Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

5. Các Chất Chống Ung Thư Của Ðậu Nành

13 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 7791)
5. Các Chất Chống Ung Thư Của Ðậu Nành

ÐẬU NÀNH - NGUỒN DINH DƯỠNG TUYỆT HẢO
Biên Soạn: Tâm Diệu

Chương 1
HẠT ĐẬU KỲ DIỆU

Các Chất Chống Ung Thư Của Ðậu Nành

Hầu như ai cũng biết, đậu nành có chứa rất nhiều protein, bao gồm tất cả 8 loại amino acids thiết yếu. Ðậu nành cũng là nguồn phong phú cung cấp calcium, chất xơ, chất sắt và chất sinh tố B.

Tuy nhiên, cái mà các khoa học gia thích thú nhất trong những năm nghiên cứu gần đây là sự khám phá ra các hóa chất thảo mộcchúng tôi gọi là hóa thảo (phytochemicals) trong đậu nành, có đặc tính chống lại các mầm ung thư, (anticarcinogen).

Anticarcinogen, là một hóa chất thảo mộc có khả năng ngăn cản sự phát triển hoặc làm cho các mầm ung thư chậm phát triển.

Cũng nên biết carcinogenesis là một tiến trình phát triển ung thư, gồm có ba giai đoạn - giai đoạn bị nhiễm chất tạo ra mầm ung thư (initiation), giai đoạn thúc đẩy hay khuyến khích (promotion), tức là giai đoạn bị các chất khác kích thíchcổ võ mầm ung thư phát triển, và giai đoạn phát triển (progression). Một tế bào bị nhiễm mầm ung thư và được kích thích cho tăng trưởng trở thành tế bào ung thư (cancer cell).

Ðể trao đổi và đúc kết những khám phá mới về đậu nành trong lãnh vực y khoa phòng ngừa, đặc biệtngăn ngừa và chữa trị bệnh ung thư, nên Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute) ở Washington, DC, đã tổ chức hội nghị khoa học vào ngày 27 tháng 6 năm 1990 quy tụ hầu hết các khoa học gia của các tổ chức nghiên cứu và các viện đại học nổi tiếng trên thế giới để thảo luận về tác dụng chống ung thư của đậu nành. Các nhà khoa học tham dự hội nghị, sau khi nghe phúc trình và thảo luận, đã đồng ý rằng có những chứng cớ rõ rệt, là đậu nành có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư, và họ xác định năm chất hóa thảo có đặc tính chống lại mầm ung thư có trong đậu nành là: protease inhibitors, phytate, phytosterols, saponins, và isoflavones.

Quả thậtkỳ diệu, chỉ một hạt đậu nành nhỏ mà có chứa tới năm chất hóa thảo chống mầm mống ung thư! Thực tế còn có nhiều hơn thế, như là chất Bowman-Birk Inhibitor (BBI), chất phenolic acids, chất lecithin, và omega-3 fatty acids,...v..v...

Trước đây, một số trong năm chất trên, đặc biệt là phytate, được xem là không tốt và thường được những người chịu ảnh hưởng bởi các thế lực đối nghịch lấy cớ để yêu cầu dân chúng đừng ăn thực phẩm đậu nành, nhưng bây giờ, các khoa học gia đã cùng thừa nhận nó giúp chúng ta phòng ngừa bệnh ung thư.

PROTEASE INHIBITORS

Gần bốn mươi năm, protease inhibitors được xem như là một chất không tốt về dinh dưỡng. Mãi đến năm 1980, Dr. Walter Troll thuộc trường đại học y khoa New York University Medical Center đã khám phá ra rằng đậu nành nguyên sơ có khả năng ngăn cản không cho bệnh ung thư phát triển nơi các loài động vật, do tác dụng của chất protease inhibitors. Tiếp theo sau đó, nhiều khoa học gia khác đã khảo sát và thử nghiệm chất protease inhibitors đậu nành trong phòng thí nghiệm và thấy rằng nó có tác dụng chống lại sự phát triển mầm ung thư kết tràng (colon), ung thư phổi, ung thư pancreas, và ung thư miệng.

Năm 1987, Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute) đã nghiêm trọng nhìn vai trò của protease inhibitor như là một loại thuốc chữa bệnh ung thư.

Protease inhibitors ngăn ngừa sự tác động của một số genes di truyền gây nên chứng ung thư. Nó cũng bảo vệ các tế bào cơ thể không cho hư hại, gây nên bởi những môi trường xung quanh như tia nắng phóng xạ và các chất free radicals, chất có thể tấn công DNA.

Tuy nhiên, protease inhibitors bị mất bớt đi sau khi đậu nành được biến chế qua phương pháp làm nóng. Thí dụ như sữa đậu nành loại dehydrated soymilk còn lại 41,4%, đậu hũ còn lại 0,9% so với bột đậu nành nguyên chất (raw soy flour).

PHYTATE

Hóa thảo phytate là một hợp thể chất khoáng phosphorus và inositol. Giống như hóa thảo protease inhibitors, phytate có một lịch sử lâu dài không được thừa nhận là một chất dinh dưỡng và xem nó như là một chất hóa học có tác dụng gắn kết chất calcium và chất sắt trong ruột, ngăn cản sự hấp thụ của chúng (binding minerals like calcium and iron in the intestins, keeping them from being absorbed).

Bởi vì đậu nành rất giầu chất phytate, nên trước đây, các nhà khoa học cố tìm cách làm ra một loại đậu nành có chứa hàm lượng phytate thấp, nhưng kết quả lại đổi khác. Họ đã tìm thấy hóa thảo phytate không những có tác dụng ngăn ngừa mầm ung thư mà còn có khả năng ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Hai nhà nghiên cứu khoa học là Drs. E. Graf và J.W. Eaton, đã cho biết rằng những thực phẩm giầu chất phytate cũng thường có nhiều chất xơ và những thực phẩm này bảo vệ chúng ta khỏi bị bệnh ung thư kết tràng (colon cancer) không những vì chất xơ mà còn vì hóa thảo phytate. Kết quả trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng phytate đã liên tiếp ngăn cản không cho bệnh ung thư kết tràng phát triển và ngay cả ngăn cản không cho phát sinh mầm ung thư vú. Ðiều này cũng dễ hiểu vì phytate có tác dụng ngăn cản sự hấp thụ chất sắt trong ruột.

Free radicals, một thứ chất cặn không ốc xy là chất rất phản động và phá hoại (very reactive and destructive) luôn luôn tấn công các tế bào, kể cả DNA. Chúng được xem là nguyên nhân sự nảy mầm và phát triển không những bệnh ung thư mà còn bệnh tiểu đường và bệnh xưng khớp xương arthritis. Chất sắt (iron) sản sinh ra free radicals, nhưng khi có sự hiện diện của hóa thảo phytate, chất sắt này sẽ bị hủy diệt khả năng sản sinh và vì thế phytate hành xử giống như chất antioxydants, như vitamin C và beta-carotene.

Cũng nên biết, sau nhiều năm lưu ý dân chúng rằng phytate có thể gây phương hại đến tình trạng thiếu chất sắt trong cơ thể vì nó ngăn cản sự hấp thụ chúng, nay các nhà khoa học đã khám phá ra rằng phytate bảo vệ chúng ta khỏi nạn có quá nhiều chất sắt. Thặng dư chất sắt cũng là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng nguy hại đến chứng bệnh nhồi máu cơ tim (heart disease).

Ngoài việc phòng ngừa free radicals, ngăn cản không cho mầm ung thư kết tràng và ung thư vú, phytate cũng còn có khả năng ngăn ngừa ung thư các loại bằng cách gia tăng hệ thống miễn nhiễm qua việc gia tăng các hoạt động của các đơn vị tế bào phòng vệ (natural killer cells), mà chúng có thể tấn công và phá hủy các tế bào ung thư.

PHYTOSTEROLS

Phytosterols có liên hệ với cholesterol. Tuy nhiên, cholesterol chỉ có nơi các thực phẩm có nguồn gốc từ thịt động vật, ngược lại, phytosterol chỉ có trong các thực phẩm rau đậu.

Không giống như cholesterol, phytosterol có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về tim mạch qua việc giành chỗ thẩm thấu qua ruột của cholesterol để vào máu, thành thử cholesterol không vào máu được mà phải bài tiết ra ngoài, do đó số lượng cholesterol trong máu bị giảm,

Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng, phytosterol đã làm giảm lượng cholesterol trong máu, tuy nhiên tác dụng thay đổi tùy từng cá nhân. Trong một nghiên cứu khác, lượng cholesterol của một người giảm 12% và một người khác giảm 40%.

Cơ thể chúng ta không hấp thụ dễ dàng phytosterol, vì thế nó được đẩy ra ngoài qua đường ruột. Sự kiện này đã giúp kết tràng (colon) khỏi bị tác dụng của muối mật. Trong phòng thử nghiệm, phytosterol đã giảm độ phát triển các mụn ung thư kết tràng đến 50 phần trăm và chống lại ung thư da.

Những nhóm dân số tiêu thụ nhiều thực phẩm đậu nành như Nhật Bản, những người ăn chay, và Giáo Hội Cơ Ðốc Phục Lâm Seventh-Day Adventists đã có tỷ xuất thấp về bệnh ung thư kết tràng (colon cancer).,. Cũng nên biết người Tây phương tiêu thụ 80 mg phytosterol một ngày, trong khi đó người Nhật Bản tiêu thụ khoảng 400 mg một ngày.

SAPONINS

Giống như phytate, saponin là một loại hóa thảo có đặc tính giống như chất chống ốc xít hóa (antioxydant), bảo vệ tế bào cơ thể chúng ta khỏi bị hư hại do tác dụng free radicals. Nó cũng còn có khả năng trực tiếp ngăn cản sự phát triển ung thư kết tràng và đồng thời làm giảm lượng cholesterol trong máu. Cũng nên biết những nhóm người ăn chay và những dân tộc Á châu ăn nhiều thực phẩm đậu nành, thường có tỷ lệ thấp căn bệnh ung thư kết tràng so với người Tây phương.

PHENOLIC ACIDS

Phenolic acid là một hóa thảo chống ốc xi hóa anti-oxidants và phòng ngừa các nhiễm sắc thể DNA khỏi bị tấn công bởi các tế bào ung thư.

LECITHIN

Lecithin là một hóa thảo quan trọng, đóng một vai trò quyết định trong việc kích thích sự biến dưỡng ở khắp các tế bào cơ thể. Nó có khả năng làm gia tăng trí nhớ bằng cách nuôi dưỡng tốt các tế bào não và hệ thần kinh, nó làm vững chắc các tuyến và tái tạo các mô tế bào cơ thể. Nó cũng có công năng cải thiện hệ thống tuần hoàn, bổ xương, và tăng cường sức đề kháng. Khi hệ thần kinh thiếu năng lượng, chất lecithin ở đậu nành sẽ phục hồi năng lượng đã mất. Ðạm chất đậu nành có chứa 3 phần trăm chất lecithin, bằng với lượng lecithin có trong lòng đỏ trứng gà.

Ngoài ra, lecithin cũng có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu. Trong một nghiên cứu, Dr. Lister Morrison thử nghiệm 36 grams soy lecithin cho một người và kết quả cho thấy lượng cholesterol trong máu giảm 30 phần trăm. Một thí nghiệm khác cũng cho kết quả tương tự. Tuy nhiên, một điều nên biết là trung bình người dân Hoa Kỳ tiêu thụ hàng ngày khoảng 3 grams licithin, cho nên, dù cho lecithin có làm giảm choleterol nhưng phải với một lượng thật lớn và trường kỳ, điều này không dễ áp dụng.

Bowman-Birk Inhibitor (BBI)

BBI là một hóa thảo mới nhất tìm thấy trong đậu nành, có khả năng ngăn cản tiến trình phát triển mầm ung thư. Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học đã thử nghiệm và thành công nơi các mẫu tế bào trong ống thử nghiệm và trong các thú vật qua cả hai dạng tinh chế PBBI (Purified BBI) và cô đặc BBIC (BBI Concentrate).

Theo báo cáo kết quả tường trình tại hội nghị khoa học thế giới về vai trò của đậu nành trong việc phòng bệnh và trị bệnh, tổ chức tại Brussells, Belgium ngày 15-18 tháng 09 năm 1996, thì PBBI và BBIC đã chế ngự được sự phát triển tiến trình ung thư miệng, vú, ruột già, gan, phổi, và thực quản (esophagus), cả nơi các tế bào trong ống thử nghiệm lẫn nơi các con chuột bạch và chuột đồng. Họ cho biết PBBI và BBIC không có tác hại ở liều lượng dùng để chống lại ung thư. Hiện nay chất này đã được dùng trong con người ở vài trung tâm nghiên cứu và kết quả sơ bộ rất là khả quan. BBIC đã được thẩm định là loại thuốc mới bởi cơ quan F.D.A (IND # 34671; sponsor Ann R. Kennedy, University of Pennsylvania of Medicine, Philadelphia, PA April 1992).

Cũng nên biết là tại trường đại học University of California, Irvine, BBIC đã được áp dụng kể từ đầu năm 1997, trong việc phòng ngừa ung thư miệng, dưới sự bảo trợ bởi Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ.

OMEGA-3 FATTY ACIDS

Omega-3 fatty acid là loại chất béo không bão hòa (unsaturated fats) có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu LDL đồng thời làm gia tăng lượng cholesterol tốt HDL trong máu. Nhiều nghiên cứu khoa học đã xác nhận tiêu thụ nhiều omega-3 fatty acids có trong các loại thực vật như đậu nành, hạt pumpkin, walnuts, hemp, flax và các lá rau xanh giúp chống lại sự phát triển các căn bệnh về tim mạch. Tưởng cũng nên biết omega-3 fatty acids còn gọi là alpha-linolenic acid, gồm hai thứ EPA và DHA cũng có trong một vài loại cá biển và trong fish-liver oil supplements, nó cũng có những khả năng giống như omega-3 trong thực vật nhưng có thêm một cái không tốt là nó có tác dụng làm cho các phân tử tế bào cơ thể trở nên không ổn định, tức sản sinh ra các chất oxygen free radicals là những chất gây ra ung thư và gây xáo trộn chất insulin, sinh ra chứng tiểu đường. Vì thế các khoa học gia thuộc Viện Ðại Học Arizona và Viện Ðại Học Cornell đã công bố sự nguy hiểm của omega-3 fatty acid trong cá và dầu cá.

Ngoài những hóa thảo có công năng ngăn ngừa bệnh tim mạch và ung thư nêu trên, trong đậu nành còn có một chất mà nó đã làm say mê biết bao nhà khoa học nghiên cứu về đậu nành. Chất đó là isoflavones mà chúng tôi dành nguyên một chương để nói về hóa thảo kỳ diệu này.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7396)
Hoa lơ (súp lơ) là loại rau rất tốt cho sức khỏe, nó chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có lợi cho tiêu hóa, dễ chế biến, ăn ngon miệng mà không bị béo.
(Xem: 7448)
nếp vo sạch, cho dầu ăn, nước lá dứa và nước dừa (dừa non sợi để dành riêng để làm nhân) trộn đều ngâm một đêm, vài tiếng sau xới gạo nếp...
(Xem: 11460)
Trộn đều hai loại “ham” chay. Sau đó, trộn đều các vật liệu còn lại (gồm gà chay, đậu Hòa Lan, cà-rốt, nấm mèo, củ hành). Nêm muối, tiêu cho vừa ăn.
(Xem: 7436)
Cho vào chảo 1 tí dầu (1 teaspoon), chờ nóng cho cua vào đảo cho chín, trút ra bát cho nguội, xong cho mayonaise, tiêu, bột muối tỏi, hành lá vào trộn đều...
(Xem: 8313)
Bắc chảo lên bếp lửa trung bình, chảo khô, cho chút dầu ăn vào, cho hành tây vào xào cho thơm, cho "ham" chay, thịt chay và đậu xanh tán nhuyễn...
(Xem: 10120)
Trong cuộc sống hiện tại, là một con người, ai không phải suy nghĩ. Người có cuộc sống đơn giản cũng suy nghĩ về ăn uống, sinh hoạt, nghĩ về gia đình...
(Xem: 8641)
Bắt khuôn bánh khọt lên bếp lửa trung bình. Khi khuôn nóng, thao dầu đều, hay dùng chai PAM sịt vào khuôn. Múc một muỗng bột đổ vào khuôn khoảng 2/3 khuôn...
(Xem: 7726)
Nấm đông cô, nấm mèo ngâm nước cho nở, rửa sạch, vắt ráo, thái sợi. Nếu dùng hành lá: rửa sạch, thái nhỏ. "Ham" chay (hoặc đậu hủ) chiên vàng, thái sợi.
(Xem: 7173)
Dùng chảo non-stick để tráng, đổ dầu ăn vào chảo để nóng. Phải chờ chảo nóng rồi để một muỗng bột vào quấy đều để bột phủ khắp mặt chảo...
(Xem: 8773)
Nếp vo sạch, ngâm 6 tiếng đồng hồ cho mềm. Khi nếp nở, vớt ra cho ráo nước. Trộn 2 muỗng cà-phê muối, xốc cho thật đều.
(Xem: 11280)
Đậu đen được trồng phổ biến ở nước ta chủ yếu dùng làm thực phẩm (nấu xôi, chè, chế biến thành bột làm bánh…). Trong y học cổ truyền, đậu đen là một vị thuốc để chế thành đạm đậu xị...
(Xem: 12459)
Thay vì ăn các loại đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường, cứ mỗi 2 tiếng, bạn ăn 1 quả chuối, vừa giúp giảm căng thẳng, vừa giúp giữ cân.
(Xem: 7626)
Uống nước là một trong những cách đơn giản nhất mà bạn có thể làm cho bản thân. Bằng cách chọn nước tinh khiết, sức khỏe sẽ được cải thiện nhờ tránh xa được những hợp chất gây hại.
(Xem: 8758)
Có những điều tưởng chừng rất đơn giản, hàng ngày thường dễ bị bỏ qua nhưng lại có tác dụng rất tốt cho sức khỏe & sắc đẹp. Đó là:
(Xem: 9336)
Ăn đậu rất tốt cho sức khỏe song không phải ai cũng biết chế biến sao cho ngon…
(Xem: 7750)
Gà tây… chay, một khái niệm vừa làm chúng tôi nặng lòng, cũng như có cái gì đó hơi hài hước, buồn cười.
(Xem: 7360)
Trong cuộc sống hàng ngày, một số người có thói quen, sau khi ăn cơm là ăn hoa quả ngay, vì họ cho rằng như vậy vừa có thể tăng thêm dinh dưỡng, lại giúp tiêu hóa.
(Xem: 10270)
Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra một số phương pháp đơn giản giúp ngăn ngừa các “vấn đề” ở cổ họng mà không phải dùng đến thuốc kháng sinh.
(Xem: 8335)
Đi thăm người ốm, quan niệm chung là biếu túi cam sành. Nhưng không phải người bệnh nào cũng có thể dùng loại quả bổ dưỡng hàng đầu này.
(Xem: 7835)
Có rất nhiều những thói quen xấu trong sinh hoạt và ăn uống dẫn tới bệnh dạ dày như đau, viêm loét, ung thư… Vậy hãy tránh xa những thói quen sau nhé.
(Xem: 8588)
Bàn về chế độ dinh dưỡng của người da vàng mà không nhắc đến hạt gạo ắt hẳn là thiếu sót lớn. Bằng chứng là nhiều người dù dự tiệc ê hề vẫn thấy đói nếu không dằn bụng với chén cơm.
(Xem: 8814)
Trà không chỉ là đồ uống khởi đầu một ngày mới. Nó còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, đái tháo đường, bệnh nướu và giảm stress...
(Xem: 8000)
Các nhà khoa học Mỹ và Canada hôm qua cho biết chế độ ăn chay ít béo và không dùng sản phẩm bơ sữa có tác dụng hạ đường huyết và giảm cân ở bệnh nhân tiểu đường.
(Xem: 8322)
Một chế độ dinh dưỡng cao bao gồm protein, cacbohyđrát phức tạp, chất xơ, chất béo cao cấp và phytonutrients là đòi hỏi cần thiết cho hoạt động tại trường hay tại công sở.
(Xem: 8958)
Lời Phật dạy: “Tất cả chỉ là phương tiện.” Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay xuất phát từ việc con người đã quên đi sự thật này.
(Xem: 26763)
Cách đây 26 thế kỷ, trưởng giả Cấp Cô Độc - nhà tỷ phú Ấn Độ, biết trọng đức mà khinh tài nên danh thơm của ông còn mãi với sử xanh.
(Xem: 9535)
Anh có một tính cách bộc trực hiếm thấy trong các ngôi sao Hollywood. Anh luôn đứng về phía những người bất hạnh, luôn đấu tranh vì sự sống của họ.
(Xem: 8965)
Các nhà khoa học đã có bằng chứng cho thấy tín đồ Phật giáo hạnh phúc và điềm tĩnh hơn những người khác.
(Xem: 19458)
Gấc mọc hoang và được trồng khắp nước ta. Nhưng tác dụng của gấc tới sức khoẻ con người ra sao thì ít ai nắm được. Không phải ngẫu nhiên mà người Tây phương gọi gấc là “một loại quả đến từ thiên đường”.
(Xem: 10109)
Loại rau này giúp làm giảm đường huyết, ngăn chuyển hóa chất bột thành mỡ nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, béo phì.
(Xem: 8714)
Quả me không chỉ là gia vị chế biến các món ăn mát bổ trong mùa hè như canh cá, nước rau muống luộc dầm me, làm ô mai... mà còn là vị thuốc.
(Xem: 9574)
Theo Đông y tử uyển có vị đắng, cay, tính ôn, không độc có tác dụng nhuận phế, hóa đờm, chỉ phái, hạ khí, chữa ho có đờm, hen suyễn...
(Xem: 11011)
Ngày nay tên khoa học của tam thất là Panax Notoginseng (Bark.) F.H. Chen, họ nhân sâm Araliaceae (ngũ gia bì).
(Xem: 11131)
Ðó chính là cây Phyllanthus ninuri, một cây thuốc cùng họ với cây Phyllanthus amarus mà dân ta gọi là diệp hạ châu đắng...
(Xem: 16155)
Các nhà khoa học Canada vừa phát hiện ra rằng, trong quả đậu Hà Lan có chứa các chất có ảnh hưởng rất tốt tới hoạt động của hệ tim mạch cũng như chức năng làm việc của thận.
(Xem: 25510)
Đậu bắp rất dồi dào chất xơ, cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.
(Xem: 8661)
Những người đau đầu kinh niên sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu đắp lá cải cúc hơ nóng và uống nước cải cúc.
(Xem: 15000)
"Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một con sông" triết gia Hy Lạp cổ đại Hêraclitôxơ đã nói như vậy cách đây 2.500 năm.
(Xem: 8538)
Hãy cẩn trọng về các tư tưởng của bạn vì những gì được xuất phát từ tâm của bạn sẽ bị hoàn trở về mình. Mỗi một niệm mà bạn khởi lên đều được phản hồi.
(Xem: 6738)
Đông y cho rằng mỗi bộ phận của quả bưởi đều có tác dụng riêng. Cơm bưởi vị ngọt, chua, tính mát, không độc, có tác dụng kiện tỳ, trị ho, giải rượu.
(Xem: 7398)
Hạnh phúc là điều con người luôn tìm kiếm. Có nó chắc chắn đời bạn sẽ dài hơn.
(Xem: 8752)
Bạn đang cảm thấy mệt mỏi, buồn chán? Hãy thực hiện theo lời khuyên sau của chuyên gia dinh dưỡng Deepshikha Agarwal...
(Xem: 9435)
Nếu thích đi bộ và coi đó là một phần hoạt động rèn luyện thân thể thường xuyên, có một số lưu ý giúp cho việc đi bộ của bạn trở nên hiệu quả hơn.
(Xem: 13022)
Đậu hủ là thức ăn làm từ đậu nành giàu protein. Đậu hủ còn có thể hấp thu hương vị của các thành phần khác trong món xào, súp, canh…
(Xem: 12843)
So với gạo trắng, gạo lứt chứa nhiều dinh dưỡng nhưng lại khó ăn hơn. Gần đây, phong trào ăn gạo lứt trị bệnh cũng dần trở nên phổ biến.
(Xem: 8165)
Ăn tối muộn có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như béo phì, tiểu đường, ung thư ruột kết, sỏi tiết niệu…
(Xem: 8895)
Tự Điển Y Khoa - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 8431)
Hay còn được gọi là âm nhạc liệu pháp, giúp điều trị các chứng bệnh thần kinh và tâm lý như bệnh tự kỷ, alzheimer, thiểu năng trí tuệ.
(Xem: 8530)
Mộc nhĩ tươi có độc tố porphyrin làm cho da bị ngứa và niêm mạc miệng bị phồng rộp. Trong quá trình phơi nắng độc tố porphyrin bị phân giải.
(Xem: 8670)
Bí đao còn gọi là bí xanh, bí phấn, đông qua, bạch qua, chẩm qua… là một loại quả làm rau và chế biến mứt rất thông dụng.
(Xem: 7512)
Các loại hạt nổi tiếng là giàu chất dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.
(Xem: 8108)
Những món ăn dưới đây rất dễ chế biến, bạn có thể thực hiện để thực đơn mùa ăn chay thêm phong phú
(Xem: 9412)
Trà hoa được người Việt coi trọng và yêu thích có lẽ bởi hương thơm dịu nhẹ, tự nhiên. Thưởng thức xong chén trà, vị thơm ngọt vẫn còn vương vấn...
(Xem: 7527)
Thông thường, hạt và vỏ trái cây và rau được vất vào thùng rác nhưng hóa ra chúng có rất nhiều vitamin và khoáng chất ...
(Xem: 9373)
Theo một nghiên cứu mới của các nhà thực phẩm học từ ĐH Bang Florida (Mỹ), dưa hấu có thể là một vũ khí tự nhiên hữu hiệu chống lại hiện tượng tiền cao huyết áp...
(Xem: 8819)
Một nghiên cứu đã phát hiện rằng những người ở tuổi trung niên và tuổi già uống hai cốc nước trước khi ăn thì lượng calo tiêu thụ sẽ ít đi...
(Xem: 8207)
Tia UVA và UVB từ mặt trời không chỉ là "kẻ thù" của làn da mà còn là "sát thủ" của đôi mắt. Bởi khi mắt phải chịu tác động trực tiếp từ ánh nắng mặt trời...
(Xem: 8210)
Dầu ô liu là một chất bôi trơn rất tốt vì những phân tử của nó dễ dàng trượt qua vật thể khác, bằng cách đó mà loại dầu này chống lại được sự ma sát.
(Xem: 8479)
Chanh có nhiều công dụng tuyệt vời ngoài tác dụng là một axit thực phẩm mạnh, giúp chúng ta chống lại nhiều loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
(Xem: 7202)
Ăn nhiều trái cây trong mùa đông là giải pháp được nhiều người lựa chọn để giảm thiểu việc khử nước do thời tiết hanh khô, ngoài ra nó còn có tác dụng tránh rét...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant