Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

10. Quỷ đói lõa hình

03 Tháng Ba 201100:00(Xem: 6263)
10. Quỷ đói lõa hình

NHỮNG CHUYỆN NHÂN QUẢ
Tác giả: Pháp sư Thích Hải Đào - Đạo Quang dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

QUỶ ĐÓI LÕA HÌNH

Vô cớ phỉ báng tăng ni,
Chuyển sinh quỷ đói lõa hình.

Lúc đức Như Lai ở thành Xá-vệ, có vị A-la-hán Năng Hỉ thường xuyên dùng thần thông đi vào địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, nhân gian, thiên thượng, quán sát chỗ thọ khổ và vui sướng của các cõi chúng sinh ấy, như những nỗi khổ lạnh, nóng, thiêu đốt, giết hại của chúng sinh trong địa ngục; cho đến các nỗi khổ sinh, già, bệnh, chết, mong cầu mà không được, oán thù phải gặp nhau, đố kị... của người thế gian; lại còn khổ não của chư thiên lúc sắp bị chết.

Thầy tỳ-kheo Năng Hỉ đem những thống khổ mình thấy nghe trong năm đường chúng sinh kể lại cho mọi người, khiến họ sinh tâm chán ghét, xa lìa, sợ hãi sinh tử luân hồi, phát khởi lòng tin vào đạo lý nhân quả báo ứng.

Một lần nọ, tỳ-kheo Năng Hỉ đang ở thành Xá-vệ, dùng sức thần thông đến bên bờ biển nọ. Thầy thấy trên bờ biển có một con quỉ đói lõa thể, tóc tai rối bời, trần truồng, mắt mù, trong miệng, mũi có rất nhiều dòi, trùng luôn bò ra lúc nhúc, ăn thịt, uống máu; thân thể nó giống như khúc cây bị cháy xém, mùi hôi thối xông ra quanh đó đến cả do-tuần; vả lại còn bị loài chó hoang đốm đuổi theo cắn xé, làm cho thân tâm của nó thống khổ không thể chịu nỗi, cho nên chạy loạn xạ, la hét ầm ĩ.

Thầy Năng Hỉ xem thấy tình cảnh như vậy, liền dùng trí tuệ thiền định Thanh văn của mình quán sát. Thì ra con quỉ đói lõa thể này vào thời đức Phật Ca-diếp còn tại thế là một vị tỳ-kheo ni có tính xấu nóng nảy, ngổ ngáo, thường xuyên vô cớ phỉ báng chư tỳ-kheo ni và tăng chúng, làm cho rất nhiều người mất lòng tin vào Ba ngôi báu. Do nghiệp ác như thế nên đời này mới thọ ác báo như vậy.

A-la-hán Năng Hỉ thầm nghĩ: “Tuy mình cơ bản đã biết được duyên do, nhưng nếu đem chuyện này bạch lên đức Thế Tôn, thỉnh cầu Ngài chỉ dạy, thì chắc chắn sẽ có lợi ích rất lớn đối với nhiều chúng sinh.” Nghĩ vậy rồi, trong nháy mắt thầy đã bay trở về thành Xá-vệ.

Lúc đó, đức Như Lai đang thuyết giảng giáo pháp giải thoát trước đại chúng. A-la-hán Năng Hỉ thấy cơ duyên rất tốt liền đến trước đức Như Lai chắp tay cung kính thưa:

– Kính bạch đức Thế Tôn! Đệ tử thường đi vào các cõi địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, nhân gian, thiên giới, đem những thống khổ được mắt thấy tai nghe trong sáu đường kể lại cho mọi người, hầu giúp họ sinh tâm chán ghét, xa lìa, sợ hãi sinh tử luân hồi, sinh khởi tín tâm chân thật đối với giáo lý nhân quả. Lần này, con dùng sức thần thông đến bên bờ biển, thấy một con quỉ đói tóc tai bù xù, thân như khúc cây cháy xém, hai mắt mù, miệng, mũi lúc nào cũng có loài trùng nhỏ bò ra, rúc rỉa thịt của nó; mùi hôi thối phát ra từ thân thể nó bay xa đến cả do-tuần cũng còn ngửi thấy; phía sau lại có loài chó hoang rượt theo cắn xé, vô cùng thống khổ, chẳng lúc nào được yên ổn. Kính bạch đức Thế Tôn! Chẳng hay đây là nghiệp duyên gì mà khiến nó phải chịu quả báo như vậy? Ngưỡng mong Ngài từ bi giảng nói, chúng con đều rất muốn được nghe.

Đức Như Lai từ hòa bảo thầy Năng Hỉ và đại chúng:

– Này các tỳ-kheo! Trong Hiền kiếp này, khi đức Phật Ca-diếp còn tại thế, tuổi thọ con người đến 20.000 tuổi, có một vị thí chủ sinh hạ được đứa con gái hết sức xinh đẹp, đoan chính. Gia đình tổ chức lễ ăn mừng rất lớn và long trọng, chọn tên thích hợp với dòng tộc để đặt cho em, nuôi dưỡng bằng sữa tươi và đủ các loại thực phẩm tốt nhất. Em bé lớn nhanh như hoa sen dưới hồ. Lớn lên, phát khởi lòng tin thanh tịnh vào giáo pháp giải thoát của đức Ca-diếp Thế Tôn, do đó phát tâm xuất gia sống đời tỉnh thức, siêng năng tu học tam tạng giáo điển, trở thành vị pháp sư tài ba lỗi lạc. Vị sư cô này chẳng những khuyến hóa được rất nhiều thí chủ phát tâm xây dựng kinh đường, tháp Phật, mà chính bản thân sư cô cũng thường xuyên cúng dường Đức Phậtchúng tăng.

Song, vì sư cô quá xinh đẹp, sinh ra và lớn lên trong gia đình giàu sang phú quí được nâng niu chiều chuộng từ nhỏ, lại do có tài thuyết pháp hay, nên được rất nhiều thí chủ thường xuyên cúng dường y phục và đồ dùng khác. Họ luôn vây quanh cô cung kính, hết lời ngợi khen xưng tán..., khiến cho tâm kiêu mạn của cô dần dần phát triển, ngày càng nghiêm trọng hơn.

Sau đó, sư cô phạm giới căn bản, song vẫn trực tiếp hưởng dụng tài vật và chi phí sinh hoạt của chúng tăng. Các vị tỳ-kheo ni khác thấy cô đã phạm giới căn bản mà vẫn trực tiếp hưởng thọ tài vật của tăng chúng, do đó họp chúng quyết định mời cô ra khỏi tăng đoàn.

Đối với chuyện bị mời ra khỏi tăng đoàn, cô ta hết sức tức giận, căm thù, bèn bày ra nhiều mưu kế, bịa chuyện để phỉ báng chư tỳ-kheo ni hữu học[26]vô học[27] khác. Cô đi đến đâu cũng bịa đặt ra những lời như:

– Tỳ-kheo ni đó phạm vào giới này, tỳ-kheo ni kia cũng phạm vào giới này, giới này...

Lúc đó, cô ấy vô duyên vô cớ bêu xấu rất nhiều tăng ni, lại còn ác khẩu mắng chửi họ. Mặc dù phạm giới và bị trục xuất khỏi tăng đoàn, nhưng cô vẫn không chút phản tỉnh hay ăn năn nhận ra sai lầm, mà vẫn giữ nguyên tập quán xấu không thay đổi, đi đến đâu cũng nói lỗi của tăng ni với cư sĩ, song những lỗi này là do cô bịa ra chứ không hề có thật.

Tuy vậy, những lời phỉ báng bịa đặt của cô đã thực sự làm cho chúng tăng mất đi sự hòa hợp, khiến cho nhiều vị trong tăng đoàn sinh lòng nghi kị lẫn nhau, lại cũng làm cho nhiều cư sĩ tại gia sinh khởi tà kiến đối với tăng đoàn, bởi có rất nhiều người tuy không hiểu được sự việc, nhưng chỉ vì mù quáng tin theo lời bịa đặt của cô nên thối thất tín tâm đối với Ba ngôi báu, không cúng dường cho tăng chúng nữa.

Vị tỳ-kheo ni bịa chuyện phỉ báng tăng chúng thuở đó chính là con quỉ đói lõa thể ngày nay. Do ác nghiệp của sự bịa chuyện phỉ báng chư tỳ-kheo ni hữu học, vô học nên cô phải bị chuyển sinh làm quỉ đói. Lại do sự vô duyên vô cớ ác khẩu chửi mắng chư tỳ-kheo ni, cho nên trong miệng, mũi có rất nhiều trùng nhỏ bò ra cắn, rỉa. Hơn thế nữa, vì sau khi đã phá giới mà vẫn hưởng thọ tài vật của tăng chúng, cho đến vô duyên vô cớ phỉ báng chúng tăng, làm cho người cư sĩ tại gia thối thất tín tâm đối với Ba ngôi báu, nên chiêu cảm có rất nhiều chó hoang đuổi cắn không buông tha. Còn về hai mắt bị mù, là do lúc mắng chửi cô luôn trừng trừng nhìn người khác với tâm khinh miệt và đầy sân hận.

Khi đức Như Lai nói rõ nhân duyên của con quỉ đói này xong, tất cả đại chúng đang có mặt đều khởi tâm xa rời, chán ghét, sợ hãi sinh tử, chỉ muốn vượt thoát khỏi thế gian đau khổ này. Đức Thế Tôn thấy nhân duyên giáo hóa của họ đã thành thục, liền thuyết giảng giáo pháp giải thoát thích hợp với từng người.

Nghe pháp xong, có một số vị liền được Noãn, Đảnh, Nhẫn và Thế đệ nhất pháp của Gia hạnh đạo; có những vị đắc quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán; có người được vương vị Kim luân; có người được giai vị Phạm thiên và Đế-thích thiên; có những vị chứng được quả vị Duyên giác; có vị gieo trồng nhân Vô thượng Bồ-đề; tất cả những người còn lại đều phát khởi niềm tin thanh tịnh, chân thật vào Ba ngôi báu và phát tâm quay về nương tựa Phật, Pháp, Tăng-già.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26657)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20020)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18206)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32880)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18804)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31682)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32597)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20164)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26367)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20349)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23806)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23935)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15135)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15041)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant