Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

33. Nhớ Ngày Đầu Gặp Gỡ

17 Tháng Sáu 201400:03(Xem: 5820)
33. Nhớ Ngày Đầu Gặp Gỡ
Tháng 7 năm 1983, tôi và gia đình bình yên đến được bến bờ tự do, chúng tôi tri ân nước Ý, đã đón nhận gia đình tôi và sớm giúp đỡ chúng tôi hội nhập vào cuộc sống mới, dù gì thì dân Ý vẫn nghèo khi so với các nước láng giềng như Pháp, Đức hay Thụy Sĩ. Chỉ có mỗi một điều, tuy họ nghèo về kinh tế thật nhưng lại rất giàu lòng thương người. Ở đây, không phải “lá lành đùm lá rách“ mà là “lá rách đùm lá nát“ hơn...

 Trong lịch sử vớt người Việt Nam tỵ nạn trên biển đông, ngoài các chiến hạm của Mỹ thì chỉ nước Ý là nước duy nhất trên thế giới đã dùng đến quân đội. Vào năm 1978 chính phủ Ý đã gởi nguyên một hạm đội thuộc hải quân Ý với các chiến hạm STROMBOLI, VITTORIO VENETO, ANDREA DORIA, trên tàu có bịnh viện điều trị, có sân bay cho máy bay trực thăng đi tải thương và kiếm người trên biển cả. Ngày nay tên của những chiến thuyền này đã in sâu vào tâm khảm của những thuyền nhân tại Ý. Đây chính là điều làm gia đình chúng tôi quyết định chọn nơi này làm quê hương. Như các người tỵ nạn khác, chúng tôi cũng có một bà mẹ đỡ đầu, bà Maria, bà đã tận tình giúp đỡ gia đình chúng tôi trong giai đoạn khởi đầu khó khăn, với lòng tin mãnh liệt vào Đấng Kitô, bà tin tưởng là không có việc gì bà xin mà không được, việc khó nhất, theo bà, là đã đưa được gia đình chúng tôi sang định cư tại Ý.

 Năm 1998, mẹ vợ của tôi qua đời tại California, sau khi đi Mỹ thọ tang bà cụ, nhà tôi trở về với niềm cô đơn về tinh thần cực lớn. Chúng tôi phát hiện ra ở bên kia bờ đại dương, những người cùng hoàn cảnh như chúng tôi không những có một cuộc sống thoải mái hơn về kinh tế mà họ còn may mắn có được các vị Tăng Ni chăm lo về đời sống tâm linh. Đây là điều mà chúng tôi rất cần. Bà Maria cùng những người bạn Ý tốt bụng nhưng không thể nào cho chúng tôi điều này được!!! Họ giúp đỡ chúng tôi và rất mong muốn chúng tôi chỉ sau một thời gian ngắn sẽ biến thành người Ý như họ, đây là sự hội nhập mà họ đang mong đợi. Việc thỉnh một Thầy qua giảng pháp cho Phật tử tại Ý cũng đã là quá khó khăn rồi, Thầy Minh Tâm (HT Khánh Anh) có qua một vài lần vào cuối thập niên 70 và đầu năm 80 nhưng sau đó Thầy không qua nữa vì Thầy quá bề bộn Phật sự tại các nơi khác và ở Ý không qui tụ được Phật tử. Thầy Nhất Hạnh, nổi tiếng tại Ý qua các kinh sách chuyển dịch sang Ý ngữ, nhưng Thầy chỉ sang miền nam Ý để dạy thiền cho thiền sinh người Ý. Như vậy việc lập một ngôi chùa Việt trên xứ Ý rất khó khăn như trồng cây hoa sen trên cánh đồng tuyết trắng vậy.

 Vào tháng 6 năm 1999, năm đó tại Padova mùa hè đến hơi sớm, nhiệt độ nóng đến 35 °C, theo lời mời của anh chị Hoàng Hoa (anh là nhạc sĩ Nguyễn Hoàng, chị là ca sĩ kiêm nhạc sĩ Hoàng Hoa) chúng tôi đến một ngôi chùa Phật giáo Tây Tạng. Hôm đó lần đầu tiên tôi được gặp gỡ Thượng Tọa Thích Như Điển. Dưới bóng cây, trong khuôn viên chùa Tây Tạng ở Villorba, Treviso, người ta kê một cái bàn, và Thầy đang giảng pháp, sau lưng Thầy là một lá cờ vàng thật lớn. Thầy giảng về Phật pháp, bắt đầu từ những khái niệm đơn giản nhất, và với tôi vậy là đủ. Tôi không mong đợi Thầy sẽ nói về chính trị, nhưng câu nói ngày hôm ấy của Thầy với những bà con trong các hội đoàn chính trị hiện diện hôm đó: ”Quý vị nên tu một chút, như vậy sau này, về nước có làm lớn, thì người dân sẽ đỡ cực“ đã đánh động con tim tha hương của tôi, tôi cảm nhận ngay ở giây phút này: Thầy là người sẽ mang đến cho chúng tôi những gì mà chúng tôi đang thiếu thốn, ở một xứ mà Thiên Chúa giáoquốc giáo.

 Lúc này ở Ý chưa có Hội Phật Tử, và chỉ có bà con người Việt đến nghe pháp nên Thầy giảng bằng tiếng Việt. Khi một Phật tử xin ý kiến của Thầy về việc lập một ngôi chùa tại Ý thì thầy đã khuyên: Trước khi xây một ngôi chùa trên mặt đất thì quý vị phải xây cho mình một ngôi chùa trong tâm linh trước. Lời dặn đó, sau này được dùng làm kim chỉ nam cho việc kiến tạo ngôi già lam tại Ý.

 

Thầy (trên cao) cùng với Phật tử trước NPĐ Viên Ý, 2002

 

 Trong lần hội ngộ hôm đó, Hội Phật Tử Việt Nam tại Ý được thành lập và sau đó Niệm Phật Đường Viên Ý (được thầy đặt tên với nghĩa là “Ý nguyện đã được viên mãn“) cũng bắt đầu hoạt động vào tháng 9 trong năm. Thầy đã hứa, mỗi năm Thầy sẽ sang Viên Ý một lần, nhưng vì Phật sự quá bề bộn hoặc gặp trở ngại hoặc Ban Chấp Hành Hội không giải quyết được nên có năm Thầy phải qua 2 hoặc 3 lần, cho đến khi công việc Phật sự tại Ý đi vào nề nếp. Khi bắt đầu lập Hội, có một số vị trong Ban Chấp Hành Hội nhìn đâu cũng thấy đầy chướng duyên, nên sinh ra nản lòng, nhưng thầy đã khuyên: ”Quý vị cứ bắt đầu, bởi vì có bắt đầu thì sẽ có hanh thông“. Một lần đi hành hương về chùa tổ Viên Giác, được dịp trao đổi với Phật tử Đức, các vị ấy cho biết phải cẩn thận vì Thầy rất hay la. Nhưng đến nay, sau 15 năm gần gũi, làm việc chung với thầy, chúng tôi chưa thấy thầy la lần nào (có người cho là Thầy thương Phật tử Ý sanh sau đẻ muộn nên không nỡ la rầy). Chỉ có một lần, đầu năm 2000 sau 12 giờ 30 Thầy than phiền là nước Ý không có đồng hồ hay sao mà Ban Trai Soạn dọn cơm quá trễ, làm chương trình buổi chiều bị thiếu giờ…. Đúng giờ, vâng đúng giờ là thói quen của Thầy. Để khỏi phải bắt Thầy chờ đợi nên mỗi khi Thầy qua Ý chúng tôi điều chỉnh đồng hồ cho chạy sớm hơn 10 phút (cho chắc ăn) và việc này dĩ nhiên cũng bị Thầy phát hiện ra liền, sau khi nhìn đồng hồ Thầy nói với tôi: “Cứ thong thả, đồng hồ nhà anh chạy sớm hơn 10 phút”.

 Và cứ như vậy, hết lần gặp này đến lần gặp khác, từ những lần gặp gỡ đó tôi từ từ khám phá ra ở Thầy nhiều điều mới lạ. Trước hết, sau thói quen rất đúng giờ, Thầy là một nhà văn, một nhà báo, một thi sĩ, và mới đây cuốn tiểu thuyết “Chuyện tình của Liên Hoa Hòa Thượng“ đã được trình diễn qua nghệ thuật sân khấu cải lương… Nhưng điều làm tôi phục nhất là khả năng giải quyết các vấn đề khó khăn của Thầy. Trong quá khứ, lúc nước Ý chưa có Thầy trụ trì, có những việc mà chúng tôi 5 người họp mà không biết giải quyết cách nào, thì chỉ cần điện thoại cho Thầy là mọi việc thấy rõ ràng, giải quyết xong ngay.

 Tôi không được may mắn gần gũi Thầy nhiều, nhưng qua các tác phẩm của Thầy tôi cũng học được rất nhiều điều bổ ích. Lòng biết ơnđặc điểm nổi bậc. Qua các tác phẩm này lòng biết ơn của Thầy với các bậc sinh thành cho thấy Thầy là một người con hiếu thảo. Sự kính trọng và lòng tri ân với Sư Phụ của Thầy chứng tỏ Thầy là một đệ tử trung thành, cũng như sự nhớ ơn các Chư Tăng cùng các bạn bè đã giúp đỡ cho thầy trong giai đoạn khó khăn thuở ban đầu mà Thầy luôn luôn ghi nhớ đã nhắc nhở cho tôi cái câu “uống nước phải nhớ lấy nguồn”, hay “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, mặc dù ngày nay chúng ta đang ở thế kỷ kim tiền, không ít người khi đã “qua cầu thì rút ván” cho khỏe thân….

 Ngày nay, ngôi già lam của chúng tôi đã tròn 10 tuổi. 15 năm đã qua đi kể từ hôm gặp Thầy lần đầu, dạo này, nhiều người Ý đến chùa, có khi Thầy phải giảng bằng tiếng Anh, có khi thầy giảng bằng tiếng Việt và tôi có bổn phận chuyển sang Ý ngữ. Mấy năm sau này tôi thấy mình càng ngày càng gặp khó khăn hơn trong công việc dịch thuật này, không biết vì mình bắt đầu già đi nên khả năng Ý ngữ bắt đầu suy giảm, hay là vì Phật tử Ý nay đã có trình độ Phật học cao nên Thầy giảng mỗi ngày một khó hơn, dù biết rằng ai cũng phải qua giai đoạn lão hóa nhưng mong rằng điều sau đúng hơn điều trước thì vẫn tốt hơn.

 Để kết thúc bài viết này, xin ghi lại câu nói của Giáo sư Nguyễn Văn Hai (Cựu phó Viện trưởng Viện Đại Học Huế) qua điện đàm với tôi vào năm 1999: ...” Đến hơn 70 tuổi, cậu mới đến được với Phật pháp, mà cháu ở tuổi 48 đã gặp được Thượng Tọa Như Điển thì thật là một điều may mắn lớn cho cháu…”. Tôi xin dừng bút ở đây, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Thầy xuất gia, xin mượn những dòng chữ đơn giản này kính gửi đến Thầy tấm lòng thành kính tri ân, và xin cám ơn anh chị Hoàng Hoa, nhờ anh chị tôi mới gặp được một vì Thầy tuyệt vời như vậy...

Thiện Nguyện Bảo Chí – Italia

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26686)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20026)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18214)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32909)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18826)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31712)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32615)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20180)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26403)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20382)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23828)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23980)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15161)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15057)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant