Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Du Tâm An Lạc Đạo

30 Tháng Tư 201100:00(Xem: 27366)
Du Tâm An Lạc Đạo

DU TÂM AN LẠC ĐẠO
Tác Giả: Sư Nguyên Hiểu nước Tân-La -Tỳ Kheo Thích Giác Chính dịch Việt
Nhà xuất bản Fahasa 2007

LỜI TỰA

Du Tâm An Lạc Đạo là bộ luận do sư Nguyên Hiểu người nước Tân-la soạn, được xếp vào Đại Chính Tạng, t. 47 và Tịnh Độ Toàn Thư, q. 6. Sách này xưa nay rất cần thiết cho các hành giả tu Tịnh độ[1]”. Thế nhưng, trong các đạo tràng Tịnh nghiệp hiện nay chưa có bản dịch sang Việt văn để hành giả tu Tịnh nghiệp tham cứu. Mặc dù hiện nay kinh sách nói về pháp môn Niệm Phật rất nhiều, song vẫn có không ít người tuy niệm Phật, nhưng tâm vẫn còn những nghi ngờ về vấn đề vãng sinh, nên dẫn đến việc tu tập bị chướng ngại và lui sụt. Khi đón nhận bản Hán văn từ tay thầy Chủ nhiệm, chúng tôi cảm thấy vừa mừng vừa lo. Mừng vì được thầy tin tưởng giao phó trách nhiệm; còn lo là vì nghĩ rằng tác phẩm càng ngắn thì càng khó dịch. Hơn nữa, tác giả lại là một vị Tăng được phong là Quốc sư nước Tân-la (Triều Tiên), sống vào đầu thế kỷ V. Văn của Ngài là loại văn bác học cổ xưa, rất cô đọng, mà bản thân người dịch là hàng hậu học cách xa 15 thế kỷ, vốn Phật học nông cạn, trình độ Hán ngữ còn non kém, phương pháp tra cứu chưa vững vàng... 

Thiết nghĩ, góp hương sắc vào vườn hoa Tâm, giúp hành giả phát khởi niềm tin; gieo mầm sen trên mảnh đất Huệ, mong người tu tăng thêm sức định, cũng là việc nên làm! Do đó, dù còn nông cạn cả về học lẫn tu, nhưng chúng tôi cũng gắng vận dụng hết khả năng, phát tâm chuyển dịch tác phẩm này sang văn Việt, nguyện cho hành giả tu Tịnh nghiệp Văn-Tư- Tu càng ngày càng tăng trưởng, Tín-Hạnh-Nguyện mỗi lúc một vững bền.

Hoàn thành dịch phẩm này, người dịch xin thành tâm kính lễ tri ân:

- Song thân phụ mẫu đã cho con đầy đủ vóc hài.

- Nhị vị Bổn sư thế độ đã tác thành cho con pháp thân huệ mạng.

- Chư vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, chư vị Giáo thọ sư, Giáo sư đã dày công giáo dưỡng.

- Thượng tọa Trụ trìTăng chúng chùa Bửu Đà đã hoan hỷ cung cấp tứ sự, tạo điều kiện thuận lợi cho con suốtù thời gian tu học cũng như công việc phiên dịch này.

- Chư vị Ni trưởng, Ni sưNi chúng các chùa Phước Hòa, Từ Nghiêm đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm Pháp Âm được yên tâm học tập trong suốt thời gian qua.

- Xin chân thành tri ân các vị ân nhân xa gần, những người âm thầm ủng hộ và luôn luôn sống với niềm tin vững chắc vào Tam Bảo.

Vì đây là dịch phẩm đầu tay, nên không sao tránh khỏi nhiều lỗi lầm, sai sót. Người dịch kính mong các bậc thạc đức cao minh, pháp lữ đồng tu và bạn đọc xa gần rộng lòng thứ lỗi và chỉ giáo cho. Việc dịch thuật này có được bao nhiêu công đức, xin thành kính dâng lên cúng dường mười phương chư Phật và nguyện hồi hướng cho pháp giới chúng sinh cùng chuyên tu Tịnh nghiệp, cùng phát tâm Bồ-đề, cùng quyết về bến Giác.

Ngày đầu Hạ - Bính Tuất, PL: 2550

Thích Giác Chinh

 

SƠ LƯỢC TÁC GIẢ

Nguyên Hiểu (617 - ?) là một vị Tăng thuộc tông Hoa Nghiêm, người nước Tân-la, họ Tiết. Thuở nhỏ tên là Thệ Tràng. Năm 29 tuổi, Sư xuất gia ở chùa Hoàng Long. Về sau, Sư đi du hóa khắp nơi, chuyên nghiên cứu giáo nghĩa. Vì văn chương lưu loát, biện luận thông suốt, cho nên Sư được người đương thời tôn xưng là Vạn Nhân Địch.

Vào năm thứ tư, triều Chân Đức Nữ Vương, nước Tân-la, Sư cùng với ngài Nghĩa Tương vượt biển sang Trung Quốc để cầu pháp, nhưng giữa đường, Sư chợt ngộ ra ý nghĩa câu “Vạn pháp không ngoài tâm, cần gì phải tìm cầu bên ngoài”, Sư bèn một mình khăn gói quay trở về.

Sư từng sáng tác những bài ca lưu hành trong dân gian, lại thường mang đàn đi vào các thôn xóm, dùng những bài ca, điệu múa làm phương tiện giáo hóa mọi người, khiến cho những kẻ bình dân, trẻ con đều biết đến danh hiệu Phật-đà và niệm Nam-mô.

Về sau, Sư ở chùa Phân Hoàng, biên soạn bộ Hoa Nghiêm Kinh Sớ, nhưng việc chưa hoàn thành thì Sư mất, không rõ thọ bao nhiêu tuổi. Sư được ban tên Thụy, là Hòa Tránh quốc sư.

Sư nói năng và hành động cuồng phóng, thường hòa mình trong trần tục, có khi vào trong quán rượu, rạp hát, có lúc mang theo kiếm vàng gậy sắt, có lúc lại soạn sớ giải Hoa Nghiêm, có lúc khảy đàn nơi đình miếu, có khi lại ngủ qua đêm ngoài cổng làng, hoặc ngồi thiền nơi ven núi bờ sông, mặc ý tùy duyên, ngao du tự tại.

Khi vua nước Tân-la mở đại hội Bách Tòa Nhân Vương Kinh[2], thỉnh các bậc thạc đức khắp nơi. Sư tuy được địa phương tiến cử, nhưng các bậc thạc đức đều không thích tính cách của Sư, nên can gián nhà vua không thâu nạp. Sau đó, phu nhân của vua bị bệnh, chữa trị đủ các thuốc hay mà vẫn không lành. Vua cầu phép mầu khắp nơi, được bộ kinh Kim Cang Tam-muội, nhưng không ai có thể giảng giải, nhà vua bèn ban lệnh cho Sư sớ giải. Sư soạn thành năm quyển, nhưng lại bị kẻ tiểu nhân trộm mất. Do đó, Sư phải soạn lại lược sớ ba quyển, diễn giải tại chùa Hoàng Long suốt ba ngày. Vua quan, Tăng tục đều tụ tập đông đủ để nghe giảng. Nhờ đó, pháp này được lưu hành rộng rãi trong nước, phu nhân của vua nhờ đó cũng được khỏi bệnh mà không cần uống thuốc.

Ngoài bộ sớ giải trên, những trước tác của Sư còn có: Anh Lạc Bản Nghiệp Kinh Sớ (2 quyển), Vô Lượng Thọ Kinh Tông Yếu, A-di-đà Kinh Sớ, Du Tâm An Lạc Đạo, Di-lặc Thượng Kinh Tông Yếu, Đại Thừa Khởi Tín Luận Sớ, Bát Chu Tam-muội Kinh Lược Ký, Thập Môn Hòa Tránh Luận, Pháp Hoa Tông Yếu, Nhị Chương Nghĩa, Phán Tỷ Lượng Luận. Trong đó, hai bộ Nhị Chương Nghĩa và Phán Tỷ Lượng Luận bị thất lạc rất lâu, mãi đến những năm gần đây mới được hai vị học giả người Nhật BảnHoành Siêu Huệ Nhật và Thần Điền Hỷ Nhất Lang phát hiện.

Tác phẩm Du Tâm An Lạc Đạo được trình bày thành bảy chương:

I. Tôn chỉ lập giáo
II. Xác định nơi chốn của cõi Cực Lạc

III. Những chướng nạnnghi ngờ

IV. Nhân duyên vãng sinh

V. Các phẩm vị vãng sinh

VI. Luận về việc vãng sinh khó hay dễ

VII. Lập các mối nghi để trừ nghi

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17849)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 26972)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 21033)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
(Xem: 28942)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 25322)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 25799)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 19003)
Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng tatrình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít...
(Xem: 17917)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 23073)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 32210)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 28662)
Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật".
(Xem: 26301)
Đức Phật đã dạy chúng ta những cách sửa soạn bản thân cho sự chết bí ẩn và tận dụng những trạng thái của sự chết để tu tập. Nhiều vị Thầy đã viết sách về đề tài này.
(Xem: 22199)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 17772)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 25246)
Chúng ta tu Thiền là cốt cho tâm được thanh tịnh trong lặng. Từ tâm thanh tịnh trong lặng đó hiện ra trí vô sư. Trí vô sư hiện ra rồi thì chúng ta thấy biết những gì trước kia ta chưa hề thấy biết...
(Xem: 23270)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 22760)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 25690)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 22288)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 22464)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 26364)
Kinh Nghĩa Túc đã bắt đầu dạy về không, vô tướng, vô nguyệnbất khả đắc. Kinh Nghĩa Túc có những hình ảnh rất đẹp về một vị mâu ni thành đạt.
(Xem: 18467)
Bản thể hiện tiền là Sự Sống Duy Nhất vĩnh hằng, luôn hiện tiền, vượt quá hằng hà sa số dạng hình thức sinh linh vốn lệ thuộc vào sinh và diệt.
(Xem: 21366)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 11887)
Sân chùa yên ả không một tiếng lá rơi. Mặt trời áp má lên những vòm cây xum xuê, chỉ để rớt nhiều đốm nắng rất nhỏ xuống đất, không nóng bức, không khó chịu...
(Xem: 19940)
Như những con người, tất cả chúng ta muốn an lạc hạnh phúc và tránh buồn rầu đau khổ. Trong kinh nghiệm hạn hẹp của mình, nếu chúng ta đạt đến điều này, giá trị bao la của nó có thể phát triển...
(Xem: 31955)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 21857)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 27514)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 34944)
Khi đức Phật còn trụ thế, ngài từng nói với tôn giả A-nan rằng: “Này A-nan! Sau khi ta tịch rồi, giới luật chính là thầy của các ngươi đó. Giới luật sẽ bảo vệnâng đỡ cho các ngươi.”
(Xem: 34172)
Chúng ta đang rất cần chú ý đến những mối quan hệ gia đình trong môi trường mới, nhằm có thể duy trì và phát triển được hạnh phúc ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất mà cuộc sống đòi hỏi.
(Xem: 22967)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27742)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 31323)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 25213)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27856)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 22126)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 24886)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21942)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 21717)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 27993)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27158)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 20926)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 24166)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28654)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 27217)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 21457)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 26211)
Cái chết là một sự khởi đầu mới. Nó là con đường đưa ta đến buổi bình minh của những cơ hội mới để cho chúng ta hưởng được những thành quảchúng ta đã vun trồng...
(Xem: 21615)
Trong thế kỷ XX, phương Tây có hai người tìm hiểu đất nước Tây Tạng rất sâu sắc, đó là bà Alexandra David Néel và ông Anagarika Govinda.
(Xem: 23402)
Tác phẩm này như một chìa khóa mở ra con đường dẫn dắt những hành giả sơ căn đến với Pháp. Do đó, những ai quan tâm đến nó sẽ hưởng được những lợi ích lớn lao.
(Xem: 24038)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
(Xem: 25635)
Với sự hỗ trợ của Phật pháp và sự thực hành chánh niệm, điều thay đổi lớn nhất mà tôi đã làm được cho bản thân, tôi nghĩ, đó là giờ tôi có thể dễ dàng tha thứ cho người...
(Xem: 17871)
Từ xưa đến nay, Đạo Phật luôn khẳng định rằng “số mạng là do mỗi người tự tạo, phước đức đều do chính mình tự cầu.” Như vậy, kẻ làm việc xấu ác tự nhiên sẽ mất phước đức...
(Xem: 28069)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập... HT Thích Đức Nhuận
(Xem: 28224)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
(Xem: 28520)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
(Xem: 19289)
Đức Phật dạy rằng nếu muốn tự giải thoát ra khỏi thế giới Ta bà thì phải tuân theo ba lời giáo huấn tối thượng như sau : đạo đức, chú tâmtrí tuệ. Khi nào biết noi theo ba lời giáo huấn ấy thì ta sẽ đạt được sự giải thoát cá nhân...
(Xem: 31593)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
(Xem: 30640)
Khi nào chim sắt bay là một cuốn sách ghi lại toàn bộ một khóa tu thiền do một trong những Đạo sư phương tây được yêu thích nhất, đó là Ni sư Ayya Khema hướng dẫn.
(Xem: 21019)
Đạo Phật nhận rằng: Vạn vật chúng sinh đều có Phật tính. Con người đều có khả năng thành Phật. Do đấy, con người trong đạo Phậtcon người của mọi tầng lớp xã hội, mọi quốc gia...
(Xem: 26208)
Tu họchành trì giáo pháp của Phật dạy là dấn bước vào một cuộc chiến đối kháng giữa hai lực lượng tiêu cực của nội tâm. Hành giả cần truy cầu để khai trừ mặt tiêu cực...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant