Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tiểu Sử Tự Ghi

10 Tháng Mười Một 201903:57(Xem: 3041)
Tiểu Sử Tự Ghi

TIỂU TRUYỆN TỰ GHI
CỦA ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ QUANG

thichtriquang-07

Truyện của tôi không đáng gì mà phải ghi. Chỉ vì truyện ấy, hơn vài thập kỷ trước thập kỷ 2530 (1975-1985), có liên quan đến Phật giáo VN, lại bị hư cấu truyện và phim sai quá nên phải ghi. Nhưng ghi như dưới đây thì chỉ là có còn hơn không mà thôi.

Sinh chính quán của tôi là làng Diêm Điền, thuộc khu vực phía tây sông Nhật Lệ, nằm phía Bắc con đường cái quan nối liền cổng Quảng Bình, trung tâm thành phố Đồng Hới, đến tận của Vũ Thắng, ven chân dãy núi Hoành Sơn. Cả làng gốc Bắc, có lẽ di cư thời kỳ tiếp thu đất sính lễ công chúa Huyền Trân, giọng nói đặc biệt, không như cả vùng Quảng Bình gốc Nghệ Tĩnh. Gia đình theo Phật tử đời Cố. Cha pháp danh Hồng Nhật, mẹ pháp danh Hồng Trí, cùng là đệ tử của ngài Đắc Ân, Quốc Ân Tự, Huế, nguyên người Đức Phổ, đồng hương mẹ tôi. Cha tôi từng là nhân viên mật của một trong hai quân thứ Phan Đình Phùng ở Quảng Bình.

Tôi sinh giờ thìn, ngày 14-11 Quí Hợi 2467 (21-12-1923). Xuất gia vào giờ giao thừa vía Đức Di Lặc năm Bính Tý 2480 (1936). Bổn sư là ngài Hồng Tuyên, đồng sư với cha mẹ tôi, sáng lậptrụ trì Phổ Minh Tự, nơi được kể như tổ đình của Phật giáo Quảng Bình mà ngày nay hầu như không có gì.

Xuất gia một năm, năm sau Đinh Sửu 2481 (1937) tôi nhập học Phật Học Viện của Tổng Trị Sự Hội Phật Học, Huế. Thân giáo sư là ngài Trí Độ, trưởng giả Tâm Minh Lê Đình Thám cũng như một vị giáo sư nữa. Ngài Trí Độ thọ giáo với ngài Phước Huệ, Thập Tháp Tự, Bình Định, thọ Bồ tát giới với ngài Đắc Quang, Quốc Ân Tự, Huế - hai ngôi chùa này cùng do ngài Nguyên Thiều, vị Tổ khai sơn Phật giáo Nam Hà thời Trịnh Nguyễn phân tranh, sáng lập.

Nhập học Phật Học Viện từ năm 2481 (1937) đến năm 2487 (1943) thì có một kỳ thi khác thường. Phật Học Viện có học trình 10 năm : ba năm sơ đẳng, ba năm trung đẳng, hai năm cao đẳng, hai năm siêu đẳng. Mỗi năm có một kỳ thi, đề tài lấy trong kinh sách đã học năm đó. Kỳ thi 2487 (1943) là tốt nghiệp trung đẳng, đột nhiênquyết định thi hết kinh sách đã học từ năm ấy trở lui. Có vài môn thi vốn không học như thi viết luận Hoa văn, thi nói Nghi lễ mà các điệu tán là chính. Viện cho biết thi tuyển sẽ khó khăn, và trúng tuyển kỳ thi này là trúng tuyển tốt nghiệp. Học trình hai năm cao đẳng và hai năm siêu đẳng sẽ dồn lại làm một và không thi nữa. Kỳ thi này tôi có số điểm cao nhất. Và hai năm sau, Ất Dậu 2489 (1945) tại Đại Tòng Lâm Kim Sơn, cách một con sông sau chùa Thiên Mộ, cơ sở mới của Phật Học Viện, lễ tốt nghiệp được tổ chức, chỉ vài ngày trước ngày Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương.

Sau kỳ thi 2487 (1943), Phật Học Viện tổ chức lễ phát nguyện cho Sa Di giới do ngày Đắc Quang chứng minh, ngài Trí Độ cho mỗi người một pháp hiệu với chữ Trí đứng đầu. Cái tên Trí Quang có từ đó. Mùa hè năm ấy, ngài Hồng Tuyên chính thức cho tôi pháp danh Nhật Quang, pháp tự Trí Hải, lại tập chúng cử tôi làm Trú trì của Phổ Minh. Mùa hè 2489 (1945), sau khi làm lễ tốt nghiệp, tôi về Phổ Minh thì đến Vu Lan xảy ra Cách Mạng Tháng Tám. Giao thừa vía Đức Di Lặc năm sau, Bính Tuất 2490 (1946), ngài Hồng Tuyên tổ chức truyền thọ Tỷ Kheo giới và đắc pháp cho tôi với hiệu Thiền Minh. Mùa xuân năm ấy, lần đầu tiên, tôi thảo đề án thống nhất Phật Giáo VN, kèm theo một hiến chương cũng được dự thảo, gửi đến Chủ Tịch Hồ Chí Minh qua đường bưu điện. Nhưng mùa hè năm ấy, ngài Trí Độ được Phật giáo Bắc mời ra lập Phật Học Viện. Tôi cũng được mời đi với ngài. Khi ra Quán Sứ, việc đầu tiên là thầy Tổ Liên cho tôi biết Chủ Tịch Hồ Chí Minh có mời thầy và trao đề án nói trên. Nhưng lúc bấy giờ đang tiến hành thành lập Phật Học Viện nên chưa ai có thì giờ và cơ hội làm gì về đề án đó.

Phật Học Viện của Phật giáo Bắc thành lập cũng khá qui mô, đặc biệt tuyển sinh chu đáo, trên một tháng mà đã khai giảng được hai lớp chính. Tăng Ni tu học thật đáng trọng. Nhưng không mấy chốc mà đến tháng 9 kháng chiến toàn quốc. Tôi về quê nhà Quảng Bình, có tin chắc chắn Pháp sẽ đổ bộ nên mồng 8 tháng 2 năm sau, Đinh Hợi 2491 (1947), tôi xin ngài Hồng Tuyên truyền thọ Bồ tát giới. Bấy giờ đang tản cư, người chạy giặc, đồ dấu giặc, nên một thầy một trò trước bàn Phật chỉ còn tượng Ngài với bát nhang mà thôi, ngài Hồng Tuyên truyền thọ Bồ tát giới cho tôi, với lời kết thúc buổi lễ như vầy : Nguyện rằng đời đời kiếp kiếp tôi với thầy được làm thầy làm bạn với nhau, truyền thọ cho nhau Bồ tát giới của Phật.

Thọ Bồ tát giới rồi, không đầy một tháng sau Pháp đổ bộ Đồng Hới, tôi tham gia kháng chiến. Nhưng tháng 10 năm ấy, mẹ tôi bịnh nặng, bốn anh em tôi đều đi kháng chiến, người thứ ba tử trận một tuần sau ngày Pháp đổ bộ, hai người thứ nhất và thứ tư ở xa, tôi ở gần nhà nhất nên phải về nuôi mẹ. Hôm tôi về đúng vào ngày 23 tháng 10, mãn tang cha tôi mất từ năm Ất Dậu. Năm sau, Mậu Tý 2492 (1948), tôi vào Huế, giảng dạy cho Phật Học Viện Báo Quốc. Năm sau nữa, Kỷ Sửu 2493 (1949), lần đầu tiên có quyết định Tăng sĩ đảm nhận Tổng trị sự Hội Phật Học, thầy Đôn Hậu hội trưởng, tôi phó. Cuối năm ấy, lần đầu tiên tôi vào Sài Gòn, ăn Tết Canh Dần 2494 (1950) tại đây. Dịp này cũng làm được vài việc : chung sức vận động hợp nhất ba Phật Học Đường Liên Hải, Mai Sơn và Ứng Quang (sau đổi Ấn Quang), thành lập Phật Học Viện Nam Việt, lại chung sức vận động thành lập Hội Phật Học Nam Việt. Rồi về Huế, làm chủ bút tạp chí Viên Âm tái bản. Cuối năm ấy bắt đầu vận động thống nhất Phật Giáo VN, có một phần do kích thích tố Phật Giáo Đồ Thế Giới Hữu Nghị thành lập tại Tích Lan, Phật Đản Tân Mão 2495 (1951), Đại Hội Phật Giáo Toàn Quốc, gồm cả hai tập đoàn Tăng sĩ và cư sĩ của ba miền, họp tại Từ Đàm , Huế, và Tổng Hội này gặp đủ thứ ma chướng : trong nhà có ba tập đoàn thiếu hoan hỷ, ở ngoài thì chính quyền Trần Văn Hữu làm khó, chính quyền Nguyễn Văn Tâm sau đó càng làm khó hơn; bảng hiệu văn phòng bị hạ, ngài Hội chủ Thích Tịnh Khiết bị buộc nạp khuôn dấu, nhân viên Quản Trị Trung Ương người phải lánh, người bị tù. Tôi mạo hiểm nắm việc. Sau một năm xuôi ngược, đầu năm Quí T?2497 (1953), Tổng Hội được thừa nhận và đúng 10 năm sau, chính Tổng Hội này là chủ chốt trong Pháp nạn Quí Mão 2507 (1963). Trong khi vận động cho Tổng Hội Phật Giáo VN được thừa nhận, có sự đề phòng không thành nên Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc được thành lập bởi ba tập đoàn Tăng sĩ của ba miền, họp tại Quán Sứ, Hà Nội, năm Nhâm Thìn 2496 (1952).

Giáp Ngọ 2498 (1954), kháng chiến chống Pháp kết thúc. Miền Nam ông Ngô Đình Diệm đứng ra. Việc này được biết rõ khi hội nghị Genève sắp kết thúc. Lần chót, trước khi Nam Bắc phân cách, mẹ con tôi đã nói chuyện với nhau khá nhiều. Rốt cuộc mẹ tôi bảo, vậy là miền Nam "quạ lang" vẫn hoành hành ! Thôi thì con đi mà lo báo bổ cho Phật. Tôi đi, và Ất Mùi 2499 (1955), nhận chức vụ Hội Trưởng Tổng Trị Sự Hội Phật Học, vận động đổi tên Phật Học ra Phật Giáo, đưa Tổng Hội Phật Giáo VN vào đặt trụ sở ở Sài Gòn. Rồi nghỉ việc cho đến Quí Mão 2507 (1963) nhận lại chức vụ nói trên. Với chức vụ này, Phật Đản năm ấy tôi phát động, và chung sức lãnh đạo, việc chống chế độ Ngô Đình Diệm.

Ông Ngô Đình Diệm muốn Thiên Chúa Giáo của ông độc tôn, muốn anh của ông là Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục làm Hồng Y giáo chủ, nên ông kỳ thị đàn áp Phật Giáo. Ấp chiến lược chỗ thì rào chùa vào trong để hạn chế đi lại, chỗ thì rào chùa ra ngoài để tự do bắn phá. Khu trù mật thì bắt cán bộ cơ sở của Phật Giáo phá nhà bỏ của mà đi. Quân địch thì bắt Tăng sĩ Phật Giáo làm những chức vụ nguy hiểm mà vô quyền, để tu sĩ Thiên Chúa ra mà nắm quyền chỉ huy ngay từ hạ tầng. Giải thưởng văn chương thì thưởng cho cuốn văn chương bình dân nội dung cốt chống Phật Giáo. Chương trình tú tài C thì đổi toàn lý thuyết thượng đếnhân vị, lại thêm một bằng ban D với cổ ngữ La Tinh. Sát hại Phật tử thì có tập thể lên đến 36 người ở một nơi cùng một lúc, không cò lẻ tẻ nữa. Cả gan huy bỏ ngày Phật Đản trong danh sách ngày lễ được nghỉ của công tư chức, và danh sách này bao giờ Thiên Chúa Giáo cũng gấp đôi Phật Giáo cả ngày và giờ nghỉ. Dụ số 10 được thêm dụ bổ túc, tăng cường sự hạ giá và kềm chế đối với Phật Giáo. Rồi sửa điện Thái Hòa của hoàng thành Huế thì có lưỡng long mà không có nhật nguyệt để phòng cắm thành giá. Mọi việc xuôi xả thì tòa Hồng Y giáo chủ sẽ đặt ở đó. Cái làm cho không xuôi là cờ Phật Giáo. Vatican điều tra thấy Huế, địa phận của Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục sao mà Phật Giáo nhiều quá : Phật Đản thì cờ Phật Giáo đầy hai bên đường từ Huế ra La Vang, kiệu đức Mẹ thì từ La Vang vào Huế không có cờ của Vatican. Ông Ngô Đình Diệm bèn bắt công chức Huế kê tên cả nhà để đưa cho anh mình báo cáogiáo dân, và Phật Đản 2507 (1963) thì triệt hạ cờ Phật Giáo để Vatican thấy dân Huế theo anh mình hết rồi. Phật Giáo thì suốt thời Pháp thuộc cho đến lúc đó chồng chất bao nhiêu chịu đựng. Nay thì không chịu nữa. Ngay sau khi tuyên bố như vậy, tôi gửi đến Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc một điệp văn nêu lên tình hình vi phạm nhân quyền và kỳ thị tín ngưỡng của chế độ Ngô Đình Diệm. Từ đó cho đến ngày ông bị lật đổ, mọi hoạt động trong và ngoài nước ai cũng biết không nhiều thì ít, không thể kể cho hết được. Có điều phải nói, trước và sau 1963, cho đến 1975, Phật Giáo VN không bao giờ nằm trong túi ai cả, mặc dầu suốt thời gian này việc gì nổi lên mà không có sự khai thác theo ý riêng. Như bản thân tôi đây, vì ngài Quảng Đức tự thiêu nên ông Ngô Đình Diệm phải mời phái đoàn Phật Giáo mở hội nghị với phái đoàn chính phủ, tôi phải vào Sài Gòn để cùng quyết định tại chỗ những gì phái đoàn họp, theo tư thế của tôi và theo sự ủy nhiệm, phải chung quyết thay ngài Hội Chủ. Chuyến đi có ngài, có thầy Thiện Minh và tôi, đi xe từ sân chùa Từ Đàm thẳng xuống sân bay Phú Bài. Ai cũng nghĩ tôi đi tiễn, khi máy bay sắp cất cánh mới biết tôi đi thì phản ứng không kịp, và việc này chỉ do sự sắp đặt khéo léo một chút của một Phật tử. Nhưng phi cơ thay vì vào Sài Gòn lại lên Kontum, đậu ở đó đến ba tiếng. Nhân viên phi hành đoàn bí mật cho tôi hay vì tôi, và đang chờ Sài Gòn quyết định. Sài Gòn đã quyết định để bay về đây, coi như không có việc gì. Đại hoại như thế, chưa bao giờ tôi thoát hiểm bởi ai mà tôi không quen biết. Ngay như tài liệu tôi gởi Liên Hiệp Quốc, nhiều đến một valy phải vài người khiêng, nhưng từ Xá Lợi đi ra và qua thấu Liên Hiệp Quốc là do chính ông Bửu Hội, người của ông Ngô Đình Nhu, khi gặp tôi thì tình nguyện giúp bất cứ việc gì giúp được.

Nhưng ông Ngô Đình Diệm đổ rồi, đúng như tôi dự đoán, vấn đề Phật Giáo không phải kết thúc mà là bắt đầu. Từ đây sắp đi, Phật Giáo ở trong tình trạng cây muốn lặng mà gió không ngừng ; mặt khác, cường độ chiến tranh khiến Phật Giáo phải chống chiến tranh. Chỉ nói vắn tắt hai câu như vậy cũng thừa để thấy vấn đề Phật Giáo ngang trái đến mức nào. Những cái gọi là Thượng Hội Đồng Quốc Gia, Quốc Hội Lập Hiến hay thành phần đối lập, cùng những sự lên xuống của bao chính phủ, toàn không có gì đáng nói. Công bình mà nói thì cũng có sự toan họa hổ mà lại loại cẩu. Cho đến Bính Ngọ 2510 (1966), vấn đề đã lên cao độ. Sau một cuộc họp của Phật Giáo, tôi nói với người Mỹ rằng Phật Giáo phải chính thức vận động hòa bình, người Mỹ nói với tôi rằng hòa bình là chiến tranh tàn rụi dần đi. Quan điểm tương phản đến mức đó nên phải có vụ 1966 ; có vụ ám sát thầy Thiện Minh (mà không chết) ; có vụ âm mưu lừa tôi ra đi mà từ 1965 đã được bàn lén ; có vụ cầm tù tôi ở dưỡng đường Duy Tân ; có vụ Viện Hóa Đạo của Việt Nam Quốc Tự ; có vụ hủy bỏ hiến chương Phật Giáo ; có vụ ra giá nếu tôi chịu cho thu thanh một lời lên án việc tấn công nhân Tết Mậu Thân thì trả hiến chương, bỏ Tâm Châu, biếu tặng quyền lợi thật hấp dẫn ; có vụ bắt tôi sau đó ; có vụ ly gián Phật Giáo lần nữa theo kế hoạch Thiệu Trung ; có vụ một viên tướng tưởng mình đàn áp được Phật Giáo năm 1966 nhưng sau nhờ một viên tướng đàn anh đến vận động tôi ủng hộ cho ứng cử Tổng Thống, vì, cho đến nay, vẫn cho rằng mình làm Tổng Thống thì miền Nam không bại trận mà còn chiến thắng. Tuy có lắm vụ mà có vụ chỉ là trò bắng nhắng như vậy, nhưng từ tháng 9-1966, tôi đã biết đích xác Hoa Mỹ sẽ quan hệ bình thường, cuộc chiến Việt Nam sẽ thương thuyết kết thúc, mọi cường độ quân sự chỉ là áp lực tranh thắng.

Ấy thế, mọi việc diễn ra có lúc đến chóng mặt. Cho đến mùa xuân 2519 (1975) thì một ngày mà có người ba lần đến vận động tôi đừng chống việc ông Dương Văn Minh đứng ra, "vì chính quyền của ông ấy sẽ có bảy phần mười là người tiến bộ". Tôi không nói lại gì cả, chỉ quan tâm lời thầy Trí Thủ nói, rằng chim cá còn mưa mà phóng sinh, lẽ nào đồng bào mà không hy sinh cấp cứu. Rồi ông Dương Văn Minh gặp tôi, đưa ra hai mảnh giấy báo cáo mật cho thấy ngân hàng trống rỗng và quân sự nguy ngập, và nói ông không vụ lợi vì lợi không còn gì, không cầu danh vì danh đến quốc trưởng là cùng, ông chỉ không nỡ ngồi nhìn chết chóc. Tôi nói, nếu lòng ông như thế là ông làm như lời thầy Trí Thủ nói, và có nghĩa ông thay người khác mà vác cờ trắng ! Sau đó mấy tháng, tôi trả lời một thầy Phật Giáo cấp Tỉnh, rằng nay Phật Giáo VN bước qua một giai đoạn khác.

Tổng chi, tôi có tham vọng không ? Có, mà có đến nỗi có người đã nói hơi chướng nữa. Tham vọng của tôi không mơ mộng Phật Giáo trở lại vị thế quốc giáo như thời xa xưa, càng không mong muốn Phật Giáo thành một Thiên Chúa Giáo thứ hai. Tôi chỉ mong ước, trong cơn nghiêng ngửa của đất nước, ai nhìn vào Phật Giáo cũng nghĩ rằng đất nước này còn có cái ấy.

Nhưng tôi không chế ngự nỗi hoàn cảnh đó, sự mong ước như vậy thể hiện cho thật vừa ý. Truyện của tôi là truyện buồn cho tôi, ở chính cái điểm này. Truyện của tôi đúng là

Cao cao sơn thượng hành thuyền,
thâm tâm hải đề tẩu mã :
ngựa phi dưới nước,
thuyền chèo trên non.

(Trích từ Bài Tiểu Truyện Tự Ghi của Hòa thượng Thích Trí Quangnguyên là Phụ lục 3 trong bản thảo của cuốn Bồ Tát Giới của Hòa thượng in sau năm 1975 tại Việt Nam)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15612)
Ông U Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi chính thức được trao tặng giải thưởng Trần Nhân Tông về Hòa giải ngày 21/09/2012 tại Harvard University Faculty Club, Boston... Lan Anh
(Xem: 15990)
Tập tiểu sử của đại sư Tây Tạng Garchen Rinpoche bằng Anh ngữ sẽ được phát hành lần đầu tiên tại Hoa Kỳ vào tháng 12, 2012.
(Xem: 14354)
Trần Nhân Tông còn đặc biệt nổi tiếng như là người sáng lập dòng thiền Phật giáo mang tên Trúc Lâm Yên Tử... Trọng Thành
(Xem: 15225)
Tri ân và kính tiếc bậc Thầy kỳ vĩ của nhiều thế hệ Tăng Ni Việt Nam, toàn thể thành viên GHPGVNTNHK
(Xem: 16604)
Kim quan của cố Trưởng lão Hòa thượng tân viên tịch tôn trí tại thiền viện Vạn Hạnh
(Xem: 17260)
Hòa Thượng Viên tịch lúc 9h00 ngày 01/09/2012 (nhằm ngày 16/07 năm Nhâm Thìn) tại Thiền Viện Vạn Hạnh.
(Xem: 17020)
Ngày 11/6/1963, Browne trở nên nổi tiếng khi chụp bức ảnh hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn. Tấm ảnh này đã gây sốc cho dư luận quốc tế...
(Xem: 16291)
Đại Hội Khoáng Đại Lần I Tại Chùa Cổ Lâm Seattle đã Quyết Định công cử thành phần nhân sự HĐĐH GHPGVNTNHK Nhiệm Kỳ II (2012-2016)
(Xem: 16950)
Nhóm Hương Thiền và các thân hữu thực hiện tại Huntington Beach High School Auditorium 4:00 PM Chủ Nhật, 16 tháng 9 năm 2012
(Xem: 17128)
Đại Hội Khoáng Đại Kỳ I, nhiệm kỳ II (2012 – 2016) được Hội Đồng Điều Hành long trọng tổ chức từ 10-12/8/2012 tại Chùa Cổ Lâm, Seattle
(Xem: 15815)
71 nhà trí thức Việt Nam, trong đó có GS Lê Mạnh Thát, đã gởi thư cho ĐCS Việt Nam ngày 6/8/2012 về việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ VN và nhân quyền cho người dân.
(Xem: 18508)
Kính mời chư vị đồng ký tên để phản đối việc in hình Đức Phật trên giày, dép... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 16385)
Vào lúc 9 giờ ngày 03/8/2012, tại Khách sạn Marriott Santa Clara, California, Hoa Kỳ đã diễn ra Lễ khai mạc khóa tu học Phật pháp Bắc Mỹ lần 2 - Võ Văn Tường
(Xem: 17015)
Bảo vệ môi trường sinh thái bao gồm cả các sinh vật đang sống trong đó là hết sức quan trọng, và trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm công dân đã được định hình...
(Xem: 25125)
Trong thực tế, trang Quảng Đức là một trang thuần túy Phật giáo, chỉ làm công việc thông tin những gì liên quan đến Phật pháp và sự tu tập của người Phật tử... TT Thích Nguyên Tạng
(Xem: 16693)
Quyết Nghị Đại Hội Khoáng Đại Kỳ V của GHPGVNTNHN Canada, Tại Chùa Pháp Vân, Ngày 12-14/7/2012
(Xem: 15905)
Giải Shaw Thiên văn học 2012 là Giáo sư Lưu Lệ Hằng về những đóng góp của cô trong việc định danh “các vật thể ngoài Hải Vương tinh”
(Xem: 21792)
Thư Mời Dự Lễ Vu Lan Của Chùa Hồng Danh Ngày 26/8/2012 - Thích Quảng Thường
(Xem: 17639)
Sáng Hội Prajna Upadesa Foundation trân trọng xin thông báo đến quý vị đề án ấn tống 2012 một dịch phẩm quan trọng của truyền thừa Gelugpa, Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ...
(Xem: 17388)
Thông Bạch Lễ Tưởng Niệm Bốn Đời Tăng Thống Của GHPGVNTN - Do GHPGVNTN Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan tổ chức vào 07/7/2012 tại Chùa Vạn Hạnh, Thủ đô Canberra.
(Xem: 17044)
Phật Ngọc sẽ ở Thái cho đến ngày 27/6/2012 sau đó chuyến du hành Phật Ngọc tiếp tục đến với nước khác – Siri Lanka... Jenny Khanh
(Xem: 16523)
Sự kiện truyền giới lần này là tâm nguyện của Sư cô Liễu Pháp, một Tỳ kheo ni truyền thống Theravada Việt Nam, giảng viên khoa Phật học Đại học New Delhi...
(Xem: 15789)
Cục Quản lý các vấn đề tôn giáo Trung Quốc phản đối kế hoạch của một số chính quyền địa phương tính đưa đền chùa lên sàn chứng khoán... Sơn Duân
(Xem: 17174)
Các nhà khảo cổ Bỉ vừa phát hiện ngôi mộ chứa khoảng 80 xác ướp có niên đại vài trăm năm tại một khu phế tích ở Peru.
(Xem: 16938)
Khóa ACKH PL.2556 - DL.2012 do GHPGVNTN Hoa Kỳ tổ chức tại Chùa Bát Nhã ngày 20-30/6/2012 - HT Thích Nguyên Trí
(Xem: 16445)
Chiều ngày 05/06/2012 HT Thích Đỗng Tuyên đã thuyết pháp tại nhà hàng Saigon Kitchen - Võ Văn Tường
(Xem: 16646)
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận được trao Giải Thế giới năm 2012, ông là một nhà vật lý thiên văn và nhà văn, về công trình phổ biến khoa học bằng tiếng Pháp...
(Xem: 15733)
Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân Lần Thứ 49 lúc 9 giờ sáng thứ 7 ngày 23.6.2012, tại Chùa Bát Nhã thành phố Santa Ana.
(Xem: 20045)
Thịt đỏ, đặc biệt là thịt chế biến, có chứa các thành phần có liên quan đến nguy cơ tăng các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim mạch và ung thư.
(Xem: 20213)
Buổi lễ trao giải đã được tiến hành tại giáo đường Saint Paul, thủ đô nước Anh từ 13 giờ 30 đến 15 giờ, trong tiếng nhạc cổ điển và các bài hát Phật giáo truyền thống.
(Xem: 21548)
Sáng ngày 13-5-2012, Tu viện Kim Sơn tại Watsonville, Bắc California long trọng tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL 2556... Võ Văn Tường
(Xem: 19112)
Ngày 07-5-2012, HT Thích Thái Siêu, Viện chủ Niệm Phật đường Fremont cùng Chư Tôn Đức Tăng Ni làm Lễ An vị Phật tại Viện Dưỡng lão "Mission de la Casa"
(Xem: 18525)
BuddhaFest do Eric Forbis và Gabriel Riera đồng sáng lập và tổ chức lần đầu vào năm 2010... Minh Phú
(Xem: 16679)
Thượng viện Hoa Kỳ vào hôm qua, 07/05/2012 đã chấp thuận việc bổ nhiệm bà Jacqueline H. Nguyễn vào chức vụ thẩm phán tại Tòa Kháng án Liên bang Khu vực 9
(Xem: 18026)
Đại Lễ Phật Đản năm 2012 được tổ chức trang trọng vào lúc 9g30 sáng ngày 06-5-2012 ... Võ Văn Tường
(Xem: 15616)
Sáng ngày 05-5-2012, Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán tại thành phố San Jose, tiểu bang California đã tổ chức Lễ hội Vesak 2012
(Xem: 32672)
Chiều ngày 28 tháng 04 năm 2012, giới Phật giáo HongKong đã long trọng tổ chức lễ Đại Phật đản tại nhà thể thao Hồng Khám... Minh Thuận
(Xem: 17466)
Dù bận rộn với nhiều hoạt động, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma vẫn dành cho giới truyền thông một cuộc họp báo kéo dài 30 phút tại khách sạn Westin Hotel, Long Beach...
(Xem: 21364)
Lễ Phật Đản Ở Các Chùa Miền Bắc California, Hoa Kỳ - Tin và ảnh: Võ Văn Tường
(Xem: 20264)
Lễ Hội Phật Đản Quốc Tế được long trọng tổ chức trong 3 ngày 20, 21, 22 tháng 4 năm 2012 tại Westminster Mall, Thành Phố Westminster, Nam California
(Xem: 20491)
Ngày 20, 21 và 22 tháng 4 năm 2012, tại nghĩa trang Oak Hill, thành phố San Jose, tiểu bang California, chùa Thiên Trúc đã tổ chức Đại Trai đàn Giải oan Bạt độ
(Xem: 16263)
Trong ngày đầu tiên ở San Diego vào buổi sáng ngày 18 tháng 4, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có cuộc thảo luận về sự biến đổi khí hậu toàn cầu...
(Xem: 15339)
Lòng Từ Bi Không Biên Giới - Tịnh Thủy biên dịch
(Xem: 17341)
Phật Đản là ngày thiêng liêng của Đức Phật thị hiện ra đời, khai đạo từ bi giác ngộ, mở ra hành trình giải thoát cho chúng sanh trong sáu nẻo ba đường, giữa muôn hướng ngàn phương.
(Xem: 16010)
Trong 64 phút nói chuyện vào ngày 30-3 tại Trường The American School in London, Thiền sư đã khuyên thính chúng hãy bắt đầu bằng cách học về đau khổ.
(Xem: 16050)
Các nhà sư Thái Lan đã thực hiện một cuộc hành hương từ chùa Wat Phra Dhammakaya qua các khu vực trung tâm thành phố Bangkok...
(Xem: 13651)
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm San Diego (California) vào ngày 18-19/04/2012. Được sự bảo trợ bởi ba viện đại học: San Diego State University, UC San Diego & the University of San Diego.
(Xem: 18466)
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ tham gia vào hai sự kiện riêng biệt của công chúng trong chuyến thăm Oahu: cả hai sẽ diễn ra tại Trung tâm Cảnh sát trưởng Stan của Viện Đại học Hawaii tại Manoa.
(Xem: 16386)
Phái Đoàn Hoằng Pháp Từ Đức, Na Uy, Úc và Hoa Kỳ đã có mặt tại Quận Cam đến hết tuần này 2/4/2012
(Xem: 13575)
Phát biểu tại buổi hội thảo, Đức Dalai Lama kêu gọi các bác sĩ hãy làm việc không phải chỉ để lãnh lương, mà hãy làm việc với sự thận trọng, lòng thương yêu và sự chăm sóc tận tình...
(Xem: 12908)
Lễ hội Phật giáo hàng năm tại chùa Shwedagon, một trong những ngôi chùa vĩ đại và thiêng liêng nhất tại Myanmar, là một sự kiện văn hóa tâm linh truyền thống...
(Xem: 15824)
The Dalai Lama has called for restraint and dialogue: he needs the world's people to support him. Sign the petition below--It has been delivered at Chinese embassies...
(Xem: 16317)
Trong ba ngày lễ hội Phật Đản sẽ có những chương trình khác như Thuyết Pháp, Thắp nến cầu nguyện, Văn nghệ, Tăng Đoàn ngày xưa...
(Xem: 15681)
Chương trình hành hương Thái Lan tu học và đi Nhật Bản dự lễ khánh thành chùa Việt Nam từ ngày 22/10 đến 5/11/ 2012 - HT Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác
(Xem: 17086)
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ có buổi thuyết giảng chủ đề “Tâm An Trong Nghịch Cảnh” vào Thứ Bảy 21-4-2012 từ 1:30pm tại hội trường Long Beach Arena, thành phố Long Beach, Calif.
(Xem: 14585)
Hội thảo được tổ chức trong ba ngày, 17, 18 và 19-2 tại Đại học Buddhasravaka Bhiksu. Để đào sâu tìm hiểu và phân tích, nhận định vấn đề một cách phổ quát...
(Xem: 15405)
Ngài Khalkha Jetsun Dhampa vào đại học Gomang thuộc Tu viện Drepung ở Tây Tạng và thọ giới Rabjung từ ngài Reting Rinpoche, sau đó ngài nghiên cứu triết học...
(Xem: 15410)
Phật tử Buryatia và vùng Baikal đã tạm biệt năm con Thỏ Trắng và đón năm con Rồng Đen hôm 22-2.
(Xem: 17031)
Cư Sĩ Nguyễn Hà Minh, bút hiệu Liên Hoa, Pháp danh Thiện Pháp, Chủ biên Trang Nhà Liên Hoa, đã từ trần tại tư gia Houston, Hoa Kỳ lúc 8.45 sáng ngày thứ ba, 28/2/2012, nhằm ngày 7-2-Nhâm Thìn, hưởng thọ 62 tuổi.
(Xem: 19193)
Đó cũng là một sự bù đắp cho tuổi thơ thiếu thốn của tôi. Nếu nhỡ tôi lấy chồng, chắc các con hụt hẫng lắm...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant