Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

4. Sức mạnh của lòng từ

04 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 5684)
4. Sức mạnh của lòng từ

SỨC MẠNH CỦA LÒNG TỪ

(The Power of Compassion)
Nguyên tác: His Holiness Dalai Lama - Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng soạn dịch
Nhà xuất bản Quảng Đức 2007
4
SỨC MẠNH CỦA LÒNG TỪ

Bài do Michael Toms phỏng vấn Đức Đức Đạt Lai Lạt Ma

Lời dẫn: Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Tenzin Gytso, một dòng các vị quốc trưởng Phật Giáo hóa thân của Tây Tạng, có từ thế kỷ thứ 14, là một nhà lãnh đạo tinh thần hiện đại, người đã biểu lộ ý thức và sự quan tâm sâu xa đến những vấn đề xã hội ngày nay. Sinh ra trong một gia đình nông dân, vào năm lên hai tuổi, ngài được công nhậnhóa thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, vốn là vị tiền nhiệm của ngài, theo truyền thống Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma được xem là nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáotâm linh của nhân dân Tây Tạng.(Hình bên: Michael Toms, người thực hiện cuộc phỏng vấn này) 

blank

Không giống các vị tiền nhiệm của mình, ngài đã đi nhiều nơi ở thế giới Tây Phương, gặp các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng như thế tục ở Tây Úc, Bắc Mỹ, Liên Xô và Á Châu. Trong những chuyến du hành ở các nước, ngài đã mạnh mẽ vận động sự hiểu biếttôn trọng lẫn nhau giữa các tôn giáo. Ngài đã tham dự vô số lần những buổi hội nghị liên tôn, chia sẻ thông điệp về bổn phận toàn cầu, tình yêu và lòng từ bi.

Từ chuyến viếng thăm Tây Phương lần đầu tiên, tiếng tăm của ngài như một học giả và một sứ giả của hòa bình đã gia tăng đều đặn. Các đại học và học viện Tây Phương đã trao tặng ngài nhiều giải thưởng hòa bình và bằng tiến sĩ danh dự khi công nhận những cuốn sách xuất sắc và triết lý Phật Giáo của ngài, cũng như sự lãnh đạo của ngài trong việc phụng sự cho lý tưởng tự do và hòa bình.

Vào ngày 5 tháng mười năm 1989, ngài được trao giải Nobel về hòa bình. Ủy ban Nobel tuyên bố “Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kiên định chống lại việc dùng võ lực. Ngài ủng hộ giải pháp không bạo động trên sự khoan dungtôn trọng lẫn nhau”. Đối với người Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Mahiện thân tín ngưỡng của họ, là biểu tượngtính cách quốc gia của họ, và là niềm hy vọng dành lại nền độc lập tự do của họ. Đối với thế giới, ngài là người được ủng hộkính trọng một cách thành tâmlòng từ bi, công lý và hòa bình thế giới của ngài.

Trước khi nhận giải Nobel hòa bình ít lâu, ngài đến thăm Trung Mỹ và Costa Rica lần đầu tiên và tham dự cuộc hội nghị liên tôn quan trọng lần đầu tiên được tổ chức ở Trung Mỹ. Tại hội nghị “Tìm ý nghĩa đích thực của hòa bình”, Ngài là một diễn giả chính cùng với Tổng Thống Oscar Aricas của Costa Rica, người cũng được tặng giải thưởng Nobel hòa bình. Trong hội nghị này Michael Toms (Sáng lập viên và giám đốc New Dimension Radio ở California, USA) đã phỏng vấn ngài tại một nữ tu viện Ky Tô Giáo, nơi ngài lưu trú, ngoại ô thủ đô San Jose, Costa Rica.

Michael Toms: Ngài có cảm tưởng gì về Costa Rica?

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Tôi thấy đất nước này rất đẹp. Người dân ở đây có vẻ không vội vã như ở New York và những nơi khác. Quốc gia này không có lực lượng quân sự, không sản xuất vũ khí. Tôi nghĩ rằng những điều này rất quan trọng, vì mọi người ở đây có đủ tư cách để nói về hòa bình, giải trừ quân bị, cố gắng giảm sản xuất vũ khí và ngừng thi đua võ trang. Tôi thực sự cảm phục vì họ đã có đường lối này từ thập niên bốn mươi. Lúc đó tôi không thấy ai thực hiện loại ý tưởng này. Như ông cũng biết, sự việc rất phức tạp vào lúc đó trong thập niên bốn mươi và thập niên năm mươi, trong thế chiến thứ hai. Vì vậy điều này gây nhiều ấn tượng cho tôi. Tôi cảm thấy chúng ta có thể học nhiều điều từ kinh nghiệm của quốc gia này.

Michael Toms: Ngài nghĩ gì về việc Phật Giáo cống hiến cho đời sống con người trong thời đại này? Phật Giáo mang lại những gì cho chúng ta ngày nay?

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Tôi nghĩ rằng Phật Giáo cũng như bất cứ tôn giáo nào khác, có những tiềm năng để đóng góp, chính yếu là qua an lạc nội tâm và bằng việc thay đổi quan niệm sống của chúng ta đối với người khác và đối với môi trường. Tôi nghĩ đó là những gì mà Phật Giáo có thể đóng góp. Một điều đặc biệt quan trọng của Phật Giáolý thuyết giải thích về sự sống. Mọi sự vật có tính cách tương đối.

Mọi sự vật đều tùy thuộc lẫn nhau. Đó là cách nhìn thế giới rất lợi ích cho chúng ta. Nền kinh tế hiện đại là một thí dụ rất điển hình về sự tùy thuộc vào nhau. Hôm nọ tôi ăn trưa với Đức Tổng Giám Mục của quốc gia này. Ngài nói rằng ở đây người ta trồng chuối để bán sang Hoa Kỳ, còn Hoa Kỳ thì xuất cảng lúa mì sang quốc gia này. Đó là một sự trao đổi với nhau và mọi thứ khác trên đời này cũng luôn tùy thuộc vào nhau như vậy đó.

Một phương diện khác của triết lý Phật Giáo mà tôi nghĩ có sự quan trọng đặc biệtý tưởng sự vật có tính chất tương đối. Thượng Đế luôn luôn được tìm thấy ở khoảng giữa trắng và đen hay ở giữa tốt và xấu. Người ta không thể nói: “Đây là kẻ thù của mình” và thấy kẻ thù đó xấu một trăm phần trăm. Người ta cũng không thể nói: “đây là bạn của mình” và thấy người bạn đó tốt một trăm phần trăm. Không thể có như vậy được. Về căn bản thì hai trường hợp này chỉ là một. Cách quán xét sự việc như vậy giúp rất nhiều cho người ta giảm bớt sân hận. Tôi luôn luôn nói “hãy nói chuyện với mọi người”. Các nhà tôn giáo không nên chỉ nghĩ đến việc truyền bá tôn giáo của mình mà nên nghĩ đến việc họ có thể đóng góp bao nhiêu cho loài người.

Michael Toms: Ngài thấy thế nào về việc giao tiếp và mối liên hệ giữa Phật GiáoThiên Chúa Giáo ở xứ này và thế giới Tây Phương nói chung?

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Có thể nói mối liên hệ giữa các tôn giáo trong mấy năm qua đã được cải thiện nhiều, đặc biệt là giữa Phật Giáo Tây TạngThiên Chúa Giáo. Hai bên có mối liên hệ thân mật hơn nhiều. Hai bên đã có sự hiểu biết sâu xa hơn nhiều. Đức Giáo Hoàng John Paul đệ nhị và tôi đã có dịp thảo luận với nhau về điều này. Tôi cũng đã thảo luận vấn đề này với nhiều nhân vật quan trọng khác trong cộng đồng Thiên Chúa và Tin Lành Giáo. Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã gây dựng những mối liên hệ rất tốt và thân mật. Và như vậy rất hữu ích cho việc học hỏi lẫn nhau.

Chúng tôi đã học được nhiều điều từ truyền thống Thiên Chúa Giáo, vốn rất có lợi íchthực tế. Đồng thời, các huynh đệ bên Thiên Chúa Giáo cũng học được một vài pháp tu của Phật Giáo để sử dụng trong đời sống, như pháp từ bitha thứ, liên quan đến sự chú tâm và luyện tâm. Đó là Samatha hay thiền định, pháp trụ tâm. Pháp tu này trong Phật Giáo, trong triết lý Đông Phương, vẫn còn là một truyền thống sống độnghiệu quả. Tôi nghĩ rằng điều này có ích lợi cho một số hành giả Thiên Chúa Giáo của chúng ta.

Michael Toms: Vào năm 1968, Thomas Merton đến thăm Á Châu, đó là chuyến viếng thăm đầu tiên của ông ở ngoài Hoa Kỳ. Ông ấy là một tu sĩ Thiên Chúa Giáo rất chú ý đến Phật Giáo Tây Tạng. Ngài nhớ điều gì về cuộc gặp gỡ của với Thomas Merton?

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Đó là một cuộc gặp gỡ rất thú vị. Và cũng do gặp được ông ấy mà sự hiểu biết của tôi về Thiên Chúa Giáo đã mở rộng, tôi thực tâm kính trọng hơn nữa đối với các hành giả Thiên Chúa Giáo và sự đóng góp của họ cho nhân loại. Tôi xem Thomas Merton là chiếc cầu vững chắc nối liền Đông và Tây. Từ khi ông qua đời đột ngột, tôi cảm thấy mình phải chịu một sự mất mát lớn lao. Tôi nghĩ ông ta đã đóng góp nhiều cho sự hiểu biếtliên hệ thân mật giữa Phật Giáo Tây TạngThiên Chúa Giáo.

Michael Toms: Ngài đã nói về lòng từ bi sản sinh ra sự can đảm nội tâman lạc nội tâm. Ngài có thể giải thích thêm về điều này không?

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Từ biquan tâm đến người khác, đến toàn thể chúng sanh. Và từ bi không phải chỉ là đồng cảm hay thương hại, mà là ý muốn làm một việc gì đó để giúp đỡ. Từ bi mở rộng tâm trí của chính bản thân và của người khác. Từ bi tự động phát sinh cảm giác thấy rằng người khác là một phần của chính mình. Tôi nghĩ rằng những điều này rất ích lợi cho chúng ta. Với lòng từ bi thì không có rào cản; sự lo sợ và nghi ngờ được giảm thiểu, chính vì thế mà bạn có thêm can đảmý chí.

Michael Toms: Nhiều người cảm thấy hoang mang và như bị dồn ép khi họ nhìn ra thế giới bên ngoài với bao nhiêu vấn đề rắc rối. Họ cảm thấy rằng mình không thể làm gì được. Làm sao một cá nhân nhỏ bé có thể tạo một sự thay đổi trong một thế giới với quá nhiều rắc rối? Ngài có gì để nói về điều này chăng?

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Những vấn đề của thế giới ngày nay không phải đột ngột phát sinh. Chúng có thể đã xuất hiện từ hai năm trước cho đến hai thế kỷ trước, và rồi ngày hôm nay nó đưa đến chỗ chúng ta. Vậy điều cần phải làm bây giờ là giảm thiểu hay giải trừ những vấn đề của chúng ta, và việc này có thể cũng mất khoảng một trăm năm. Cần phảithời gian, vì tính chất của sự thay đổi là trải qua thời gian. Về căn bản thì nhiều chuyện xấu này chính yếu là do con người tạo ra.

Nếu không muốn những vấn đề này tồn đọng, chúng ta phải cố gắng thay đổi chúng. Không có người nào khác ở đây để lo cho chúng, mà chính mỗi người chúng ta phải đối diện với vấn nạn ấy. Không có cách nào khác. Mỗi cá nhân phải khởi sự. Trước hết là một người, rồi những người khác tham dự, cho đến khi có hàng trăm, hàng ngàn người. Sau cùng là xã hội loài người, cộng đồng nhân loại. Một sự thay đổi lớn sẽ không diễn ra vì nỗ lực của một cá nhân, mà chỉ có thể có được bằng nỗ lực phối hợp của nhiều cá nhân.

Michael Toms: Ngài thấy sao về những gì xảy ra ở Trung Quốc vào tháng sáu năm 1989 có liên quan đến những gì xảy ra ở Tây Tạng? Ngài thấy sao về tương lai của Tây Tạng liên quan đến biến động đó.

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Trong lúc này chính phủ Trung Quốc có chính sách cứng rắn nên chính sách của Tây Tạng cũng vậy. Nhưng có một cái gì khác so với những gì diễn ra ở Trung Quốc. Tôi nghĩ đó là một sự kiện quan trọng trong lịch sử của chúng tôi. Một điều gây ấn tượng cho tôi là mặc dù nhân dân Trung Quốc, đặc biệt là các sinh viên, đã được nuôi dưỡng và được giáo dục trong xã hội cộng sản, vốn có tính bạo động, nhưng họ đã thành tâmnghiêm chỉnh làm theo chủ trương bất bạo động của Mahatma Gandhi. Đó là một điều rất đáng chú ý. Đối với tôi điều này đã chứng minh rằng bất bạo động gần với bản tính của con người, hay tinh thần con người hơn là những gì mà người ta thường nghĩ. 

Sinh viên Trung Quốc hoàn toàn bất bạo động trong khi đòi hỏi có thêm tự do dân chủ và bớt tham nhũng. Tôi thấy điều này quá đẹp. Và dù trong lúc này họ thua, nhưng tôi nghĩ rằng họ đã gây chấn động lớn lao trong lòng người dân Trung Quốc. Với tinh thần mạnh mẽ và động lực thành tâm của họ, tôi nghĩ đây chỉ là vấn đề thời gian trước khi ý nguyện của họ thành tựu. Và tôi cầu nguyện cho mục tiêu của họ. Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới. Là tu sĩ Phật Giáo, khi tôi cầu nguyện cho chúng sinh, như vậy, một phần lớn sự cầu nguyện của tôi bao gồm cả Trung Quốc, và vì nước này có dân số lớn nhất. Ngay cả những chuyện nhỏ cũng có thể có hiệu ứng trong xứ đó, vì nó ảnh hưởng đến nhiều người như vậy – hơn một tỷ sinh linh.

Michael Toms: Trên đây là cuộc phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma được thực hiện ở Costa Rica vào tháng sáu năm 1989. Rồi đến tháng mười năm 1989 ngài đã dẫn đầu đoàn tụng niệm trong lễ Lhasang truyền thống của Tây Tạngmục đích cầu phước cho địa phương. Lễ được cử hành trên núi Tamalpais, thị trấn Marin, thuộc miền bắc San Francisco, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Có nhiều người nói rằng thiệt hại do động đất gây ra ở vùng vịnh San Francisco ít hơn đáng kể so với khả năng tàn phá của nó là vì có cuộc viếng thăm của ngài ngay trước khi vụ động đất xảy ra.

Tôi đã có cơ hội hỏi ngài một câu hỏi trong một cuộc họp báo được tổ chức ngay sau buổi lễ Lhasang. Tôi hỏi ngài về sự đến với nhau giữa Đông và Tây, và điều này thực sự có ý nghĩa gì?

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Như tôi đã nói trước đây, những việc này là một sự thay đổi rất tốt, một sự phát triển tích cực. Ở một giai đoạn nào đó trong sự phát triển của một xã hội, một chế độ độc đoán, cứng rắn, có thể hoạt động tốt. Một thí dụ về điều này là cuộc cách mạng Nga diễn ra và một cuộc cách mạng cộng sản Trung Hoa. Trong một thời gian nào đó nó vận hành tốt. Nhưng tôi nghĩ rằng dù chế độ hay lý tưởng này có tiềm năng xuyên phá chế độ trước nó, nhưng nó có rất ít để cống hiến như một lối sống mới có ý nghĩa. Đối với tôi, lý do rất rõ ràng. Những phong trào cách mạng này phát xuất chính yếu từ sự thù ghét chứ không phải từ tình yêu.

Cố nhiên, loài người ngày nay có những tiến bộ về tình thương đồng loạiquan tâm lẫn nhau. Đối với những người lao động và những người ít quyền lợi, những tiến bộ này có thể có vẻ rất tốt. Nhưng hãy so sánh sự thù ghét và quyền lực với tình thương yêu, so sánh lực thù ghét với sức mạnh của lòng từ bi. Tôi nghĩ rằng lực thù ghét có thể là sáu mươi, bảy mươi hay tám mươi phần trăm, còn lòng từ bi chỉ là hai mươi hoặc ba mươi phần trăm. Vì vậy sự việc không thể hoạt động bình thường được. Và bây giờ chúng ta thấy có những người đang nhận thức được tình trạng này. Người ta bắt buộc phải thay đổi hoặc bắt buộc phải chấp nhận thực tại theo tính chất như thật của nó. Đó là lịch sử loài người.

Tôi xem thế kỷ 20 là một trong những thế kỷ quan trọng nhất trong lịch sử loài người. Trong thế kỷ này chúng ta thu được nhiều kinh nghiệm, tốt cũng như xấu. Rốt cuộc, tôi nghĩ rằng loài người đã có nhiều đầu óc phân biệt hơn, biết nhận xét sự việc đúng hơn. Khi sự việc trở nên quá nguy hiểm, rắc rốiđáng sợ, điều này làm cho con người phát triển ý thức của mình, Vụ thả bom nguyên tử đã đánh thức ước vọng hòa bình thế giới của loài người. Sau thế chiến thứ hai nhiều người nghĩ rằng một thế chiến thứ ba sẽ xảy ra, không thể tránh được. Nhưng vì mối đe dọa của vũ khí hạt nhân nên người ta có ý thức nhiều hơn. Và đó là hy vọng của chúng ta.

Về môi trường thì cũng giống như vậy. Chúng ta thấy môi trường đang bị phá hủy. Dấu hiệu của sự phá hủy này đã xuất hiện. Điều này cũng giúp loài người phát triển ý thức. Đối với lãnh vực tôn giáo, tôi cũng cảm thấy ý thức con người đang gia tăng. Nhân danh những tôn giáo khác nhau, con người đã chịu đau khổ và gây nhiều đau khổ cho nhau. Bằng việc gây dựng ý thức về các tôn giáo khác, chúng ta có thể mở mắt và mở tâm của mình ra để khoan dung nhìn vào thông điệp của các tôn giáo khác nhau.

Lời kết: Đức Đạt Lai Lạt Ma là khuôn mẫu từ bi cho mỗi người chúng ta. Đây là một người đã mất gia đình, bạn bè và tổ quốc của mình – hơn một triệu người Tây Tạng đã mất mạng từ khi người Trung Quốc chiếm đóng vào năm 1959 – và điều này đã xảy ra với một quốc gia chỉ có dưới năm triệu dân, nhưng ngài vẫn nêu gương những điều lý tưởng mà ngài vẫn nói với chúng ta.

Với một xã hội toàn cầu như ngày nay, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nói về sự quan trọng của việc nhận ra tính đồng nhất ở bên trong tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc hay địa vị xã hội của họ. Rõ ràngnhận thức này bắt đầu trở nên quen thuộc với mỗi chúng ta. Khi chúng ta biết thực hành tâm từ bi nhiều hơn trong đời sống hằng ngày của mình thì thế giới cũng sẽ đổi thay.

Source: Michael Toms (1998) Buddhism in the West, New Dimensions, Hay House, California, USA


4

THE POWER OF COMPASSION

The Dalai Lama and Michael Toms
 PROLOGUE

 His Holiness Tenzin Gyasto, 14th Dalai Lama in a line of incarnate Buddhist monarchs dating back to the 14th century, is a modern spiritual leader who manifests an acute awareness and concern for contemporary social issues. Born to a peasant family, his Holiness was recognized at the age of two, in accordance with Tibetan tradition, as the reincarnation of his predecessor, the 13th Dalai Lama. The Dalai Lama is the political, religious, and spiritual leader of the Tibetan people.

 Unlike his predecessors, his Holiness has traveled extensively in the Western world, meeting with major religious and secular leaders in Western Europe, North America, the Soviet Union, and Asia. During his travel abroad, his Holiness has spoken strongly for better understanding and respect among different faiths. He has made numerous appearances at interfaith services, imparting the message of universal responsibility, love, compassion, and kindness. Since his first visit to the West, his Holiness’ reputation as a scholar and a man of peace has grown steadily. Western universities and institutions have conferred peace awards and honorary doctoral degrees upon him in recognition of his distinguished writing and Buddhist philosophy, and for his leadership in the service of freedom and peace.

 On October 5, 1989, his Holiness was awarded the Nobel Peace Prize. The Nobel committee states that “the Dalai Lama…consistently has opposed the use of violence. He has instead advocated peaceful solutions based upon tolerance and mutual respect.” To Tibetans, the Dalai Lama is the embodiment of their faith, the symbol of their national identity, and their hope for freedom. To the rest of the world, his Holiness is a devoted and highly respected advocate of universal compassion, justice, and peace.

 Shortly before receiving the Nobel Peace Prize, his Holiness visited Central America and Costa Rica for the first time and participated in the first major interfaith gathering ever to be held in Central America. He was a keynote speaker along with President Oscar Arias of Costa Rica, also a Nobel Peace Prize laureate, at the “Seeking the True Meaning of Peace” conference. It was during this conference that I had the rare opportunity to have a private interview with his Holiness, at a convent of Catholic nuns where he was staying outside of San Jose, Costa Rica.

MICHAEL TOMS: What are your impressions of Costa Rica?

THE DALAI LAMA: What I have seen of the country itself is very beautiful. Its people, it seems, are not rushing as in New York and other places. This country has no military forces, no production of military equipment. These things, I think, are very important, as everyone talks about peace and disarmament, trying to reduce arms production, and arms competition. I really was impressed when they instituted this practice in the ‘40s. At that time, I saw no one else practicing this kind of idea. And also, you see, things were very complicated at that time, in the 1940s and 1950s, during World War II. So I am very impressed. And I feel that we could learn many things from this country’s experience.

What do you think Buddhism offers people that live in these times? What do you think that Buddhism brings to us today?

I believe that Buddhism, as with any other religion, has some potential to contribute, mainly through mental peace and by changing our outlook on life in terms of our neighbors and our environment. So that, I think, is what Buddhism can contribute. One special significance of Buddhism is the theoretical explanation of existence. Things are relative. Things are interdependent. That is a very helpful way to look at the world. For example, the modern economic structure itself is a very good example of interdependency, isn’t it? It is heavily interdependent. I was at lunch the other day with the Archbishop of this country, and he mentioned that they produce bananas here and sell them to the United States. And this country buys U.S wheat. It is an exchange; things are dependent on one another.

 Another aspect of Buddhist philosophy that I think has some special significance is the idea of things being relative. God is always found somewhere between black and white or between negative and positive. You cannot say, “This is my enemy,” and see that enemy as 100 percent negative. Nor can you say, “This is my friend,” and see the friend as 100 percent positive. That is impossible. Basically, this is the same situation. It is that kind of attitude that is very helpful in reducing hatred. I always say, “Talk to people.” Religious people should not think only of how to propagate their religion, but also of how much they can contribute to humanity.

How do you see the connection and the relationship between Buddhism and Christianity here and in the rest of the Western world?

Generally, the relationship among various religions during the last few years is much improved- particularly between Tibetan Buddhism and Christianity. They have a much closer relationship: a much deep understanding has developed. The present Pope and I have had several occasions to discuss this. And I’ve also discussed this with many other important figures in the Catholic and Protestant communities. I think we’ve developed very positive, close relationships. And that is very helpful to mutual learning. We have learned many things from Christian brothers and sisters and they have also learned some new techniques from us. For example, there is the practice of love and compassion and forgiveness. There is also a certain Buddhist technique adopted or utilized that involves concentration, or discipline. It is the Shamata, the one-pointedness of mind. That practice in Buddhism, in Eastern philosophy, is still a living tradition. It is something that I think is useful for some of our Christian practitioners.

In 1968, Thomas Merton came to Asia on his first visit out of the States. You had a chance to meet with him. He was a Catholic Trappist monk who was very interested in Tibetan Buddhism. What do you remember of your meeting with Thomas Merton?

That was a very pleasant meeting. And also, due to meeting with him, my understanding of Christianity was expanded, adding to my genuine respect for Christian practitioners and their contribution to humanity. I consider Thomas Merton a very strong, solid bridge between East and West. Since his sudden death, I’ve felt a great loss. I think he made one big contribution regarding a closer understanding and relation between Christians in general, and Catholics in particular, and Tibetan Buddhists.

You have spoken about compassion and love producing an inner courage and inner peace. Could you explain?

Compassion is a concern for people, for other sentient beings. And it is not merely a feeling of sympathy and pity, but a desire to do something to help. That is the kind of compassion that opens one’s mind and one’s self to others. It automatically develops a feeling that the other is part of you. And I think that helps. You see, there is no barrier; fear and suspicion are reduced. That in turn, gives you courage and will.

 Many people feel overwhelmed and oppressed when they look at the external world and its many problems. They feel unable to do anything. How can one small individual make a difference in a world with so many problems? What do you have to say to that?

Today’s problems did not spring up overnight. It could be anywhere from two years to two centuries that brought these problems where they are today. So now, the issue is to reduce or eliminate our problems, which may also take 100 years. It takes time; that’s the nature of change. Basically, many of these negative things are essentially man-made. If we do not want these things to exist, we have to make an effort to change them. No one else is here to take care of them. We have to face them ourselves. There is no other choice. But the initiative must come from the individual. First there is one individual, then another joins, then a third person joins, until there are 100, then 1,000. After all, human society, human community, means a group of individuals. A big change will not take place because of one individual effort, but by the combined efforts of individuals.

How do you see what went on in China in June 1989 in relation to what has been going on in Tibet? How do you see the future of Tibet relative to that unrest?

For the time being, because the Chinese government practices hard-line policy, it is Tibetan policy, too. But there is something else going on in China. Something really great, I think, of historical importance. One thing that impresses me is that although the Chinese people, particularly the students, are brought up and educated in the communist society, which is of a violent nature, the people sincerely and strictly follow Mahatma Gandhi’s teachings of non-violence. That is something really remarkable. This is a kind of confirmation for me, that non-violence is much closer to basic human nature, or human spirit, than is generally credited.

 They were completely nonviolent in their demands for more freedom, more democracy, and less corruption. That, also, I think, is very beautiful. And although for the time being they lost, I think they made a great impact in the Chinese people’s mind and on the world outside, too. Because of their strong human spirit and sincere motivation, it is only a question of time, I think, until their wish will be fulfilled. And I pray for their goal. China is the most populated nation in the world. As a Buddhist monk, when I pray for all sentient beings, that means a greater part of my prayer includes China because it has the largest population. Even small things can have a big effect in that country, because it affects so many people- more than a billion human souls.

 MICHAEL TOMS: That interview took place with the Dalai Lama in Costa Rica in June 1989. In October 1989, his Holiness led the chanting during the performance of a traditional Tibetan Lhasang ceremony designed to heal the environment. This ceremony was performed atop Mt. Tamalpais in Marin County just north of San Francisco. There are those who claim that the earthquake damage to the Bay area was considerably less that it might have been because of his Holiness’ visit just prior to its occurrence.

 I had the opportunity to ask his Holiness a question at a press conference held immediately following the Lhasang ceremony. I asked him about the coming together of East and West and what that really means.

THE DALAI LAMA: As I mentioned earlier, these things are a very positive change, a positive development. At a certain stage in a society’s development, an authoritarian, very rigid system may work. An example of that might be when the Russian Revolution took place and the Chinese Communist Revolution took place. For a certain period of time, it worked. But I believe that even though this system or ideology had the potential to break through the existing system, it has very little to offer as a new, meaningful way of life. The reason, to me, is quite clear. These revolutionary movements mainly come from hatred, not from love.

Of course, there are advances and a certain kind of love and concern involved. As far as working-class people and less-privileged people are concerned, the advances can seem very good. But compare the hate and energy of power with the energy of love. Compare the force of hatred with the force of compassion. I think the hatred force may be 60, 70, or perhaps 80 percent and only 20 to 30 percent compassion. Therefore, things cannot work properly and now we are seeing people who are realizing this situation. People are either compelled to change or compelled to accept things as they are. That’s human history, right?

I consider the 20th century one of the most important in human history. Within this century, we’ve gained many experiences, positive as well as negative. As a result, I think humanity has become more discerning. When things become so dangerous and delicate and fearful, that helps develop human awareness. It took the nuclear attack, so awful, so powerful, to wake up the desire for world peace. After World War II, many people thought a third world war would inevitably. But because of the nuclear threat, people developed their awareness. So that is hopeful.

The same is true with the environment. We see that it is damaged. The signs of damage are already there. Again, that helped develop human awareness. In the religious field also, I feel that human awareness is being developed. In the name of different religions, human have suffered and inflicted great misery. By developing an awareness of other religions, we can open our eyes, our minds, and look with tolerance at the message of different religions.

EPILOGUE

The Dalai Lama serves as a model of kindness and compassion for each of us. Here is a man who has lost friends, family and his nation (more than one million Tibetans have lost their lives since the Chinese takeover in 1959, and this from a nation with less than a population of five million), yet he still exemplifies the ideals he speaks about.

In an emerging global society, the Dalai Lama also addresses the importance of recognizing the sameness inherent in all human beings, whatever their religion, race, or status in society. It’s clear that this realization begins at home for each of us. As we are able to practice more kindness and compassion in our daily life, so too will the world change.

Source: Michael Toms (1998) Buddhism in the West, New Dimensions, Hay House, California, USA


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14294)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14559)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11839)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14346)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13261)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14625)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12637)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25213)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27854)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26328)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17219)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16521)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15905)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22124)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17124)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24886)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21942)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19055)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16166)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21717)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16777)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14662)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16695)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25022)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18766)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21195)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14771)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14370)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16603)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18005)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12914)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14937)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12693)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13881)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14596)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 27991)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27156)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14341)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20925)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14664)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24166)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28652)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14728)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13279)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16434)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27215)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12015)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16066)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21456)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12373)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant