một bộ phận có thể tái tạo lại toàn thể cá thể đó.

[2] Dịch từ chữ semi-sentient beings – có nghĩa là các sinh thể thật sự chỉ là một phần của một sinh vật nào đó nhưng không hoàn toàn có đủ các chức năng của một sinh vật sống.

[3] Bệnh loạn dưỡng cơ (Muscular dystrophy) là chứng bệnh rối loạn chức năng một nhóm cơ hay toàn cơ của cơ thể khiến năng lực cơ bắp trở nên yếu kém và bệnh có thể trở nặng theo thời gian.
Chứng máu không đông
(Hemophilia) là chứng bệnh khiến cho bệnh nhân khi bị các vết thương chảy máu thì máu sẽ rất khó hay chậm đông và có thể gây tử vong.
Cả hai chứng bệnh trên được biệt là có liên can đến gen di truyền. “Muscular dystrophy” và “Hemophilia”. Wikipedia. Truy cập 20/01/2010

< http://en.wikipedia.org/wiki/Hemophilia>

<http://en.wikipedia.org/wiki/Muscular_dystrophy>.

[4] Hội chứng Down (Down syndrome) là một loại bệnh rối loạn di truyền do sự hiện diện thừa ra của một phần hay toàn thể của chromosome thứ 21. Bệnh được đặt tên bác sĩ người Anh John Langdon Down, đã mô tả hội chứng này vào năm 1866. Hội chứng Down thường liên hệ đến các khuyết tật về khả năng nhận thức, sự phát triển thể chất cũng như là sự thể hiện đặc biệt trên gương mặt. Bệnh này có thể được phát hiện trong giai đoạn bào thai bằng thử nghiệm amniocentesis. Tỷ lệ bệnh xảy ra vào khoảng 1/800 – 1/1000 mà yếu tố sinh đẻ lúc lớn tuổi (từ 40 trở lên) sẽ có nhiều khả năng xảy ra cho thai nhi hơn.
Chứng động kinh Huntington
là một loại xáo trộn gen di truyền khiến thần kinh bị thoái hóa hiện không thể chữa trị gây ra các hậu quả lên định hướng cơ và các chức năng suy nghĩ, thường thể hiện rõ vào lứa tuổi trung niên. Chứng này gây ra sự dịch chuyển co xoắn cơ bất thường tạo thành động kinh xảy đến cho người Tây Âu nhiều hơn là người Á châu và Phi Châu. Chứng này là do một biến dị lớn lên một trong hai phiên bản của một gen đặc biệtvị trí chromosome thứ tư. 50% cơ hội đứa con sẽ bệnh nếu chỉ một người cha hay mẹ mắc chứng này. Chứng này có thể bắt đầu xảy đến lúc mới sinh hay cho đến tuổi già, nhưng thường xuất hiện nhất là vào lứa 35 hay 44 tuổi.

Bệnh
Alzheimer thường là một loại chứng mất trí nhớ. Nó hiện không chữa được và có tính hủy hoại, gây tử vong được miêu tả lần đầu tiên bởi nhà tâm lý họcthần kinh bệnh học người Đức là Alois Alzheimer vào 1906. Các triệu chứng của nó khiến người ta dễ nhầm lẫn thành một loại bệnh do tuổi già hay một biểu hiện do căng thẳng thần kinh. Vào giai đoạn đầu thì triệu chứngmất trí nhớ. Các chẩn đoán có thể xác nhận bệnh qua các kiểm nghiệm về lượng định về ứng xử và suy nghĩ và máy chụp hình não. Khi căn bệnh phát triển thì triệu chứng sẽ bao gồm rối loạn, quạu quọ và dễ gây gỗ, tính khí bất thường, ngôn ngữ gãy đoạn và mất trí nhớ vĩnh cửuDần dần các chức năng cơ thể bị mất dẫn đến cái chết. Dự đoán tuổi thọ từ khi phát hiện là vào khoảng 7 năm, một số chừng hơn 3% là có thể sống lâu hơn 14 năm.

“Down Syndrome”, “Huntington’s Disease”, và “Alzheimer’s Disease”. Wikipedia. Truy cập 01/01/2010

<http://en.wikipedia.org/wiki/Down_syndrome>

<http://en.wikipedia.org/wiki/Huntington%27s_disease>

<http://en.wikipedia.org/wiki/Alzheimer%27s_disease>.

[5] Thuốc này trước đây được dùng như là một loại an thần, giảm đau. Sau đó, người ta tìm thấy quái thai hay hư thai do dùng nó. Thuốc này đã bị cấm lưu hành. Tuy nhiên do hậu quả tai hại, nó được xem là một trong những thảm kịch y học lớn nhất của thời hiện đại”. Thảm kịch thalidomide dẫn đến các yêu cầu kiểm nghiệm gắt gao hơn đối với các loại dược phẩm trước khi chúng được phép lưu hành. “Thalidomide”. Wikipedia. Truy cập 30/12/2009

<http://en.wikipedia.org/wiki/Thalidomide>

[6] Dịch từ chữ Morning sickness được định nghĩa là chứng nôn mửa hay buồn nôn do việc đậu thai của phụ nữ. Tên y học hay dùng là nausea gravidarum. “Morning sickness”. Wikipedia. Truy cập 30/12/2009

<http://en.wikipedia.org/wiki/Morning_sickness>.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 27787)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20681)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18813)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 34017)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 19422)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 32892)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 33791)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 21231)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 27626)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 21416)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 24407)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 24984)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15749)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15546)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM