Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương II. Đạo Phật Trong Lòng Dân Tộc

31 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 7114)
Chương II. Đạo Phật Trong Lòng Dân Tộc

CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN TÂM LINH
Thích Trí Hoằng
Hải Ấn 2002

Chương II. Đạo Phật Trong Lòng Dân Tộc

Đạo Phật Trong Lòng Dân Tộc

Trong sự tăm tối cùng cực của đêm là thời điểm khởi đầu cho một ngày khác. Quê hương chúng ta đang trải qua những ngày đen tối, nhưng niềm tin chúng ta vào sức sống mãnh liệt của dân tộc không phai mờ. Sự tin tưởng này không phải là niềm tin hão huyền hay một an ủi trong sự tuyệt vọng. Suốt dòng sử mệnh, văn hóa Việt đã nhiều lần minh chứng sức sống mãnh liệt đó.

Sức sống đó chính là khả năng dung hợp cá biệt, hóa giải những đối nghịch, đãi lọc những tinh hoa để phong phú nền văn hóa cố hữu của mình trong truyền thống Tam Giáo Đồng Nguyên của dân tộc. Đây là nền văn hóa tiềm tàng nhưng hiếu động, là lực đẩy dân tộc Việt vượt qua mọi gian nguy, tiến về phía trước. Chính trong những lúc tuyệt vọng nhất là những lúc văn hóa Việt biểu lộ sức sống mãnh liệt nhất. Sức mạnh này đã giữ cho dân tộc Việt vẹn toàn trước những âm mưu xâm lăng ngoại lai trên các lãnh vực văn hóa cũng như chính trị.

Về phương diện hình thức, văn hóa Việt không có những công trình tráng lệ và phô trương. Chúng ta không có những đền đài hùng vĩ như Đế Thiên Đế Thích (Angkor Wat) của Cam Bô Chia, Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, Kim Tự Tháp của Ai Cập v.v… Chúng ta không có những triết gia vĩ đại như Khổng Tử, Lão Tử, Socrate, Descartes… Vì thế có người cho rằng dân tộc chúng ta không có một nền văn hóa đặc thù. Đó là cái nhìn hời hợt, phiến diện bên ngoài, không thể nào nhìn thấy được sức sống mãnh liệt, tiềm ẩn trong lòng dân tộc của nền văn hóa Việt.

Văn Hóa Sự Sống

Văn hóa đó chính là văn hóa về Sự Sống. Sở dĩ chúng ta không có những đền đài cao chót vót vì hoàn cảnh thái bình không có mặt lâu dài trên quê hương. Do đó bao nhiêu tâm lực chúng ta đã sự dụng để bảo tồn cuộc sống và để xây dựng niềm tin cao ngất về sự sống đó. Cuộc tồn sinh thử lửa hàng bao ngàn năm qua với những cuộc chiến diệt chủng tàn khốc là minh chứng hùng hồn về sức sống mãnh liệt đó. Đất nước triền miên khói lửa nhưng giống nòi không bị hủy diệt. Dân tộc bị lệ thuộc hàng ngàn năm nhưng văn hóa không bị tiêu mất. Chúng ta không có những triết gia vĩ đại vì mỗi chúng ta một triết gia về sự sống của chính mình. Trong ca dao Việt Nam không thiếu những câu biểu hiện triết lý yêu thương nồng nàn sự sống đó:

“Còn người còn của.”

“Người sống hơn đống vàng.”

“Dầu xây chín bậc phù đồ

Sao bằng làm phúc cứu cho một người.”

Văn hóa của chúng ta là sự sống. Mầu nhiệmsinh độngChúng ta không thể hóa thạch sự sống trên những pho tượng, đền đài. Chúng ta cũng không thể đóng khung sự sống trong những chủ trương, triết thuyết hay giáo điều. Tất cả những điều đó chỉ là sự tẩn ướp của một thây ma được mệnh danh là “văn hóa.” Mọi nền văn hóa đóng khung trong triết thuyết, giáo điều chỉ là những nền văn hóa khô chết và phiến diện. Khi tìm đến một nền văn hóa toàn diện là một cuộc hành hương tìm về cội nguồn của sự sống. Rồi đắm mình trong dòng sống đó, chứ không phải đứng trên bờ để phân tích tìm hiểu dòng sống đó.

Yếu tính của nền văn hóa Việt chính là sự sống. Hoàn cảnh lịch sử chiến tranh liên tục của nước Việt đã khiến cho dân tộc ta có một tinh thần yêu sự sống nồng nàn. Những tang thương dâu bể giúp dân tộc ta ý thức sâu xa về sự đổi thay vô thường để thấy rằng những công trình kiến trúc cao vĩ cũng chỉ là công dã tràng trước sự phá hủy tàn khốc của chiến tranh và thời gian. Một khi sinh mệnh của dân tộc đã tuyệt chủng, thì những đền đài đó chỉ là những phế tích, vang bóng một thời như những Kim Tự Tháp của Ai Cập, vết tích của một dĩ vãng huy hoàng, hay những tháp Chàm khóc thương cho quá khứ.

Sự đau khổ dai dẳng trong chiến tranh đã làm cho dân tộc ta trưởng thành. Do đó chúng ta không cần những triết gia chỉ đạo về ý nghĩa của kiếp sống. Tất cả những nỗ lực tư tưởng chính yếu của văn hóa Việt đều dồn vào việc tu bồi cho sự sống thanh bình, tạo dựng một cuộc sống an lạc giải thoát về vật chất cũng như tinh thần trong lý tưởng “sanh thuận tử an” (sống an vui và chết không nuối tiếc.) Một triết lý sống bình dị, nhưng mạnh mẽ với sự tỉnh thức cùng độ trong từng giây phút để tận hưởng sự mầu nhiệm của cuộc sống.

Nền văn hóa này, cụ Nguyễn Đăng Thục gọi là Văn Hóa Chùa Một Cột, tiêu biểu sự vượt thoát khỏi những thống khổ của cuộc sống để đạt sự an lạc tự tại, như những đóa sen sinh trong bùn, vượt qua sình lầy để vươn mình lên tỏa hương thơm ngát dưới ánh mặt trời.

Mặt khác, sự trường kỳ phấn đấu đã vun bồi un đúc cho dân tộc ta một sức sống mãnh liệt, vượt qua mọi thử thách để tồn tại. Sự thành tựu đó nhờ vào tính phóng khoáng, tinh thần cởi mở của văn hóa dân tộc. Không bị ràng buộc hay đóng khung trong một hệ thống ý thức hay giáo điều nào. Từ đó chúng ta dễ dàng tiếp nhận những luồng văn hóa ngoại nhập, kể cả những ý thức hệ đối nghịch để dung hóa, tô bồi phong phú cho nền văn hóa sinh động của mình. Lịch sử văn hóa dân tộc đã cho chúng ta thấy rõ yếu tố đặc thù này trong sự thành tựu của đạo học “Tam Giáo Đồng Nguyen.”

Tinh Thần Dung Hóa

Ngay từ đầu kỷ nguyên, Việt Nam đã là một trạm giao thông nằm trên ngã tư quốc tế. Những thương gia Ấn Độ hoặc các nước khác muốn sang Trung Hoa đều dừng chân tại Việt Nam trước khi tiếp tục cuộc hành trình. Ngược lại, tàu bè từ Trung Hoa sang Ấn Độ, Ả Rập đều phải ghé lại Việt NamChính vị trí giao thông đặc biệt này đã khiến dân tộc Việt có cơ hội tiếp xúc với những nền văn minh dị biệt, học hỏi nhiều nền văn hóa ngoại quốc rất sớm để từ đó dân tộc có tầm nhìn bao quát, rộng rãiphóng khoáng hơn. Thêm vào đó bản tính bao dung, cởi mở cố hữu đã tạo nên một tinh thần đặc thù của văn hóa Việt. Tên cũ của nước ta là Giao Chỉ đã gói ghém những ý nghĩa của tinh thần giao lưu văn hóa đặc biệt này.

Theo giáo sư Nguyễn Đăng Thục, tinh thần giao lưu này chúng ta có thể nhìn thấy trong huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, giải thích về nguồn gốc “Con Rồng Cháu Tiên” của dân tộc Việt, đã ngụ ý rất rõ ràng về sự kết giao giữa hai nền văn hóa đại dương của Ấn Độvăn hóa lục địa của Trung Hoa. Lạc Long Quân dòng dõi Rồng ở biển và Âu Cơ dòng dõi Tiên ở non cao. Núi cao biển rộng trong một tao ngộ trùng phùng sản sinh ra một tinh hoa tổng hợp: bọc trứng trăm con. Tiêu biểu cho sức sống vô tận, trẻ trung, mạnh mẽ như sức sống của cả trăm dân tộc dồn lại. Đó là nguồn văn hóa sống động của dân tộc Việt.

Từ hoàn cảnh lịch sử, từ vị trí địa dư đã hun đúc cùng với tinh khí của dân tộc đã tạo ra một nền văn minh sáng hóa, phong phúsinh độngTinh thần đặc thù của nền văn hóa này là khai phóng, mở cửa với mọi tư tưởng dị biệt, với mọi văn minh ngoại lai, để rồi thâu hóa, bồi bổ, tô điểm cho nền văn hóa cố hữu của mình ngày thêm phong phú. Điển hình là sự thâu hóa hai nền văn hóa Ấn ĐộTrung Quốc trong những thế kỷ đầu lập quốc, cũng như sau này sự thâu hóa văn minh Âu Tây trong thế kỷ hai mươi.

Tam Giáo Đồng Nguyên

Văn hóa Ấn Độ truyền vào Việt Nam theo đường biển do các thương gia và các vị sư người Ấn. Đạo Phật được truyền vào Việt Nam rất sớm trước khi truyền sang miền Nam Trung Quốc. Trong một bút ký về cuộc đàm luận giữa quốc sư Đàm ThiênLinh Từ Thái Hậu nhà Đường đã cho thấy rằng trong khi đạo Phật chưa truyền đến phía Nam Trung Quốc, thì tại Giao Châu (tên cũ của Việt Nam) đã dựng được mấy chục ngôi chùa và đã dịch được nhiều bộ kinh từ tiếng Phạn sang tiếng địa phương. Những thế kỷ sau, trong những cơn binh biến tại Hoa Lục, rất nhiều sĩ phu Trung Quốc không chấp nhận tân triều đã sang Giao Châu tỵ nạn. Trong số đó có Mâu Bác, một thiền sư nổi tiếng đã viết bộ “Lý Hoặc Luận” và bắt đầu khai sáng thiền học tại Việt Nam. Vào thế kỷ thứ tư, một thiền sư Việt Nam Khương Tăng Hội đã rời Luy Lâu (Hà Nội) để sang Nam Kinh hoằng dương Phật Pháp. Tại đây Ngài đã dịch rất nhiều bộ kinh từ tiếng Phạn sang tiếng Trung Quốc, ngày nay vẫn còn lưu truyền. Một trong những bộ kinh đó là Kinh An Bang Thủ Ý, cuốn kinh gối đầu cho những người tu thiền.

Khổng học và Lão học được truyền sang Việt Nam do các quan cai trị người Trung Hoa như Tích Quang, Nhâm Diên cũng như các trí thức tỵ nạn người Trung Quốc. Trong tư tưởng Trung Hoa, Khổng Giáo chủ trương hữu vi nhập thế (giúp đời bằng hành động,) Lão Giáo chủ trương vô vi xuất thế (không xen vào việc đời.) Hai hệ thống tư tưởng này đối nghịch nhau như nước với lửa. Chính Lão Tử đã từng kết tội Khổng Tử là kẻ đã làm loạn trật tự của vũ trụ khi ông đặt ra pháp luật, cương thường.

Trong khi đó Phật Giáo chủ trương vô ngã giải thoát (không chấp để giải thoát). Với chủ trương không chấp của Phật Giáo, tổ tiên chúng ta đã vượt qua những hạn hẹp của Khổng Lão, làm một cuộc dung hóa toàn diện, hình thành một nền tam giáo đồng nguyên (ba tư tưởng có cùng một nguồn). Vì Phật Giáo không chấp “hữu” lẫn “vô”, với tinh thần vô chấp đó đã dung hóa được cả hữu vi của Khổng Giáo lẫn vô vi của Lão Giáo. Một đạo lý sống toàn vẹn giải đáp được cả ba mặt: sinh lý, tâm lý, và tâm linh.

Trong tinh thần Tam Giáo đó, con người đi vào đời với tinh thần phụng sự của Khổng Giáo, nhưng không tham cầu danh lợi. Khi nhiệm vụ đã hoàn thành, bổn phận đã làm xong, rời bỏ danh lợi không chút luyến tiếc trong tinh thần tiêu dao của Lão Giáo, để di dưỡng tâm linh. Cho dầu nhập thế hay xuất thế lúc nào cũng giữ tâm thanh tịnh, tu trì giới đứcThái độ nhập thế vô chấp này có thể tìm thấy qua hành tung của thiền sư Vạn Hạnh, người đã tạo dựng triều đại nhà Lý. Sau khi triều đình đã được thành lập, người ta không còn thấy bóng dáng của vị thiền sư này đâu nữa. Cũng như các vua triều Trần đã nhường ngôi cho con để vào núi tu thiền.

Tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên này là một hòa điệu nhịp nhàng của những đối nghịch trong cuộc sống. Trong muôn mặt của thực tế, có lúc chúng ta cần có thái độ “hữu”, có lúc “vô”, và có lúc phải bỏ cả “hữu” lẫn “vô”. Đó là thái độ không cực đoan quá khích.

Trong mỗi người Việt Nam đều sống với cả ba hệ thống tư tưởng trên, cư xử với nhau trong cương thường của Khổng Giáo, tiêu dao nhàn nhã trong tư tưởng vô vi của Lão Giáo, và tự tại giải thoát trong đạo lý giác ngộ của Phật Giáo. Do đó trong đạo lý truyền thống Việt Nam, thật khó phân biệt ai là người theo Khổng Giáo, Lão Giáo hay Phật Giáo. Sau này khi thực dân Pháp đô hộ đã gọi những người Việt theo tín ngưỡng truyền thống là “Lương” để phân biệt với “Giáo” (Thiên Chúa Giáo.)

Tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên này đã giúp dân tộc phát triển về mọi mặt. Các triều đại huy hoàng nhất tiêu biểu cho tinh thần này là các triều Lý và Trần, trong đó Phật Giáo là một nhân tố tích cực nhất đóng góp vào giai đoạn uy hùng cực thịnh của lịch sử dân tộc. Dưới các triều đại này chúng ta không những mạnh về chính trị (thoát khỏi sự đô hộ của Trung Quốc), về quân sự (phá Tống, bình Chiêm, ba lần đánh thắng quân Mông Cổ), mà còn mạnh về học thuật (chữ Nôm được sáng chế,thiền phái Trúc Lâm được thành lập). Đạo lý Tam Giáo Đồng Nguyên đã huân tập cho dân tộc tinh thần phóng khoáng, cởi mở để mở cửa đón nhận tinh hoa của các nền văn minh khác nhau, để sáng hóa và phong phú nền văn minh của chính mình.

Thân Hóa Văn Minh Tây Phương

Đến thế kỷ thứ mười sáu, đất nước chúng ta bắt đầu tiếp xúc với văn hóa Tây Phương do các giáo sĩ Thiên Chúa Giáo mang đến. Sự tiếp xúc này đã đưa đất nước vào vòng nô lệ nhục nhã gần một thế kỷ dưới sự đô hộ của người Pháp vào giữa thế kỷ thứ mười chín. Trong văn hóa của “súng đạn,” nhân nghĩa không giữ được thành trì, đất nước chúng ta bị bắt buộc phải canh tân. Sự hô hào sử dụng chữ quốc ngữ thay thế chữ Nho của các nhà ái quốc đầu thế kỷ hai mươi, mở ra một chiến lược canh tân mới: “Dùng chính vũ khí của Tây để đánh Tây” như học giải De Francis đã kết luận trong cuốn sách viết về chữ quốc ngữ của ông.

Chữ Quốc ngữ lúc đầu do các giáo sĩ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý và Pháp phiên âm để dễ dàng cho họ trong việc học nói tiếng Việt cho mục đích truyền giáo mà không cần phải học chữ Nôm và chữ Nho. Do đó thứ chữ này suốt trong ba trăm năm chỉ được các giáo sĩ ngoại quốc sử dụng mà thôi, ngay cả giáo dân địa phương cũng không mấy người biết. Đến năm 1862, sau khi chiếm Nam Kỳ người Pháp bắt đầu áp đặt việc phổ biến chữ quốc ngữ để thay thế chữ Nho. Nhân dân trong vùng bị chiếm phản kháng mạnh mẽ. Điển hình là thái độ bất hợp tác của các sĩ phu như Phan Đình Phùng, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Đình Chiểu. Tuy dưới áp lực của người Pháp suốt mấy chục năm chữ quốc ngữ vẫn không phổ biếnCho đến năm 1907, hai cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh hô hào canh tân đất nước và sử dụng chữ quốc ngữ để làm lợi khí đấu tranh giành độc lập. Trường Đông Kinh Nghĩa Thục được thành lập. Với chữ quốc ngữ dân chúng chỉ cần học vài tháng là có thể biết đọc biết viết truyền đơn cũng như sách cải cách. Từ đó chữ quốc ngữ mới phổ cập rộng rãi trong dân chúng. Chỉ trong vòng hơn mười năm chữ quốc ngữ đã đủ trưởng thành để thay thế chữ Nho, chữ Nôm và khoa thi Hán học cuối cùng được kết thúc vào năm 1919. Trong mục đích đó chữ quốc ngữ đã được tổ tiên chúng ta chấp nhận, bổ sung, cải thiện để thành chữ viết chính thức hiện nay. Tổ tiên chúng ta với chủ trương “mở mang dân trí, đấu tranh giành độc lập” do đó không ngần ngại trong việc tiếp nhận văn hóa mới trong các lãnh vực khoa học, văn hóa, nghệ thuật.

Qua những phân tích trên chúng ta thấy rằng dân tộc chúng ta với tinh thần phóng khoáng và uyển chuyển, sẵn sàng tiếp nhận tất cả những nền văn hóa dị biệt của người để làm phương tiện bồi dưỡngcải thiện nền văn hóa của mình. Nhưng điều này không có nghĩa là một sự chấp nhận nô lệ văn hóa, chịu để cho một văn hóa nào thống trị. Lấy tinh thần dung hóa của Tam Giáo Đồng Nguyên làm nền tảng cho mọi sự kết hợp. Có như thế, chúng ta mới duy trì được bản chất của văn hóa Việt, nếu không chính là sự đánh mất mình để trở thành một loại cô hồn văn hóa.

Khi nhà cầm quyền hiểu rõ những tính chất đặc thù đó của văn hóa Việt thì đất nước hùng cường, nhân dân an lạc. Khi nhà cai trị đi vào con đường cực đoan, cố chấp thì đất nước loạn ly, nhân dân đói khổ. Dưới các triều đại Lý, Trần, tuy Phật Giáoquốc giáo với các quốc sư tạo dựng nhà Lý như Vạn Hạnh, Lý Khánh Vân, triều Trần với những vị vua đạo đức sáng ngời như Thái Tông Hoàng Đếtác giả cuốn Thiền Tông Chỉ Nam, Nhân Tông Hoàng Đếtổ sư phái thiền Trúc Lâm Yên Tử, với những thiền sư tráng sĩ như thượng tướng Trần Quốc Tảng cũng là thiền sư Tuệ Trung Thượng Sĩ. Các vị này với tinh thần phóng khoáng, giác ngộ của nhà Phật, đã lập được thế chân vạc vững vàng trong chủ trương Tam Giáo Đồng Nguyên. Trong giai đoạn đó tuy thế lực Phật Giáo lớn, nhưng không độc tônNho Giáo dưới thời Lý, Trần được trọng vọng, nhà vua đã mở các khoa thi, lập Văn Miếu thờ Khổng Tử, xây Quốc Tử Giám dạy kinh sử.

Sang đến nhà Lê, thế chân vạc này đã mất. Với tinh thần Nho Giáo độc tôn, các nho sĩ bắt đầu châm biếm, chống đối Phật GiáoLão Giáo. Trong lịch sử chúng ta chỉ thấy nhà Nho chống báng nhà Phật, chứ chưa bao giờ thấy nhà Phật chống báng nhà Nho. Tinh thần cố chập độc tôn này đã đưa đất nước vào vòng ly loạn suốt từ thế kỷ thứ mười sáu cho đến bây giờ. Bắt đầu với cuộc chiến Trịnh Nguyễn phân tranh kéo dài hàng trăm năm. Sau đó là cuộc xưng hùng tranh bá giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn. Thanh bình không bao lâu lại rơi vào vòng nô lệ của thực dân. Sau đó là cuộc chiến tranh ý thức hệ đã đưa dân tộc đến chỗ suy thoái cùng độ. Ngày nay tuy đất nước hòa bình nhưng lòng người vẫn ly tán, những khác biệt của dân tộc vẫn tồn tại, những hận thù của lịch sử vẫn còn âm ỉ.

Trong suốt thời kỳ Nho Giáo độc tôn cũng như thời kỳ súng đạn làm chủ, Phật Giáo đã rời bỏ triều đình để trở về tiềm ẩn trong thôn làng. Thăng trầm với dân tộc, đồng lao cộng khổ với nhân dân trong cuộc sống. Cho dầu tình huống đất nước thế nào, Phật Giáo vẫn là điểm tựa tinh thần vững chắc cho nhân dân cùng khổ, là nơi nhân dân đặt để niềm tin lẽ sống trong những khi bức bách cùng khốn, là tia hy vọng bám víu cuối cùng trong hoàn cảnh đọa đày tuyệt vọngPhật Giáo và Dân Tộc đã quyện vào nhau. Dân Tộc đã bảo tồn Phật GiáoPhật Giáo đã nuôi dưỡng niềm hy vọng cho Dân Tộc.

Kết Luận

Ôn lại lịch sử để nuôi dưỡng niềm tin vào sức mạnh văn hóa dân tộc. Với tinh thần không độc tôn, không cực đoan nhưng khoan hòa độ lượng, tổ tiên chúng ta đã thành công trong việc chuyển hóa mọi ý thức hệ đối nghịch, mọi tư tưởng dị biệt thành những phương tiện bồi bổ cho nền văn hóa Việt ngày càng quang rạng, làm cho nền văn hóa cố hữu của dân tộc thêm phong phúChúng ta chưa bao giờ tự hủy diệt nền văn hóa của mình để làm nô lệ cho các nền văn hóa ngoại lai. Bài học lịch sử chứng minh cho chúng ta thấy, khi chúng ta rời xa văn hóa dân tộc để đem văn hóa ngoại tộc về thống trị thì đất nước rơi vào thảm họa chinh chiến. Khi chúng ta từ bỏ con đường bao dung để đi vào độc tôn thì dân tộc chịu cảnh tương tàn, nhân dân lầm than. Cuộc chiến tranh chủ nghĩa không tưởng Tây phương vẫn còn là vết thương đau nhức cho đến ngày hôm nay.

Qua bao thăng trầm của lịch sử, vận mạng của Phật Giáo luôn luôn gắn liền với vận mạng của dân tộc. Khi dân tộc quang vinh, Phật Giáo hưng thịnh. Khi dân tộc bị nô lệ khổ nhục, Phật Giáo suy yếu. Dầu thịnh dầu suy, lúc nào Phật Giáo cũng sát cánh cùng dân tộc, đồng lao cộng khổ để đưa dân tộc đi lên, đưa đất nước đến chỗ phú cường. Trong thời đại hoàng kim của đất nước dưới triều đại Lý Trần, Phật Giáo là nhân tố tích cực để kết nối Khổng Lão trong chủ thuyết Tam Giáo Đồng Nguyên, thu thập nhân tâm về một mối. Trong tinh thần đó những hội nghị dân chủ đầu tiên của đất nước diễn ra trong ngày Hội Diên Hồng. Với quyết tâm của cả một dân tộc thì không một bạo lực nào có thể thắng được. Điều đó đã chứng minh trong ba lần chiến thắng quân Mông Cổ, một đội quân chưa bao giờ chiến bại trên toàn cầu. Dưới thời Lê khi Nho Giáo độc tôn, Phật Giáo trở về tiềm ẩn trong thôn làng, làm chỗ nương tựa tâm linh cho nhân dân cùng khổ để chờ ngày quang phục. Dưới thời Pháp thuộc trong tinh thần vô chấp của Phật Giáo tổ tiên chúng ta không ngần ngại thâu hóa văn minh của người để làm lợi khí đấu tranh giành độc lập. Trong văn hóa dân tộc Phật Giáohuyết mạch, là cốt tủy, là thực thể bất khả phân. Do đó khi nói đến văn hóa Việt Nam không thể không nói đến văn hóa Phật Giáo.

Con đường cứu nguy cho đất nước chỉ còn một con đường duy nhấttrở về với văn hóa dân tộc! Mọi xung đột mâu thuẫn chỉ giải quyết được khi người Việt nhìn nhau trong tình tự dân tộc. Những khác biệt trong dân tộc, những hận thù trong lịch sử chỉ tiêu tan khi nghiệp dĩ của dân tộc được chuyển hóa. Điều đó chỉ thực hiện được khi người Việt nhận diện được “bản lai diện mục” (mặt mày xưa nay) của dân tộc mình. Khi hồn nước trong mình vững mạnh thì sống ở đâu cũng không bị mất gốc. Khi hồn nước không còn thì dân Việt dù ở tại quê hương hay hải ngoại cũng chỉ là những cô hồn vất vưởng.

Chúng ta vững tin vào sinh lực của dân tộc. Những hiện tượng về nguồn của người Việt hải ngoại, cũng như sự phục hồi các lễ hội trong nước là những dấu hiệu biểu lộ sức sống tiềm tàng của văn hóa dân tộc. Lũy tre xanh là hàng rào kiên cố để bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Ngày nào tre vẫn xanh, sinh lực dân tộc vẫn tiềm tàng.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14306)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14566)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11846)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14366)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13281)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14648)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12648)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25263)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27894)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26367)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17236)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16528)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15919)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22147)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17137)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24916)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21981)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19078)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16175)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21727)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16785)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14670)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16710)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25029)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18782)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21199)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14779)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14378)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16618)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18016)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12931)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14948)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12720)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13892)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14607)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28039)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27210)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14352)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20971)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14673)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24195)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28699)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14738)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13299)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16463)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27255)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12021)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16081)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21502)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12379)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant