Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Bất Mãn Nhưng Phải Tuỳ Duyên

Wednesday, December 9, 201510:35(View: 13204)
Bất Mãn Nhưng Phải Tuỳ Duyên

BẤT MÃN NHƯNG PHẢI TÙY DUYÊN

Thích Đạt Ma Phổ Giác


Bất Mãn Nhưng Phải Tuỳ Duyên


Xưa và nay, xã hội là một trường đời hỗn hợp luôn dung chứa những gì có được trong cuộc sống, cái ác lúc nào cũng nhiều hơn cái thiện nên dẫn đến nhiều bất công vô lý. Người tin theo thần quyền thì oán trách đấng tối cao sao quá thiên vị với một thiểu số con người.

Người tin theo truyền thống cõi này là tạm bợ và có cõi khác là vĩnh hằng nên trước khi chết phải giết hết người thân và chôn theo tài sản để hưởng phúc lạc ở cõi đó. Người tà kiến không tin nhân quả công bằng nên mặc tình gây tạo tội lỗi, để rồi khi mất thân người phải đọa vào ác thú. Người chấp có linh hồn bất tử, nên khi có địa vị, quyền thế thì mặc tình bóc lột kẻ dưới để phục vụ cho riêng mình.

Những kiến chấp như kẻ mạnh hiếp kẻ yếu, lớn hiếp nhỏ chỉ vì mục đích phục vụ cho “cái tôi” này. Nên xưa nay, người sống vì lợi ích chung rất hiếm, nhưng không phải là không có. Một người lãnh đạo đất nước nếu biết dùng tài năng đúng chỗ, biết sắp xếp mọi việc hợp lý theo khả năng của từng ban ngành, đoàn thể thì mọi người sẽ sống an vui, hạnh phúc. Cuộc sống này mỗi người đều có vị tríchức năng khác nhau, phải nương vào nhau để bảo tồn cho nhau nên chúng ta phải có bổn phận và trách nhiệm thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.

Cuộc sống với biết bao thăng trầm được mất, nên hư, thành bại, người ý thức được nguyên lý nhân-duyên-quả là điều hiếm có. Cho nên, biết bao người phải chết trong cuồng si, mê muội vì không thấu rõ sự thật cuộc đời. Trong lịch sử nhân loại của Trung Quốc, có một vị tướng tài ba, lỗi lạc tên là Khuất Nguyên, ngài có nhiều dự án tiến bộ để cải cách nền văn hóa, giáo dục, pháp luật và các vấn đề chính trị. Ngài có tâm huyết muốn làm cho nước nhà được mở mang và phát triển một cách tốt đẹp, nhưng không được nhà vua chấp nhận bởi một số người dua dối, nịnh bợ ngăn cản. Khuất Nguyên vì nghĩ rằng việc làm của mình là chân chánh nhưng không được chấp nhận nên đâm ra phiền muộn, khổ đau, dẫn đến bực tức, bất mãn với triều đình; cuối cùng chịu không nổi, ngài từ bỏ quan quyền, không làm việc. Cuộc sống xã hội luôn tồn tại và phát triển theo lý nhân duyên-nhân quả, con người không thể muốn mọi vấn đề, sự việc diễn ra theo sự sắp xếp của mình. Ai suy nghĩ rằng mình là người tốt và có thể thay đổi được mọi sự việc theo sự hiểu biết của mình thì đó là một lầm lẫn rất lớn. Khuất Nguyên vì suy nghĩ rằng những kế sách của mình là đúng, là tốt, có thể giúp ích cho nhiều người, tại sao nhà vua không chấp nhận. Việc trái ý, nghịch lòng và thường xuyên xảy ra những điều bất như ý là chuyện thường xảy ra trong đời sống con người, ai khéo biết thì cuộc sống có phần an nhàn, tự tại. Khuất Nguyên là một kẻ sĩ nhưng không biết kiên nhẫn chờ đợi thời cơ, lại chấp trước quá nặng nề nên không làm chủ bản thân, dẫn đến ngông cuồng, thất tha, thất thiểu trong sự uất ức tột cùng. Ông ta rày đây mai đó như kẻ mất hồn trong trạng thái buồn chán, khổ đau. Trong lúc vật vờ, nửa tỉnh nửa say, ông gặp một lão chăn bò cũng là một triết gia ẩn dật lâu năm. Lão chăn bò hỏi ông, “có phải là ngài Tam Phu đại nhân không?” Ông ta gật đầu. “Vì cớ sao ngài tiều tụy thế này, vóc dáng y như người bệnh lâu, có phải ngài bất mãn một điều gì đó?” “Phải! Đời đục cả, chỉ một mình ta trong - Đời say cả, chỉ một mình ta tỉnh.” “Đời say sao ông không say với người, đời đục thì ông đục theo, cớ gì phải tỉnh khi người ta say?” Nói xong, lão chăn bò bồi thêm cho một bài triết lý về sự đời:

Sông Tương nước chảy trong veo,
Thì ta lội xuống rửa lèo mũ ta.
Sông Tương nước chảy đục ngầu,
Thì ta lội xuống rửa chân của mình.

Cuộc đời là vậy đó! Nước đục thì ta rửa chân, nước trong thì nấu cơm, giặt mũ. Sự vật ở mức độ nào thì ta tiếp ứng theo mức độ đó sẽ luôn thấy hài hòa, vui vẻ. Hoàn cảnh xã hội có nhiều người ý thức được trách nhiệm chung thì ta sẵn sàng dấn thân phục vụ để cùng nhau tiến bộ. Ngược lại, sự sống nếu không thuận buồm xuôi gió thì ta an nhẫn chờ thời, chớ một mình chống chọi dễ mang họa vào thân. Sau khi khuyên nhủ Khuất Nguyên xong, lão chăn bò bỏ đi nơi khác. Người có chí lớn khi được ai đó khuyên lơn liền thức tỉnh, thay đổi cách sống, nhưng Khuất Nguyên vì không còn thấy ai là người tốt cả, có sống cũng vô tích sự, nên ông đã trầm mình xuống sông mà chết. Hoàn cảnh môi trường nơi ta đang sống thường đem đến cho ta những điều không được hài lòng, như ý. Ta nên can đảm nhìn vào sự thậtchấp nhận nó như một thực tại. Ta chấp nhận nó không phải để đầu hàng, chịu thua mà bởi vì cuộc sống này ta phải khéo tùy duyên, tùy thời để có điều kiện đóng góp lợi ích thiết thực cho bản thân, gia đìnhxã hội. Cuộc sống thế gian này là một chuỗi dài nhân duyên tốt và xấu, nếu ta không biết lạc quan nhìn đời với cặp mắt sáng suốt thì ta sẽ bị chôn vùi theo năm tháng. Nếu chúng ta biết nhận thức đúng đắn, suy xét mọi việc tường tận, sâu sắc và kiên nhẫn chờ đợi thì mọi việc tốt đẹp sẽ đến với ta trong nay mai.

Những điều trái ý, nghịch lòng, bất như ý luôn xảy ra trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Nó dễ làm cho con người buồn chán, bất mãn, tuyệt vọng. Nếu ta không khéo tu để chuyển hóa chúng thì ta sẽ rơi vào vòng si mê, điên dại. Bất mãnthái độ không hài lòng, vừa ý trong hoàn cảnh hiện tại, do các tư tưởng và hành động xấu ác chiếm nhiều hơn. Người không có chiều sâu về tu tập hoặc quá cố chấp cái thấy, cái hiểu của mình nên muốn đưa ra ứng dụng mà không được mọi người chấp nhận sẽ dễ dẫn đến cuồng điên, dại dột.

Khuất nguyên vì quá vội vã muốn đưa sáng kiến của mình để phục vụ nhân loại nhưng không được vua chấp nhận; thay vì an nhẫn chờ thời và cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình, ông bất mãn không đúng chỗ nên thất vọng, khổ đau đến cùng cực. Quá vội vã sẽ đưa ta tới sai lầm nghiêm trọng. Sai lầm thì không an ổn, thất vọng thì không còn niềm tin để sống và khổ đau làm cho ta tiều tụy, héo mòn, bệnh hoạn và kết cục ta bị hủy diệt nhanh chóng. Chúng ta nên có tư duy sáng suốt, không vội vã, bất mãncố gắng tìm cách thuyết phục bằng hành động thực tế. Buồn khổ, phiền muộn, bực tức hay ghét ai trong vội vã thì ta dễ bức xúc vì thấy ai cũng là người xấu, nên ôm hận thiên thu mà chịu chết một cách oan uổng và đáng tiếc.

Tại sao ta hay vội vã trong mọi công việc? Đi cũng vội vã, ngồi cũng lăng xăng, nằm cũng lật đật, ăn uống cũng vội vã cho qua mau để tranh thủ việc khác. Mạng sống của chúng ta dài hay ngắn, an hay không an đều tùy thuộc vào sự định tĩnh của ta. Mỗi ngày ta có 24 giờ, 8 giờ cho ngủ nghỉ, 8 giờ cho làm việc, 8 giờ còn lại cho ăn uống và hưởng thụ. Ta chỉ dành một giờ cho quán chiếu, chiêm nghiệm cuộc sống, hết lòng tận tụy trong mọi công việc thì ta sẽ biết được cái gì nên làm và cái gì không nên. Nhờ có quán chiếu hằng ngày như thế nên tâm ta có định tĩnh, có tĩnh lặng sâu, nên các dấy niệm bất mãn, hận thù không có cơ hội phát sinh và ta không bị áp lực của sân hận, do đó biết sống tùy duyên, tùy thờithân tâm ta không bệnh hoạn nên mạng sống lâu dài. Ngài Khuất Nguyên vì không biết sống tùy duyên, tùy thờicố chấp quá mức, nên thân tâm bị bốc lửa sân hận rồi đâm đầu xuống sông mà chết. Chết như vậy chẳng giúp ích gì được cho ai mà lại còn hại mình vì tâm niệm sân hận quá lớn, nên chắc chắn kiếp tái sinh tới sẽ bị đọa vào địa ngục, chịu nhiều đau khổ, cùng cực vì cái thấy sai lầm.

Chúng ta có quyền bất mãn nhưng không bi quan, yếm thếcần phải bền chí, kiên trì làm một việc gì đó thật sự có lợi lạc cho nhiều người. Thế gian là một trường đời ngang trái, thuận theo cũng chết, đi ngược lại cũng chết, chỉ có biết mới có thể tồn tại lâu dài. Do đó, ta phải biết chuyển hóa tâm niệm xấu bằng cách buông xả chúng, không nên để chúng âm ỉ sôi sục bên trong mà tạo ra nội kết chán chường, thất vọng. Cuộc đời không hoàn toàn buồn chán, khổ đau như nhiều người thường lầm tưởng. Chúng ta có thể nghe tiếng gió thổi, thông reo, tiếng chim kêu ríu rít như một bản nhạc lòng hòa cùng niềm vui của nhân loại, không nên quy kết cuộc đời là hoàn toàn đau khổ, vô tình dẫn ta đến chán nản, phiền muộn, khổ đau mà nguyền rủa cuộc đời sao quá bất công. Cuộc đời vẫn đẹp và trong sáng như những vì sao, chỉ có tâm ta vẩn đục làm lu mờ lý trí. Ai còn đang vướng mắc trong cái vòng lẩn quẩn ấy hãy nên sáng suốt vượt qua. Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao dù đạn bom vẫn gầm thét trong trời đất bao la này. Có hiểu biết chân chánh, có niềm tin vững chắc, ta vẫn vui với dòng đời ngang trái mà không làm tổn hại cho ai.

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 1)
Hãy buông xả và cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn. Một kỹ năng sống không thể thiếu.
(View: 99)
Từ thời học tiểu học, trong mỗi cuốn vở đều thấy có in dòng chữ “Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời”.
(View: 197)
Tôi không dám so sánh vì ai cũng có cuộc du hành cuối đời, tôi đã khá xúc động mạnh khi đọc kinh Đại Bát Niết Bàn hồi còn trẻ, nhưng hiện tại tôi đang tưởng niệm và cảm xúc đến Thầy tôi nên xin viết ra đây để kỷ niệm.
(View: 177)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(View: 447)
Năm ấy Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Nguyên hoằng pháp. Ngài gặp Lương Võ Đế, một ông vua có tiếng sùng đạo, mến mộ Phật pháp.
(View: 785)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”
(View: 856)
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta. Nó được gọi bằng nhiều tên trong nhiều truyền thống khác nhau.
(View: 749)
Chúng con trân trọng kính mời quý vị tham gia một Ngày Quán Niệm với chủ đề “Tháng Tư Nuôi Dưỡng và Trị Liệu” dành cho các tăng thân người Việt do quý thầy và sư cô của Tu Viện Lộc Uyểnhướng dẫn tại Quận Cam.
(View: 1045)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”
(View: 975)
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta.
(View: 716)
Bản kinh dưới đây là “Bahiya Sutta,” trong Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka Nikaya) trong Tam Tạng Pali,
(View: 1175)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm Xứ và Tứ Chánh Cần. Sau Tứ Như Ý Túc là Ngũ Căn, Ngũ Lực,
(View: 1004)
Sự kiện Đức Phật nhập Niết-bàn thường được các giới Phật giáo tổ chức thành một lễ hội thiêng liêng.
(View: 759)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(View: 1037)
Hộ niệm hay giáo hóa cho người bệnh sắp chết là pháp hành quan trọng và phổ biến trong thời đại Thế Tôn. Pháp tu này
(View: 780)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(View: 1127)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm Xứ và Tứ Chánh Cần.
(View: 1080)
Bộ Cao Tăng truyện của nhà sử học Phật giáo cao tăng Huệ Kiểu (497-554) là bộ sử liệu quan trọng
(View: 745)
Trong Kinh Từ Bi (Metta Sutta). Đức Phật liệt kê mười lăm điều kiện thiện lành, tạo nên sự bình an bên trong, và đưa chúng ta đến lòng từ bi.
(View: 753)
Khi đa số người trong một xã hội không có niềm tin về chính mình, không biết “tôi là ai”,
(View: 1517)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tếước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế một cách thực tế hơn
(View: 1299)
Sau thực phẩm, ngôn ngữ là nguồn nước của dòng chảy văn hóa trong đó văn là vẻ đẹp (văn vẻ), hóa là sự thay đổi.
(View: 1163)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tếước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế
(View: 1561)
Đức Phật đã từng xác định pháp tu Tứ Niệm Xứ là “Con đường độc nhất đưa đến: Thanh tịnh chúng sanh; Vượt khỏi sầu não;
(View: 1533)
Khi nào bạn thấy tâm và cảnh vốn là không, bạn sẽ thấy bất kỳ nơi nào cũng là Niết Bản.
(View: 1490)
“Tâm linh” vốn là cụm từ mà đối với nhiều người vẫn xem đó là những gì thuộc về thế giới siêu linh, huyền bí, thuộc về cõi âm.
(View: 1589)
Phát xuất từ lời Phật dạy trên đây mà ngài Châu Hoằng nhắc nhở các Sa di không được nghe lén Tỷ kheo tụng giới.
(View: 1269)
Ngay cả khi con trẻ không hiểu ý nghĩa, việc quy y vẫn có thể giúp chúng phát triển nghiệp duyên với Pháp.
(View: 939)
Trong thực tế đời sống, có những vấn đề lặp lại thường gắn với sự đơn diệu tẻ nhạt,
(View: 1725)
Duy thức tam thập tụng là một bộ trước tác rất trọng yếu trong pháp tướng duy thức, còn là cương lĩnhyếu chỉ của duy thức học.
(View: 1759)
Phi-bạo-lực là một giải pháp thực tế trước các sự xung đột trong thời đại của chúng ta.
(View: 1427)
Phật tử chúng ta thường đặt hoa trên bàn thờ. Chúng ta biết hoa rất đẹp, nhưng đó không phải là mục đích chúng ta đặt chúng ở đấy.
(View: 1768)
Bài này sẽ viết trong tinh thần đối chiếu Kinh Pháp Cú với Thiền Tông.
(View: 1156)
Bên ngoài trời đã lạnh. Ra ngoài phải khoác thêm áo ấm; trong nhà phải vặn lò sưởi.
(View: 1224)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương.
(View: 1139)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sinh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(View: 1873)
Trong khi một số vị pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ - bằng cách...
(View: 2008)
Đợi cha mẹ già qua đời rồi mới báo hiếu làm đàn tràng cầu siêu thiệt to, mua đất nghĩa trang thiệt rộng, xây mồ xây mả thiệt đẹ
(View: 2060)
Phật giáo đề cao giá trị của hạnh buông xả – một trong những đức hạnh căn bản giúp con người thoát khỏi khổ đau, đạt được sự an lạctự do nội tâm.
(View: 2384)
Không chỉ riêng với Phật giáo dân gian, hầu hết (và có thể là tất cả) các tôn giáo khác, đều tin rằng có một kiếp sau, hay một đời sau.
(View: 2040)
Phật tánhchủ đề của Kinh Đại Bát Niết Bàn và được luận giảng trong Phật tánh luận.
(View: 2067)
Phàm làm việc gì muốn được thành công, trước tiên đòi hỏi người ta phải siêng năng.
(View: 1350)
Chữ Tánh, Bản tánh, Tự tánh được nói đến trong rất nhiều kinh, luận Đại thừa. Đó cũng chính là mục đích rốt ráo cần tu chứng.
(View: 2022)
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau trên khắp thế giới
(View: 1823)
Hãy quán niệm thật sâu. Một khi có sinh, phải có khổ. Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng theo cách đó.
(View: 2292)
Khát khao là một cảm xúc tự nhiên của con người, biểu hiện qua mong muốn đạt được điều mà mình cho là quan trọng hoặc cần thiết.
(View: 1668)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sanh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(View: 2655)
Vipassana và sathama là hai phương phápthiền nổi bật mang đến những trải nghiệm tâm hồn độc đáo.
(View: 1995)
Nguyện là lý tưởng, là mục đích, là định hướng cho cuộc hành trình.
Quảng Cáo Bảo Trợ
free website cloud based tv menu online azimenu
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant