Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật Pháp Trong Đời Sống

23 Tháng Mười 201406:14(Xem: 19586)
Phật Pháp Trong Đời Sống

Phật Pháp Trong Đời Sống

blank


LỜI GIỚI THIỆU

Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại.

Dầu được viết trong nhiều thời điểm khác nhau cho nhiều đối tượng độc giả, tác giả chú trọng đến việc giới thiệu về hình thái đạo Phật nguyên chất, xây dựng niềm tin bằng lý trí, giới thiệu đạo Phật từ góc độ ứng dụng trong đời sống, so sánh những điểm dị biệt và sự vượt trội của đạo Phật đối với các truyền thốngtín ngưỡng khác.

Phát xuất từ nhận thức đạo Phật không thể bị đồng hóa với những tôn giáo nhất thần và đa thần, tác giả giới thiệu các vấn đề Phật học căn bản dưới hình thức vấn đáp. Từ những câu hỏi liên hệ đến bản chất của đạo Phật, các học thuyết nền tảng của Phật giáo như tứ diệu đế, thiện và ác, nhân quả, nghiệp báo… cho đến các câu hỏi về sự tu học… đều được tác giả giới thiệu khái quát trong tác phẩm này.

Tác giả phê phán hủ tục đốt vàng mã, vừa mê tín dị đoan, vừa lãng phíô nhiễm, vốn có nguồn gốc từ tín ngưỡng Trung Quốc, không nên tiếp tục tồn tại trong đạo Phật.

Do sợ hãi và cường điệu hóa vai trò của phong thủy, nhiều người đã bị lệ thuộc vào các hình thức bói toántử vi. Không chỉ tự rước về nỗi lo, người mê tín còn tốn kém nhiều tiền bạc một cách vô ích trong việc dâng sao giải hạn, cầu Thượng đếthần linh gia hộ. Nhờ tiếp cận chánh tín, người tu học Phật giải phóng khỏi ách nô lệ về Thượng đếthần linh.

Tụng kinh trong Phật giáophương pháp giúp cho tâm an và tăng trưởng trí tuệ nhờ hiểu thấu đáo lời Phật dạy. Hộ niệm cho người bệnh, cúng kiến và cầu siêu cho người quá cốsự thể hiện quan tâm của thân quyến, nhằm giúp cho người bệnh được bình an, người quá vãng được siêu thoát.

Phân tích nhân quả qua tục ngữ, nhắc nhở những điều không nên làm trong dịp đầu xuân, phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm thầy tu, thầy chùa, thầy cúng, đánh giá về hôn nhân đồng tính… được tác giả giới thiệu từ cái nhìn Phật giáo, vừa mang tính khai phóng, vừa mang tinh thần định hướng chân chính cho người đọc trong việc xây dựng đời sống bình an.


Tác giả khéo phân tích sự khác nhau về quan điểm giải thoát trong Phật giáo và Bà-la-môn giáo, nhằm khẳng định Phật giáo không phải là tôn giáo tích hợp tín ngưỡng Bà-la-môn giáo. Chân lý được Phật khám phá có khả năng soi sáng nhận thức, huấn luyện đạo đứcchuyển hóa nỗi khổ niềm đau. Phối hợp thiền trong thể dục, kể chuyện tái sinh thời hiện đại nhằm giáo dục đạo đức, giới thiệu mô hình sống hạnh phúc hiện tiền… được tác giả khái quát thiệu rất cô đọng, gợi mở, nhằm hướng đến lối sống lành mạnh và thanh cao theo tinh thần Phật dạy.

Các bài viết trong tác phẩm này được phổ biến trên trang nhà “thư viện hoa sen” do chính tác giả thiết kế và chủ biên, nay được xuất bản trong tuyển tập này nhằm giúp người đọc có cái nhìn bao quát về những điều Phật giảng dạy, vốn rất khác và vượt lên trên các phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các tôn giáo nhất thần và đa thần.

Giá trị của tác phẩm ngoài việc giới thiệu một đạo Phật chánh tín, còn góp phần định hướng lối sống đạo đức, thiền địnhtrí tuệ của đạo Phật. Vì tính dẫn nhập bao quát về đạo Phật, tác phẩm này được xem là tuyển tập về các thông tin nhập môn về Phật giáo.

Vì những thông tin bổ ích của tác phẩm, tôi trân trọng giới thiệu tác phẩm này đến quý độc giả và mong rằng người đọc không còn ngộ nhậnđồng hóa đạo Phật với những tín ngưỡngtôn giáo khác.

Giác Ngộ, ngày 3-7-2014

TT. Thích Nhật Từ

Tổng Biên tập Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay



LỜI TỰA


Trong một bài giảng về chánh tínmê tín trong đạo Phật, Hòa thượng, Thiền sư Thích Thanh Từ, một bậc cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại đã nói:

Mê tínchánh tín là hai con đường tối sáng khác nhau. Nếu đi bên tối là không thấy bên sáng, nếu đi bên sáng thì không kẹt trong tối. Đạo Phật chủ trương chánh tín, không bao giờ chấp nhận mê tín. Do vì người truyền đạo không thông lý đạo, nên ghép những tập tục thế gian vào trong đạo, khiến người ta hiểu lầm đạo Phật mê tín.

Bản chất của đạo Phậttrí tuệ, là giác ngộ, làm sao dung nạp được mê tín. Nếu người ta thấy trong chùa chiền hiện nay còn những hiện tượng mê tín, vội phê bình đạo Phật mê tín. Đây là những oan tình của đạo Phật. Tất cả những kinh Phật không có nói những việc mê tín ấy, chẳng qua một số người vì tùy tục, vì thiếu hiểu Phật pháp vẽ bày ấy thôi.

Người học Phật chân chánh phải gan dạ loại bỏ những tập tục sai lầm ấy, phải can đảm dứt khoát đập tan mọi tệ đoan làm suy giảm giá trị Phật pháp.

Có khi dẹp bỏ những điều đó, có thể thiệt thòi chút ít quyền lợi của mình. Song chúng ta cương quyếtchánh pháp, chớ không vì lợi dưỡng, vì đưa người ra khỏi đường mê, không vì sợ mất mát bản đạo. Được thế, chúng ta mới xứng đáng là người lãnh đạo tín đồ, mới không hổ thẹn là hàng Tăng bảo”.(1)

Để tránh tình trạng đạo Phật dạy một đàng, mà Phật tử làm một nẻo, khiến Phật giáo từng có những thời kỳ bị coi là một tôn giáo mê tín, không gì hơn là người học Phật hãy tìm hiểunghiên cứu những giáo lý của nó trên cơ sở chánh tín, hãy suy xét thấu đáo để hiểu rõ hơn về đạo Phật, mới hiểu được thế nào là chánh tín theo đúng tinh thần nhà Phật.

Trong quyển sách nhỏ này chúng tôi giới thiệu những nét căn bản và cốt tủy của giáo lý nhà Phật qua dạng hỏi đáp, sau đó là một số bài nói lên tình trạng mê tín dị đoan đang hiện diện trong đời sống xã hội hiện nay để quý độc giả suy xétcuối cùng là một vài bài ứng dụng Thiền trong đời sống hàng ngày.

Với hoài bão Phật giáo không còn bị coi là một tôn giáo mê tín, ước mongngười học Phật chân chánh phải gan dạ loại bỏ những tập tục sai lầm, phải can đảm dứt khoát đập tan mọi tệ đoan làm suy giảm giá trị Phật pháp” như lời khuyên nhủ của Hòa thượng Thích Thanh Từ nói ở trên.

Tâm Diệu



MỤC LỤC
Lời giới thiệu 
Lời tựa
1. Phật pháp căn bản
2. Đạo nào cũng là đạo
3. Đốt vàng mã một hủ tục mê tín cần hủy bỏ
4. Quan điểm của Phật giáo về vấn đề xem tử vi bói toán
5. Cúng sao giải hạn
6. Cầu nguyệntụng kinh
7. Vấn đề cúng lễ người quá vãng 
8. Xét lại câu tục ngữ “Đời cha ăn mặn đời con khát nước” qua lăng kính đạo Phật
9. Hái lộc đầu xuân
10. Bơ và những viên đá cuội (dịch)
11. Hôn nhân đồng tính 
12. Thầy tu, Thầy chùa hay Thầy cúng
13. Bài pháp rất ngắn của đức Đạt Lai Lạt Ma dành cho Phật tử Việt Nam trên đỉnh Dharamsala
14. Quan niệm giải thoát trong Phật giáo và Bà-la-môn giáo
15. Đức Phậtthuyết pháp hay không thuyết pháp
16. Tâm chân như và tâm sinh diệt
17. Ứng dụng Thiền vào việc luyện tập thể dục
18. Cuộc đời thì vô thường, sự sống chỉ có mặt ngay trong giây phút hiện tại 
19. Sống trong giây phút hiện tại


Xem nội dung dưới dạng PDF
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 29858)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31648)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 34235)
Chính các ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoàng pháp độ sinh...
(Xem: 18505)
Tu sĩ vẫn không quay lại, đôi bàn tay với những ngón tay kỳ diệu bật lên dây đàn, mắt nhìn ra khung cửa tối - biển âm thanh xao động rồi ngưng lắng một lúc...
(Xem: 19547)
Tất cả đang im lặng trong chàng. Triết Hựu có thể nghe được, trong một lúc mười muôn triệu thế giới đang dừng lại, chỉ còn một hơi thở và một trái tim.
(Xem: 32914)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 18766)
Thuở xưa, tại khu rừng Daliko bên bờ sông Đại Hằng, có cây bồ-đề đại thọ, ngàn năm tuổi, vươn lên cao, xòe tán rộng, che phủ cả một vùng.
(Xem: 30907)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 32689)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39441)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40547)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 19356)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
(Xem: 38740)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21978)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 22045)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 6935)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38802)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 44100)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 44167)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42968)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44502)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 23118)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39290)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21786)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42475)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35671)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46591)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 30206)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30872)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26223)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20402)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 18530)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17151)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40834)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21758)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 26008)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41484)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24938)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23823)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 15079)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 19995)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37885)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19120)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17731)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23554)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36393)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 19549)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 46264)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 36004)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28925)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32241)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26355)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33489)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 54601)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
(Xem: 19894)
Lửa trong Cái Trí là một quyển sách của sự thâm nhập quan trọng được hướng dẫn bởi Krishnamurti, Ông Không dịch
(Xem: 20957)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
(Xem: 19328)
Nữ Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đang cố gắng đổi mới, và bộ sưu tập này đề cập đến các hoạt động của họ ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái, Campuchia, Nepal, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh...
(Xem: 40580)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 21301)
Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần để minh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
(Xem: 17877)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant