- 1. Buổi tối thứ nhất - Lời dạy mở đầu
- 2. Buổi tối thứ hai - Bát chánh đạo
- 3. Buổi sáng thứ ba - Bài thực tập: Cảm thọ
- 4. Buổi tối thứ tư - Sự chú ý đơn thuần
- 5. Buổi sáng thứ năm - Bài thực tập: Tư tưởng
- 6. Buổi tối thứ năm - Khái niệm và thực tại
- 7. Buổi sáng thứ sáu - Bài thực tập: Đối tượng của cảm giác
- 8. Buổi tối thứ bảy - Những mẩu chuyện
- 9. Buổi sáng thứ tám - Bài thực tập: Tác ý
- 10. Buổi sáng thứ chín - Bài thực tập: Ăn trong chánh niệm
- 11. Buổi tối thứ chín - Năm triền cái
- 12. Buổi sáng thứ mười - Bài thực tập: Quán tâm thức
- 13. Buổi tối thứ mười - Dũng sĩ
- 14. Buổi sáng thứ mười một - Trò chơi định tâm
- 15. Buổi tối thứ mười hai - Ba trụ pháp: Ba-la-mật
- 16. Buổi tối thứ mười ba - Sự tương đồng
- 17. Buổi tối thứ mười bốn - Tứ diệu đế
- 18. Buổi tối thứ mười lăm - Sự cương quyết nửa vời
- 19. Buổi tối thứ mười sáu - Nghiệp báo
- 20. Buổi tối thứ mười bảy - Bài thực tập: Hôn trầm
- 21. Buổi tối thứ mười tám - Sự trong sạch và hạnh phúc
- 22. Buổi tối thứ mười chín - Tín ngưỡng
- 23. Buổi tối thứ hai mươi mốt - Thập nhị nhân duyên
- 24. Buổi tối thứ hai mươi hai - Cái chết và lòng từ bi
- 25. Buổi tối thứ hai mươi lăm - Đạo
- 26. Buổi tối thứ hai mươi sáu - Thất giác chi
- 27. Buổi tối thứ hai mươi chín - Con đường của Phật
- 28. Buổi sáng thứ ba mươi - Kết thúc
BA
MƯƠI NGÀY THIỀN QUÁN
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch
Trong đạo Lão có một câu chuyện về một thân cây mọc trên rừng. Cây ấy già và cong queo, các cành đều cằn cỗi và đầy những vết sần sùi. Có người đi ngang qua và nói với Trang Tử rằng cây ấy thật vô dụng, vì thân và cành đều cong vòng, khúc khuỷu cho nên không thể dùng vào việc gì được hết.
Trang Tử đáp:
“Cây trên núi là tự vời người đến đốn phá. Mỡ chứa lửa là tự làm cho mình bị thiêu đốt. Cây quế ăn được nên bị chặt. Cây sơn dùng được nên bị cắt. Người biết dùng cái dùng được, mà không ai biết dùng cái không dùng được. Sự vô dụng của cây là yếu tố bảo vệ cho nó. Vì không ai cần nó nên chẳng ai đốn xuống, nhờ vậy mà nó được yên thân, sống thọ, hưởng trọn kiếp thiên nhiên của mình.”
“Không ai biết dùng cái không dùng được”. Không dùng được có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là rỗng không, không nỗ lực để trở thành một cái gì quan trọng, hay bất cứ một cái gì khác. Đó là giải thoát tâm mình ra khỏi tư tưởng mong cầu. Trở nên vô dụng có nghĩa là an định và để cho tự tính của mình được biểu lộ một cách giản dị và tự nhiên.
Có một vị sư nổi tiếng ở Thái Lan đã tóm tắt thái độ này, và có lẽ trọn vẹn cả giáo pháp trong một câu ngắn gọn. Ông nói: “Không có gì để trở thành, không có gì để làm, không có gì để giữ.”
Chẳng có gì là quan trọng. Mọi vật đều vô thường và luôn trôi chảy, chuyển hóa. Nếu chúng ta có thể tự giải thoát ra khỏi nỗ lực để trở thành một người nào quan trọng, theo một đường hướng nào đó, hay là để đạt được một điều gì - không còn ham muốn hành động, trở thành và chiếm hữu - chúng ta có thể an trú trong sự phô bày của giáo pháp.
Đạo Lão thường bàn nhiều đến vấn đề trở nên vô hình trong cuộc sống. Có một vị hoàng tử đi săn khỉ. Khi ông ta vừa vào đến rừng thì những con khỉ thấy bóng dáng ông đã chạy tán loạn đi trốn hết. Nhưng duy có một con khỉ vẫn cứ ngồi yên trên cành, không có vẻ gì sợ hãi. Hoàng tử bèn lắp tên vào cung và bắn. Nhanh như chớp, con khỉ đưa tay ra bắt lấy mũi tên trong khi nó vẫn còn đang bay tới. Thấy vậy, vị hoàng tử ra lệnh cho tất cả quân lính của ông lắp tên vào cung bắn một lượt. Con khỉ bị trúng tên ngã xuống.
Bởi vì con khỉ ấy đã phô trương tài năng của nó, tự kiêu một cách vô lối, nên tài năng ấy đã trở thành nguyên nhân cho sự diệt vong. Tương tự như vậy, khi chúng ta hành động với một ý khoe khoang, muốn phô trương cái hay, cái giỏi của mình, hay khi hành động phát xuất từ một sự chấp ngã, chúng sẽ tạo ra một lực đối kháng, gây cho ta những xung đột và mâu thuẫn. Bước đi trong cuộc đời một cách vô hình có nghĩa là không quan trọng hóa tài năng hay đức tính của mình, không phô trương. Đây chính là thái độ của vô ngã, không có một ý niệm tự quan trọng hay tự nỗ lực nào. Chỉ có mặt trong giờ phút hiện tại, sống hòa hợp với hoàn cảnh chung quanh.
Một trong những khám phá quan trọng nhất khi tôi mới bắt đầu tu thiền là có rất nhiều hành động bắt nguồn từ ý muốn tạo nên một hình ảnh về mình: trang sức theo một lối riêng, đối xử với người chung quanh theo một cách nào đó... Tất cả đều xoay quanh ý niệm về một cái tôi mà tôi đã bỏ công tạo dựng và cố gắng duy trì.
Cứ mang vác theo một hình ảnh về mình là một gánh nặng gây ra một sự mâu thuẫn, đối chọi giữa con người thật của mình trong giây phút hiện tại với hình ảnh mà mình mong muốn. Vấn đề không phải là hành động một cách vô hình, mà là hành động với một sự vô ngã, giúp ta an trú trong giáo pháp, trong đạo lớn. Chẳng có gì đặc biệt để ta trở thành, chẳng có gì đặc biệt để ta làm, chẳng có gì đặc biệt để ta nắm giữ.
Chúng ta có thể buông bỏ những hình ảnh về mình, buông bỏ những phóng ảnh, và mọi nỗ lực để duy trì chúng. Hãy an trú trong hiện tại và để cho nó tự hiển lộ không có một mảy may thành kiến nào về con người thật của mình.
Suzuki Roshi trong quyển “Zen Mind Beginner’s Mind” (Thiền tâm, sơ tâm) có đưa ra một thí dụ về sự thư thái và bao la của tâm ấy. Ông nói rằng cách hay nhất để kiểm soát một con bò là cho nó một đồng cỏ thật rộng. Khó mà có thể kiểm soát được một con bò trong một khoảng không gian nhỏ bé và giới hạn. Nhưng nếu bạn cho nó một bầu trời bao la thì khoảng trời rộng lớn ấy sẽ giữ con bò lại. Cũng vậy, một cách để kiểm soát tâm mình là để cho nó được thoải mái. Không cần gì phải nhốt hay kiềm hãm nó lại trong một khoảng không gian chật hẹp. Hãy thư thái và để cho nó tự nhiên hiện hữu, thoát ra ngoài mọi cố gắng, ý niệm muốn đạt một việc gì. Hãy cho nó một cánh đồng cỏ bao la và nhìn nó tỏa bày. Thái độ cố gắng để thực hiện một điều gì, để trở thành một người nào, đôi khi cũng lan tràn trong lãnh vực tu hành. Ý niệm tăng tiến, thủ đắc là một chướng ngại rất lớn cho sự tu tập. Tất cả cũng vì ta không hiểu được tự thể rỗng không của mọi vật, của đạo lớn.
Văn hào Wei Wu Wei đã diễn tả một cách hàm súc về vấn đề an trú trong hiện tại và không cần nỗ lực. Ông nói: “Cái mà ta đang tìm kiếm là sự tìm kiếm.” Không có cái gì ở bên ngoài ta để cho ta tìm kiếm, nắm giữ hay là đạt đến. Ông nói: “Chỉ có một câu hỏi, và hỏi tức là trả lời.” Hỏi tức là việc xảy ra trong giờ phút hiện tại. Và đó cũng là câu trả lời cho câu hỏi. Câu trả lời không phải là một cái gì “ở bên ngoài” mà ta cần phải tìm kiếm hay khám phá. Câu trả lời cho câu hỏi trọng đại “ta là ai” chính là việc nêu lên nghi vấn ấy.
Điều này giúp ta hiểu được truyền thống thiền (Zen) và việc sử dụng các công án, là những vấn đề không thể giải quyết. Chúng ta bắt tâm mình phải suy nghĩ về những câu hỏi mà không thể nào có một sự giải đáp hợp lý được, như là: “Hãy nói cho ta nghe về tiếng vỗ của một bàn tay?” Khi ta đi tìm câu trả lời bằng cách cố gắng giải quyết vấn đề tức là ta đã không hiểu gì hết. Câu hỏi mà vấn đề đưa ra, nghi vấn của một công án, tự nó chính là câu trả lời. Và sự thật thì lời giải đáp cho một công án là không có câu trả lời nào hết! Nó chính là khả năng ứng đối hoàn toàn trong giây phút hiện tại. Đây cũng là mục đích sự tu tập của chúng ta: hoàn toàn sống trong giờ phút hiện tại - trong câu hỏi và trong câu trả lời. Không phải đi tìm giải đáp bằng cách mong cầu một loại tri thức, một sự hiểu biết hay kiến thức nào cả, nhưng là kinh nghiệm một cách trọn vẹn tiến trình xảy ra trong giờ phút hiện tại.
Trở ngại to tát nhất cho sự an định là cố chấp vào một hình ảnh, ý niệm về mình và những mơ tưởng về một nhân vật mà mình muốn được trở thành. Chúng làm phức tạp một cách không cần thiết cái kinh nghiệm giản dị của việc sống trong hiện tại. Thường thì những người trên đường tu tập thường bị chấp kẹt vào một hình ảnh: một hình ảnh về một nhà tu, một thiền sư, một đạo sư mà họ tự tạo nên, rồi cố buộc mình phải hành động, sống theo như vậy.
Trong thời gian tu tập ở Ấn Độ, tôi có ba vị thầy khác nhau. Qua những vị thầy tôi học được một bài học vô cùng quan trọng: không có một phương pháp duy nhất. Sự giác ngộ không được diễn tả qua một cá tính, hay một tác phong duy nhất. Mỗi vị thầy đều có một cá tính riêng, theo một cách thức hoàn toàn khác nhau. Mỗi ngưòi đều là hiện thân của trí tuệ, tình thương và sức mạnh, nhưng hoàn toàn không có một ý niệm rằng hiện thân này phải được biểu hiện bằng cách này hay cách khác.
Wei Wu Wei nói rằng đức khiêm tốn chính là sự vắng mặt của một cá nhân kiêu hãnh. Nó không phải là một vị thế của thân hay của cá tính. Sự khiêm tốn thật sự chính là vô ngã. Những vị thầy của tôi biểu lộ sự “vắng mặt” này theo một lối riêng tự nhiên của họ. Sự nhận hiểu giáo pháp có thể biểu lộ qua nhiều cách khác nhau, giúp ta hiểu rằng không có một đường lối nhất định buộc ta phải theo. Trong sự tinh luyện này, ta không phải đảm đương hay bắt chước theo một tác phong nào hết. Cứ thoải mái và để cho những cá tính của ta hiển bày một cách tự nhiên, hãy để giáo pháp phô bày. Không có việc gì để làm, không có ai để trở thành và cũng không có gì để giữ lấy. Với thái độ đó, ta có thể làm, có thể trở thành và có thể giữ lấy một cách vô cùng tự tại.
Có một câu chuyện thiền nói về ý niệm chấp có mình và người khác. Ngài tổng đốc Kyoto đến thăm một vị thiền sư, nhờ người thị giả đưa danh thiếp vào. Trên danh thiếp có ghi tên ông với hàng chữ “Tổng đốc Kyoto”. Vị thiền sư xem xong nói:
- Ta không biết người này là ai cả! Ngươi hãy bảo ông ấy cút đi cho khuất mắt ta!
Người thị giả ra kể lại với lời xin lỗi. Tổng đốc nói: “Không! Đó là lỗi của ta.” Rồi ông lấy bút gạch bỏ hàng chữ “Tổng đốc Kyoto”.
- Xin ông trình lại với thiền sư giúp tôi.
Vị thiền sư xem danh thiếp rồi kêu lên:
- Ồ! Hóa ra là ông ấy! Mời ông ấy vào ngay, ta đang muốn gặp!
Khi tự cho mình là “Tổng đốc Kyoto”, người này đã xa lìa đạo pháp. Và khi tự giới thiệu mình như trong giờ phút hiện tại, không hình ảnh, không chức tước, không ý niệm, thì lập tức ông được gặp thiền sư. Khả năng ứng xử không bị giới hạn trong một hình ảnh nào luôn giúp ta có được sự tự tại trong các mối liên hệ. Chúng ta rất thường tự dồn ép bản thân và người khác vào những ngăn chứa tâm lý - “Hắn là như vậy đó, tôi biết quá mà!” Vì thế, liên hệ của ta với người khác trở nên cố định, qua tấm màn thành kiến. Nhưng sự vật thì thay đổi trong mỗi giây phút: tâm ta, thân ta, hoàn cảnh chung quanh ta.... Ta phải biết uyển chuyển thoát ra khỏi các thành kiến về mình hay người khác, để cho những thay đổi này cùng sự hiểu biết của ta được cởi mở và không ngăn ngại.
Cuộc đời của chúng ta phần nhiều xoay quanh ý niệm về cái tôi với những nỗ lực để bảo vệ và thỏa mãn nó. Năng lực này, khi mang vào trong sự tu tập thì ngược lại, trở thành ý muốn chiến đấu với cái tôi, cho rằng nó là một cái gì cần phải bị tiêu diệt. Nhưng chiến đấu với cái tôi là vẫn chưa hiểu được tự tánh của sự vật.
Wei Wu Wei có sử dụng ẩn dụ con vịt trời để nói về điều này như sau:
“Muốn diệt cái tôi ư? Săn nó, đập nó, đánh hơi nó, nói cho ta nghe nó trốn ở chỗ nào? Vui thú là cái chắc. Nhưng, nó ở đâu? Có phải ta cần tìm thấy nó trước chăng? Người ta nói rằng: Phải bắt được con vịt trời rồi mới nói đến chuyện làm thịt nó.”
Vấn đề khó khăn ở đây là: không có con vịt trời nào cả! Mọi nỗ lực, mọi công phu, cố gắng là để diệt trừ cái tôi... nhưng nó có hiện hữu bao giờ đâu để cho ta tiêu diệt? Không có gì để ta ra sức đeo đuổi và cũng không có gì để loại trừ. Chúng ta cần phải chấm dứt việc tạo dựng một cái tôi trong mỗi giây phút. Hãy sống trong giờ phút hiện tại mà không dùng ý niệm, hình ảnh. Sống một cách giản dị và thư thái. Không có một mảy may tranh đấu hay khích động nào trong cuộc sống vô hình, buông xả ấy.
Có một bài văn thật đẹp diễn tả về lối sống này:
“Thế nào là bậc chân nhân? Bậc chân nhân không nghịch với ai, dù là thiểu số; không cầu công, không cầu danh. Người như vậy thì mất không tiếc, được không mừng... Bậc chân nhân ngủ không mộng mị, thức chẳng lo âu, ăn không cầu ngon, thở hít thâm sâu... Bậc chân nhân không tham sống, không sợ chết. Lúc ra không hăm hở, lúc vào không do dự; thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi. Họ không quên lúc bắt đầu, không cầu lúc sau chót. Nhận lãnh cuộc sống thì vui với đó mà quên đi; khi cái chết đến, phải trở về. Đó gọi là không lấy cái “người” nơi mình mà làm trở ngại lẽ “trời” nơi mình. Thế gọi là chân nhân. Nhờ được thế mà lòng luôn vững vàng, cử chỉ điềm đạm, gương mặt bình thản. Lạnh như mùa thu mà ấm như mùa xuân. Tất cả luân chuyển như bốn mùa nên cùng vạn vật hợp nhau, không biết đâu là cùng.”
Hỏi: Làm sao có thể nỗ lực mà không có sự cố gắng?
Đáp: Chính nỗ lực của ta là để không còn cố gắng an trú và có chánh niệm trong hiện tại. Có lẽ một vài bạn đã có kinh nghiệm, khi chánh niệm tăng trưởng, không còn bị vướng mắc vào những thành kiến, mơ tưởng của mình. Khi tâm ta ở trong trạng thái đó, chẳng có gì để làm cả. Khi ta ngồi, chỉ có ngồi, và ta ý thức được bất cứ chuyện gì xảy ra một cách không cố gắng.
Hỏi: Dường như bây giờ tình trạng tu tập của tôi có thể được diễn tả như là một người mơ ngủ trong thất niệm. Mặc dù kiên nhẫn, tôi vẫn mong chờ khóa tu chấm dứt, luôn nghĩ đến những gì sau đó. Dường như là tôi chỉ có thể làm được đến đó thôi...
Đáp: Có loại trí tuệ phát xuất từ việc ý thức rằng mình đang mơ mộng viễn vông. Chỉ cần nhìn thoáng qua được cái tâm thơ thẩn, lang thang đó cũng đã chứng tỏ khả năng sống mà không bị lệ thuộc vào những bóng dáng và ý niệm ấy.
Hỏi: Như thế thì ta chọn lựa một lối sống bằng cách nào?
Đáp: Điều đó có thể được thực hiện bằng cách ý thức về những nhu cầu cần thiết của mình, hơn là những phương tiện để phô trương cái tôi. Thay vì coi nó như là sự hoàn tất của một ước vọng cá nhân nào đó, chúng ta có thể làm những gì thích hợp trong giây phút hiện tại, sẵn sàng để phục vụ và khởi sự vì lòng từ bi. Rồi mọi việc sẽ tự trôi chảy một cách giản dị và thư thả. Không có gì là đặc biệt để làm, để trở thành hay để nắm giữ.
Hỏi: Thế còn những dự định phải thực hiện thì sao?
Đáp: Tâm suy tính, hoạch định cũng chỉ xảy ra trong giờ phút hiện tại. Hãy ý thức rằng tâm dự định là một biểu hiệu của hiện tại. Sống với những gì đang xảy ra, sử dụng tiến trình tư tưởng và cả toàn thể khuôn khổ của khái niệm để đối phó với cuộc đời, nhưng bao giờ cũng đứng vững bằng một nhận thức rằng tất cả là bây giờ. Hành động nhưng không mong cầu vào kết quả.
Hỏi: Khi tôi nói chuyện, tôi có rất nhiều ý kiến về những gì tôi muốn nói. Tôi muốn biết, khi ta thật sự biết nghe và nói trong chánh niệm thì sẽ thế nào?
Đáp: Chỉ có mỗi một cách để biết được. Đó cũng là thông điệp của những công án Zen. Một thiền sư trao cho người đệ tử của mình công án về chữ vô. Người đệ tử ngồi trên tọa cụ, suy nghĩ: “Vô, vô, vô... Biết sẽ nói gì với thầy khi ông hỏi mình về công án này đây?... Vô, vô...” Hay bất cứ một công án nào khác cũng vậy. Và người đệ tử đi vào trình pháp với vị thầy, lúc nào cũng suy nghĩ: “Biết nói gì đây?” Khi vị thiền sư hỏi về khám phá của anh ta trong công án vô, anh sẽ tìm cách trả lời loanh quanh. Vị thầy sẽ dùng gậy đánh anh ta, vì anh đã không chịu sống trong giờ phút hiện tại.
Câu trả lời cho một công án là không có câu trả lời nào hết, ngoại trừ việc sống thật ngay trong giờ phút đó. Một sự đáp ứng trọn vẹn, vô ngã, là lời giải đáp cho câu hỏi ấy. Câu hỏi tức là câu trả lời. Cái mà ta đang tìm kiếm là sự tìm kiếm. Tất cả đều là ngay bây giờ, trong lúc này. Nhưng tâm ta thì luôn muốn đi tìm một câu trả lời dễ dàng của kẻ khác trao cho. Tưởng rằng khi tôi biết câu trả lời, tức là tôi “giác ngộ”. Đó là khi mà ta bị đánh một gậy. Việc bị đánh một gậy cũng chỉ xảy ra trong hiện tại, ngay ở giây phút này.
Hỏi: Thế còn nghe nhạc thì sao?
Đáp: Âm nhạc là một thí dụ rất hay để thấy rằng, nếu ta không sống trong hiện tại, ta sẽ đánh mất. Nếu bạn đang lắng nghe nhạc và tâm bắt đầu suy nghĩ, âm nhạc không dừng lại để chờ bạn. Trong thời gian bạn lo ra, bạn sẽ không lắng nghe. Đây có thể là một bài thực tập rất hay khi cố gắng giữ tâm mình theo với dòng sông âm thanh. Sự vô thường rất rõ rệt. Âm nhạc không phải là một sự kiện đơn nhất, nhưng là một chuỗi liên tục những âm thanh khởi lên và mất đi tiếp nối nhau.
Hỏi: Hình như ở đây có hai điều khác nhau rõ rệt là sự tỉnh thức và sự chú tâm vào một vấn đề. Tôi có thể bị thu hút vào trong âm nhạc mà không hề có chánh niệm; như vậy vẫn là ở trong hiện tại, nhưng không ý thức được mình đang sống trong hiện tại.
Đáp: Đó là sự khác biệt giữa định và quán. Ta có thể chú tâm hoàn toàn vào âm nhạc mà không hề có chánh niệm, mặc dù có những chuyện đang xảy ra để cho ta ý thức. Lúc này tâm hành của định đang trội lên hơn hết, tâm ta không bị lay động. Chỉ cần thêm vào đó một chánh niệm sắc bén là đủ, bạn sẽ có được một phương pháp tu tập trọn vẹn.
Hỏi: Làm thế nào để trở nên trong sạch?
Đáp: Cái đẹp của pháp tu này là chánh niệm tự nó sẽ thanh lọc tất cả. Ta không cần phải thiết lập một chương trình nào cho mình, “Tôi sẽ trở nên thanh tịnh”, vì điều đó có phần mâu thuẫn. Ý thức được những gì đang xảy ra trong giờ phút này chính là sự thanh lọc, để ta thấy được rằng không có gì để giữ lấy hay để trở thành, chẳng có gì đặc biệt để làm hay giữ lại. Chỉ cần ngồi xuống với một sự tỉnh thức.
Hỏi: Các bậc thánh nhân từ ngàn xưa đến giờ đã bỏ công ra truyền bá, viết sách, chơi nhạc, sáng tạo... Đó có phải là những sự phô trương của họ hay không?
Đáp: Khi bạn đã là vô hình, khi bạn không còn một tham vọng để làm hay đạt được bất cứ điều gì, thì thật ra bạn có thể làm, hay trở thành, hay có được bất cứ điều gì trên đời. Thật vậy, nhiều bậc giác ngộ đã diễn tả sự hiểu biết của mình một cách tự khởi, trình bày giáo pháp qua văn chương, nghệ thuật, nhưng họ không làm với một thái độ phô trương hay khoe khoang. Đó chỉ là một phần của sự phô bày tự nhiên, tự khởi, phát xuất từ sự trực nhận, chứ không phải vì một cái tôi hay là sự tự mãn. Có rất nhiều vị thầy là các nhà thơ, nghệ sĩ, nhưng những nghệ thuật, sáng tạo ấy luôn phát xuất từ một tâm thức trống không.
Hỏi: Có thể nào vẫn còn sự ham muốn thực hiện một điều gì, hoặc giúp đỡ người khác mà không là ích kỷ không?
Đáp: Trong môn Ý nghĩa học có một vấn đề về việc sử dụng chữ “tham muốn”, nó có hai trạng thái. Một là cái muốn của lòng ái dục, của lòng tham muốn nắm giữ một cái gì; hai là cái muốn của sự phát động. Cái muốn của sự phát động có thể bắt nguồn từ một trống không, từ trí tuệ hay từ tình thương. Sự phát động này khác xa với những hành động bắt nguồn từ sự chấp ngã, chấp thủ. Đức Phật sau khi thành đạo, đã đi giảng dạy trên bốn mươi lăm năm. Ngài đã làm biết bao nhiêu việc, nhưng chẳng có ai ở phía sau những hành động ấy cả. Nó là một sự phô bày tự nhiên của giáo pháp. Và cuộc sống của ta cũng nên phô bày tự nhiên theo một lối riêng của nó, để biểu lộ tác phong và tự tính của ta. Nếu ta có thể hành động, nhưng không với một ý nghĩ “Tôi phải thực hiện điều này để trở thành một nhân vật quan trọng, để được danh tiếng hay giàu có”, chỉ để cho nó tự phô bày trong giây phút hiện tại, thì mọi vật đều có thể thực hiện được.
Đây là một cánh cửa rộng lớn để đi vào sự tự do. Nếu chúng ta có thể thoát ra ngoài sự chấp ngã và thành kiến về mình, ta có thể trở nên tự nhiên và dễ cảm nhận đối với hoàn cảnh thay đổi chung quanh. Nhưng nếu ta có bất cứ một hình ảnh nào về mình, về hành động của mình, những ý niệm ấy sẽ trở thành một khăn che mắt, đưa ta vào con đường nhỏ hẹp, giới hạn bởi sự cố chấp, thành kiến về mình, mất đi khả năng ứng phó với hoàn cảnh thay đổi quanh ta.
Nếu chúng ta biết giữ sự cởi mở và tính cảm nhận, toàn tiến trình sẽ trở thành một sự trao đổi có hòa điệu. Không cần phải tự giới hạn mình trong một khuôn khổ, hình ảnh để làm gì. Hãy duy trì sự linh hoạt, duy trì sự cởi mở.
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch
Buổi tối thứ hai mươi lăm
Đạo
Trong đạo Lão có một câu chuyện về một thân cây mọc trên rừng. Cây ấy già và cong queo, các cành đều cằn cỗi và đầy những vết sần sùi. Có người đi ngang qua và nói với Trang Tử rằng cây ấy thật vô dụng, vì thân và cành đều cong vòng, khúc khuỷu cho nên không thể dùng vào việc gì được hết.
Trang Tử đáp:
“Cây trên núi là tự vời người đến đốn phá. Mỡ chứa lửa là tự làm cho mình bị thiêu đốt. Cây quế ăn được nên bị chặt. Cây sơn dùng được nên bị cắt. Người biết dùng cái dùng được, mà không ai biết dùng cái không dùng được. Sự vô dụng của cây là yếu tố bảo vệ cho nó. Vì không ai cần nó nên chẳng ai đốn xuống, nhờ vậy mà nó được yên thân, sống thọ, hưởng trọn kiếp thiên nhiên của mình.”
“Không ai biết dùng cái không dùng được”. Không dùng được có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là rỗng không, không nỗ lực để trở thành một cái gì quan trọng, hay bất cứ một cái gì khác. Đó là giải thoát tâm mình ra khỏi tư tưởng mong cầu. Trở nên vô dụng có nghĩa là an định và để cho tự tính của mình được biểu lộ một cách giản dị và tự nhiên.
Có một vị sư nổi tiếng ở Thái Lan đã tóm tắt thái độ này, và có lẽ trọn vẹn cả giáo pháp trong một câu ngắn gọn. Ông nói: “Không có gì để trở thành, không có gì để làm, không có gì để giữ.”
Chẳng có gì là quan trọng. Mọi vật đều vô thường và luôn trôi chảy, chuyển hóa. Nếu chúng ta có thể tự giải thoát ra khỏi nỗ lực để trở thành một người nào quan trọng, theo một đường hướng nào đó, hay là để đạt được một điều gì - không còn ham muốn hành động, trở thành và chiếm hữu - chúng ta có thể an trú trong sự phô bày của giáo pháp.
Đạo Lão thường bàn nhiều đến vấn đề trở nên vô hình trong cuộc sống. Có một vị hoàng tử đi săn khỉ. Khi ông ta vừa vào đến rừng thì những con khỉ thấy bóng dáng ông đã chạy tán loạn đi trốn hết. Nhưng duy có một con khỉ vẫn cứ ngồi yên trên cành, không có vẻ gì sợ hãi. Hoàng tử bèn lắp tên vào cung và bắn. Nhanh như chớp, con khỉ đưa tay ra bắt lấy mũi tên trong khi nó vẫn còn đang bay tới. Thấy vậy, vị hoàng tử ra lệnh cho tất cả quân lính của ông lắp tên vào cung bắn một lượt. Con khỉ bị trúng tên ngã xuống.
Bởi vì con khỉ ấy đã phô trương tài năng của nó, tự kiêu một cách vô lối, nên tài năng ấy đã trở thành nguyên nhân cho sự diệt vong. Tương tự như vậy, khi chúng ta hành động với một ý khoe khoang, muốn phô trương cái hay, cái giỏi của mình, hay khi hành động phát xuất từ một sự chấp ngã, chúng sẽ tạo ra một lực đối kháng, gây cho ta những xung đột và mâu thuẫn. Bước đi trong cuộc đời một cách vô hình có nghĩa là không quan trọng hóa tài năng hay đức tính của mình, không phô trương. Đây chính là thái độ của vô ngã, không có một ý niệm tự quan trọng hay tự nỗ lực nào. Chỉ có mặt trong giờ phút hiện tại, sống hòa hợp với hoàn cảnh chung quanh.
Một trong những khám phá quan trọng nhất khi tôi mới bắt đầu tu thiền là có rất nhiều hành động bắt nguồn từ ý muốn tạo nên một hình ảnh về mình: trang sức theo một lối riêng, đối xử với người chung quanh theo một cách nào đó... Tất cả đều xoay quanh ý niệm về một cái tôi mà tôi đã bỏ công tạo dựng và cố gắng duy trì.
Cứ mang vác theo một hình ảnh về mình là một gánh nặng gây ra một sự mâu thuẫn, đối chọi giữa con người thật của mình trong giây phút hiện tại với hình ảnh mà mình mong muốn. Vấn đề không phải là hành động một cách vô hình, mà là hành động với một sự vô ngã, giúp ta an trú trong giáo pháp, trong đạo lớn. Chẳng có gì đặc biệt để ta trở thành, chẳng có gì đặc biệt để ta làm, chẳng có gì đặc biệt để ta nắm giữ.
Chúng ta có thể buông bỏ những hình ảnh về mình, buông bỏ những phóng ảnh, và mọi nỗ lực để duy trì chúng. Hãy an trú trong hiện tại và để cho nó tự hiển lộ không có một mảy may thành kiến nào về con người thật của mình.
Suzuki Roshi trong quyển “Zen Mind Beginner’s Mind” (Thiền tâm, sơ tâm) có đưa ra một thí dụ về sự thư thái và bao la của tâm ấy. Ông nói rằng cách hay nhất để kiểm soát một con bò là cho nó một đồng cỏ thật rộng. Khó mà có thể kiểm soát được một con bò trong một khoảng không gian nhỏ bé và giới hạn. Nhưng nếu bạn cho nó một bầu trời bao la thì khoảng trời rộng lớn ấy sẽ giữ con bò lại. Cũng vậy, một cách để kiểm soát tâm mình là để cho nó được thoải mái. Không cần gì phải nhốt hay kiềm hãm nó lại trong một khoảng không gian chật hẹp. Hãy thư thái và để cho nó tự nhiên hiện hữu, thoát ra ngoài mọi cố gắng, ý niệm muốn đạt một việc gì. Hãy cho nó một cánh đồng cỏ bao la và nhìn nó tỏa bày. Thái độ cố gắng để thực hiện một điều gì, để trở thành một người nào, đôi khi cũng lan tràn trong lãnh vực tu hành. Ý niệm tăng tiến, thủ đắc là một chướng ngại rất lớn cho sự tu tập. Tất cả cũng vì ta không hiểu được tự thể rỗng không của mọi vật, của đạo lớn.
Văn hào Wei Wu Wei đã diễn tả một cách hàm súc về vấn đề an trú trong hiện tại và không cần nỗ lực. Ông nói: “Cái mà ta đang tìm kiếm là sự tìm kiếm.” Không có cái gì ở bên ngoài ta để cho ta tìm kiếm, nắm giữ hay là đạt đến. Ông nói: “Chỉ có một câu hỏi, và hỏi tức là trả lời.” Hỏi tức là việc xảy ra trong giờ phút hiện tại. Và đó cũng là câu trả lời cho câu hỏi. Câu trả lời không phải là một cái gì “ở bên ngoài” mà ta cần phải tìm kiếm hay khám phá. Câu trả lời cho câu hỏi trọng đại “ta là ai” chính là việc nêu lên nghi vấn ấy.
Điều này giúp ta hiểu được truyền thống thiền (Zen) và việc sử dụng các công án, là những vấn đề không thể giải quyết. Chúng ta bắt tâm mình phải suy nghĩ về những câu hỏi mà không thể nào có một sự giải đáp hợp lý được, như là: “Hãy nói cho ta nghe về tiếng vỗ của một bàn tay?” Khi ta đi tìm câu trả lời bằng cách cố gắng giải quyết vấn đề tức là ta đã không hiểu gì hết. Câu hỏi mà vấn đề đưa ra, nghi vấn của một công án, tự nó chính là câu trả lời. Và sự thật thì lời giải đáp cho một công án là không có câu trả lời nào hết! Nó chính là khả năng ứng đối hoàn toàn trong giây phút hiện tại. Đây cũng là mục đích sự tu tập của chúng ta: hoàn toàn sống trong giờ phút hiện tại - trong câu hỏi và trong câu trả lời. Không phải đi tìm giải đáp bằng cách mong cầu một loại tri thức, một sự hiểu biết hay kiến thức nào cả, nhưng là kinh nghiệm một cách trọn vẹn tiến trình xảy ra trong giờ phút hiện tại.
Trở ngại to tát nhất cho sự an định là cố chấp vào một hình ảnh, ý niệm về mình và những mơ tưởng về một nhân vật mà mình muốn được trở thành. Chúng làm phức tạp một cách không cần thiết cái kinh nghiệm giản dị của việc sống trong hiện tại. Thường thì những người trên đường tu tập thường bị chấp kẹt vào một hình ảnh: một hình ảnh về một nhà tu, một thiền sư, một đạo sư mà họ tự tạo nên, rồi cố buộc mình phải hành động, sống theo như vậy.
Trong thời gian tu tập ở Ấn Độ, tôi có ba vị thầy khác nhau. Qua những vị thầy tôi học được một bài học vô cùng quan trọng: không có một phương pháp duy nhất. Sự giác ngộ không được diễn tả qua một cá tính, hay một tác phong duy nhất. Mỗi vị thầy đều có một cá tính riêng, theo một cách thức hoàn toàn khác nhau. Mỗi ngưòi đều là hiện thân của trí tuệ, tình thương và sức mạnh, nhưng hoàn toàn không có một ý niệm rằng hiện thân này phải được biểu hiện bằng cách này hay cách khác.
Wei Wu Wei nói rằng đức khiêm tốn chính là sự vắng mặt của một cá nhân kiêu hãnh. Nó không phải là một vị thế của thân hay của cá tính. Sự khiêm tốn thật sự chính là vô ngã. Những vị thầy của tôi biểu lộ sự “vắng mặt” này theo một lối riêng tự nhiên của họ. Sự nhận hiểu giáo pháp có thể biểu lộ qua nhiều cách khác nhau, giúp ta hiểu rằng không có một đường lối nhất định buộc ta phải theo. Trong sự tinh luyện này, ta không phải đảm đương hay bắt chước theo một tác phong nào hết. Cứ thoải mái và để cho những cá tính của ta hiển bày một cách tự nhiên, hãy để giáo pháp phô bày. Không có việc gì để làm, không có ai để trở thành và cũng không có gì để giữ lấy. Với thái độ đó, ta có thể làm, có thể trở thành và có thể giữ lấy một cách vô cùng tự tại.
Có một câu chuyện thiền nói về ý niệm chấp có mình và người khác. Ngài tổng đốc Kyoto đến thăm một vị thiền sư, nhờ người thị giả đưa danh thiếp vào. Trên danh thiếp có ghi tên ông với hàng chữ “Tổng đốc Kyoto”. Vị thiền sư xem xong nói:
- Ta không biết người này là ai cả! Ngươi hãy bảo ông ấy cút đi cho khuất mắt ta!
Người thị giả ra kể lại với lời xin lỗi. Tổng đốc nói: “Không! Đó là lỗi của ta.” Rồi ông lấy bút gạch bỏ hàng chữ “Tổng đốc Kyoto”.
- Xin ông trình lại với thiền sư giúp tôi.
Vị thiền sư xem danh thiếp rồi kêu lên:
- Ồ! Hóa ra là ông ấy! Mời ông ấy vào ngay, ta đang muốn gặp!
Khi tự cho mình là “Tổng đốc Kyoto”, người này đã xa lìa đạo pháp. Và khi tự giới thiệu mình như trong giờ phút hiện tại, không hình ảnh, không chức tước, không ý niệm, thì lập tức ông được gặp thiền sư. Khả năng ứng xử không bị giới hạn trong một hình ảnh nào luôn giúp ta có được sự tự tại trong các mối liên hệ. Chúng ta rất thường tự dồn ép bản thân và người khác vào những ngăn chứa tâm lý - “Hắn là như vậy đó, tôi biết quá mà!” Vì thế, liên hệ của ta với người khác trở nên cố định, qua tấm màn thành kiến. Nhưng sự vật thì thay đổi trong mỗi giây phút: tâm ta, thân ta, hoàn cảnh chung quanh ta.... Ta phải biết uyển chuyển thoát ra khỏi các thành kiến về mình hay người khác, để cho những thay đổi này cùng sự hiểu biết của ta được cởi mở và không ngăn ngại.
Cuộc đời của chúng ta phần nhiều xoay quanh ý niệm về cái tôi với những nỗ lực để bảo vệ và thỏa mãn nó. Năng lực này, khi mang vào trong sự tu tập thì ngược lại, trở thành ý muốn chiến đấu với cái tôi, cho rằng nó là một cái gì cần phải bị tiêu diệt. Nhưng chiến đấu với cái tôi là vẫn chưa hiểu được tự tánh của sự vật.
Wei Wu Wei có sử dụng ẩn dụ con vịt trời để nói về điều này như sau:
“Muốn diệt cái tôi ư? Săn nó, đập nó, đánh hơi nó, nói cho ta nghe nó trốn ở chỗ nào? Vui thú là cái chắc. Nhưng, nó ở đâu? Có phải ta cần tìm thấy nó trước chăng? Người ta nói rằng: Phải bắt được con vịt trời rồi mới nói đến chuyện làm thịt nó.”
Vấn đề khó khăn ở đây là: không có con vịt trời nào cả! Mọi nỗ lực, mọi công phu, cố gắng là để diệt trừ cái tôi... nhưng nó có hiện hữu bao giờ đâu để cho ta tiêu diệt? Không có gì để ta ra sức đeo đuổi và cũng không có gì để loại trừ. Chúng ta cần phải chấm dứt việc tạo dựng một cái tôi trong mỗi giây phút. Hãy sống trong giờ phút hiện tại mà không dùng ý niệm, hình ảnh. Sống một cách giản dị và thư thái. Không có một mảy may tranh đấu hay khích động nào trong cuộc sống vô hình, buông xả ấy.
Có một bài văn thật đẹp diễn tả về lối sống này:
“Thế nào là bậc chân nhân? Bậc chân nhân không nghịch với ai, dù là thiểu số; không cầu công, không cầu danh. Người như vậy thì mất không tiếc, được không mừng... Bậc chân nhân ngủ không mộng mị, thức chẳng lo âu, ăn không cầu ngon, thở hít thâm sâu... Bậc chân nhân không tham sống, không sợ chết. Lúc ra không hăm hở, lúc vào không do dự; thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi. Họ không quên lúc bắt đầu, không cầu lúc sau chót. Nhận lãnh cuộc sống thì vui với đó mà quên đi; khi cái chết đến, phải trở về. Đó gọi là không lấy cái “người” nơi mình mà làm trở ngại lẽ “trời” nơi mình. Thế gọi là chân nhân. Nhờ được thế mà lòng luôn vững vàng, cử chỉ điềm đạm, gương mặt bình thản. Lạnh như mùa thu mà ấm như mùa xuân. Tất cả luân chuyển như bốn mùa nên cùng vạn vật hợp nhau, không biết đâu là cùng.”
Hỏi: Làm sao có thể nỗ lực mà không có sự cố gắng?
Đáp: Chính nỗ lực của ta là để không còn cố gắng an trú và có chánh niệm trong hiện tại. Có lẽ một vài bạn đã có kinh nghiệm, khi chánh niệm tăng trưởng, không còn bị vướng mắc vào những thành kiến, mơ tưởng của mình. Khi tâm ta ở trong trạng thái đó, chẳng có gì để làm cả. Khi ta ngồi, chỉ có ngồi, và ta ý thức được bất cứ chuyện gì xảy ra một cách không cố gắng.
Hỏi: Dường như bây giờ tình trạng tu tập của tôi có thể được diễn tả như là một người mơ ngủ trong thất niệm. Mặc dù kiên nhẫn, tôi vẫn mong chờ khóa tu chấm dứt, luôn nghĩ đến những gì sau đó. Dường như là tôi chỉ có thể làm được đến đó thôi...
Đáp: Có loại trí tuệ phát xuất từ việc ý thức rằng mình đang mơ mộng viễn vông. Chỉ cần nhìn thoáng qua được cái tâm thơ thẩn, lang thang đó cũng đã chứng tỏ khả năng sống mà không bị lệ thuộc vào những bóng dáng và ý niệm ấy.
Hỏi: Như thế thì ta chọn lựa một lối sống bằng cách nào?
Đáp: Điều đó có thể được thực hiện bằng cách ý thức về những nhu cầu cần thiết của mình, hơn là những phương tiện để phô trương cái tôi. Thay vì coi nó như là sự hoàn tất của một ước vọng cá nhân nào đó, chúng ta có thể làm những gì thích hợp trong giây phút hiện tại, sẵn sàng để phục vụ và khởi sự vì lòng từ bi. Rồi mọi việc sẽ tự trôi chảy một cách giản dị và thư thả. Không có gì là đặc biệt để làm, để trở thành hay để nắm giữ.
Hỏi: Thế còn những dự định phải thực hiện thì sao?
Đáp: Tâm suy tính, hoạch định cũng chỉ xảy ra trong giờ phút hiện tại. Hãy ý thức rằng tâm dự định là một biểu hiệu của hiện tại. Sống với những gì đang xảy ra, sử dụng tiến trình tư tưởng và cả toàn thể khuôn khổ của khái niệm để đối phó với cuộc đời, nhưng bao giờ cũng đứng vững bằng một nhận thức rằng tất cả là bây giờ. Hành động nhưng không mong cầu vào kết quả.
Hỏi: Khi tôi nói chuyện, tôi có rất nhiều ý kiến về những gì tôi muốn nói. Tôi muốn biết, khi ta thật sự biết nghe và nói trong chánh niệm thì sẽ thế nào?
Đáp: Chỉ có mỗi một cách để biết được. Đó cũng là thông điệp của những công án Zen. Một thiền sư trao cho người đệ tử của mình công án về chữ vô. Người đệ tử ngồi trên tọa cụ, suy nghĩ: “Vô, vô, vô... Biết sẽ nói gì với thầy khi ông hỏi mình về công án này đây?... Vô, vô...” Hay bất cứ một công án nào khác cũng vậy. Và người đệ tử đi vào trình pháp với vị thầy, lúc nào cũng suy nghĩ: “Biết nói gì đây?” Khi vị thiền sư hỏi về khám phá của anh ta trong công án vô, anh sẽ tìm cách trả lời loanh quanh. Vị thầy sẽ dùng gậy đánh anh ta, vì anh đã không chịu sống trong giờ phút hiện tại.
Câu trả lời cho một công án là không có câu trả lời nào hết, ngoại trừ việc sống thật ngay trong giờ phút đó. Một sự đáp ứng trọn vẹn, vô ngã, là lời giải đáp cho câu hỏi ấy. Câu hỏi tức là câu trả lời. Cái mà ta đang tìm kiếm là sự tìm kiếm. Tất cả đều là ngay bây giờ, trong lúc này. Nhưng tâm ta thì luôn muốn đi tìm một câu trả lời dễ dàng của kẻ khác trao cho. Tưởng rằng khi tôi biết câu trả lời, tức là tôi “giác ngộ”. Đó là khi mà ta bị đánh một gậy. Việc bị đánh một gậy cũng chỉ xảy ra trong hiện tại, ngay ở giây phút này.
Hỏi: Thế còn nghe nhạc thì sao?
Đáp: Âm nhạc là một thí dụ rất hay để thấy rằng, nếu ta không sống trong hiện tại, ta sẽ đánh mất. Nếu bạn đang lắng nghe nhạc và tâm bắt đầu suy nghĩ, âm nhạc không dừng lại để chờ bạn. Trong thời gian bạn lo ra, bạn sẽ không lắng nghe. Đây có thể là một bài thực tập rất hay khi cố gắng giữ tâm mình theo với dòng sông âm thanh. Sự vô thường rất rõ rệt. Âm nhạc không phải là một sự kiện đơn nhất, nhưng là một chuỗi liên tục những âm thanh khởi lên và mất đi tiếp nối nhau.
Hỏi: Hình như ở đây có hai điều khác nhau rõ rệt là sự tỉnh thức và sự chú tâm vào một vấn đề. Tôi có thể bị thu hút vào trong âm nhạc mà không hề có chánh niệm; như vậy vẫn là ở trong hiện tại, nhưng không ý thức được mình đang sống trong hiện tại.
Đáp: Đó là sự khác biệt giữa định và quán. Ta có thể chú tâm hoàn toàn vào âm nhạc mà không hề có chánh niệm, mặc dù có những chuyện đang xảy ra để cho ta ý thức. Lúc này tâm hành của định đang trội lên hơn hết, tâm ta không bị lay động. Chỉ cần thêm vào đó một chánh niệm sắc bén là đủ, bạn sẽ có được một phương pháp tu tập trọn vẹn.
Hỏi: Làm thế nào để trở nên trong sạch?
Đáp: Cái đẹp của pháp tu này là chánh niệm tự nó sẽ thanh lọc tất cả. Ta không cần phải thiết lập một chương trình nào cho mình, “Tôi sẽ trở nên thanh tịnh”, vì điều đó có phần mâu thuẫn. Ý thức được những gì đang xảy ra trong giờ phút này chính là sự thanh lọc, để ta thấy được rằng không có gì để giữ lấy hay để trở thành, chẳng có gì đặc biệt để làm hay giữ lại. Chỉ cần ngồi xuống với một sự tỉnh thức.
Hỏi: Các bậc thánh nhân từ ngàn xưa đến giờ đã bỏ công ra truyền bá, viết sách, chơi nhạc, sáng tạo... Đó có phải là những sự phô trương của họ hay không?
Đáp: Khi bạn đã là vô hình, khi bạn không còn một tham vọng để làm hay đạt được bất cứ điều gì, thì thật ra bạn có thể làm, hay trở thành, hay có được bất cứ điều gì trên đời. Thật vậy, nhiều bậc giác ngộ đã diễn tả sự hiểu biết của mình một cách tự khởi, trình bày giáo pháp qua văn chương, nghệ thuật, nhưng họ không làm với một thái độ phô trương hay khoe khoang. Đó chỉ là một phần của sự phô bày tự nhiên, tự khởi, phát xuất từ sự trực nhận, chứ không phải vì một cái tôi hay là sự tự mãn. Có rất nhiều vị thầy là các nhà thơ, nghệ sĩ, nhưng những nghệ thuật, sáng tạo ấy luôn phát xuất từ một tâm thức trống không.
Hỏi: Có thể nào vẫn còn sự ham muốn thực hiện một điều gì, hoặc giúp đỡ người khác mà không là ích kỷ không?
Đáp: Trong môn Ý nghĩa học có một vấn đề về việc sử dụng chữ “tham muốn”, nó có hai trạng thái. Một là cái muốn của lòng ái dục, của lòng tham muốn nắm giữ một cái gì; hai là cái muốn của sự phát động. Cái muốn của sự phát động có thể bắt nguồn từ một trống không, từ trí tuệ hay từ tình thương. Sự phát động này khác xa với những hành động bắt nguồn từ sự chấp ngã, chấp thủ. Đức Phật sau khi thành đạo, đã đi giảng dạy trên bốn mươi lăm năm. Ngài đã làm biết bao nhiêu việc, nhưng chẳng có ai ở phía sau những hành động ấy cả. Nó là một sự phô bày tự nhiên của giáo pháp. Và cuộc sống của ta cũng nên phô bày tự nhiên theo một lối riêng của nó, để biểu lộ tác phong và tự tính của ta. Nếu ta có thể hành động, nhưng không với một ý nghĩ “Tôi phải thực hiện điều này để trở thành một nhân vật quan trọng, để được danh tiếng hay giàu có”, chỉ để cho nó tự phô bày trong giây phút hiện tại, thì mọi vật đều có thể thực hiện được.
Đây là một cánh cửa rộng lớn để đi vào sự tự do. Nếu chúng ta có thể thoát ra ngoài sự chấp ngã và thành kiến về mình, ta có thể trở nên tự nhiên và dễ cảm nhận đối với hoàn cảnh thay đổi chung quanh. Nhưng nếu ta có bất cứ một hình ảnh nào về mình, về hành động của mình, những ý niệm ấy sẽ trở thành một khăn che mắt, đưa ta vào con đường nhỏ hẹp, giới hạn bởi sự cố chấp, thành kiến về mình, mất đi khả năng ứng phó với hoàn cảnh thay đổi quanh ta.
Nếu chúng ta biết giữ sự cởi mở và tính cảm nhận, toàn tiến trình sẽ trở thành một sự trao đổi có hòa điệu. Không cần phải tự giới hạn mình trong một khuôn khổ, hình ảnh để làm gì. Hãy duy trì sự linh hoạt, duy trì sự cởi mở.
Gửi ý kiến của bạn