Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lòng Từ Bi bao quát

23 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 7574)
Lòng Từ Bi bao quát


ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN HẠNH PHÚC 
Bản gốc tiếng Anh: The compassion life - NXB: Wisdom Publications, Boston, 2001.
Bản tiếng Pháp: Les voies spirituelles du Bonheur - NXB: Presses du Châtelet, Paris, 2002
Hoang Phong Việt dịch

3
Lòng Từ Bi bao quát

Tôi tin rằng trong bất cứ một cấp bậc xã hội nào – gia đình, quốc gia hay quốc tế –, chìa khoá của một thế giới hạnh phúc và hài hoà đều liên hệ đến việc thực thi lòng từ bi. Không cần phải gia nhập một tôn giáo nào, cũng không cần phải tôn thờ một hệ tư tưởng đặc biệt nào cả, chỉ cần mỗi cá nhân trong chúng ta biết phát huy những phẩm tính con người. Theo quan điểm của tôi, trau dồi hạnh phúc cá nhân có thể góp phần một cách sâu xa và hữu hiệu để biến cải chung cho cả tập thể nhân loại

Tất cả chúng ta đều cần đến tình thương, hiểu được điều ấy sẽ giúp ta nhận thấy bất cứ ai ta gặp được dù trong hoàn cảnh nào cũng đều là anh em hay chị em với ta. Dù đấy chỉ là một người mà ta mới gặp lần đầu cũng thế, ngoài quần áo đang mặc trên người và tính tình ra, thì chẳng có một sự khác biệt thật sự nào giữa họ và ta. Vì thế thật hết sức phi lý khi dừng lại trên những khác biệt bên ngoài, trong lúc bản thể của mỗi người trong chúng ta đều như nhau.

Những lợi ích khi biết vượt lên trên sự phân biệt nông cạn đó sẽ càng nổi bật hơn khi ta biết nhìn vào vị trí của ta một cách bao quát hơn trong lãnh vực của hành tinh này. Nhân loại chỉ có một, và hành tinh nhỏ bé này là nơi trú ngụ duy nhất của nhân loại. Để có thể bảo vệ môi trường chung, mỗi người trong chúng ta cần phải cảm thấy sức mạnh của tình yêu thương hướng đến kẻ khác và lòng từ bi toàn cầu. Chỉ có thứ xúc cảm duy nhất đó mới có thể xoá bỏ những quyền lợi ích kỷ kích động con người lường gạt nhau và khai thác lẫn nhau. Một quả tim mở rộngthành thật đương nhiên sẽ giúp cho ta tự tin vào những khả năng của ta, và ta sẽ không còn e sợ kẻ khác nữa.

Sự cần thiết phải có một không khí cởi mở và hợp tác trên bình diện quốc tế ngày càng khẩn cấp. Vào thời đại của chúng ta, kinh tế không còn giới hạn trong lảnh vực gia đình và kể cả trên bình diện quốc gia. Từng thành phần quốc gia cho đến toàn thể một lục địa đều lệ thuộc chặt chẽ với nhau. Vì thế, nếu muốn phát triển kinh tế của mình, mỗi quốc gia phải quan tâm đến kinh tế của các nước khác. Dù sao đi nữa khi chung cuộc, kinh thế của các nước khác cũng sẽ gây tác động đến chính quốc gia của mình. Để có thể đối đầu với những tình thế đột phát trong thế giới tân tiến ngày nay, bắt buộc ta phải chấp nhận một sự biến cải từ cội rễ cách suy nghĩ và những phản ứng quen thuộc của ta. Càng ngày ta càng thấy rõ hơn là một nền kinh tế muốn tồn tại phải dựa vào trách nhiệm toàn cầu, đúng với ý nghĩa trung thực của nó. Có lẽ chúng ta đều đồng ý với nhau về những điều trên đây, có đúng thế hay chăng ? Đấy không phải đơn thuần là một lý tưởng tôn giáo mang tính cách thiêng liêng hay đạo đức, nhưng đó là thực trạng hiện nay về sự hiện hữu của nhân loại.

Khi biết suy nghĩ sâu xa ta sẽ nhận thấy bất cứ nơi nào trên thế giới này cũng đều cần đến thật nhiều từ bilòng nhân ái. Điều ấy càng nổi bật hơn nữa khi nhìn vào tình trạng kinh tế và an sinh trên toàn thế giới, hoặc nhìn vào sự tương quan về các biến cố chính trị và quân sự hiện nay. Ngoài vô số khủng hoảng về xã hội và chính trị, thế giới này còn gánh chịu những chu kỳ thiên tai ngày càng nặng nề. Chúng ta đều chứng kiến trên hành tinh này mỗi năm lại xảy ra càng nhiều những xáo trộn trầm trọng về khí hậu, kéo theo những hậu quả nặng nề về môi sinh. : mưa lũ gây ra ngập lụt trong một số quốc gia ; trong khi các quốc gia khác lại thiếu mưa, gây ra hạn hán và hủy hoại mùa màng. Nhưng cũng may, khắp nơi trên thế giới ngươờ ta đã bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của môi sinh. Ta phải hiểu rằng việc bảo vệ môi sinh liên hệ trực tiếp đến sự sống còn của nhận loại. Với tư cách con người, ta phải tập kính trọng tất cả những thành phần trong gia đình nhân loại, từ người láng giềng cho đến bạn bè,... Từ bi, thương yêu, vị tha và và tình thân hữu không những chỉ là chìa khoá giúp sự nẩy nở của con người, mà còn góp phần để bảo vệ sự tồn vong của hành tinh này.

Sự thành công hay thất bại của nhân loại trong tương lai tùy thuộc trước hết vào ý chíquyết tâm của thế hệ hôm nay. Nếu chính chúng ta không biết xử dụng ý chí và trí thông minh của chính mình, thì chẳng còn ai khác hơn nữa đứng ra bảo đảm tương lai cho thế hệ về sau. Đó là sự thật không tránh né được. Chúng ta không thể nào đổ hết lỗi lầm lên những nhà chính trị hay những người trực tiếp chịu trách nhiệm về các biến cố xảy ra ; chúng ta phải nhận lảnh một phần trách nhiệm cá nhân. Chỉ khi nào mỗi người đều biết ý thức bổn phận cá nhân của mình thì khi đó hành động mới xảy được. Lên tiếngphản đối không đủ. Thay đổi thực sự phải xuất phát từ bên trong, từ mỗi cá nhân, sau đó từng cá nhân sẽ cố gắng góp phần vào sự an vui của cả nhân loại. Nhân ái không phải chỉ là lý tưởng tôn giáo ; đó là nhu cầu không thể thiếu sót của toàn thể nhân loại.

Lịch sử đã chứng minh cho thấy sức mạnh của con tim có thể góp phần để thực hiện những công trình dân luật, những hoạt động xã hội, giúp giải thoát con người trên phương diện chính trị lẫn tôn giáo. Những nghĩa cửđộng cơ thúc đẩy chân thật không phải là của riêng của tôn giáo : những thứ ấy nằm trong tầm tay của tất cả mọi người, đó là sự chăm lo cho kẻ khác, cho những người chung quanh, cho kẻ nghèo khóthiếu thốn. Tóm lại, những phẩm tính ấy phát xuất từ sự âu lo và mối quan tâm sâu xa về sự an vui của kẻ khác. Nhiều công trình thúc đẩy bởi lòng nhân ái như vừa kể đã đi vào lịch sử như những công trình hữu ích góp phần tích cực trong việc phục vụ cho nhân loại. Ngày hôm nay, khi nghĩ đến những công trình lịch sử ấy, ta sẽ cảm thấy trong lòng tràn ngập hân hoanhạnh phúc, dù cho chúng đã thuộc vào quá khứ và chỉ còn lưu lại những kỷ niệm mà thôi. Khi nhớ đến một người nào đó đã từng thực hiện được một nghĩa cử cao cả, ta cảm thấy kính mến họ vô cùng. Nhưng cũng đừng quên là ngay trong thế hệ của chúng ta, vẫn có những tấm gương đáng cho ta ngưỡng mộ.

Nhất định, lịch sữ cũng tràn ngập những kẻ vi phạm vào những hành hành vi hung bạo tệ hại nhất : chém giết và tra tấn đồng loại, tạo ra cảnh đày đọa và những nỗi thống khổ không thể tả cho vô số con người. Những thảm trạng đó phản ảnh khía cạnh tối tăm của gia tài nhân loại. Những thứ đó chỉ có thể bộc phát từ hận thù, hung dữ, ganh ghét và sự tàn nhẫn thúc đẩy bởi lợi lộc. Thực ra, lịch sử thế giới là những gì tượng trưng cho trí nhớ tập thể, ghi chép lại những hậu quả phát sinh từ những chủ tâm mang tính cách tiêu cực hay tích cực của con người. Tôi nghĩ rằng những điều trình bày trên đây đã đủ minh bạch. Khi nhìn vào lịch sử, ta sẽ nhận ra rằng nếu muốn đem đến một tương lai tốt đẹphạnh phúc hơn, ta phải quan sát chính tâm thức ta đang trong lúc này và tự đặt câu hỏi xem một thể dạng tâm thức như thế sẽ đem đến cho ta một cuộc sống ra sao trong tương lai. Không nên khinh thường tác động ngấm ngầm của những thái độ tiêu cực.

Từ bigiải pháp hoá giải sự xung đột

Vì chủ trương toàn cầu hoá, nên sự hợp tác trở nên thật hệ trọng, nhất là trong các lãnh vực kinh tế và giáo dục. Phong trào thống nhất Âu châu đã giới hạn ảnh hưởng của quan niệm cho rằng những dị biệt giữa các quốc gia là những gì không thể giải quyết được. Tôi cho điều ấy hết sức tuyệt vờiđúng lúc. Tuy nhiên, sự hợp tác chặt chẽ như vừa kể giữa các quốc gia không phải do lòng từ bi hay đức tin tôn giáo áp đặt, mà chỉ đơn giản phát xuất từ nhu cầu. Xu hướng nghiêng về một thứ lương tâm tập thể ngày càng phát hiện rõ rệt hơn trong thế giới ngày nay, và dưới áp lực của các biến cố xảy ra, sự tương quan chặt chẽ kéo mọi người đến gần với nhau đã trở thành một yếu tố không thể thiếu sót cho sự tồn vong của tất cả chúng ta. Khái niệm về trách nhiệm toàn cầu dựa trên lòng từ bi và tình huynh đệ cũng vậy, có phải đấy là những gì hết sức khẩn thiết hay chăng ? Thế giới này là một sân khấu phơi bày những xung đột mang tính cách ý thức hệ, tôn giáo và cả trong lãnh vực gia đình. Xung đột dựa vào sự kiện người này thích điều này nhưng người bên cạnh lại thích thứ kia. Nhưng nếu ta thử tìm kiếm nguyên nhân sinh ra vô số những xung đột, thì ta cũng sẽ thấy có vô số nguyên nhân, và hầu hết những nguyên nhân ấy lại nằm nội tâm của mỗi con người chúng ta.

Nếu muốn tìm hiểu nguồn gốc của những nguyên nhân gây ra xung đột, thì hãy nên xét đoán khả năng hợp tác của ta đem đến sự hài hoà trước đạ. Tất cả mọi nguyên nhân đều tương đối. Nếu có vô số mầm móng gây ra xung đột, thì cũng có vô số mầm móng giúp cho sự hợp tác và hài hoà. Đã đến lúc phải quan tâm nhiều hơn nữa đến sự hợp nhất. Về điểm này, cần phải kêu gọi đến tình thương yêu giữa con người và sự phân tích kiên nhẫn dựa vào lòng từ bi.

Các quan điểm thuộc về ý thức hệ hoặc về tôn giáo của ta có thể không giống với kẻ khác. Nhưng nếu ta biết kính trọng quyền của kẻ khác và biết bày tỏ lòng từ bi của ta đối với họ một cách chân thật, thì những quan điểm giữa ta và họ dù không giống nhau cũng chẳng hề gì. Đấy chỉ là những điều thứ yếu. Nếu như họ tự tin vào quan điểm của chính họ và rút tỉa được lợi ích, thì đấy là hoàn toàn trong quyền hạn của họ. Ta phải biết kính trọngchấp nhận trường hợp có thể có những quan điểm không giống nhau trong cuộc sống. Trong lãnh vực kinh tế cũng vậy, những kẻ cạnh tranh với ta cũng cần phải thu hoạch lợi nhuận trên thi trường, vì họ cũng như ta, tất cả đều muốn sống còn. Khi biết nhờ vào lòng từ bi, tầm nhìn của ta cũng theo đó mà mở rộng, tôi nghĩ rằng sự sống nói chung cũng vì thế mà trở nên dễ dàng hơn. Vậy trong trường hợp này, chìa khoá vẫn là lòng từ bi.

Giải trừ vũ khí

Trên một quan điểm nào đó, tình trạng toàn cầu có phần nào cải thiện. Chiến tranh lạnh giữa hai khối Xô viết và Hoa kỳ đã chấm dứt, giờ đây thay vì đi tìm những kẻ thù mới, tốt hơn chúng ta nên nghĩ đến việc giải trừ chiến tranh trên hành tinh này, hay ít ra cũng nên suy tư về một ý niệm nào đó trong việc giải trừ vũ khí, và ngồi lại với nhau để thương thảo một cách nghiêm túc. Tôi vẫn luôn luôn nhắc nhở những người bạn Mỹ của tôi : « Sức mạnh của các bạn không phải là do các thứ vũ khí hạch nhân, mà phát xuất từ những tư tưởng vĩ đại của tổ tiên các bạn trong lãnh vực tự dodân chủ ».

Trong dịp tôi đến Hoa kỳ vào năm 1991, tôi có gặp cựu tổng thống George Bush. Vào thời kỳ đó, chúng tôi có bàn thảo với nhau rất nhiều về trật tự thế giới và tôi có nói với ông ta như sau : « Một trật tự mới trên thế giới thấm đượm từ bi sẽ là một thứ trật tự tuyệt vời. Nhưng trái lại, tôi không thể hình dung được bất cứ một thứ gì lợi ích trong một trật tự mới cho thế giới này khi mà lòng từ bi không có ». 

Tôi nghĩ đã đến lúc cần phải giải trừ vũ khí và phải nêu lên việc này. Sự đổ vỡ của cựu Liên bang Xô viết đã mở ra một con đường đưa đến đến việc giải trừ vũ khí và lần đầu tiên đã cho thấy các khí giới hạch nhân được ngưng sản xuất. Theo tôi, mục đích của chúng tagiải phóng cho thế giới này – tức hành tinh nhỏ bé của chúng tatránh khỏi bàn tay chi phối của vũ khí. Điều đó không có nghĩa là loại trừ tất cả vũ khí. Cần phải giữ lại một số tối thiểu, vì trong số chúng ta lúc nào cũng có những nhóm người mang ý đồ tăm tối. Nếu muốn cẩn thận và tránh rủi ro, chúng ta có thể thành lập một đạo quân cảnh sát quốc tế với sự chỉ huy địa phương, dù cho đạo quân ấy không bắt buộc trực thuộc vào một chính quyền nào cả, nhưng phải đặt dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp Quốc, hoặc bất cứ một tổ chức quốc tế nào khác. Làm được như vậy, sẽ không còn một nước nào có vũ khí trong tay, những xung đột vũ trang giữa các quốc gia có thể tránh được, và cũng sẽ không còn nội chiến.

Buồn thay, chiến tranh vẫn còn chiếm giữ một vị thế lớn lao trong lịch sử con người. Tôi nghĩ rằng đã đến thời điểm cần phải thay đổi quan niệm về sự can thiệp. Đối với một số người, chiến tranh có nghĩa là vinh quang và cũng là một phương cách để tạo ra các vị anh hùng. Quan niệm chiến tranh như thế là một sự lệch lạc. Gần đây, trong một cuộc phỏng vấn, một nhà báo có nêu lên với tôi như sau : « Những người Tây phương rất sợ chết ; hình như những người Á châu ít e sợ hơn nhiều ». 

Tôi đã trả lời nữa thật nữa đùa như sau : « Tôi nhận thấy quan điểm của người Tây phương đặt một tầm quan trọng quá lớn vào chiến tranh và sức mạnh quân sự. Nhưng một khi đã đề cập đến « chiến tranh » tức là đã nói đến « cái chết » – không phải những cái chết tự nhiên, mà là những cái chết bằng khí giới. Theo tôi, những người Tây phương thích chiến tranh đến độ mà chính họ trở thành những người không sợ chết. Đối với những người Á châu nói chung, và những người Tây tạng nói riêng, thì ý nghĩ về bổn phận phải đánh nhau là một thứ gì không thể chấp nhận được ; chúng tôi không thể nào hình dung nổi chiến tranh, bởi vì chiến tranh sẽ chắc chắn đem đến thảm họa, chết chóc, những vết thương đau đớn và những cảnh cơ hàn. Trong tâm thức chúng tôi, ý niệm về chiến tranh mang tính cách vô cùng tiêu cực. Điều đó chứng minh cho thấy chúng tôi đây, chúng tôi sợ chết hơn quý vị nhiều ».

Tiếc thay, vì một số lý do nào đó, nhiều người vẫn duy trì những ý nghĩ sai lầm về vấn đề chiến tranh. Những ý niệm đó tượng trưng cho một mối nguy hiểm ngày càng trở nên trầm trọng hơn cho cả cộng đồng thế giới, vì thế chúng ta cần phải nghĩ đến việc giải trừ khí giới một cách nghiêm túc. Tôi cảm nhận được điều ấy trong lúc đang xảy ra chiến tranh vùng Vịnh và cả thời gian sau đó. Nhất định, không có ai lại không bất mãn với Saddam Hussein vì ông ta đã phạm vào quá nhiều sai lầm và đã hành động một cách hết sứctai hại. Quả đúng như thế, nhưng khi đã biết Saddam Hussein là một con người độc tài, thì cũng sẽ hiểu rằng một con người độc tài đương nhiên là một kẻ gây ra tai hại. Tuy nhiên, nếu khôngsức mạnh quân sự và không có khí giới, làm thế nào ông ta có thể đóng vai trò của một kẻ độc tài. Ai giúp khí giới cho ông ta ? Chính là một số quốc gia Tây phương, các quốc gia ấy không hề quan tâm đến hậu quả sẽ xảy ra. Những con buôn khí giới cũng phải nhận lảnh một phần trách nhiệm trong đó.

Chỉ biết nghĩ đến tiền bạc và lợi lộc do việc buôn bán khí giới đem đến quả thật là những ý nghĩ vô cùng khủng khiếp. Tôi có gặp một phụ nữ người Pháp đã từng sống nhiều năm ở Beyrouth. Bà hết sức đau buồn kể rằng bà đã thấy tận mắt nhiều người trong túi nhét đầy khí giới đứng bán trong một khu phố, và đồng thời mỗi ngày lại có những kẻ vô tội bị thảm sát trong một khu phố khác bằng những thứ vũ khí ấy. Song song với những thảm trạng đó, phía bên kia của địa cầu, một số người tận hưởng một một cách phè phởn trên số tiền lợi nhuận do việc buộn bán vũ khí đem đến, trong lúc những kẻ vô tội phải chịu chết bằng những vũ khí tối tân ở những nơi khác. Vậy biện pháp trước tiên phải đem ra thực hiệnchấm dứt việc buôn bán vũ khí. Thỉnh thoảng tôi vẫn chế nhạo các bạn hữu Thụy điển của tôi như sau : « Các bạn là một dân tộc tuyệt vời ! Trong cuộc chiến tranh thế giới vừa qua, các bạn giữ thế trung lập và các bạn luôn luôn chủ trương nhân quyền và hoà bình trên thế giới. Thật hết sức cao đẹp ! Nhưng này hãy cẩn thận đấy, các bạn vẫn cứ tiếp tục bán khí giới cho kẻ khác. Các bạn không thấy điều ấy có vẻ hơi đạo đức giả một tí hay sao ? »

Trong khi xảy ra chiến tranh vùng Vịnh, tôi tự hứa rằng tôi sẽ góp sức để phổ biến những ý niệm về sự giải trừ vũ khi cho đến cái ngày cuối cùng của cuộc đời tôi. Tôi quyết định trong tương lai, quê hương Tây tạng của tôi sẽ là một vùng hoàn toàn phi quân sự. Và để chuẩn bị cho một vùng phi quân sự, yếu tố chính yếu nhất vẫn là lòng từ bi của con người.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14301)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14561)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11840)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14356)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13269)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14633)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12640)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25228)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27862)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26338)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17226)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16523)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15913)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22129)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17128)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24896)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21950)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19057)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16167)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21720)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16779)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14664)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16698)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25026)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18769)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21196)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14773)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14371)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16611)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18011)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12917)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14939)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12699)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13884)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14598)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28013)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27174)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14346)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20945)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14667)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24173)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28670)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14732)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13283)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16443)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27227)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12018)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16074)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21475)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12375)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant