CÁC
TÔNG PHÁI ĐẠO PHẬT
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến biên soạn
Giáo lý Thành thật tông lại cũng có vẻ gần giống với Tam luận tông. Tuy nhiên, những người theo Tam luận tông diễn giải tánh không khác với Thành thật tông, và cho rằng Thành thật tông đã hiểu sai về tánh không. Nhưng sự tương đồng này cũng giải thích lý do vì sao ngài Huệ Quán cũng được xem là Khai tổ Tam luận tông ở Nhật Bản.
Sự khác biệt giữa Thành thật tông và Tam luận tông được làm rõ qua sự thuyết giảng của ngài Pháp Lãng, người đã hiển dương giáo lý Tam luận tông và công kích mạnh mẽ các nhược điểm của Thành thật tông. Cùng với Pháp Lãng là ngài Cát Tạng, thầy của Huệ Quán, cũng là người công kích Thành thật tông. Sự phê phán của hai luận sư danh tiếng này đã làm cho Thành thật tông suy yếu dần và đi vào quên lãng.
Thành thật tông được xem là một tông Tiểu thừa, vì sự chuyên tâm nghiên cứu những lời dạy của Phật ghi trong các kinh văn nguyên thủy Tiểu thừa. Tông chỉ chính của tông này là phủ nhận mọi sự hiện hữu. Tông này cho rằng cả tâm thức và vật chất đều không thực sự hiện hữu.
Giáo lý Thành thật tông cho rằng có hai loại chân lý là chân lý thế gian và chân lý tuyệt đối. Chân lý thế gian là những sự thật có tính cách quy ước. Theo đó, sự hiện hữu của các pháp được thừa nhận trong ý nghĩa phụ thuộc lẫn nhau, biến đổi vô thường và chịu sự hoại diệt. Chân lý tuyệt đối là sự thật rốt ráo, cuối cùng, mà theo đó thì hết thảy mọi pháp đều là trống rỗng, không không. Như vậy, Thành thật tông xem cả bản ngã lẫn các pháp đều là không thật.[22]
Sự nhấn mạnh về tánh không làm cho tông này có vẻ như gần giống với một tông Đại thừa. Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây là các tông Đại thừa nói về một tánh không diệu hữu, làm nền tảng sinh khởi các pháp, trong khi Thành thật tông thì lại phủ nhận tất cả. Chính khác biệt này làm cho Thành thật tông vướng mắc vào sự phủ định, xa rời hẳn quan điểm của Tam luận tông.
Nội dung bộ Thành thật luận giảng giải rất rõ về tính chất không thật của “bản ngã” và các pháp hợp thành năm uẩn. Khi nhận rằng các pháp là có, thì Câu-xá tông đồng thời cũng phải thừa nhận sự hiện hữu của chúng trong thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. Ngược lại, Thành thật tông phủ nhận ngay cả sự hiện hữu tạm thời của các pháp, nên cho rằng không có quá khứ, không có tương lai, vì chúng đều là không thật. Còn đối với hiện tại, tuy nhìn thấy được trước mắt mà hết thảy đều là hư dối, vừa thấy đó thì đã qua mất rồi. Hết thảy các pháp đều sinh khởi, biến đổi và diệt mất đi trong từng khoảnh khắc. Cuộc đời con người cũng giống như thế, chỉ là sự tiếp nối của những khoảnh khắc không thật, như bóng chớp, như hạt sương sa, không thường tồn chân thật!
Do nơi sự đối đãi giữa vật này với vật kia, người ta định nên tên gọi, nên tên gọi cũng chỉ là tương đối và hư dối, không thật.
Các pháp đều là những hiện tượng sinh khởi, đều chỉ là bóng dáng, không thật. Cũng như bọt nước tuy hiện hữu mà không bền chắc, tan biến trong chốc lát, chẳng còn để lại gì.
Do sự phủ nhận tất cả các pháp, nên người tu không còn mê đắm, không còn bị dắt dẫn theo chúng nữa. Nhờ đó mà có thể dứt bỏ các mối tham dục, ái luyến, cũng không còn sân hận, si mê nữa.
Tuy rằng xét cho cùng thì giáo lý Thành thật tông chưa đạt đến chỗ rốt ráo, có thể dẫn người ta rơi vào chỗ chấp không, cực đoan, nhưng trong một thời gian dài, giáo lý này cũng đã giúp cho không ít người thoát khỏi sự mê đắm vào vật chất thế gian. Nhờ đó mà họ mới có khả năng tiếp nhận những giáo lý sâu xa, mầu nhiệm hơn của Phật pháp. Nếu xét theo quan điểm tùy bệnh mà cho thuốc, thì giáo lý Thành thật tông quả thật đã là một bài thuốc hay trong suốt thời hưng thạnh của tông này.
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến biên soạn
THÀNH THẬT TÔNG
HỌC THUYẾT
Giáo lý Thành thật tông cũng có vẻ gần giống với Câu-xá tông, vì sự phủ nhận bản ngã là không thật. Tuy nhiên, nếu như Câu-xá tông thừa nhận sự hiện hữu tạm thời của các pháp, thì Thành thật tông lại phủ nhận tất cả. Do đặc điểm này, nên một số người cũng gọi tên tông này là Nhất thiết không.Giáo lý Thành thật tông lại cũng có vẻ gần giống với Tam luận tông. Tuy nhiên, những người theo Tam luận tông diễn giải tánh không khác với Thành thật tông, và cho rằng Thành thật tông đã hiểu sai về tánh không. Nhưng sự tương đồng này cũng giải thích lý do vì sao ngài Huệ Quán cũng được xem là Khai tổ Tam luận tông ở Nhật Bản.
Sự khác biệt giữa Thành thật tông và Tam luận tông được làm rõ qua sự thuyết giảng của ngài Pháp Lãng, người đã hiển dương giáo lý Tam luận tông và công kích mạnh mẽ các nhược điểm của Thành thật tông. Cùng với Pháp Lãng là ngài Cát Tạng, thầy của Huệ Quán, cũng là người công kích Thành thật tông. Sự phê phán của hai luận sư danh tiếng này đã làm cho Thành thật tông suy yếu dần và đi vào quên lãng.
Thành thật tông được xem là một tông Tiểu thừa, vì sự chuyên tâm nghiên cứu những lời dạy của Phật ghi trong các kinh văn nguyên thủy Tiểu thừa. Tông chỉ chính của tông này là phủ nhận mọi sự hiện hữu. Tông này cho rằng cả tâm thức và vật chất đều không thực sự hiện hữu.
Giáo lý Thành thật tông cho rằng có hai loại chân lý là chân lý thế gian và chân lý tuyệt đối. Chân lý thế gian là những sự thật có tính cách quy ước. Theo đó, sự hiện hữu của các pháp được thừa nhận trong ý nghĩa phụ thuộc lẫn nhau, biến đổi vô thường và chịu sự hoại diệt. Chân lý tuyệt đối là sự thật rốt ráo, cuối cùng, mà theo đó thì hết thảy mọi pháp đều là trống rỗng, không không. Như vậy, Thành thật tông xem cả bản ngã lẫn các pháp đều là không thật.[22]
Sự nhấn mạnh về tánh không làm cho tông này có vẻ như gần giống với một tông Đại thừa. Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây là các tông Đại thừa nói về một tánh không diệu hữu, làm nền tảng sinh khởi các pháp, trong khi Thành thật tông thì lại phủ nhận tất cả. Chính khác biệt này làm cho Thành thật tông vướng mắc vào sự phủ định, xa rời hẳn quan điểm của Tam luận tông.
Nội dung bộ Thành thật luận giảng giải rất rõ về tính chất không thật của “bản ngã” và các pháp hợp thành năm uẩn. Khi nhận rằng các pháp là có, thì Câu-xá tông đồng thời cũng phải thừa nhận sự hiện hữu của chúng trong thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. Ngược lại, Thành thật tông phủ nhận ngay cả sự hiện hữu tạm thời của các pháp, nên cho rằng không có quá khứ, không có tương lai, vì chúng đều là không thật. Còn đối với hiện tại, tuy nhìn thấy được trước mắt mà hết thảy đều là hư dối, vừa thấy đó thì đã qua mất rồi. Hết thảy các pháp đều sinh khởi, biến đổi và diệt mất đi trong từng khoảnh khắc. Cuộc đời con người cũng giống như thế, chỉ là sự tiếp nối của những khoảnh khắc không thật, như bóng chớp, như hạt sương sa, không thường tồn chân thật!
Do nơi sự đối đãi giữa vật này với vật kia, người ta định nên tên gọi, nên tên gọi cũng chỉ là tương đối và hư dối, không thật.
Các pháp đều là những hiện tượng sinh khởi, đều chỉ là bóng dáng, không thật. Cũng như bọt nước tuy hiện hữu mà không bền chắc, tan biến trong chốc lát, chẳng còn để lại gì.
Do sự phủ nhận tất cả các pháp, nên người tu không còn mê đắm, không còn bị dắt dẫn theo chúng nữa. Nhờ đó mà có thể dứt bỏ các mối tham dục, ái luyến, cũng không còn sân hận, si mê nữa.
Tuy rằng xét cho cùng thì giáo lý Thành thật tông chưa đạt đến chỗ rốt ráo, có thể dẫn người ta rơi vào chỗ chấp không, cực đoan, nhưng trong một thời gian dài, giáo lý này cũng đã giúp cho không ít người thoát khỏi sự mê đắm vào vật chất thế gian. Nhờ đó mà họ mới có khả năng tiếp nhận những giáo lý sâu xa, mầu nhiệm hơn của Phật pháp. Nếu xét theo quan điểm tùy bệnh mà cho thuốc, thì giáo lý Thành thật tông quả thật đã là một bài thuốc hay trong suốt thời hưng thạnh của tông này.
Gửi ý kiến của bạn