Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

33 Bài tán hình tượng Tổ sư của ngài Hám Sơn

04 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 10093)
33 Bài tán hình tượng Tổ sư của ngài Hám Sơn

CAO TĂNG DỊ TRUYỆN
(Truyện Kể Các Vị Cao Tăng Trung Quốc)
Hạnh Huệ biên soạn - Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh 2001

PHỤ LỤC 33 VỊ TỔ

33 Bài tán Hình Tượng TỔ SƯ của ngài HÁM SƠN

Tổ thứ 1

TÔN GIẢ MA HA CA DIẾP

(Maha-Kasypa)

Thân hình sắc vàng
 Kim chi sắc hình
 
Kim cang là tâm
 Kim cang vị tâm
 
Vâng gìn huệ mạng
 Phụng trì tuệ mạng
 
Thường chuyển pháp luân
 Thường chuyển pháp luân
 
Thế Tôn nâng hoa
 Thế Tôn niêm hoa
 
Khẽ mỉm miệng cười
 Phá nhan nhất tiếu
 
Ðến nay khiến ngưòi
 Chí kim linh nhân 
 
Nghĩ suy chẳng đến.
 Tư nghì bất đáo.
 

 

Tổ thứ 2

 TÔN GIẢ A NAN

(Ananda)

Nghe nhiều như biển
 Ða văn như hải
 
Uống dòng rượu pháp
 Ẩm súc pháp lưu
 
Chư Phật còn mất
 Chư Phật xuất một
 
Chẳng rời đầu lưỡi
 Bất ly thiệt đầu
 
Pháp êm dịu hóa
 Cổ hoàng pháp hóa
 
Tiết phách thành lệnh
 Tiết phách thành lệnh
 
Thế nên thầy ta
 Thị cố ngã sư
 
Là chánh trong thiên
 Vi thiên trung chính.
 

 

Tổ thứ 3

 TÔN GIẢ THƯƠNG NA HÒA TU

(Sanakavasa)

Căn linh Bát Nhã 
 Bát Nhã linh căn
 
Kiếp trước đã chứng
 Túc sanh dĩ chứng
 
Nên Sư sắp sanh
 Cố sư tương xuất
 
Cỏ lành ứng trước
 Thụy thảo tiên ứng
 
Dùng tâm ấn tâm
 Dĩ tâm ấn tâm
 
Như lửa vào lửa
 Như hỏa đầu hỏa
 
Ðường hẹp gặp nhau
 Hiệp lộ tương phùng
 
Không có chỗ trốn
 Ðịnh một xứ đóa.
 

 

Tổ thứ 4

TÔN GIẢ ƯU BA CÚC ÐA

(Upagupta)

Một người tâm không
 Nhất nhân tâm không
 
Cung ma chấn động
 Ma cung chấn động
 
Cầm mũi kim cương
 Ác kim cương phong
 
Ai dám đùa giỡn
 Thùy cảm khinh lộng
 
Nếu chịu quay đầu
 Nhược khẳng hồi quang
 
Tâm cuồng chóng hết
 Cuồng tâm đốn hiết
 
Lễ bái quy y
 Lễ bái quy y
 
Các tội tiêu diệt
 Chư tội tiêu diệt.
 

 

Tổ thứ 5

 TÔN GIẢ ÐỀ ÐA CA

 (Dhrtaka)

Ðã ngộ bổn tâm
 Dĩ ngộ bổn tâm
 
Như trời soi đêm
 Như nhật chiếu dạ
 
Mộng sanh tử này
 Thị sanh tử mộng
 
Ánh sáng siêu việt
 Quang minh siêu việ
 
Pháp thầy vốn không
 Sư pháp bổn
 
Tâm con chẳng có
 Ngã tâm bất hữu
 
Như không hợp không
 Như không hợp không
 
Lưỡi không ra miệng
 Thiệt bất xuất khẩu.
 

 

Tổ thứ 6

TÔN GIẢ DI GIÁ CA

(Miccaka)

Ðều do đây đến
 Ðô nhân thử lai
 
Chẳng vì việc khác
 Bất vi biệt sự
 
Gặp nhau giữa chợ
 Náo thị tương phùng
 
Tự bày pháp khí
 Tự thị kỳ khí
 
Huyền kiến chưa đến
 Huyền kiến vị nhiên
 
Sớm biết hôm nay
 Tảo tri kim nhật
 
Cứ lo buôn bán
 Ðương hành mãi mại
 
Chẳng kế giá cả
 Bất luận giá trị.
 

 

Tổ thứ 7

 TÔN GIẢ BÀ TU MẬT

 (Vasumitra)

Từ đường nóng đến
 Tùng nhiệt lộ lai
 
Chợt gặp bạn thân
 Hốt phùng thân hữu
 
Một lời luận nghĩa
 Nhất ngôn luận nghĩa
 
Chóng biết chưa có
 Ðốn tri vị hữu
 
Xin vị cam lồ
 Khất cam lồ vị
 
Chỉ pháp hư không
 Thị hư không pháp
 
Nếu nói có được
 Nhược vị hữu đắc
 
Rơi bảy rụng tám
 Lạc thất lạc bát.
 

 

Tổ thứ 8

 TÔN GIẢ PHẬT ÐÀ NAN ÐỀ

 (Buddhanandi)

Chẳng phải không nói
 Bất thị bất ngôn
 
Nói không đến được
 Ngôn chi bất cập
 
Chẳng phải không đi
 Bất thị bất hành
 
Vốn không tung tích
 Bổn vô tung tích
 
Nay gặp người này
 Kim ngộ kỳ nhân
 
Mới mở miệng được
 Nãi khả khai khẩu
 
Từ đây liền đi
 Tùng thử tiện hành
 
Chẳng rơi hang ổ
 Bất đọa khòa cửu.
 

 

Tổ thứ 9

 TÔN GIẢ PHỤC ÐÀ MẬT ÐA

(Buddhamitra)

Ở trong thai mẹ
 Trụ mẫu thai trung
 
Qua sáu mươi năm
 Kinh lục thập niên
 
Chỉ đợi thầy đến
 Chỉ đãi sư lai
 
Mới thỏa duyên trước
 Phương toại tiền duyên
 
Trên đảnh quang minh
 Ðảnh thượng quang minh
 
Nguyên là sẵn có
 Nguyên thị bổn hữu
 
Vừa vót liền thấu
 Nhất quát tiện thấu
 
Như sư tử rống.
 Như sư tử hống.
 

 Tổ thứ 10

 HIẾP TÔN GIẢ

 (Parsva)

Chỉ đất thành vàng
 Chỉ địa biến kim
 
Theo tay mà hiện
 Tùy thủ nhi hiện
 
Thánh nhân liền đến
 Thánh nhân tức chí
 
Còn gì mau hơn?
 Hà đẳng khoái tiện
 
Tợ như hang trống
 Tợ hồ không cốc
 
Ứng tiếng đáp vang
 Ứng thanh đáp hưởng
 
Thì biết tâm ta
 Thị tri ngã tâm
 
Vốn không qua lại.
 Bổn vô lai vãng.
 

 

Tổ thứ 11

 TÔN GIẢ PHÚ NA DẠ XA

(Punyaysas)

Phật chẳng biết Phật
 Phật bất thức Phật 
 
Mắt chẳng thấy sắc
 Nhãn bất kiến nhãn
 
Lại kiếm nơi khác
 Cánh hướng tha mích
 
Nên bị kiểm điểm
 Cố tao kiểm điểm
 
Toan nói vẹn toàn
 Tương vi hồn toàn
 
Sớm bị phá vỡ 
 Tảo bị giải phá
 
Mãnh tỉnh đưa ra
 Mảnh tỉnh tương lai
 
Mới biết lời rụng.
 Phương tri thoại đọa.
 

 

Tổ thứ 12

 TÔN GIẢ MÃ MINH

 (Asvaghosha)

Ngựa kêu bình thương
 Mã chi bi minh
 
Sẵn tự có nhãn
 Cố tự hữu nhân
 
Ðất vọt cô gái 
 Ðịa dũng nữ tử
 
Nguyên chẳng phải người
 Nguyên phi kỳ nhân
 
Ma vốn không ma
 Ma phi bổn ma
 
Phật cũng chẳng Phật
 Phật diệc phi Phật 
 
Mắt chánh xem lại
 Chánh nhãn khán lai
 
Rốt là vật gì?
 Cánh thị hà vật.
 

 

Tổ thứ 13

 TÔN GIẢ CA TỲ MA LA

 (Kapimala)

Từ dị học đến
 Tùng dị trung lai
 
Ðược tri kiến chánh
 Ðắc chánh tri kiến
 
Ðường gặp rắn độc
 Lộ phùng độc xà
 
Tâm từ bi hiện 
 Từ bi tâm hiện
 
Lại hỏi rồng độc
 Cánh vấn độc long
 
Ðều muốn điều phục
 Ðô yếu điều phục
 
Mắt thấy tâm hay
 Nhãn kiến tâm tri
 
Như vang lìa hang
 Như hưởng xuất cốc.
 

 

Tổ thứ 14

 TÔN GIẢ LONG THỌ

 (Nagarjuna)

Trong rồng dạy rồng
 Long trung hóa long
 
Lấy độc chống độc
 Dĩ độc công độc
 
Tôn giả tay khéo
 Tôn giả diệu thủ
 
Một lời điều phục
 Nhất ngôn điều phục
 
Phật tánh tam muội.
 Phật tánh tam muội
 
Thể như hư không
 Thể ngược hư không
 
Trăm ngàn pháp môn
 Bách thiên pháp môn
 
Ðều vào đây hết.
 Tận nhập kỳ trung.
 

 

Tổ thứ 15

 TÔN GIẢ CA NA ÐỀ BÀ

(Kanadeva)

Bỏ kim vào bát
 Dĩ châm đầu bát
 
Diệu khế mất lời
 Diệu kế vong ngôn
 
Dạy nghĩa Phật tánh
 Thị Phật tánh nghĩa
 
Trăng tròn hiện tiền
 Mãn nguyệt hiện tiền
 
Ðến nhà trưởng giả
 Chí trưởng giả gia
 
Ðem kim kéo chỉ
 Tương châm dẫn tuyến
 
Mượn nhân duyên người
 Giả tha nhân duyên
 
Làm phương tiện mình.
 Vi kỷ phương tiện.
 

 

Tổ thứ 16

 TÔN GIẢ LA HẦU LA ÐA

 (Rahulata)

Theo dòng được nguồn
 Tầm lưu đắc nguyên
 
Suối cùng non tận
 Thủy cùng sơn tận
 
Chợt gặp người này
 Hốt kiến kỳ nhân
 
Biết ngay là Thánh
 Tri kỳ vi thánh
 
Bưng cơm thơm đến
 Hương phạn kình lai
 
Chia tòa dâng ăn
 Phân tòa cung thực
 
Ðại chúng cùng uống
 Ðại chúng đồng ẩm
 
Cam lồ như mật
 Cam lồ như mật.
 

 

Tổ thứ 17

 TÔN GIA TĂNG GIÀ NAN ÐỂ

(Saghanandi)

Chẳng thích cung vua
 Bất lạc vương vung
 
Trời mở một đường
 Thiên khai nhất lộ
 
Chạm thẳng cuối nguồn
 Trực để cùng nguyên
 
Chẳng biết lý do
 Bất tri kỳ cố
 
Dưới đám mây tía
 Tử vân chi hạ
 
Chỗ nương của Thánh
 Thánh giả sở y
 
Quả được đồng tử
 Quả đắc đồng tử
 
Hội cơ chư Phật.
 Hội chư Phật cơ.
 

 

Tổ thứ 18

 TÔN GIẢ GIÀ DA XÁ ÐA

(Gayasata)

Bảy ngày chẳng sanh
 Thất nhật bất sanh
 
Chẳng rơi các ấm
 Bất đạo chư ấm
 
Thân thể thơm sạch
 Kỳ thể hương khiết
 
Xưa nay thanh tịnh
 Bổn lai thanh tịnh
 
Gõ cửa một lời
 Khẩu môn nhất ngữ
 
Ðáp không là ai?
 Ðáp vô giả thùy
 
Mạnh mẽ gọi tỉnh
 Mãnh nhiên hóan tỉnh
 
Ngay đó biết về
 Ðương hạ tri quy.
 

 

Tổ thứ 19

 TÔN GIẢ CƯU MA LA ÐA

(Kumarata)

Ðã sanh thiên đường
 Ký sanh thiên thượng
 
Chẳng nên dục ái
 Bất ưng khởi ái
 
Một niệm chưa quên
 Nhất niệm vị vong
 
Liền chẳng tự tại
 Tiện bất tự tại
 
Do sức Bát Nhã 
 Dĩ Bát Nhã lực
 
Lại thăng cõi Phạm
 Phục thăng Phạm thế
 
Nên đến truyền đăng
 Cố lai truyền đăng
 
Là việc nhà mình.
 Thị kỳ gia sự.
 

 

 

Tổ thứ 20

 TÔN GIẢ XÀ DẠ ÐA

 (Jayata)

Vô sanh vốn đủ
 Vô sanh bổn cụ
 
Chẳng cần cầu chân
 Bất dụng cầu chân
 
Gặp duyên thì phát
 Ngộ duyên nhi phát
 
Như hoa gặp xuân
 Như hoa phùng xuân
 
Cầu thì vội quá
 Cầu chi thái cấp
 
Cách đạo càng xa
 Khứ đạo chuyển viễn
 
Ngay đó biết về
 Ðương hạ tri quy
 
Ðến đường quay lại.
 Tựu lộ nhi phả.
 

 

Tổ thứ 21

TÔN GIẢ BÀ TU BÀN ÐẦU

 (Vasubandhu) 

Sáng tối đồng thể
 Minh ám đồng thể
 
Thánh phàm một đường
 Thánh phàm nhất lộ
 
Chỗ đến sâu xa
 Lai xứ u vi
 
Chẳng biết thế nào?
 Mạc trì kỳ cố
 
Người chỗ khó quên
 Thục xứ nam vong
 
Lại cầu bạn lữ
 Cánh cầu bạn lữ
 
Chợt lại gặp nhau
 Hốt nhĩ tương phùng
 
Chấp nhận tâm mình.
 Khẳng tâm tự hứa.
 

 

Tổ thứ 22

 TÔN GIẢ MA NOA LA

 (Manorhita)

Ðược thọ ký rồi
 Tùng thọ ký lai
 
Chẳng làm việc khác
 Bất vi biệt sự
 
Ðồng loại theo nhau
 Ðồng loại tương tùng
 
Duyên gặp liền ngộ
 Duyên hội tất ngộ
 
Ôi bầy hạc kia
 Ta bỉ hạc chúng
 
Bay kêu đã lâu
 Phi minh ký cửu
 
Chỉ ở một lời
 Nhất ngôn chi ngôn
 
Chóng biết sẵn có.
 Ðốn tri bổn hữu.
 

 

Tổ thứ 23

TÔN GIẢ HẶC LẶC NA

(Haklena)

Từ đảnh Tu Di 
 Tùng Tu Di đảnh
 
Cầm vòng vàng lai
 Trì kim hoàn lai
 
Ôi! Chúng hạc kia
 Ta bỉ hạc chúng
 
Tình cảnh đáng thương
 Kỳ tình khả ái
 
Gặp được sư tử
 Ðắc sư tử nhi
 
Rống tiếng rống lớn
 Tác đại hô hống
 
Có khí xuyên trời
 Hữu khí quán thiên
 
Thí nghiệm việc sau.
 Thí nghiệm kỳ hậu.
 

 

Tổ thứ 24

 TÔN GIẢ SƯ TỬ

(Aryasimha)

Gặp nhau đòi châu
 Tưong kiến sách châu
 
Mở tay liền có
 Khai phủ tiện hữu
 
Vì trước đã giao
 Dĩ tiên sở phó
 
Từ biệt không lâu
 Biệt lai bất cửu
 
Biết thiếu nợ trước
 Tri hữu túc khiếm
 
Riêng đến đáp đền
 Ðặc lai phụng thù
 
Ðầu kề gươm nhận
 Tương đầu lâm nhận
 
Sữa trắng tuôn trào
 Bạch nhũ hoành lưu.
 

 

Tổ thứ 25

 TÔN GIẢ BÀ XÁ TƯ ÐA

(Basiasita)

Cầm kiếm Bát Nhã
 Bỉnh Bát Nhã kiếm
 
Năm châu như ý
 Ác như ý châu 
 
Tuy nói tạm đến
 Tuy vân tạm đáo
 
Hạnh này chẳng hư
 Thử hạnh bất hư
 
Bỗng gặp người ác
 Ngẫu ngộ ác nhân
 
Khéo được bạn tốt
 Kháp đắc hảo bạn
 
Nhân tà đánh chánh
 Nhân tà đả chánh
 
Tiện lợi cả hai.
 Lưỡng đắc kỳ tiện.
 

 

Tổ thứ 26

 TÔN GIẢ BẤT NHƯ MẬT ÐA

 (Punyamitra)

Từ dòng Sát lợi
 Tùng sát lợi chủng 
 
Tiếp ngọn truyền đăng
 Tục truyền đăng diệm
 
Nối pháp chẳng rõ
 Chân tự bất minh
 
Cơ hồ mất hẳn
 Cơ hồ thất hãm
 
Vào trong phố chợ
 Tùng náo thị trung
 
Chợt gặp cố nhân
 Hốt phùng cố nhân
 
Nắp hộp vừa vặn
 Hàm cái tương hợp
 
Bèn được rõ chân.
 Nãi đắc kỳ chân.
 

 

Tổ thứ 27

TÔN GIẢ BÁT NHA ÐA LA

(Prajnatara)

Chớ bảo không nhân
 Mạc vị vô nhân
 
Gặp nhau liền thấy
 Tương phùng tiện kiến
 
Chỗ đến tự nhiên
 Lai xứ tự nhiên
 
Không nhờ phương tiện
 Bất giả phương tiện
 
Nay nhân châu này
 Kim nhân kỳ châu
 
Bèn được người ấy
 Nãi đắc kỳ nhân
 
Ðào ao được trăng
 Khai trì đắc nguyệt
 
Mua đá được (thêm) mây.
 Mãi thạch nhiêu vân.
 

 

Tổ thứ 28

 TÔN GIẢ BỒ ÐỀ ÐẠT MA

 (Bodhidharma)

Tâm sư thật gấp
 Sư tâm thậm cấp
 
Ðến đây quá sớm
 Kỳ lai thái tảo
 
Một lời chẳng hợp
 Nhất ngữ bất đầu
 
Tâm này chẳng xong (rõ)
 Thử tâm bất liễu
 
Ngồi lạnh Thiếu Lâm
 Lãnh tọa Thiếu Lâm
 
May được Thần Quang
 Hạnh đắc Thần Quang
 
Một tay rơi rụng
 Nhất tí đọa lạc
 
Ðạo này thịnh hưng.
 Kỳ đạo đại xương.
 

 

Tổ thứ 29

 ÐẠI SƯ HUỆ KHẢ

Vượt thuyền riêng đến
 Hàng hải đặc lai
 
Biết bao khổ tâm
 Ða thiểu khổ tâm
 
Trong nước Trung Hoa
 Chấn Ðán quốc lý
 
Chỉ được một người
 Kỳ đắc nhất nhân
 
Tìm không thể được
 Mích bất khả đắc
 
Như nước tùy bình
 Như thủy nhậm khí
 
Lấy đây trao truyền
 Dĩ thử truyền gia
 
Ðấy là đệ nhị.
 Thị vi đệ nhị.
 

 

Tổ thứ 30

 ÐẠI SƯ TĂNG XÁN

Suốt thân là bệnh
 Thông thân thị bịnh
 
Chẳng biết từ đâu
 Bất tri lai xứ
 
Chợt gặp y vương
 Hốt phùng y vương
 
Tỉnh hẳn duyên cớ
 Mãnh tỉnh kỳ cố
 
Tâm rỗng xương cứng
 Tâm không cốt cương
 
Lại đi hành cước
 Thả tiện hành cước
 
Gặp người có sức
 Ngộ hữu lực giả
 
Một gánh giao cho.
 Nhất đảm phó thác.
 

 

Tổ thứ 31

 ÐẠI SƯ ÐẠO TÍN

Tuổi trẻ xuất gia
 Thiếu niên xuất gia
 
Lợi căn nhậm lẹ
 Lợi căn tiệp tật
 
Hơn sáu mươi năm
 Lục thập dư niên
 
Hông không dính chiếu
 Hiếp bất chí tịch
 
Người học tụ tập
 Học lữ vân trăn
 
Ðâu tiếp trẻ con
 Hà đãi tiểu nhi
 
Vì có hẹn xưa
 Dĩ hữu túc ước
 
Người xem chẳng biết.
 Quán giả bất tri.
 

 

Tổ thứ 32

ÐẠI SƯ HOẰNG NHẪN

Lai lịch chẳng tỏ
 Lai lịch bất minh
 
Xuất thân đúng lúc
 Xuất thân kháp hảo
 
Một việc chưa xong
 Nhất kiện vị hoàn
 
Hai nhà đều rõ
 Lưỡng gia đô liễu
 
Trong núi Phá Ðầu
 Phá đầu sơn trung
 
Trên đường Hoàng Mai
 Hoàng Mai lộ thượng
 
Qua lại tự do
 Vãng lai tự do
 
Ðủ tướng đại nhân.
 Cụ đại nhân tướng.
 

 

Tổ thứ 33

 ÐẠI SƯ HUỆ NĂNG

Búa tiều vừa ném
 Tiều phủ tài phao
 
Lấy đá cột eo
 Dĩ thạch trụy yêu
 
Linh căn trồng lâu
 Linh căn cửu thực
 
Từ đây nảy nhánh
 Tùng thử trừu điều
 
Nguồn từ Tào Khê
 Nguyên xuất Tào Khê
 
Trôi khắp đại địa
 Hoành lưu đại địa
 
Thẳng đến bây giờ
 Trực chí vu kim
 
Không đâu chẳng phải.
 Vô xứ bất thị.

52. THIỀN SƯ QUY TÔNG TUYÊN

Thiền Sư Quy Tông Tuyên, người Hán Châu, nối pháp Ngài Lang Gia Quảng Chiếu kết thân với Quách Công Phủ. Chợt một hôm có quan trấn thủ Nam Khang đến, Sư sai người đem thơ cho Công Phủ lại dặn người đưa thơ chớ cho quan huyện trông thấy. Công Phủ đọc thơ thấy ủy thác rằng:

- Tôi còn sáu năm duyên đời chưa hết, hôm nay không chịu nổi áp bức muốn thác sanh vào nhà ông, mong ông chiếu cố cho.

Công Phủ vừa sợ vừa mừng, nửa đêm bà vợ mơ màng thấy Sư vào trong phòng ngủ, bất giác thất thanh nói:

- Ðây không phải là chỗ Hòa thượng đến.

Công Phủ hỏi duyên cớ, bà vợ kể lại. Công Phủ sai đốt đền, lấy thơ của Sư cho coi. Quả nhiên sau bà vợ có thai sanh con đặt là Tuyên Quang. Vừa đầy năm đã nhớ hỏi chuyện trước.

Ðến ba tuổi, Hòa thượng Bạch Vân Ðoan đi qua nhà này, Công Phủ kêu con ra tương kiến, vừa thấy kêu lên:

- Sư Ðiệt! (cháu).

Hòa thượng Ðoan nói:

- Cùng Hòa thượng từ biệt nhau đã mấy năm rồi?

Tuyên co ngón tay nói:

- Bốn năm.

Hòa thượng Ðoan nói:

- Tương biệt tại đâu?

- Tại Bạch Liên Trang.

- Lấy gì để chứng nghiệm?

- Cha mẹ tôi ngày mai sẽ mời Hòa thượng thọ trai.

Chợt có tiếng đẩy xe qua ngoài cửa. Hòa thượng Ðoan nói:

- Tiếng gì ngoài cửa vậy?

Tuyên làm thế đẩy xe. Hòa thượng Ðoan nói:

- Qua thế nào?

- Ðất bằng có một rãnh nước.

Ðến sáu tuổi không bệnh mà chết.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 463)
Một buổi sáng mùa thu năm 1976, tụng xong phẩm Dược Vương bổn sự của kinh Pháp Hoa, bước xuống tầng cấp chánh điện chùa Già Lam thì tôi gặp thầy tôi, Hòa thượng Trí Thủ, chống chiếc ba toong đứng tựa người vào thành lan can của sàn nhà hóng mát thấp lè tè nối liền với bàn chờ của tầng cấp dẫn lên điện Phật.
(Xem: 796)
Ôn Già Lam, chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm ấm lòng bao lớp tăng sinh của các Phật học viện: Báo Quốc – Huế, Phổ Đà – Đà Nẵng, Hải Đức – Nha Trang, Già Lam – Sài Gòn. Ba tiếng nói ấy như trái tim của Mẹ ấp ủ đàn con qua suốt quãng đời dãi dầu mưa nắng.
(Xem: 491)
Hòa Thượng Thích Trí Thủ là vị Thầy của nhiều thế hệ học tăng của các Phật học viện Báo Quốc Huế, Phổ Đà – Đà Nẵng, Hải Đức – Nha Trang, Quảng Hương Già Lam – Sài Gòn.
(Xem: 1392)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai.
(Xem: 1826)
Khi sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này mỗi người đều mang trong mình một huyết thống mà tổ tiên bao đời đã hun đúc, giữ gìntruyền thừa qua nhiều thế hệ.
(Xem: 12220)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 5166)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch.
(Xem: 27160)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
(Xem: 1901)
Viết về lịch sử là một việc làm quan trọng, vì nếu khôngquá khứ thì sẽ không có hiện tại, mà hiện tại không có thì chắc rằng vị lai cũng sẽ không.
(Xem: 14317)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(Xem: 10173)
Chúng tôi cho phổ biến bài báo này, không ngoài mục đích chỉ muốn cung cấp thêm một sử liệu hiếm quý về một Thích Trí Quang...
(Xem: 11598)
Bài Thuyết Trình Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Lần Thứ 10 tại Tu Viện Phổ Đà Sơn, Ottawa, Canada ngày 07 – 09 tháng 10, 2016
(Xem: 16257)
Tập sách do Minh Thiện và Diệu Xuân biên soạn
(Xem: 17470)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 14416)
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duy sáng tạo mà là đọc những chứng tích lịch sử thời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giả xuyên qua những chặng đường thời gian...
(Xem: 9607)
Bài này được trích dịch từ tài liệu có tên “Những Giới Hạn Trong Các Vùng Biển” (Limits In The Seas) mang số 143 với tựa đề “Trung Quốc: Tuyên Bố Chủ Quyền Biển Trong Biển Nam Trung Hoa
(Xem: 16145)
Mùa Thu năm 334 trước Tây Lịch (TTL), vua A-Lịch-Sơn Đại-Đế (Alexander the Great) của nước Hy-Lạp bắt đầu cuộc chinh phạt Đông tiến. Nhà vua thấy nhà hiền triết Aristotle...
(Xem: 17634)
Vào đầu thế kỷ XV, ngụy tạo danh nghĩa diệt Hồ phù Trần, nhà Minh sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh đem quân đánh chiếm nước ta.
(Xem: 30811)
Tăng đoàn bắt đầu hoạt động rộng rãi và có ảnh hưởng kể từ khi Phật niết bàn... Thích Nữ Trí Nguyệt dịch
(Xem: 21853)
Phật Giáo còn được phân chia thành hai nhánh khác nhau là Tiểu Thừa (Hinayana) và Đại Thừa (Mahayana)... Nguyên tác: Ajahn Chan; Hoang Phong chuyển dịch
(Xem: 46534)
Có thể nói, không có một Tôn giáo nào, một hệ tư tưởng nào đề cao con người và đặt niềm tin vào con người như là đạo Phật... HT Thích Minh Châu
(Xem: 10486)
Hương Vị Của Đất - Văn Lang Dị Sử - HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 10252)
Tập sách “Hồ Sơ Mật 1963 - Từ các nguồn Tài liệu của Chính phủ Mỹ”... Nhóm Thiện Pháp thực hiện, Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications 2013
(Xem: 12031)
CUỐN TỰ ĐIỂN HÁN - VIỆT THẾ KỶ 19; Việt Nam thời xưa có các sách khải mông hay tự biểu được dùng để dạy chữ Hán cho trẻ đồng ấu... Nguyễn Đình Hòa - Trần Trọng Dương dịch
(Xem: 20945)
Phật giáo Huế là cái nôi của sự giữ gìn truyền thống thống nhất Phật giáo trong cả nước... Thích Hải Ấn
(Xem: 10510)
Đức Phật đến trong cuộc đời là một con người bằng xương bằng thịt, vui những nỗi vui của trần gian, đau những nỗi đau của con người. Để từ đó Ngài vươn lên và vực dậy giấc trường mộng Nam Kha... HT Thích Nhật Quang
(Xem: 11734)
Lược Sử Phật GiáoHồi Giáo Tại Afghanistan - Nguyên tác: Alexander Berzin, Người dịch: Thích nữ Tịnh Quang
(Xem: 30709)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 16119)
Phật giáo được truyền đến Sri Lanka từ thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Và phần lớn thời gian trong suốt hơn 2.000 năm, Phật giáo được xem quốc giáo tại đảo quốc này... Thích Nguyên Lộc
(Xem: 31255)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 13314)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
(Xem: 38488)
Tuyển tập 115 bài viết của 92 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm
(Xem: 24305)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 14948)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 24626)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 17622)
Quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Thiện Hoa biên soạn là một tài liệu lịch sử hữu ích.
(Xem: 22731)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 29838)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 32441)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 26764)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 69808)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 25560)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 40363)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 28617)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 41045)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24091)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 23036)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 33620)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 24488)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 34453)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 28347)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 32530)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 26349)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 15038)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant