Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bất Mãn Nhưng Phải Tuỳ Duyên

09 Tháng Mười Hai 201510:35(Xem: 10137)
Bất Mãn Nhưng Phải Tuỳ Duyên

BẤT MÃN NHƯNG PHẢI TÙY DUYÊN

Thích Đạt Ma Phổ Giác


Bất Mãn Nhưng Phải Tuỳ Duyên


Xưa và nay, xã hội là một trường đời hỗn hợp luôn dung chứa những gì có được trong cuộc sống, cái ác lúc nào cũng nhiều hơn cái thiện nên dẫn đến nhiều bất công vô lý. Người tin theo thần quyền thì oán trách đấng tối cao sao quá thiên vị với một thiểu số con người.

Người tin theo truyền thống cõi này là tạm bợ và có cõi khác là vĩnh hằng nên trước khi chết phải giết hết người thân và chôn theo tài sản để hưởng phúc lạc ở cõi đó. Người tà kiến không tin nhân quả công bằng nên mặc tình gây tạo tội lỗi, để rồi khi mất thân người phải đọa vào ác thú. Người chấp có linh hồn bất tử, nên khi có địa vị, quyền thế thì mặc tình bóc lột kẻ dưới để phục vụ cho riêng mình.

Những kiến chấp như kẻ mạnh hiếp kẻ yếu, lớn hiếp nhỏ chỉ vì mục đích phục vụ cho “cái tôi” này. Nên xưa nay, người sống vì lợi ích chung rất hiếm, nhưng không phải là không có. Một người lãnh đạo đất nước nếu biết dùng tài năng đúng chỗ, biết sắp xếp mọi việc hợp lý theo khả năng của từng ban ngành, đoàn thể thì mọi người sẽ sống an vui, hạnh phúc. Cuộc sống này mỗi người đều có vị tríchức năng khác nhau, phải nương vào nhau để bảo tồn cho nhau nên chúng ta phải có bổn phận và trách nhiệm thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.

Cuộc sống với biết bao thăng trầm được mất, nên hư, thành bại, người ý thức được nguyên lý nhân-duyên-quả là điều hiếm có. Cho nên, biết bao người phải chết trong cuồng si, mê muội vì không thấu rõ sự thật cuộc đời. Trong lịch sử nhân loại của Trung Quốc, có một vị tướng tài ba, lỗi lạc tên là Khuất Nguyên, ngài có nhiều dự án tiến bộ để cải cách nền văn hóa, giáo dục, pháp luật và các vấn đề chính trị. Ngài có tâm huyết muốn làm cho nước nhà được mở mang và phát triển một cách tốt đẹp, nhưng không được nhà vua chấp nhận bởi một số người dua dối, nịnh bợ ngăn cản. Khuất Nguyên vì nghĩ rằng việc làm của mình là chân chánh nhưng không được chấp nhận nên đâm ra phiền muộn, khổ đau, dẫn đến bực tức, bất mãn với triều đình; cuối cùng chịu không nổi, ngài từ bỏ quan quyền, không làm việc. Cuộc sống xã hội luôn tồn tại và phát triển theo lý nhân duyên-nhân quả, con người không thể muốn mọi vấn đề, sự việc diễn ra theo sự sắp xếp của mình. Ai suy nghĩ rằng mình là người tốt và có thể thay đổi được mọi sự việc theo sự hiểu biết của mình thì đó là một lầm lẫn rất lớn. Khuất Nguyên vì suy nghĩ rằng những kế sách của mình là đúng, là tốt, có thể giúp ích cho nhiều người, tại sao nhà vua không chấp nhận. Việc trái ý, nghịch lòng và thường xuyên xảy ra những điều bất như ý là chuyện thường xảy ra trong đời sống con người, ai khéo biết thì cuộc sống có phần an nhàn, tự tại. Khuất Nguyên là một kẻ sĩ nhưng không biết kiên nhẫn chờ đợi thời cơ, lại chấp trước quá nặng nề nên không làm chủ bản thân, dẫn đến ngông cuồng, thất tha, thất thiểu trong sự uất ức tột cùng. Ông ta rày đây mai đó như kẻ mất hồn trong trạng thái buồn chán, khổ đau. Trong lúc vật vờ, nửa tỉnh nửa say, ông gặp một lão chăn bò cũng là một triết gia ẩn dật lâu năm. Lão chăn bò hỏi ông, “có phải là ngài Tam Phu đại nhân không?” Ông ta gật đầu. “Vì cớ sao ngài tiều tụy thế này, vóc dáng y như người bệnh lâu, có phải ngài bất mãn một điều gì đó?” “Phải! Đời đục cả, chỉ một mình ta trong - Đời say cả, chỉ một mình ta tỉnh.” “Đời say sao ông không say với người, đời đục thì ông đục theo, cớ gì phải tỉnh khi người ta say?” Nói xong, lão chăn bò bồi thêm cho một bài triết lý về sự đời:

Sông Tương nước chảy trong veo,
Thì ta lội xuống rửa lèo mũ ta.
Sông Tương nước chảy đục ngầu,
Thì ta lội xuống rửa chân của mình.

Cuộc đời là vậy đó! Nước đục thì ta rửa chân, nước trong thì nấu cơm, giặt mũ. Sự vật ở mức độ nào thì ta tiếp ứng theo mức độ đó sẽ luôn thấy hài hòa, vui vẻ. Hoàn cảnh xã hội có nhiều người ý thức được trách nhiệm chung thì ta sẵn sàng dấn thân phục vụ để cùng nhau tiến bộ. Ngược lại, sự sống nếu không thuận buồm xuôi gió thì ta an nhẫn chờ thời, chớ một mình chống chọi dễ mang họa vào thân. Sau khi khuyên nhủ Khuất Nguyên xong, lão chăn bò bỏ đi nơi khác. Người có chí lớn khi được ai đó khuyên lơn liền thức tỉnh, thay đổi cách sống, nhưng Khuất Nguyên vì không còn thấy ai là người tốt cả, có sống cũng vô tích sự, nên ông đã trầm mình xuống sông mà chết. Hoàn cảnh môi trường nơi ta đang sống thường đem đến cho ta những điều không được hài lòng, như ý. Ta nên can đảm nhìn vào sự thậtchấp nhận nó như một thực tại. Ta chấp nhận nó không phải để đầu hàng, chịu thua mà bởi vì cuộc sống này ta phải khéo tùy duyên, tùy thời để có điều kiện đóng góp lợi ích thiết thực cho bản thân, gia đìnhxã hội. Cuộc sống thế gian này là một chuỗi dài nhân duyên tốt và xấu, nếu ta không biết lạc quan nhìn đời với cặp mắt sáng suốt thì ta sẽ bị chôn vùi theo năm tháng. Nếu chúng ta biết nhận thức đúng đắn, suy xét mọi việc tường tận, sâu sắc và kiên nhẫn chờ đợi thì mọi việc tốt đẹp sẽ đến với ta trong nay mai.

Những điều trái ý, nghịch lòng, bất như ý luôn xảy ra trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Nó dễ làm cho con người buồn chán, bất mãn, tuyệt vọng. Nếu ta không khéo tu để chuyển hóa chúng thì ta sẽ rơi vào vòng si mê, điên dại. Bất mãnthái độ không hài lòng, vừa ý trong hoàn cảnh hiện tại, do các tư tưởng và hành động xấu ác chiếm nhiều hơn. Người không có chiều sâu về tu tập hoặc quá cố chấp cái thấy, cái hiểu của mình nên muốn đưa ra ứng dụng mà không được mọi người chấp nhận sẽ dễ dẫn đến cuồng điên, dại dột.

Khuất nguyên vì quá vội vã muốn đưa sáng kiến của mình để phục vụ nhân loại nhưng không được vua chấp nhận; thay vì an nhẫn chờ thời và cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình, ông bất mãn không đúng chỗ nên thất vọng, khổ đau đến cùng cực. Quá vội vã sẽ đưa ta tới sai lầm nghiêm trọng. Sai lầm thì không an ổn, thất vọng thì không còn niềm tin để sống và khổ đau làm cho ta tiều tụy, héo mòn, bệnh hoạn và kết cục ta bị hủy diệt nhanh chóng. Chúng ta nên có tư duy sáng suốt, không vội vã, bất mãncố gắng tìm cách thuyết phục bằng hành động thực tế. Buồn khổ, phiền muộn, bực tức hay ghét ai trong vội vã thì ta dễ bức xúc vì thấy ai cũng là người xấu, nên ôm hận thiên thu mà chịu chết một cách oan uổng và đáng tiếc.

Tại sao ta hay vội vã trong mọi công việc? Đi cũng vội vã, ngồi cũng lăng xăng, nằm cũng lật đật, ăn uống cũng vội vã cho qua mau để tranh thủ việc khác. Mạng sống của chúng ta dài hay ngắn, an hay không an đều tùy thuộc vào sự định tĩnh của ta. Mỗi ngày ta có 24 giờ, 8 giờ cho ngủ nghỉ, 8 giờ cho làm việc, 8 giờ còn lại cho ăn uống và hưởng thụ. Ta chỉ dành một giờ cho quán chiếu, chiêm nghiệm cuộc sống, hết lòng tận tụy trong mọi công việc thì ta sẽ biết được cái gì nên làm và cái gì không nên. Nhờ có quán chiếu hằng ngày như thế nên tâm ta có định tĩnh, có tĩnh lặng sâu, nên các dấy niệm bất mãn, hận thù không có cơ hội phát sinh và ta không bị áp lực của sân hận, do đó biết sống tùy duyên, tùy thờithân tâm ta không bệnh hoạn nên mạng sống lâu dài. Ngài Khuất Nguyên vì không biết sống tùy duyên, tùy thờicố chấp quá mức, nên thân tâm bị bốc lửa sân hận rồi đâm đầu xuống sông mà chết. Chết như vậy chẳng giúp ích gì được cho ai mà lại còn hại mình vì tâm niệm sân hận quá lớn, nên chắc chắn kiếp tái sinh tới sẽ bị đọa vào địa ngục, chịu nhiều đau khổ, cùng cực vì cái thấy sai lầm.

Chúng ta có quyền bất mãn nhưng không bi quan, yếm thếcần phải bền chí, kiên trì làm một việc gì đó thật sự có lợi lạc cho nhiều người. Thế gian là một trường đời ngang trái, thuận theo cũng chết, đi ngược lại cũng chết, chỉ có biết mới có thể tồn tại lâu dài. Do đó, ta phải biết chuyển hóa tâm niệm xấu bằng cách buông xả chúng, không nên để chúng âm ỉ sôi sục bên trong mà tạo ra nội kết chán chường, thất vọng. Cuộc đời không hoàn toàn buồn chán, khổ đau như nhiều người thường lầm tưởng. Chúng ta có thể nghe tiếng gió thổi, thông reo, tiếng chim kêu ríu rít như một bản nhạc lòng hòa cùng niềm vui của nhân loại, không nên quy kết cuộc đời là hoàn toàn đau khổ, vô tình dẫn ta đến chán nản, phiền muộn, khổ đau mà nguyền rủa cuộc đời sao quá bất công. Cuộc đời vẫn đẹp và trong sáng như những vì sao, chỉ có tâm ta vẩn đục làm lu mờ lý trí. Ai còn đang vướng mắc trong cái vòng lẩn quẩn ấy hãy nên sáng suốt vượt qua. Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao dù đạn bom vẫn gầm thét trong trời đất bao la này. Có hiểu biết chân chánh, có niềm tin vững chắc, ta vẫn vui với dòng đời ngang trái mà không làm tổn hại cho ai.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1951)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 2068)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2254)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2524)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2556)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 2089)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2543)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1881)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 1979)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2261)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2783)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1702)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1612)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1806)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1637)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2213)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2377)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 2088)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1875)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1792)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1972)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1707)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2694)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1855)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 2185)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 2149)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2498)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1812)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 1999)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1868)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 2044)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2613)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3684)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2289)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2293)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1677)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 1981)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2316)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2321)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 2155)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 3119)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2141)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2534)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 2051)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 1981)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2191)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(Xem: 2491)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 2058)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2451)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2413)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant