Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

64. Ðại sĩ Hải Vân

04 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 8683)
64. Ðại sĩ Hải Vân

CAO TĂNG DỊ TRUYỆN
(Truyện Kể Các Vị Cao Tăng Trung Quốc)
Hạnh Huệ biên soạn - Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh 2001

64. ÐẠI SĨ HẢI VÂN

Ấn Giảng người Ninh Viễn, Phong Cốc, Sơn Tây, họ Tống con của Vi Tử. Sư sanh niên hiệu Thái Hòa năm Nhâm Tuất đời Kim (1202), nhân phẩm cao quý, khôi vĩ. Thuở nhỏ Sư thông minh đỉnh ngộ. Năm bảy tuổi cha đưa chương Khai Minh Tông Nghĩa của Hiếu Kinh cho xem. Sư hỏi:

- Khai là tông gì? Minh là nghĩa gì?

Cha kinh dị, biết không phải là người thường, bèn đưa Sư đến thăm ngài Truyền Giới Nhan Công. Nhan Công muốn xem căn khí của Sư, mới trao bài Thảo Am Ca (Thảo Am Ca của ngài Thạch Ðầu Hy Thiên) cho Sư đọc. Ðến chỗ "Hoại cùng chẳng hoại, chủ vẫn đó". Sư hỏi rằng:

- Chủ ở đâu?

Nhan Công hỏi lại:

 - Chủ nào? 

Sư thưa:

- Người lìa hoại và bất hoại.

Nhan Công bảo:

- Ðây là khách vậy!

Sư nói:

- Chủ đấy!

Nhan Công trầm ngâm rồi thôi.

Sư tìm đến lễ ngài Trung Quán Chiểu Công làm thầy. Năm mười một tuổi, được thọ đại giới. Thượng tọa Hồng Ngạn mới hỏi Sư rằng:

- Nay thọ đại giới rồi, vì sao mà làm tiểu tăng?

Sư đáp:

- Vì tăng nhỏ nhưng giới lớn.

Sư hỏi thử lại:

- Thượng tọa giới lớn hay nhỏ.

Ðáp:

- Thân tôi dĩ nhiên đã già.

Nói chưa dứt lời, Sư lớn tiếng nói:

- Ðừng phân biệt nữa!

Một hôm Thượng tọa sai tăng đi ra ngoài. Sư vỗ lưng tăng, đợi vị tăng này quay đầu trở lại, Sư giơ một ngón tay lên. Tăng theo đó vỗ lưng Sư, Sư cũng giơ một ngón tay lên. Thượng toạ rất ngạc nhiên.

Năm mười hai tuổi, ngài Trung Quán nghe Sư tham vấn, bèn dạy:

- Hãy ngừng mọi tâm muốn biết về văn tự ngữ ngôn. Chỉ để tâm như cây cầu, như tro nguội. Hết sức dụng công cho thuần thục, ngộ giải cho chân thật. Một phen chết hẳn (đại tử), sạch mọi tập khí dư thừa. Ðến thời tiết đó tự nhiên rõ biết, lại cùng ta gặp gỡ.

Sư kính cẩn nghe dạy.

Một hôm Sư theo ngài Trung Quán đi, Trung Quán hỏi:

- Thiền sư Pháp Ðăng nói: "Xem việc nhà người rộn ràng hãy nói nương sức ai?" Ông làm sao hội?

Sư liền kéo tay Trung Quán. Trung Quán bảo:

- Tên dã hồ tinh này!

Sư thưa:

- Vâng, vâng!

Năm mưòi ba tuổi, vua Thành Cát Tư Hãn thống trị thiên hạ, Sư ở Ninh Viễn, ngoài thành bị bao vây, nhiều người xúi Sư để tóc. Sư bảo:

- Nếu theo phép nước, thì mất tăng tướng.

Bèn giữ như cũ.

Năm mười tám tuổi, quân Nguyên lại chiếm Nam Thành. Tứ chúng giải tán, chạy trốn. Một mình Sư ở lại hầu ngài Trung Quán. Trung Quán nói:

- Ta tuổi đã già, con còn trai tráng. Ngày nay vàng đá đều bị đốt hết, thì có ích gì? Con nên đi đi!

Sư khóc thưa:

- Nhân quả không sai, sống chết có mạng. Làm sao con bỏ Thầy mà cầu thoát thân được? Nếu thoát được, cũng chẳng xứng làm người.

Trung Quán thấy Sư tâm thành, dặn dò:

- Ông có nhân duyên lớn ở Sóc Mạc. Ta với ông cùng đến phương Bắc vậy.

Hôm sau thành bị hạ. Nguyên soái Sử Thiên Trạch trông thấy Sư, tức giận hỏi:

- Ngươi là ai?

Ðáp:

- Tôi là Sa môn.

Sử hỏi:

- Có ăn thịt không?

Hỏi:

- Thịt gì?

- Thịt người.

Sư bảo:

- Người không phải thú vật. Thịt cọp beo còn chẳng nên ăn, huống gì là thịt người.

Sử Thiên Trạch nói:

- Ngày nay, ngươi ở dưới mũi thương của quân lính, có thể toàn mạng được sao?

Sư đáp:

- Ắt phải nhờ cậy Ngài giúp đỡ.

Sử Thiên Trạch rất hài lòng.Lại có Nguyên soái Lý Thất Ca hỏi:

- Ông đã làm tăng, vậy thuộc thiền hay giáo?

Sư đáp:

- Thiền giáo đều là lông cánh của tăng, như nước dùng người phải gồm cả văn võ.

Lý nói:

- Ðúng rồi, nhưng ông theo bên nào?

Sư nói:

- Chẳng theo cả hai.

Lý hỏi:

- Ông là gì?

- Thầy chùa.

Rồi tiếp:

- Thầy tôi cũng đang ở đây.

Hai vị này thấy Sư còn nhỏ tuổi mà chẳng sợ sệt, ứng đáp khác thường, liền cùng nhau đến gặp ngài Trung Quán. Nghe ngài chỉ dạy chí thiết, bèn rất vui vẻ thưa:

- Có cha này phải có con này vậy.

Rồi lễ Trung Quán làm thầy và cùng Sư kết nghĩa đá vàng.

Ðến đây, Quốc vương ban ân lớn, mời về viện Hương Tuyền, Hưng An, ban hiệu ngài Trung QuánTừ Vân Chính Giác Ðại Thiền Sư, còn Sư là Tịch Chiếu Anh Ngộ Ðại Sư, mọi nhu yếu đều do quan chu cấp. Khi ngài Trung Quán thị tịch. Sư khất thực rồi về canh tháp cho Ngài. Một hôm nghe trên không có tiếng kêu tên mình, Sư chợt tỉnh, bèn dời về ở đạo viện Tam Phong. Lại hỏi Người, Người nói:

- Việc con muốn thành, nên đi chớ trệ ở đây.

Tờ mờ sáng, Sư về Yến Kinh. Qua Tùng Phô mắc mưa, phải núp dưới núi. Nhân sấm chớp mà đại ngộ. Sư tự rờ lên mặt nói:

- Hôm nay mới biết mày ngang mũi dọc, mới tin lời các lão Hòa thượng trong thiên hạ chẳng mê hoặc người.

Trước đây lúc ngài Trung Quán sắp tịch, Sư hỏi:

- Con nên nương theo ai để rõ việc lớn này?

Trung Quán bảo:

- Nương Khánh Tám Mươi!

Sư đến Yến Kinh vào chùa Ðại Khánh Thọ, mới tin lời ngài Trung Quán nói. Sư đến yết kiến lão nhân Trung Hòa Chương Công. Trước đó một hôm, lão nhân đêm mộng thấy một dị tăng cầm gậy đến phương trượng ngồi lên tòa sư tử. Hôm sau Sư đến, Trung Hòa cười bảo:

- Người này đúng là người đêm qua đến mộng của ta.

Sư hỏi:

- Con không đến mà đến, làm thế nào gặp nhau?

Trung Hòa nói:

- Tham nên thực tham, ngộ nên thực ngộ. Chớ đánh chồn rừng!

Sư nói:

 - Con nhân sấm chớp tơi bời, mới biết mày ngang mũi dọc.

Trung Hòa bảo:

- Chỗ này thì ta khác. 

Sư hỏi:

- Thầy thế nào?

Trung Hòa nói:

- Răng là một miệng xương, tai là hai miếng da.

Sư thưa:

- Nên nói riêng có.

- Lầm!

Sư hét:

- Giặc cỏ đại bại!

Trung Hòa bèn thôi. Ngày sau, Trung Hòa lại đưa chuyện: "Thủ tọa lưỡng đường cùng hét" của Lâm Tế. Sư đưa nắm tay đấm một cái. Lúc ấy Trượng đường chấn động, Trung Hòa ấn ký cho Sư.

Lúc xuất thế, Sư thường ngồi đại đạo tràng theo lời mời của Thái sư, Quốc vương cùng các trọng thần. Trong thất, Sư thường dùng bốn lời "vô y" để khám nghiệm người học, chẳng ai đương nổi. Một hôm, Sư gặp vài vị tăng dưới hiên, liền hỏi mà không người khế hợp, Sư bèn đánh. Ðến vị cuối cùng, Sư hỏi:

- Ông đi đâu đây?

Tăng thưa:

- Tìm Hòa thượng.

- Tìm ông ta làm gì?

- Ðể đánh đau một trận.

Sư hỏi:

- Lấy cái gì đánh?

Tăng nhìn quanh nói:

- Không đem gậy theo!

Sư bèn đánh bốn roi nói:

- Cái tên đánh rỗng này!

Chúng bỏ chạy. Sư gọi lại:

- Các Thượng tọa!

Mọi người quay dầu. Sư bảo:

- Là cái gì?

***

Tháng Giêng, năm Ðinh Dậu, Sư được ban thêm hiệu Tiên Thiên Trấn Quốc Ðại Sĩ. Mùa Ðông năm Kỷ Hợi, Sư vâng mệnh làm trụ trì chùa Ðại Khánh Thọ. Năm Nhâm Dần, vua Hốt Tất Liệt mời Sư đến dưới trướng hỏi về đại ý Phật pháp. Vua rất vui, theo Sư thọ Bồ tát giới. Nhân đó Sư tâu rằng:

- Trong pháp Phật, bàn về việc Miếu Ðường, trong phẩm Vương Pháp Chính Luận có nói rõ, không khó không dễ, chỉ sợ vua không thể làm hết. Vua nên gặp các bậc đại hiền, thạc nho trong thiên hạ hỏi việc trị loạn, hưng vong xưa nay, có chỗ nên nghe vậy.

Vua vui lắm, ban cho Sư áo hoa dát châu, một đại y bằng kim tuyến không cần may, cung phụng Sư theo lễ thầy trò. Lúc sắp từ biệt vua, vua hỏi:

- Phật pháp từ đây thọ trì thế nào?

Sư nói:

- Lòng tin khó sanh, tâm Bồ đề khó phát, nay vua đã phát sanh được, cần phải hộ trì chuyên nhất chẳng quên. Không nên thấy lỗi của Tam Bảo, hằng nhớ sự bất an của dân chúng, khéo vỗ về họ, thưởng phạt cho rõ ràng. Ngài nên chấp chánh vô tư, nghe theo người hiền, nhận lời can gián. Trong mọi lúc, tất cả việc làm của Ngài sẽ thuận theo Phật pháp vậy.

Sư đi rồi, có một số người ác buông lời chê bai Phật pháp. Vua hạch tội họ và gia đình, đồng thời sai sứ báo cho Sư hay. Sư tâu lại:

- Gương sáng trên đài, tốt xấu tự hiện, mũi thần trong tay, thưởng phạt vô tư, cần được chánh niệm hiện tiền, có thể giết tà kiến, ngoại ma, nhưng nhà vua nên lấy lòng khoan thứ mới phải.

Vua càng thêm kính phục mời Sư về làm Tăng thống ban cho muôn lượng bạch kim. Nơi chùa Hạo Thiên, Sư lập hội lớn để cầu phước cho đất nước.

 

 

Hoàng đế Mông Ca lên ngôi lưu tâm mọi việc. Mùa hạ năm Bính Thìn (1256), Húc Oai Liệt Vương, ban cho gậy vàng, ca-sa kim tuyến, xin Sư dùng pháp ngữ khai thị. Tháng bảy, Sư họp các kỳ cựu, chọn vài vị tài giỏi, để coi sóc việc sau. Mùa hạ năm Ðinh Tỵ (1257), nói kệ xong, Sư bảo:

- Các ông chớ ồn náo, ta muốn nằm nghỉ.

Thị giả vội vàng kêu người chủ sự đến. Sư nằm theo thế kiết tường nhẹ nhàng mà tịch, thọ 56 tuổi. Trà tỳ được xá lợi vô số. Vua Hốt Tất Liệt xây tháp ở chùa Ðại Khánh Thọ, ban hiệu là Phật Nhật Viên Minh Ðại Sư, dòng Lâm Tế đời thứ mười sáu.

52. THIỀN SƯ QUY TÔNG TUYÊN

Thiền Sư Quy Tông Tuyên, người Hán Châu, nối pháp Ngài Lang Gia Quảng Chiếu kết thân với Quách Công Phủ. Chợt một hôm có quan trấn thủ Nam Khang đến, Sư sai người đem thơ cho Công Phủ lại dặn người đưa thơ chớ cho quan huyện trông thấy. Công Phủ đọc thơ thấy ủy thác rằng:

- Tôi còn sáu năm duyên đời chưa hết, hôm nay không chịu nổi áp bức muốn thác sanh vào nhà ông, mong ông chiếu cố cho.

Công Phủ vừa sợ vừa mừng, nửa đêm bà vợ mơ màng thấy Sư vào trong phòng ngủ, bất giác thất thanh nói:

- Ðây không phải là chỗ Hòa thượng đến.

Công Phủ hỏi duyên cớ, bà vợ kể lại. Công Phủ sai đốt đền, lấy thơ của Sư cho coi. Quả nhiên sau bà vợ có thai sanh con đặt là Tuyên Quang. Vừa đầy năm đã nhớ hỏi chuyện trước.

Ðến ba tuổi, Hòa thượng Bạch Vân Ðoan đi qua nhà này, Công Phủ kêu con ra tương kiến, vừa thấy kêu lên:

- Sư Ðiệt! (cháu).

Hòa thượng Ðoan nói:

- Cùng Hòa thượng từ biệt nhau đã mấy năm rồi?

Tuyên co ngón tay nói:

- Bốn năm.

Hòa thượng Ðoan nói:

- Tương biệt tại đâu?

- Tại Bạch Liên Trang.

- Lấy gì để chứng nghiệm?

- Cha mẹ tôi ngày mai sẽ mời Hòa thượng thọ trai.

Chợt có tiếng đẩy xe qua ngoài cửa. Hòa thượng Ðoan nói:

- Tiếng gì ngoài cửa vậy?

Tuyên làm thế đẩy xe. Hòa thượng Ðoan nói:

- Qua thế nào?

- Ðất bằng có một rãnh nước.

Ðến sáu tuổi không bệnh mà chết.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 457)
Một buổi sáng mùa thu năm 1976, tụng xong phẩm Dược Vương bổn sự của kinh Pháp Hoa, bước xuống tầng cấp chánh điện chùa Già Lam thì tôi gặp thầy tôi, Hòa thượng Trí Thủ, chống chiếc ba toong đứng tựa người vào thành lan can của sàn nhà hóng mát thấp lè tè nối liền với bàn chờ của tầng cấp dẫn lên điện Phật.
(Xem: 779)
Ôn Già Lam, chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm ấm lòng bao lớp tăng sinh của các Phật học viện: Báo Quốc – Huế, Phổ Đà – Đà Nẵng, Hải Đức – Nha Trang, Già Lam – Sài Gòn. Ba tiếng nói ấy như trái tim của Mẹ ấp ủ đàn con qua suốt quãng đời dãi dầu mưa nắng.
(Xem: 483)
Hòa Thượng Thích Trí Thủ là vị Thầy của nhiều thế hệ học tăng của các Phật học viện Báo Quốc Huế, Phổ Đà – Đà Nẵng, Hải Đức – Nha Trang, Quảng Hương Già Lam – Sài Gòn.
(Xem: 1372)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai.
(Xem: 1804)
Khi sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này mỗi người đều mang trong mình một huyết thống mà tổ tiên bao đời đã hun đúc, giữ gìntruyền thừa qua nhiều thế hệ.
(Xem: 12178)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 5146)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch.
(Xem: 27136)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
(Xem: 1891)
Viết về lịch sử là một việc làm quan trọng, vì nếu khôngquá khứ thì sẽ không có hiện tại, mà hiện tại không có thì chắc rằng vị lai cũng sẽ không.
(Xem: 14288)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(Xem: 10108)
Chúng tôi cho phổ biến bài báo này, không ngoài mục đích chỉ muốn cung cấp thêm một sử liệu hiếm quý về một Thích Trí Quang...
(Xem: 11569)
Bài Thuyết Trình Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Lần Thứ 10 tại Tu Viện Phổ Đà Sơn, Ottawa, Canada ngày 07 – 09 tháng 10, 2016
(Xem: 16236)
Tập sách do Minh Thiện và Diệu Xuân biên soạn
(Xem: 17406)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 14384)
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duy sáng tạo mà là đọc những chứng tích lịch sử thời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giả xuyên qua những chặng đường thời gian...
(Xem: 9587)
Bài này được trích dịch từ tài liệu có tên “Những Giới Hạn Trong Các Vùng Biển” (Limits In The Seas) mang số 143 với tựa đề “Trung Quốc: Tuyên Bố Chủ Quyền Biển Trong Biển Nam Trung Hoa
(Xem: 16120)
Mùa Thu năm 334 trước Tây Lịch (TTL), vua A-Lịch-Sơn Đại-Đế (Alexander the Great) của nước Hy-Lạp bắt đầu cuộc chinh phạt Đông tiến. Nhà vua thấy nhà hiền triết Aristotle...
(Xem: 17575)
Vào đầu thế kỷ XV, ngụy tạo danh nghĩa diệt Hồ phù Trần, nhà Minh sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh đem quân đánh chiếm nước ta.
(Xem: 30741)
Tăng đoàn bắt đầu hoạt động rộng rãi và có ảnh hưởng kể từ khi Phật niết bàn... Thích Nữ Trí Nguyệt dịch
(Xem: 21805)
Phật Giáo còn được phân chia thành hai nhánh khác nhau là Tiểu Thừa (Hinayana) và Đại Thừa (Mahayana)... Nguyên tác: Ajahn Chan; Hoang Phong chuyển dịch
(Xem: 46493)
Có thể nói, không có một Tôn giáo nào, một hệ tư tưởng nào đề cao con người và đặt niềm tin vào con người như là đạo Phật... HT Thích Minh Châu
(Xem: 10469)
Hương Vị Của Đất - Văn Lang Dị Sử - HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 10232)
Tập sách “Hồ Sơ Mật 1963 - Từ các nguồn Tài liệu của Chính phủ Mỹ”... Nhóm Thiện Pháp thực hiện, Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications 2013
(Xem: 12004)
CUỐN TỰ ĐIỂN HÁN - VIỆT THẾ KỶ 19; Việt Nam thời xưa có các sách khải mông hay tự biểu được dùng để dạy chữ Hán cho trẻ đồng ấu... Nguyễn Đình Hòa - Trần Trọng Dương dịch
(Xem: 20902)
Phật giáo Huế là cái nôi của sự giữ gìn truyền thống thống nhất Phật giáo trong cả nước... Thích Hải Ấn
(Xem: 10484)
Đức Phật đến trong cuộc đời là một con người bằng xương bằng thịt, vui những nỗi vui của trần gian, đau những nỗi đau của con người. Để từ đó Ngài vươn lên và vực dậy giấc trường mộng Nam Kha... HT Thích Nhật Quang
(Xem: 11719)
Lược Sử Phật GiáoHồi Giáo Tại Afghanistan - Nguyên tác: Alexander Berzin, Người dịch: Thích nữ Tịnh Quang
(Xem: 30681)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 16079)
Phật giáo được truyền đến Sri Lanka từ thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Và phần lớn thời gian trong suốt hơn 2.000 năm, Phật giáo được xem quốc giáo tại đảo quốc này... Thích Nguyên Lộc
(Xem: 31221)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 13297)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
(Xem: 38443)
Tuyển tập 115 bài viết của 92 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm
(Xem: 24257)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 14933)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 24575)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 17600)
Quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Thiện Hoa biên soạn là một tài liệu lịch sử hữu ích.
(Xem: 22687)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 29796)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 32401)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 26729)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 69770)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 25530)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 40343)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 28559)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 41016)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24071)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 23021)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 33584)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 24471)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 34414)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 28325)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 32508)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 26304)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 15019)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant