Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Xin viết cho Em (bé Thảo Vân)

18 Tháng Tư 201100:00(Xem: 24073)
Xin viết cho Em (bé Thảo Vân)

 

- Viết, sau khi đọc câu chuyện “Vai gầy bé bỏng chăm Mẹ liệt giường”, đăng trên Việt Luận 2543 Thứ Ba ngày 08-3-2011, trang 19. Tôi cũng đã lên mạng tìm câu chuyện trên với ý muốn biết thêm tin tức, lục được số điện thoại, đã gọi và nói chuyện trực tiếp với anh chị Nguyễn Trí Tuấn + Nguyễn Thị Thương cùng cháu Thảo Vân.

 

- Những ai có lòng khi đọc bài này và câu chuyện dưới đây, xin liên lạc với chúng tôi để hỗ trợ, vì tôi đang có ý hướng giúp đỡ cho anh chị Tuấn + Thương và cháu Thảo Vân một số vấn đề cụ thể.

 

- Nếu có lòng, xin liên lạc email của tôi thnhattan@yahoo.com.au hoặc tel 61-402-442431.

 

Em còn nhỏ khi chưa tròn hai tuổi

Mẹ của em bị nạn liệt toàn thân

Liệt cả người và liệt cả tay chân

Nằm một chỗ đẫng đờ không nhúc nhích

 

Ba của em chịu trăm phần cơ cực

Lo bên ngoài và mọi việc trong nhà

Từ ruộng đồng đến bếp núc can qua

Cái đói khổ của quê nghèo Hà Tĩnh

 

Bà Nội già nhìn con dâu bất hạnh

Mới hăm hai, tội nghiệp quá con tôi

Dâu nhà nghèo chưa có nổi nụ cười

Giờ đành phải trần thân chan nước mắt

 

Em hai tuổi cầm tay Mẹ không chặt

Chưa hiểu gì sao Mẹ không nắm tay em

Nhưng ngày một ngày hai, khi lớn lên

Em mới hiểu sự tình ra nông nỗi

 

Đến hôm nay, em đã được mười tuổi

Mẹ của em như thế tám năm trường

Giọt đau nào khô cạn hết tình thương

Nước mắt thấm đong đầy đời bất hạnh

 

Em đi học, thiếu áo quần ấm lạnh

Thiếu bút mực, thiếu giấy trắng học trò

Cơm canh thừa, em xách túi xin cho

Phụ với Cha, tháng ngày mo lúa gạo

 

Ngày từng ngày, em bí bô bên Mẹ

Đút cháo cơm, lau nước mắt Mẫu Từ

Thảo Vân ơi, hiếu thảo nữa, em ơi

Mẹ còn sống, nghĩa là Mẹ chưa chết

 

Mẹ nằm đó nhưng lòng Mẹ quặn thắt

Biển Đông kia sóng vỗ phủ mấy bờ

Tình Mẹ tràn, ngập khắp cả hư vô

Thời gian dài kỷ canh treo bốn vách

 

Ba trăm sáu mươi lăm ngày tí tách

Tám năm trường nhịp đập gõ con thoi

Nước Sông Lam, chưa chắc đã mặn mòi

Núi Hồng Lĩnh, hỡi đèo heo hút gió

 

Ngày từng ngày, Mẹ em vẫn nằm đó

Chờ con về sau mỗi buổi tan trường

Chờ chồng về sau đồng áng gió sương

Còn Nhạc mẫu ra vô run lẩy bẩy

 

Thảo Vân ơi, tất cả cho em đấy

Em là tình thương là sự sống cả nhà

Của Nội thương và của Mẹ của Cha

Em hãy lớn lên giữa cảnh đời bất hạnh

 

Rồi một mai, em hãy rèn tâm tánh

Thương những bé thơ lạc lõng cõi trần gian

Em còn Cha còn Mẹ, dù nước mắt ngập tràn

Nhưng những em bé kia, không còn ai để gọi

 

Tận niềm đau biết làm sao để nói

Cuối nguồn cơn thi thiết biết bao lần

Em hãy vươn lên, ngoan ngoãn nghe Thảo Vân

Chia khổ đau những mảnh đời bất hạnh.

 

Ngày 14 tháng 3 năm 2011

TNT Mặc Giang

---------------------

 

Mời đọc Câu chuyện dưới đây, được copy nguyên văn từ trên Mạng:

 

Vai gầy bé bỏng chăm mẹ liệt giường

 

Tai nạn thương tâm khiến mẹ bị liệt nằm một chỗ, người cha vì lo chi phí chạy chữa cho mẹ mà nợ ngập đầu, ốm yếu triền miên. Mới 10 tuổi, bé Thảo Vân đã sớm gánh gồng nỗi đau của cha, của mẹ...

Bàn tay cháu đã chai sạn vì phải làm đủ thứ, nấu nướng, quét dọn, giặt giũ, thậm chí cuốc bộ đi xin ăn. Đau đớn hơn, cô bé được ban giám hiệu nhà trường nhận xét là học giỏi và ngoan nhất nhì khối 4 có khả năng phải nghỉ học...

Đôi vợ chồng trẻ tột cùng bất hạnh…

Trong cái lạnh buốt giá của những ngày đầu xuân Tân Mão, chúng tôi tìm về thôn Đại Đồng, xã Thạch Long, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ở cái thôn nghèo khó này nhắc đến gia đình anh Nguyễn Trí Tuấn thì ai cũng đượm buồn, thương cảm. Một ông cụ trạc tuổi thất tuần chỉ đường cho chúng tôi, nói trong xót xa: “Cả cái xã này, chả có nhà ai khổ như gia đình chú Tuấn, một mình nuôi vợ liệt giường, bà nội già yếu, con nhỏ và chú ruột bị bệnh đao”.

Khi chúng tôi đến, căn nhà nhỏ nằm im vắng dưới rặng tre. Một người đàn ông nhỏ thó với cặp mắt ngân ngấn lệ từ căn phòng tối om bước ra chào khách, chính là anh Nguyễn Trí Tuấn. Nhắc đến hoàn cảnh gia đình mình, anh Tuấn nghẹn ngào không nói nên lời.

 

Bất hạnh ập đến với gia đình anh Tuấn cách đây 8 năm. Một buổi tối khi con gái tròn hai tuổi, chị Nguyễn Thị Thương (vợ anh Tuấn) đón xe ra Hà Nội mua hàng cho người quen. Chuyến xe đò xuất phát từ Hà Tĩnh chạy ra đến Thanh Hóa thì gặp nạn. Chiếc xe lật nhào trước khi bay xuống ruộng. Lúc mọi người cố lôi những hành khách gặp nạn ra người ta đã chết lặng khi thấy chị Thương nằm bất động. Số phận đã không cướp đi mạng sống của chị nhưng để lại một đau đớn tột cùng cho bản thân cũng như gia đình khi chị bị gãy xương cổ, và được thông báo là không thể phục hồi. Từ đó đến nay chị liệt tứ chi, nằm bất động một chỗ trên giường. 

 

blank

 

Tai nạn thương tâm khiến chị Thương bị gãy xương cổ, tứ chi bị liệt nằm một chỗ 8 năm nay

 

8 năm từ ngày vợ gặp nạn là cũng chừng ấy năm anh Tuấn trải qua một cuộc sống cực khổ đủ đường. Sáng sáng, khi vợ tỉnh giấc, anh nhẹ nhàng đỡ chị dậy rửa mặt, chải từng lọn tóc rối tung cho chị. Rồi anh lại cẩn thận giội từng gáo nước ấm gội đầu cho vợ. Bàn tay anh thoăn thoắt bón từng muỗng cháo, từng hớp nước cho chị. Từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, đều một mình anh tự tay gánh vác

 

Vén mái tóc cho vợ anh Tuấn ngậm ngùi kể: “Buổi đầu sau tai nạn vết thương lở loét hôi tanh, dẫu thương vợ tôi nhưng không ai trong nhà dám nhìn, nó kinh khủng lắm. Mỗi lần tắm rửa cho vợ là tôi không cầm được nước mắt. Cứ nhìn thân thể ngày càng hao gầy vì bệnh tật của vợ mà lòng tôi đau quặn thắt”.

 

Cuộc sống của cả gia đình anh chỉ dựa vào vài sào ruộng cằn cỗi, nhưng từ ngày vợ bị bệnh thì công việc đồng áng anh đành phó mặc cho anh em, xóm giềng chăm nom. Mùa màng năm được, năm mất. Những gì cần bán để thuốc thang cho vợ cũng đã bán hết. Anh đau đớn tâm sự: “Cuộc đời tôi vất vả thì ai cũng biết rồi, không chỉ chăm sóc vợ liệt nằm một chỗ mà tôi con nuôi thêm cả mẹ già, chú ruột bị bệnh đao và đứa con nhỏ đang học lớp 4. Nhiều lúc không ngủ được, nằm nghĩ cũng bi đát lắm. Khốn khó đủ đường, bản thân lại bị bệnh, tương lai mịt mù có nhiều hôm tôi đã nghĩ quẩn lắm, muốn chết đi cho xong cuộc đời.

 

Bác Lê Đăng Phú, một hàng xóm kể: “Cuối năm trước, khi lũ lớn kéo về ngập cả xóm làng, tôi vẫn luôn thấy anh lội nước túc trực bên vợ. Có khi lũ kéo dài gần cả tuần, thấy anh chỉ ăn mì gói cầm cự, có chút cháo bà con thương tình mang cho, anh cũng nhường hết cho vợ, cho con. Bà con xóm làng thấy vậy ai cũng cảm thương, người cho vài cân gạo, củ sắn, củ khoai để anh có thêm nguồn sống nuôi cả gia đình”.

 

Rớt nước mắt cảnh bé lớp 4 nuôi mẹ liệt giường

 

Lấy nhau được 12 năm, niềm hạnh phúc và cũng là nguồn động viên tinh thần to lớn mà anh Tuấn, chị Thương có được là bé Thảo Vân, cô con gái hiếu thảo năm nay vừa tròn 10 tuổi. 8 năm kể từ ngày mẹ gặp nạn, bé Thảo Vân phải sống trong cảnh thiếu hơi ấm, bàn tay chăm sóc của người mẹ tội nghiệp.

 

Năm nay bé Thảo Vân đang học lớp 4, Trường Tiểu học xã Thạch Long. Sinh ra trong cảnh đói khổ, hoàn cảnh gia đình càng éo le hơn khi mẹ em gặp nạn, Thảo Vân đã phải làm việc như một người lớn trong gia đình. Những người trong xóm nhỏ Đại Đồng đã quá quen với cảnh, sau mỗi buổi đến trường cô bé phải làm đủ thứ, từ nấu nướng, quét giọn, giặt giũ, cuốc bộ đi xin ăn để có thêm tiền thuốc thang cho mẹ. Cũng vì thế bàn tay em đã chai sạn, tấm thân cũng gầy guộc hơn so với nhiều bạn cùng trang lứa.

 

blank

 

 Bao năm qua, những lúc bố vắng nhà đi kiếm miếng cơm cho cả gia đình, bé Thảo Vân đã thay bố chăm nom mẹ. bàn tay em cũng đã chai sạn vì phải gánh vác nhiều công việc nặng nhọc trong nhà

 

Sống trong gia cảnh như thế nên con đường đi tìm cái chữ với Thảo Vân thật chông gai. Em chưa một lần được biết đến bộ quần áo mới là gì. Những chiếc áo quần cũ, quyển sách, quyển vở người ta cho lại với em cũng là một niềm vui lớn lao. Nhưng thật lạ, ngay cả Hiệu trưởng trường tiểu học Thạch Long Nguyễn Thị Hường và cô giáo chủ nhiệm Trần Thị Hiếu cũng rất ngạc nhiên trước sự thông minh, học giỏi của bé Thảo Vân. “Thảo Vân là một học sinh rất ngoan, em luôn hăng hái xây dựng bài trong giờ học và các hoạt động văn hóa, văn nghệ. 4 năm qua Thảo Vân đều là học sinh giỏi của trường, năm vừa rồi em đạt giải ba học sinh giỏi cấp huyện, hiện đang là thành viên của đội học sinh giỏi huyện chuẩn bị thi tỉnh” – cô giáo Hiếu tự hào nói về cô học trò đầy hoàn cảnh.

 

Cũng vì Thảo Vân học giỏi mà nhà trường rất lo hoàn cảnh quá éo le khiến một ngày Thảo Vân không còn đến trường nữa. “Ai cũng thương cháu, nhiều hôm nghe cháu kể chuyện của mẹ, của bố mà chúng tôi ứa nước mắt. Nhà trường đã làm tất cả, miễn học phí, kêu gọi giáo viên, học sinh quyên góp, giúp đỡ. Khó khăn ở nhà trường phần nào chúng tôi có thể giúp đỡ được, nhưng hoàn cảnh ở nhà mẹ liệt, cha đau, nợ nần không biết rồi em sẽ ra sao”.

 

Hình ảnh

Dù luôn bận bịu với công việc trong nhà nhưng rảnh rỗi là Thảo Vân lại lao vào bàn học tập. Cô bé ước mơ trở thành một bác sỹ để có thể tự tay chữa trị cho mẹ mình

 

Đau đớn, gục ngã vì bệnh tật, nhưng nói về Thảo Vân, chị Thương không cầm được mắt tự hào: “Những lúc bố ra đồng, biết mẹ thể nào cũng khóc, Thảo Vân lại cầm những tấm giấy khen vừa khoe, lại nô đùa, vỗ về mẹ. Đã không ít lần cháu bày tỏ với mẹ ước mơ sau này trở thành một bác sỹ giỏi chữa bệnh cho mẹ và mọi người làm tôi không cầm được lòng mình”- nói đến đó, chị Thương ôm chặt con vào lòng khóc òa.

blank

 Thảo Vân luôn khiến mẹ phải bật khóc vì cảm động. Những tấm giấy khen của Thảo Vân chính là phương thuốc qúy giúp người mẹ phần nào quên đi nỗi đau tột cùng

 

Bà nội Trương Thị Tâm nghẹn ngào: “Thương cháu nó lắm, sinh ra được 2 tuổi đã thiệt thòi đủ thứ. Nay ước mơ được đi học của cháu cũng rất khó thực hiện được khi bố ngày càng hao gầy ốm yếu, mẹ đau ốm quanh năm. Trước khi nhắm mắt xuôi tay, tôi muốn thấy cháu Thảo Vân vẫn được tới trường và thực hiện tiếp ước mơ tìm con chữ của mình”.

Mong ước giản dị mà thiết tha ấy của một người bà đã hơn 70 tuổi dành cho đứa cháu tội nghiệp cứ vang vọng mãi trong tâm trí của chúng tôi cho đến lúc ra về. Tương lai của Thảo Vân sẽ ra sao khi người cha là trụ cột của gia đình ngày một già yếu, tiều tụy…

Văn Dũng – Đặng Tài 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19346)
Phật Ngọc Hòa Bình Đã Về Tới Chùa Bát Nhã, Santa Ana; Phật Ngọc Được Rước Diễn Hành Qua Nhiều Đường Phố Ở Quận Cam
(Xem: 16426)
Đại lễ thỉnh Phật sẽ được cử hành long trọng bằng đoàn xe Cung nghinh và xe Hoa rước Phật vào lúc 10 giờ sáng thứ ba, ngày 19 tháng 10 năm 2010
(Xem: 20009)
Khoảng 15.000 người đã đổ về tỉnh British Columbia của Canada để chứng kiến một trong những hiện tượng bí ẩn của tự nhiên: cuộc di cư khổng lồ của cá hồi đỏ, được cho là lớn nhất trong 1 thế kỷ trở lại đây
(Xem: 16639)
Được thành lập từ năm 1996, Project Vietnam hằng năm đều đặn tổ chức những chuyến đi nhân đạo về Việt Nam để khám chữa bệnh, phẫu thuật, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo...
(Xem: 16638)
Cuộc giải cứu thợ mỏ Chile sẽ bất thành nếu thiếu sự đồng lòng của chính phủ và người dân, cũng như sự đấu tranh không khoan nhượng của gia đình nạn nhân.
(Xem: 17833)
Nhất Hạnh Thiền Sư đã hướng dẫn 500 tu sĩ và cư sĩ Phật Giáo từ 15 quốc gia trong trong một khóa tu thiền quán tại Ngôi đền nổi tiếng Borobudur ở Megelang, Trung Java, vào thứ Năm.
(Xem: 18146)
Hai người Mỹ Peter Diamond và Dale Mortensen, và người Anh gốc Hy Lạp từ đảo Síp Christopher Pissarides, đã giành giải thưởng Nobel kinh tế 2010.
(Xem: 17463)
Các đội cứu cấp Chile đã kết thúc công tác giải cứu 33 thợ mỏ, chấm dứt một cơn ác mộng mà cả nước và toàn thế giới vừa trải qua trong 2 tháng.
(Xem: 18641)
Giải Nobel Văn Chương năm 2010 thật bất ngờ được trao cho tiểu thuyết gia, ký giả kiêm chính trị gia Mario Vargas Llosa, một người cũng nổi tiếng không kém trong sự nghiệp chính trị.
(Xem: 20850)
Hai khoa học gia Nhật Bản, Ei-ichi Negishi và Akira Suzuki, cùng với nhà khoa học Mỹ, Richard Heck, đã phát triển phương pháp gọi là liên kết nhờ xúc tác palladium.
(Xem: 19981)
Lãnh tụ tinh thần Tây Tạng cũng bày tỏ hy vọng nỗ lực của các trí thức Trung Quốc sẽ mang lại kết quả trong tương lai.
(Xem: 19929)
Một nhà khoa học người Anh đã đoạt giải Nobel y học năm 2010 vì công trình phát triển quá trình thụ tinh trong ống nghiệm.
(Xem: 20046)
Hai khoa học gia Nga đã đoạt giải Nobel Vật lý 2010 nhờ những cuộc thí nghiệm “có tính chất đột phá” với một dạng carbon cứng và dẫn điện rất tốt.
(Xem: 20732)
Hôm nay ngày 25-9, tại Khách sạn Istana, thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Hội nghị Phật giáo Thế giới (WBC) chính thức khai mạc với sự tham dự của Thiền sư Thích Nhất Hạnh...
(Xem: 19735)
Trong lều có những vật nhỏ quý giá: một chiếc nồi nấu, vài tấm nệm, và hai hoặc ba bộ quần áo cho bọn trẻ.
(Xem: 22154)
Có họa sĩ đã ví Borobudur như đóa sen rực rỡ nổi giữa lòng hồ. Điều ấy quả không ngoa khi Borobudur có kiến trúc, hình dáng và cảnh quan khác xa những đền thờ truyền thống của Indonesia.
(Xem: 24347)
Đức Dalai Lama đã chi hàng chục ngàn bảng Anh để làm từ thiện sau khi bất ngờ có được một khoản tiền công đức tương đối khá từ chuyến du hành đến Nottingham gần đây của Ngài
(Xem: 23790)
Ngài vị pháp thiêu thân tại giao lộ Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt cũ (nay là Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng Tám), UBND TP.HCM, Sở VH - TT & DL phối hợp cùng THPG TP tổ chức lễ an vị tôn tượng Bồ tát Thích Quảng Đức tại Công viên Tượng đài Thích Quảng Đức, số 70-72 Cách Mạng Tháng 8, P.6, Q.3, TP.HCM.
(Xem: 23988)
Please enjoy this interview with His Holiness by Barkha Dutt from NDTV, on his 75th Birthday.
(Xem: 23488)
Ấn Độ: Trên một vạn người Ấn cải đạo sang Phật giáo tại Ahmedabad
(Xem: 24944)
Đúng vào lúc 9 giờ 20 phút thứ tư ngày 1 tháng 9 năm 2010 (nhằm ngày 23/07/Canh Dần) bước chân đầu tiên của Đại Đức Thích Tâm Mẫn bước vào địa phận Thành phố Quảng Ngãi.
(Xem: 21750)
Anh Sanjay Kumar, 42 tuổi được dân làng ngưỡng mộ kể từ khi bắt đầu hành trình "Kanwar" - gánh cha và mẹ trên vai, băng qua quãng đường 216 km.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant