Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 8: Câu Thần Chú Mở Cánh Cửa Huyền Diệu Của Đời Sống

10 Tháng Hai 201100:00(Xem: 7813)
Chương 8: Câu Thần Chú Mở Cánh Cửa Huyền Diệu Của Đời Sống

HẠNH PHÚC KỲ DIỆU
Thích Phụng Sơn

Chương 8

CÂU THẦN CHÚ MỞ CÁNH CỬA HUYỀN DIỆU CỦA ÐỜI SỐNG

Dick Sutphen, trong tác phẩm Tìm Kiếm Sự Giải Ðáp Của Bạn Từ Bên Trong (Finding Your Answers Within) đã nói đến niềm tin của nhiều người Mỹ hiện nay là:

· Thế giới quanh chúng ta và những gì chúng ta ý thức là sự biểu lộ của một thực tại mầu nhiệm hơn,

· Nhân loại đã đè nén hay che dấu Chân Ngã (mà đạo Phật gọi là chân tâm hay Phật tánh) có khả năng thấy biết thực tại mầu nhiệm đó. Chân Ngã ấy có thể làm cho tỉnh thứcbiểu lộ trong đời sống hàng ngày,

· Sự tỉnh thức hay giác ngộ đó chính là cứu cánh của đời sống con người.

Ðạo Phật nhấn mạnh đến kinh nghiệm giác ngộ và sống đời giác ngộ để mở cánh cửa mầu nhiệm của thế giới ta đang sống trong đó. Ðức Phật là người đã mở cánh cửa mầu nhiệm của đời sống và ngài chỉ rõ chúng ta, những con người, cũng có khả năng đạt được sự thấy biết chân thật đó hãy mạnh dạn tiến lên trên con đường thực hành an vui hạnh phúc cao vút nhất mà con ngườithể đạt được vì ngài là Phật đã thành và mỗi chúng ta sẽ là vị Phật trong tương lai.

Khả Năng Kỳ Diệu Của Chúng Ta

Khi thành Phật, đức Phật biết rõ mình có ba thân cùng một lúc: Pháp Thân, Báo ThânỨng Thân. Pháp Thân là thân rộng lớn bao la như vũ trụ. Thân này không phải vật chất mà là một cái thấy biết chân thật bao trùm mọi chốn, rộng lớn bao la nên còn được gọi là chân tâm hay Phật tánh. Báo thân là thân trang nghiêm, đẹp đẽ tràn đầy một niềm an vui kỳ diệu, tràn đầy sức khỏe tinh thầnthể chất, tràn đầy nguồn năng lực trong sáng bao la. Ứng thân là thân con người sống đời an vui, lành mạnh, hạnh phúc và làm những điều tốt đẹp cho mình và cho mọi người.

Ðức Phật dạy Phật và chúng ta vốn không khác nhau như lời trong bài kệ dâng hương:

“Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng

Ðạo cảm thông không thể nghĩ bàn

Lưới đế châuđạo tràng

Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời…”

Mỗi khi chúng ta buông xả các điều dính mắc sai lầm đưa đến lo lắng, giận hờn, buồn rầu, khổ đau thì chân tâm hay Phật tánh tự khai mở và nguồn an lành hạnh phúc kỳ diệu bừng dậy. Ðiều đặc biệt là dù chúng ta không biết mìnhPhật tánh và sống cuộc đời khổ đau nhưng Phật tánh ấy luôn luôn có mặt không khác gì trong một ngày trời giông bão, mặt trời luôn luôn chiếu sáng ở phía trên đám mây đen. Chỉ cần chúng ta hướng về sự giác ngộ thì sự giác ngộcơ duyên tự nó biểu lộ và đem đến cho ta nhiều ích lợi tốt đẹp trong cuộc sống.

Trong mục đích hướng dẫn con người khám phá khả năng kỳ diệu đó, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đến nhiều nước Âu, Mỹ, Úc và Á Châu hướng dẫn cho nhiều người tu tập. Cũng như những vị thiền sư Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bổn, Ðại Hàn và những vị thuộc truyền thống Nam Tông, Ngài nhấn mạnh đến khả năng giác ngộ, khả năng sống an vui hạnh phúc bao la ngay trong cõi đời này nếu chúng ta thực hành đạo Phật trong đời sống hàng ngày.

Khi thực hành đời sống an vui hạnh phúc, thế giới chúng ta đang sống tự nó khai mở ra những điều màu nhiệm: Cuộc đời chúng ta tươi sáng hơn, rộng lớn hơn, năng lượng trong người chúng ta gia tăng để duy trì sức khỏe và có khả năng chữa trị bệnh tật. Như thế giác ngộ không phải là điều gì thêm vào nơi chúng ta sau thời gian tu tập. Giác ngộ là biết rõ, khám phá được và sống với khả năng kỳ diệu sẵn có nơi mình. Khả năng ấy không chỉ thuần có trạng thái an vui tinh thần mà còn cả những thay đổi thể chấtchúng ta có thể quan sát được.

Khoa Học Xác Nhận Khả Năng Kỳ Diệu Của Con Người

Chúng ta có khả năng kỳ diệu là làm cho bệnh tật mình tiêu trừ. Các bác sĩ danh tiếng như Deepak Chopra, Stuart M. Berger, Steven Locke, Herbert Benson, v.v… thường nhấn mạnh đến khả năng kỳ diệu của đời sống con người. Nếu chúng ta khởi được một niềm tin, dù nhỏ bé, thì khả năng kỳ diệu nơi ta trỗi dậy và hoàn tất những điều kỳ lạ mà dưới con mắt quan sát cặn kẽ của khoa học người ta thấy quả thật như thế. Nói đến khoa học là nói đến sự thật có bằng cớ, nói đến sự nghiên cứu khách quan có thể quan sát được để căn cứ vào đó mà đưa ra những lời giải thích hợp lýcụ thể.

Hai nhà nghiên cứu David Sobel and Robert Omstein, trong quyển Bộ Óc Chữa Lành Bệnh (The Healing Brain) cho rằng chính niềm tin của bệnh nhân đối với thuốc men và bác sĩ đã vận dụng các năng lực trong cơ thể họ để chữa trị các bệnh tật. Trong những cuộc thí nghiệm, các bác sĩ cho bệnh nhân uống các viên thuốc giả (Placebo: Một thứ không có dược liệu, không có chất thuốc nào cả, hình dáng giống như viên thuốc thật) và thấy những viên thuốc giả này có khả năng trị bệnh. Thuốc trên được gọi là thuốc trấn an: làm cho an lòng người bị bệnh là mình đã được chăm sóc và được cho thuốc uống để lành bệnh. Các bác sĩ nhận thấy hình dáng, màu sắc, loại thuốc uống hay chích dù không có chất thuốc thật nhưng khi bệnh nhân tin đó là thuốc thật thì thuốc giả cũng làm họ bớt bệnh. Ảnh hưởng của các thứ thuốc trấn an có mức độ khác nhau: Viên thuốc Con Nhộng (Capsule: thuốc bọc trong ống có hình như con nhộng) có hiệu quả chữa trị hơn viên thuốc thường. Tuy nhiên thuốc chích (Giả) có hiệu quả chữa trị hơn các loại thuốc giả khác. Tên thuốc, màu sắc, hình dáng của những thứ thuốc giả này cũng gây ảnh hưởng đến sự chữa trị cho bệnh nhân.

Nhà tâm lý Stanislav Kasl cùng nhiều nhà tâm lý và các bác sĩ khác đã nghiên cứu hệ thống miễn nhiễm (Immune system) trong cơ thể chúng ta. Hệ thống chống lại các bệnh tật này liên hệ mật thiết đến tình trạng tinh thần của chúng ta. Sự an vui tinh thần, thảnh thơi thể chất, niềm tin vào cách chữa trị làm gia tăng sức mạnh của cơ thể chống lại bệnh cũng như chữa lành bệnh tật.

Bác sĩ Deepak Chopra ở tiểu bang Massachusetts lại tiến xa hơn một bước nữa khi chứng minh mỗi một ý tưởng (vô hình) xuất hiện thì có một chất hóa học hay một dòng điện (hữu hình) có mặt. Các tế bào trong cơ thể luôn luôn thay đổi các thành phần chứa trong nó. Các nguyên tử trong cơ thể chúng ta gồm 98 phần trăm hoàn toàn là mới trong vòng một năm trong khi đó, các ký ức, những điều chúng ta nhớ, vẫn còn ghi lại dù chúng ta có muốn quên chúng đi. Ðiều ấy chẳng khác gì một diễn viên trên sân khấu đã đi xa nhưng người mới đến thay anh ta vẫn là người cũ với tất cả những tánh tình, những thương ghét, những lo lắng sợ hãi hệt như người vắng mặt.

Bác sĩ Deepak Chopra cho rằng những gì tiêu cực ghi lại trong ký ức dù các thành phần của tế bào não đã thay đổi hoàn toàn có thể tẩy sạch bằng cách tụng một câu thần chú (mantra) mà vị bác sĩ này gọi là âm thanh nguyên thủy. Âm thanh nguyên thủy này có trước khi sự tiêu cực xuất hiện. Do đó, khi để sự chú tâm đọc âm thanh này thì nó sẽ tác dụng vào các mô trong tế bào, làm cho mọi sự lệnh lạc trong cơ thể bị tiêu trừ. Bệnh hoạn được xem là một sự lệch lạc của đời sống bao gồm thái độ, cách dinh dưỡng và sự tương quan của chúng ta đối với cuộc đời.

Lục Tự Ðại Minh Chân Ngôn Câu Thần Chú Mầu Nhiệm

Chúng ta đã có dịp nói đến câu thần chú kỳ diệu này. Vì tính cách linh diệu tốt đẹp của câu thần chú ấy, chúng ta hãy tìm hiểu thêm về ý nghĩa thần chú ấy.

Lục Tự Ðại Minh Chân Ngôn là câu thần chú sáu chữ mầu nhiệm được đức Ðạt Lai Lạt Ma cùng các vị cao tăngPhật tử Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam tụng đọc. Khi thực hành Diệu Pháp Phổ Môn, chúng ta tụng đọc thần chú này để xóa tan những cái biết sai lầm về khả năng giới hạn của mình, để thân mình được rửa sạch và ý mình được trong lành. Khi thân và tâm ở trong trạng thái trong lành, tinh sạch đó thì tự nó khai mở theo cái thấy biết chân thật của chúng ta. Ý nghĩa của câu thần chú Om Mani Padme Hum nói lên sự mầu nhiệm đó: Om là âm thanh vi diệu của ba chữ đầu của thân (thân thể), khẩu (miệng) và Ý (trí óc). Thân, khẩu và ý tạo ra khổ đau là thân khẩu ý mê mờ của chúng sanh. Khi thực hành sự tu tập thì chuyển hóa thân, khẩu và ý mê mờ trở thành thân, khẩu và ý của giác ngộ làm cho chúng ta được an vui, lành mạnhhạnh phúc. Do đó, sự thực hành này quý báu như một viên ngọc quý hay ngọc Mani. Khi thực hành sự tu tập quý báu đó thì đóa hoa sen giải thoát, Padme, đóa hoa sen tinh khiết của giác ngộ bừng lên từ chốn ao bùn. Khi đóa sen tinh khiết của giác ngộ khai mở thì chúng ta siêu vượt lên mọi sự đối đãiđi vào một trạng thái thân tâm an vui kỳ diệu (Hum) mà chúng ta sẽ đề cập rõ ràng hơn phần sau.

Các bậc cao tăng Mật Tông Tây Tạng đều thường tụng câu thần chú này để được chư Phật và Bồ Tát ban cho nhiều an lànhsức khỏe. Riêng người dân Tây Tạng rất sùng kính câu thần chú Lục Tự Ðại Minh Chân Ngôn, họ vẽ thành những lá bùa đeo hộ mạng và vẽ vào nhiều nơi để sùng kínhchiêm ngưỡng hầu được nhiều sự an lành. Họ là một trong những người được xem là an vui hạnh phúc nhất thế giới dù đời sống vật chất họ ít ỏi.

Các kinh điển Mật Tông nhấn mạnh đến khả năng kỳ diệu của thần chú này: làm tiêu tan các nghiệp xấu, đem đến các điềm lành, giúp gia tăng sức khỏe, đời sống có nhiều an vui cùng khai mở khả năng tiềm ẩn trong ta.

Ðông Và Tây Gặp Nhau Trong Khoa Chữa Trị Các Bệnh Tật

Y học Ðông Phương chú trọng đến sức khỏe toàn diện của con người gồm cả phần thể chất lẫn tinh thần và chú trọng đến sự chữa trị toàn diện phần tâm linh lẫn phần cơ thể. Khai mở tâm linh để chữa trị các bệnh tật là điều rất thông thường trong Phật giáo, nhất là Phật giáo Tây Tạng. Các vị tăng sĩ Mật Tông phụ trách chữa trị các bịnh tật thường hướng dẫn người bệnh tụng chú, đọc kinhcầu nguyện chư Phật gia hộ cho chóng lành mạnh cùng chỉ dẫn cho họ phải khai mở lòng từ bi, sống với tình thương yêu trong lành rộng lớn và sự hiểu biết chân thật đồng một lúc với sự chẩn đoán bệnh tật và cho bệnh nhân uống thuốc. Có sự chăm sóc của bác sĩ và khai mở khả năng kỳ diệu làm lành bệnh của chính mình qua sự thực hành đạo trong đời sống hàng ngày.

Có điều đặc biệt nơi đây là Y Khoa tân tiến hiện nay của Tây Phương đã bắt đầu chú trọng đến hiệu quả tốt đẹp của từ bitrí huệ trong việc chữa trị các chứng bệnh về tinh thần lẫn thể chất. Nhiều trung tâm chữa trị bệnh tật đã phối hợp lối chữa trị qua thuốc men và các dụng cụ y khoa tân tiến với thiền quán cùng cách tạo cho bệnh nhân một lối sống thoải mái mà họ có thể cảm nhận được tình thương yêu của các bác sĩ cũng như các y tá làm việc nơi đây. Bác sĩ Herbert Benson thuộc trường đại học y khoa Havard thuộc tiểu bang Massachussetts còn tiến xa hơn trong vấn đề này, đã đề nghị áp dụng sự cầu nguyện trong việc chữa trị nhiều loại bệnh tật, làm cho cuộc sống trở nên vui tươi hơn, khi thực hành các chương trình làm cho gia tăng sức khỏe cũng như cách làm thay đổi thái độ để đời sống chúng ta trở nên vui tươi, lành mạnh, tích cực, và thành công hơn trong đời sống hàng ngày.

Chúng ta đã nghe nói về phái đoàn của viện Ðại Học Y Khoa Havard đến vùng núi tuyết để tìm hiểu về cách thực hành các thần thông. Sau đó bác sĩ Benson đã nhiều lần cử các toán chuyên viên nghiên cứu đến vùng núi Hy Mã Lạp Sơn, nơi tu tập của các vị thầy Mật Tông Tây Tạng để nghiên cứu các phép thần thông do các vị mật sư thực hành và dạy dỗ cho các môn đệ. Năm 1985 theo chương trình của bác sĩ Benson, viện đại học y khoa Havard đã cử một toán chuyên viên đến vùng Hy Mã Lạp Sơn để quay phim cùng tìm hiểu về pháp môn Tam Muội Hỏa (Tummo), một trong sáu phép thần thông đã được diễn tả trong tác phẩm Sáu Phép Thần Thông của Ngài Naropa (The Six Yogas of Naropa) do các vị mật sư Tây Tạng truyền dạy cho các đệ tử ở các vùng núi tuyết.

Trên mõm núi cao 19 ngàn bộ (độ sáu ngàn thước) vào ngày 25 tháng 2 năm đó, mười vị thầy Tây Tạng với chiếc tăng bào mỏng manh đã ngồi thành vòng tròn và thực hành pháp môn làm gia tăng nhiệt độ cơ thể trong cái lạnh cắt da dưới không độ Farenheit hay 18 độ dưới không độ bách phân. Họ ngồi yên lặng và bất động trong tám giờ đồng hồ. Bác sĩ Benson cho rằng nếu chúng ta ngồi ngoài lạnh trong điều kiện khí hậu như thế thì chỉ trong một thời gian rất ngắn chúng ta sẽ run lên bần bật và sau đó chắc chắn cái chết sẽ đến. Dữ kiện đặc biệt nói trên, khả năng ngồi ngoài trời băng giá không cần áo quần khi thực hành pháp môn tu tập đặc biệt của quý vị tăng sĩ Lạt Ma Tây Tạng theo pháp môn Tam Muội Hỏa, là một trong các chứng cứ hỗ trợ cho lý thuyết của ông về sự chữa trị các bệnh tật qua sự phối hợp giữa niềm tin tôn giáo và các phương pháp trị liệu tân tiến hiện nay tại Hoa Kỳ.

Các vị y sĩ thuộc Mật Tông Tây Tạng đã thấy có sự tương quan giữa phương pháp trì chú linh nghiệmhuyền diệu của Mật Tông Tây Tạng với các khám phá mới mẻ nói trên của y khoa tân tiến hiện nay để giúp chúng ta chữa trị các bệnh tật, chuyển hóa mọi sự khổ đau thành an vui hạnh phúc và sống cuộc đời lành mạnh vui tươi. Dưới đây là cách thức thực hành rất giản dị nhưng kết quả tốt đẹp đã được các vị y sĩ Tây Tạng cũng như một số các bác sĩ y khoa tại Hoa Kỳ khuyến khích thực hành để giúp chúng ta chữa trị các bệnh như huyết áp, đau tim, đau ngực, đau đầu, cùng các chứng bệnh thần kinh như sợ hãi, bất an, mất ngủ, cùng các loại khổ đau khác trong đời sống nếu chúng ta thành tâm thực hành đúng cách.

Trì Niệm Thần ChúCầu Nguyện Ðể Chữa Trị Các Bệnh Tật

Ở Hoa Kỳ phương tiện y khoa rất tối tân nhưng không có nghĩa mọi bệnh đều được chữa trị nhanh chóng và thành công. Bên cạnh thuốc men và sự chăm sóc của bác sĩ, các bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng khi thực hành trì chú, ngồi thiềncầu nguyện với tất cả lòng thànhniềm tin mạnh mẽ. Câu thần chú được xem là linh nghiệm nhất của Phật Giáo Tây Tạng cũng như Phật giáo thế giớiLục Tự Ðại Minh Chân Ngôn Om Mani Padme Hum, đọc là Um Ma Ni Pat Me Hum, mà ở quê nhà chúng ta thường đọc theo tiếng phiên âm Án Ma Ni Bát Di Hồng. Trước hết chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa và sự mầu nhiệm của câu thần chú vô cùng linh thiêng này.

Ngài Ðạt Lai Lạt Ma trong bài thuyết giảng ngắn gọn đã nhấn mạnh đến phước đức lớn lao của người có duyên may trì câu thần chú Lục Tự Ðại Minh Chân Ngôn cùng hiểu rõ ý nghĩa của câu thần chú vĩ đại và vô cùng linh thiêng Om Mani Padme Hum này.

Om (Án):

Âm của ba chữ Phạn là A, U, M nói về thân khẩu ý của chúng sanh trong trạng thái bất tịnhthân khẩu ý thanh tịnh của chư Phật. Khi thực hành sự tu tập, chúng ta chuyển hóa thân, khẩu, ý bất tịnh của chúng ta thành thân khẩu ý thanh tịnh của chư Phật.

Mani (Ma Ni):

Là viên ngọc quý của phương tiện tối thắng của sự khai mở lòng từ bi mà hướng đến tất cả mọi chúng sanh để đem lại an vui hạnh phúc cho họ.

Padme (Bát Di):

Là đóa hoa sen trong sạch, là trí huệ, biểu lộ, hiển bày khi chúng ta thực hành sự tu tập để lòng từ bi tỏa chiếu. Trí tuệ là sự hiểu biết chân thật, thấy biết rõ ràng tinh tường mọi thứ nhưng không bị dính mắc vào các ý tưởng phân biệt cùng với các cảm xúc dấy khởi từ sự phân biệt đó. Nói khác đi là ta trực nhận tính cách rỗng lặng của mọi hiện tượng tâm lý cũng như vật thể. Do đó mà tâm chúng ta trong sạch như đóa hoa sen tinh khiết tỏa hương thơm ngát trong chiếc đầm bùn lầy.

Hum (Hồng):

Là sự siêu vượt mọi sự đối nghịch, mọi điều giới hạn, là sự bất khả phân ly, là sự hòa hợp tròn đầy giữa tình thương yêu trong sáng bao la và sự hiểu biết chân thật. Ðó chính là thực chất của nguồn hạnh phúc bao la.

Như thế khi chúng ta nhất tâm trì niệm câu thần chú nhiệm mầu Om Mani Padme Humthực hành thiền quán thì chúng ta chuyển hóa thân khẩu ý từ trạng thái bất tịnh thành trạng thái thanh tịnh, chuyển hóa tất cả các nguồn năng lượng bị ô nhiễm bởi giận hờn, lo lắng, sợ hãi, khổ đau, phiền muộn thành an vui, thoải mái, tha thứ, thương yêu, thông minhhạnh phúc. Y khoa tân tiến ngày nay đã nhìn nhận có sự tương quan mật thiết giữa thân và tâm trong vấn đề phát sinh các bệnh tật cũng như trong vấn đề chữa trị các bệnh tật. Do đó, khi thực hành sự tu tập không những giúp chúng ta giải trừ tất cả mọi sự khổ đau mà còn giúp chúng ta chữa trị các bệnh tật hiểm nghèo.

Trong các khóa tu Diệu Pháp Thiền Tịnh, pháp môn linh diệu chuyển hóa mọi năng lực tiêu cực thành tích cực, mọi sự lo sợ thành sự dõng mãnh, mọi điều phiền não thành sự an vui tươi mát, khi người tu để hết tâm vào sự lễ Phật, niệm Phật, trì chú, ngồi thiền, thiền hành tụng kinhquán tưởng. Thực hành với lòng thành thì họ kinh nghiệm một trạng thái cực kỳ an vui, hoàn toàn buông xả. Trong trạng thái thân tâm như thế, mọi sự cầu nguyện đều có tác dụng tích cực và nhanh chóng. Người tu tập còn chuyển những năng lực tích cực đến cho toàn thể đời sống thể chấttâm linh của mình qua sự quán tưởng thân mình trong sạchlành mạnh, tiếp xúc trực tiếp với những cảm giác thoải mái và an vui chân thật từ sự quán tưởng nói trên, kinh nghiệm rõ ràng sự thường hằng, sự có mặt vĩnh cửu của Phật tánh nơi mình luôn luôn trong sáng và rộng lớn vô biên cùng ảnh hưởng một niềm hạnh phúc vi diệu, tràn dâng không bờ bến.

Ðiều quan trọng hơn hết là làm thế nào khai mở được lòng từ bi, tình thương yêu trong lành, rộng lớn nơi mỗi chúng ta để chuyển hóa tất cả những lo lắng, sợ hãi, buồn rầu, nói tóm lại mọi năng lực tiêu cực, trở thành an vui, lành mạnh, tươi sáng và hạnh phúc bao la. Tình thương yêu là ánh sáng mặt trời rực rỡ làm cho bao nhiêu sự khổ đau chuyển thành niềm an vui tỏa sáng. Tâm an vui thì thân thể khỏe mạnh, thân thể an vui thì tâm khỏe mạnh. Ðó là điều đức Phật luôn luôn nhắc nhở chúng ta. Khi khai mở được tình thương yêu rộng lớn nơi mỗi chúng ta thì tình thương yêu đó có khả năng chữa trị bệnh tật cho mình và cho người.

Diệu Pháp Thiền Tịnh chỉ cho chúng ta cách quán tưởng màu nhiệm để thấy thân mình là khối ánh sáng trong lành cùng cảm nhận trực tiếp đời sống của từng bộ phận của cơ thể như não, mắt, tai, tim, phổi và chuyển đến chúng nguồn năng lực trong lành nhất tràn đầy nơi ta sau mỗi lần thực hành Diệu Pháp. Từ đó chúng ta trực tiếp kinh nghiệm trạng tháiđức Phật gọi là “thân tâm nhất như”, thân tâm là một.

Thân Và Tâm Là Một Khối Trong Sáng Rộng Lớn Và An Vui Tràn Ðầy

Bác sĩ Dean Ormish, giám đốc của Viện Y Khoa Nghiên Cứu Phòng Bệnh tại California ở Hoa Kỳ, hiện nay rất nổi tiếng nhờ phương pháp chữa trị bệnh tim rất đặc biệt của ông tại trung tâm nói trên. Các bệnh nhân đau tim nặng được hướng dẫn thiền, đi bộ, ăn chay, được các bác sĩ, y tá bày tỏ tình thương yêu và các bệnh nhân cũng bày tỏ tình thương cho nhau. Bác sĩ Ormish tin tưởng mãnh liệt rằng bịnh đau tim có nguồn gốc sâu xa từ các xúc cảm cùng sự nhận thức về chính mình trong đời sống hàng ngày. Ông ta không dùng bất cứ phương cách giải phẫu nào dù cách đó đưa đến sự giàu có nhanh chóng cho ông. Ông ta nói rất rõ về phương pháp trị liệu đặc biệt này như sau:

“Nếu tôi giải phẫu bạn, tôi có thể lấy 10,000 hay 20,000 đô la. Nếu tôi chỉ cho bạn toa thuốc làm giảm chất cholesterol trong máu thì tôi tốn rất ít thì giờ (nghĩa là bạn sẽ trả rất ít tiền). Còn nếu bạn không bị bệnh tim và tôi cố vấn cho bạn cách phòng ngừa bệnh tật thì bạn chẳng tốn kém gì cả.

Tôi có dịp chữa trị cho một nhóm bệnh nhân nhỏ trong một thời gian rất lâu do đó tôi biết họ khá tường tận và thấy rằng dù họ khác nhau theo phương cách phân loại thông thường họ thật là giống nhau. Hầu như tất cả đều có cảm giác cách biệtcách biệt với chính các cảm xúc của mình, một phần của chính đời sống của họ, cách biệt với những người khác và cách biệt với đời sống tâm linh. Họ có cảm giác xa rời, cách biệt với mọi thứ thay vì thấy mình là một thành phần liên hệ. Và với cảm tưởng như thế thì thái độ của họ phát sinh ra một chuỗi phản ứng tự hủy diệt.”

Ký giả Frank Smith của tờ The Hartford Courant đã tường thuật rõ ràng phương pháp chữa trị rất thành công của bác sĩ Ormish. Ông Hank Ginsberg, chủ nhân của một ngân hàng chuyên về ngành đầu tư cho biết thân phụ của ông ta cùng bốn người chú đã chết vì bệnh tim vào khoảng thời gian năm mươi tuổi. Còn chính bản thân của ông ta đã bị chứng đau ngực 20 năm trước đây. Lúc 58 tuổi ông ta phải mổ tim ghép vào sáu đường động mạch mà giờ đây năm đường đã bị nghẽn lại như trước. Các bác sĩ chữa trị cho ông ta trước đây khuyên ông nên về nhà lo chuyện bảo hiểm và đừng mơ tưởng mình được sống lâu. Giờ đây ông ta đã 64 tuổi và sống khỏe mạnh.

Ông Werner Hebenstreit, 75 tuổi hầu như không còn bước đi được khi ông ta đến xin chữa trị với bác sĩ Ormish, giờ đây ông ta đi leo núi. Còn ông Joe Cecena đã xin hưu trí vì bệnh hoạn nằm suốt ngày trên ghế dài nay đã tự mình sơn hết căn nhà từ trong ra ngoài và rất an vui. Một người khác là Dwayne Butler, trước đây chuyên đi gây gổ và đánh đập người để tạo niềm vui cho mình, đã hoàn toàn thay đổi thái độ khi biết mình bị bệnh tim và đến trung tâm này để chữa trị. Bác sĩ Stephen Weiss thuộc Viện Quốc Gia Sức Khỏe Hoa Kỳ (National Institutes of Health) đã cấp cho chương trình của bác sĩ Ormish một triệu sáu trăm ngàn mỹ kim để tiếp tục chương trình chữa trị nói trên trong năm 1991, 1992, 1993 và 1994.

Ðối với người Phật tử, nhất là những người thực hành tu tập các pháp môn Tịnh Ðộ, Thiền, hay Mật Tông những điều nói trên không có gì xa lạ cả vì chính họ đã có những kinh nghiệm tâm linh quý báu trong đời sống hàng ngày. Họ sống với một kinh nghiệm chân thật quý báu của thân và tâm là một khối trong sáng, bén nhạy, linh động và tràn đầy một nguồn an vui kỳ diệu. Chúng ta thấy các yếu tố tích cực trong chương trình chữa trị bệnh tật nói trên của bác sĩ Ormish rất rõ ràng: Sự khai mở cõi lòng, tu tập thiền quán, ăn chay, sống với lòng buông xả, tình thương yêu họ đón nhận từ bác sĩ, y tá cùng các người đồng bệnh cùng sự đáp ứng tích cực của họ đã là các yếu tố rất quan trọng trong sự chữa trị các bệnh tật hiểm nghèo. Ðó là một điều khám phá hữu ích và mới mẻ hiện này trong y học vốn rất quen thuộcphù hợp với giáo lý và sự hành trì trong Phật giáo. Thực hành đạo Phật trong đời sống hàng ngày là để lòng mình tràn đầy tình thương yêu trong sáng bao la, trí mình thuần sự hiểu biết chân thật, thân và tâm mình tỏa đầy niềm an vui, niềm hạnh phúc nồng ấm vô cùng. Sống như thế là sống tràn đầy sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Diệu Pháp Thiền Tịnh Làm Cho Bệnh Tật Chóng Lành

Bên cạnh thuốc men, trì niệm thần chú, ngồi thiền, tụng đọc các kinh điển của tôn giáo mình tin tưởngcầu nguyện làm bệnh tật giảm rất nhanh và phục hồi mau lẹ, đó là lời khẳng định của bác sĩ Herbert Benson sau khi nghiên cứu rất nhiều trường hợp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng. Ðó cũng là điều Mật Tông Phật giáo thường thực hành trong lúc chữa trị các bệnh tật và là phương pháp rất hiệu quả của những người thực hành Diệu Pháp: Niệm Phật, trì chú, ngồi thiền, tụng kinhcầu nguyện để giải trừ các nghiệp chướng, những thói quen xấu, làm cho đời sống an vui, chữa lành các bệnh tật, sống lành mạnhhạnh phúc.

Những khám phá của bác sĩ Benson về cách phối hợp chữa trị bệnh tật như bệnh huyết áp cao, bệnh tức ngực, bệnh đau đầu v.v… qua sự chăm sóc của bác sĩthực hành thiền quán cùng cầu nguyện rất quan trọng. Do đó, khi chúng ta phối hợp những khám phá hữu ích và tốt đẹp này với những cách hành trì mầu nhiệm của đạo Phật, thì một số các bệnh có thể được chữa trị mau chóng khi thực hành Diệu Pháp Thiền Tịnh hàng ngày:

Bệnh Huyết Áp

(Máu Cao, High Blood Pressure)

Niệm Phật, trì thần chú Lục Tự Ðại Minh Chân Ngôn, ngồi thiền quán tưởng thân ánh sáng của đức Quán Thế Âmcầu nguyện làm bệnh giảm bớt.

Bệnh Ðau Ngực

(Angina Pectoris, do chứng đau tim tạo ra)

Niệm Phật, trì thần chú nói trên, ngồi thiền, quán tưởng thân thanh tịnh cùng cầu nguyện làm cho giảm sự đau đớn rất nhiều. Khi bệnh nhân phối hợp sự săn sóc bác sĩ, ăn uống kiêng cử và thực hành sự tu tập thì cuộc đời của họ sẽ hoàn toàn đổi thay, họ sẽ sống đời an vui lành mạnhhạnh phúc hơn trước rất nhiều.

Bệnh Ðau Ðầu:

Niệm Phật, trì chú, ngồi thiền quán tưởng thân ánh sáng, tụng kinhcầu nguyện thì cơn đau sẽ dịu đi và chứng bệnh sẽ từ từ bớt.

Các chứng bệnh như đau lưng, đau nhức thân thể do áp lực trong đời sống hàng ngày tạo ra, v.v… thì niệm Phật, trì chú, ngồi thiền, tụng kinh, cầu nguyện sẽ làm cho chóng khỏe mạnh. Nói tóm lại, thực hành những điều trên đem đến cho chúng ta nhiều sức khỏe và nhiều điều an vui trong cuộc sống.

Khoa học đã đem đến cho chúng ta nhiều điều lợi ích trong đó có sự chăm sóc của bác sĩ và những thuốc men tốt mà ta sẽ hưởng được khi bị bệnh. Bên cạnh đó, niềm tin và sự thực hành tôn giáo đóng một vai trò quan trọng không kém. Như thế, với sự hiểu biết chân thậtđức Phật luôn luôn đề cao, chúng ta biết rõ khi bị bệnh thì phải đi khám nghiệm bác sĩ và nhận sự chữa trị. Ðiều này bất cứ một người bình thường nào cũng đều biết. Bên cạnh đó, niềm tin và sự thực hành tôn giáo làm bệnh tật chóng lành và nhất là sống đời an vui. Ðiều này vốn quan trọng không kém và vốn rất cần thiết cho mỗi người chúng ta.

Chữa Trị Các Chứng Bệnh Tâm Thần

Theo các tài liệu thống kê thì độ một phần ba người Mỹ bị các chứng bệnh về tâm thần. Các chứng bệnh như sợ hãi, bất an, mất ngủ, buồn rầu, lo âu, nóng giận, v.v… được xem là các chứng bệnh phổ thông tại quốc gia giàu có này. Thêm vào đó các loại bệnh do tâm sanh như một số chứng yếu tim, đau lưng, nhức đầu, đau nhức thân thể, một số các chứng ung thư, áp huyết cao, v.v… Thực hành sự tu tập hàng ngày như trì chú, ngồi thiền, ăn chay, niệm Phật, sống đời thoải mái giúp ta được nhiều an vui, lành mạnh và sự dũng mãnh trong đời sống.

Bệnh Sợ Hãi (Phobias):

Lo lắng, sợ hãi mọi thứ như sợ ma quỷ, sợ đi máy bay, sợ nước, sợ chỗ đông người, sợ thấy người khác phái, sợ cầu thang máy, sợ đứng trên chỗ cao, v.v… Tóm lại, tất cả mọi thứ sợ hãi trong lúc thức hay khi ngủ. Khi thành tâm trì niệm thần chú Lục Tự Ðại Minh Chân Ngôn thì dứt trừ mọi điều sợ hãi, thấy trong lòng mình mạnh mẽ và sống đời an vui, hạnh phúc.

Bệnh Bất An (Anxiety):

Thời đại chúng ta đang sống tạo ra đủ thứ bất an trong lòng như lo lắng về xe cộ, giờ giấc, công ăn việc làm, nạn trộm cắp cùng các loại tội ác khác, sự chèn ép lẫn nhau nơi sở làm việc hay ở nhà, giá cả lên xuống bất thường, chiến tranh lớn có thể gây nhiều tổn thất, v.v… Khi chúng ta niệm Phật, trì chú, ngồi thiền, cầu nguyện thì các sự bất an sẽ tan biến, lòng ta trở thành mạnh mẽ, đầy tự tin, đầu sự dũng cảm và đầy niềm an vui hạnh phúc.

Các Loại Khổ Ðau Khác:

Mỗi chúng ta đều có nhiều kỷ niệm khổ đau trong cuộc sống như thân nhân qua đời, vợ chồng ly tán, các cảnh chết chóc thảm thương, sản nghiệp thất thoát, v.v… Khi nhất tâm niệm Phật, trì Lục Tự Ðại Minh Chân Ngôn thì tất cả mọi sự khổ đau ấy sẽ chuyển thành niềm an vui trong sáng, năng lực trong người chúng ta sẽ gia tăng rất nhiều và ta có đủ sức mạnh tinh thần để tạo dựng cuộc đời an vui thành đạt.

Các Loại Tâm Bịnh Nói Chung:

Khi người bị tâm bệnh nhất tâm trì chúcầu nguyện thì thần lực của lời chú sẽ làm cho bệnh tật thuyên giảm nhanh chóng. Thực hành sự quán tưởng giúp cho những ý tưởng khơi dậy những tức tối, giận dữ, thù hận êm dịu dần. Nhờ đó mà những khổ đau sẽ bớt được rất nhiều.

Y khoa ngày nay cho chúng ta nhiều phương tiện chữa trị bệnh tật rất tốt đẹp. Tuy vậy, các cuộc nghiên cứu khoa học cho thấy niềm tin chiếm đến 75 phần tram trong sự làm lành bệnh tật. Do đó, chúng ta phối hợp cả hai cái tốt: Sự săn sóc của bác sĩ, thuốc men cùng thực hành Diệu Pháp Thiền Tịnh là một sự lựa chọn khôn ngoan và lợi ích vậy.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19894)
Lửa trong Cái Trí là một quyển sách của sự thâm nhập quan trọng được hướng dẫn bởi Krishnamurti, Ông Không dịch
(Xem: 20958)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
(Xem: 19328)
Nữ Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đang cố gắng đổi mới, và bộ sưu tập này đề cập đến các hoạt động của họ ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái, Campuchia, Nepal, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh...
(Xem: 40581)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 21301)
Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần để minh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
(Xem: 41120)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24146)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 23084)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 17877)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 27010)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 20774)
Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình...
(Xem: 33669)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 21066)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
(Xem: 28985)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 12716)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua.
(Xem: 25368)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 19166)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
(Xem: 17540)
Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian...
(Xem: 25838)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 19040)
Krishnamurti đã quan sát rằng chính động thái của thiền định, trong chính nó, sẽ sáng tạo trật tự cho sự hoạt động của suy nghĩ mà không có sự can thiệp của ý muốn...
(Xem: 19017)
Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng tatrình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít...
(Xem: 29071)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 18936)
Tư tưởng Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này.
(Xem: 33377)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38442)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31289)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 18261)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 24541)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 19466)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
(Xem: 17933)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 23112)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 18044)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
(Xem: 32264)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 17405)
Ðối tượng của tuệ giác Phật họcthuyết minh tận cùng chân lý của vạn pháp. Khoa học đang khởi đầu bước lên trên con đường tận cùng chân lý của Phật học.
(Xem: 17445)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
(Xem: 16103)
Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp...
(Xem: 18585)
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác.
(Xem: 20797)
Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật giáo với một vị thầy rất sáng suốt. Chú là một đứa đệ tử rất tốt. Chú rất lễ phép, thành thật và biết vâng lời.
(Xem: 18100)
Đóa sen, nếu nhìn dưới kính hiển vi và suy luận theo thiên văn học, là nền tảng của vũ trụ và cũng là một phương tiện giúp ta khám phá vũ trụ.
(Xem: 20140)
Mái Kim Các Tự làm bằng gỗ mịn thoai thoải dốc xuống. Đường nét kiến trúc vừa nhẹ nhàng vừa đẹp đẽ. Đó là một kiệt tác phẩm của lối kiến trúc đình viên...
(Xem: 14921)
Tác phẩm Đôi bạn hành hương (Công Chúa Tinh Khôi và Hoàng tử Ếch) là một điển hình trong cõi văn đầy màu sắc Phật giáo của Chiêu Hoàng.
(Xem: 20954)
Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó.
(Xem: 15079)
Đức Phậttiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
(Xem: 15793)
Cám ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.
(Xem: 12954)
Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu.
(Xem: 14526)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
(Xem: 14941)
Diệu nhắm mắt lại, không biết mình đang mơ hay tỉnh. Phép lạ nào đã biến đổi tâm hồn Quảng đến không ngờ?
(Xem: 29460)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 12780)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
(Xem: 14547)
Tôi thích nhìn ngắm những sự việc như chúng là và đối diện những sự kiện; thuộc cá nhân tôi không có cảm tính của bất kỳ loại nào, tôi xóa sạch tất cả điều đó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant