Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lời giới thiệu/ Tri ân

07 Tháng Tư 201100:00(Xem: 9090)
Lời giới thiệu/ Tri ân

BỒ TÁTTÁNH KHÔNG
TRONG KINH TẠNG PALI VÀ ĐẠI THỪA

Luận án Tiến Sĩ của Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Giới Hương

Có hai khái niệm sâu sắc, tinh tếphổ biến trong tất cả các kinh điển Đại-thừa (Truyền thống Phật giáo Phát triển) là Bồ tát Tánh không. Thật ra, hai khái niệm này có nguồn gốc từ kinh tạng Pali (Truyền thống Phật giáo Nguyên thuỷ). Nói cách khác, tác phẩm này nhằm giới thiệu quan điểm sống và phương pháp tu tập thực tiển để tuệ giác Tánh không và minh chứng với các đọc giả những học thuyết trong Phật giáo Đại thừa và Nguyên thuỷ thực chất là cùng nguồn gốc, bản chấtmục đích. Đọc giả cũng sẽ cảm nhận thế nào mà thuật từ Tánh không nghe có vẽ như phủ định, bi quan nhưng chân ý nghĩa của Tánh không lại là năng lực chính khiến vị Bồ tát trở nên tích cực và tận lòng trong việc xây dựng một thế giới nhân tâm tại đây.

*

LỜI GIỚI THIỆU

Trong kinh tạng Pāli, khái niệm Bồ-tát (Bodhisatta) là chỉ cho từ lúc thái tử Sĩ-đạt-đa xuất gia đến trước khi ngài chứng ngộ, hoặc từ khi ngài (hay các bồ tát) nhập thai đến trước khi ngài (hay các bồ tát) giác ngộ hoặc bồ tátkiếp trước của các Đức Phật. Vài thế kỷ trôi qua, khi đại thừa xuất hiện, khái niệm bồ tát trong kinh điển Pāli phát triển trở thành học thuyết Bồ tát (Boddhisattva) với lý tưởng chủ đạo đóng vai trò chính trong phong trào đại thừa.

Trong các tôn giáo hữu thần như Thiên chúa giáo hay Hindu giáo thì Thượng đế hay thần Shiva được xem là đấng tối thượng, đấng sáng tạo tối caonăng lực thưởng phạt và chúng sanh đau khổ cần phải được năng lực siêu nhiên cứu rỗi… Trong Phật giáo, bồ tát được xem như bậc đại nhân, các ngài cũng là con người bình thường vẫn bị chi phối bởi luật sinh diệt, nhân quả… tuy nhiên, bồ tát nỗ lực chuyển hoá nghiệp xấu, đau khổ của chính mình và chỉ con đường giải thoát, lợi lạc cho chúng sanh bằng tất cả tấm lòng từ bi hỉ xả vô lượng, chứ các ngài không phải bất tử hay thống lĩnh, làm chủ định mệnh của nhân loại.

Một trong những phương pháp tu tập của bồ tát hay động cơ chính khiến bồ tát hành bồ tát hạnh (Boddhisattvā-cāryā) không mệt mõi là tuệ giác tánh không. Kế thừa khái niệm không (Sunnatā) trong kinh điển Pali, tánh không (Sūnyatā) trong đại thừa được xem như là một thực tướng Bát-nhã, là con đường dẫn đến sự toàn tri đó là duyên khởi, trung đạo, niết-bàn và nhị đế. Với ý nghĩa đó, tánh không được xem như ý niệm căn bản của đại thừa, là một khái niệm tích cực mà ngài Long-thọ đã khẳng định:

With Sūnyatā, all is possible; without it, all is impossible’.1

Nghĩa là ‘Do Tánh không mà các pháp được thành lập, nếu khôngTánh không, thì tất cả pháp không thể hình thành’.

Edward Conze cũng đã nói rằng có hai điều cống hiến lớn mà đại thừa đã cống hiến cho tư tưởng nhân loại, đó là việc sáng tạo ra lý tưởng Bồ tátchi tiết hoá học thuyết Tánh không.2

Trong tác phẩmBồ tátTánh không trong kinh tạng Pāli và Đại thừa’ dịch từ luận án Tiến sĩBoddhisattva and Sūnyatā in the Pāli Nikāyas and Mahāyāna Sūtras: An Analysis’ của tỳ-kheo-ni Giới Hương, tác giả đã nỗ lực nghiên cứu và đưa ra nhiều dẫn chứng từ nguyên bản kinh Pāli cũng như Hán tạng để so sánh, chứng minh mối liên quan giữa hai khái niệm Bồ tátTánh không. Thiết tưởng đây là một tác phẩm nghiên cứu nghiêm túc sẽ giúp ích nhiều cho các học giả có tâm huyết muốn tìm hiểu sâu về đạo Phật, đặc biệt về lãnh vực này.

Xin trân trọng giới thiệu.

Ngày 28, tháng 3, năm 2006
Hoà Thượng Thích Mãn Giác
Viện chủ chùa Việt-nam tại Los Angeles, Hoa Kỳ

GHI CHÚ:

1 The Middle Treatise, T 1564 in Vol. 30, tr. By Kumarajiva in 409 A.D., XXIV: 14; Nagarjuna’s Twelve Gate Treatise, viii, Boston: D. Reidel Publishing Company, 1982.

2 Edward Conze, Thirty years of Buddhist Studies, London, 1967, tr. 54.

*

THƠ CỦA ÔN
(Hòa Thượng Thích Mãn Giác)

Tánh Không nhổ sạch vào lòng
Trần gian còn lại đoá hồng cho con
Tháng ngày tu học mỏi mòn
Cười lên một tiếng vững bền ngàn năm.

(Bồ tátTánh Không)

Ngày 29 tháng 03 năm 2006

*

LỜI GIỚI THIỆU

Vào tháng 10 năm 2005 tại Trung Tâm Tu Học Viên GiácBồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ, tôi đã nhận được những quyển sách gởi biếu và đề tặng của Sư Cô Giới Hương, gồm: Boddhisattva and Sunyata in the Early and Developed Buddhist Traditions phiên bản ấn hành lần thứ 2 của nhà xuất bản Eastern Book Linkers, Delhi; tiếp theo là quyển Bồ TátTánh Không trong kinh tạng Pali và Đại Thừa; quyển Ban Mai Xứ Ấn gồm 3 tập; quyển Vườn Nai, Chiếc Nôi Phật Giáo và quyển Xá Lợi của Đức Phật sách dịch từ tiếng Anh.

Quyển Bồ TátTánh Không tôi chọn đọc trước. Đọc suốt mấy ngày mới xong của hơn 500 trang sách và khi gấp sách lại, tôi có nói với quý Thầy, quý Cô tại Bồ Đề Đạo Tràng lúc ấy rằng: "Đây là một luận án Tiến Sĩ đáng cho điểm tối ưu". Tôi không biết khi Sư Cô ra trường điểm mấy, không thấy đề cập nơi tiểu sử; nhưng theo tôi, sau khi đọc sách xong, mọi người chắc có thể cũng cảm nhận được như tôi vậy. Đây là những lý do:

Thứ nhất đa phần những luận án nghiên cứu như thế có tính cách khô khan; nhưng ở đây chỉ trong vòng 2 năm mà sách đã xuất bản và tái bản 2 lần (2004 và 2005). Như thế phải là một loại sách lạ, chưa có ai viết và vì thế mà nhiều nhà nghiên cứu đã mua để tham khảo.

Thứ hai - Khi đi vào nội dung mới thấy cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, tác giả đã so sánh Tánh Không theo hai truyền thống Pali và Đại Thừa rất chặt chẽ, hợp lý; khiến thu hút được thị hiếu của người đọc.

Tánh Không hay Không Tánh (Sunyata) vốn là tên gọi khác của Chân Như, mà Chân Như thì đã lìa sự chấp ngãchấp pháp; thế mà ngôn ngữ vẫn còn dùng được để chuyển tải Chân Như, quả là một ngòi bút tài tình. Tuy ngôn ngữ dùng một cách dung dị cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt; nhưng nội dung thì vượt thoát cả tam giới. Đây là một luận án, một tác phẩm hay.

Bát Bất Trung Đạo của Ngài Long Thọ (Nagajuna) như bất sanh bất diệt; bất thường bất đoạn; bất khứ bất lai và bất nhất bất dị để đối chọi lại với 8 sự si mê của: Sinh diệt, thường đoạn, khứ lai và nhân dị. Vốn đã không một và chẳng khác - nghĩa là trong cái nầy có cái kia và trong cái kia hàm chứa cái nầy. Điều ấy nhất nguyên luận, nhị nguyên luận và Tam Đoạn Luận của Tây Phương khó bề mà sánh nổi với tư tưởng của Trung Đạo ấy. Nếu có, chỉ nằm ở phần hình nhi hạ học mà thôi; chứ không thể so sánh ở phần hình nhi thượng học và ở cõi vô sinh hay vô học được.

Phật Học vốn sáng ngờicõi trời Đông qua mấy ngàn năm lịch sử, dưới sự giác ngộ của Đức Phật, rồi đến các bậc Tổ Sư truyền thừa từ Ấn Độ như Mã Minh, Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân rồi đến Trung Hoa như Huệ Viễn, Lâm Tế, Bách Tượng và Việt Nam như Vạn Hạnh, Khuông Việt, Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ v.v... đều là những bậc Tổ Sư đã một thời khơi ngọn đèn chánh pháp, giương cao tư tưởng của Tánh Không để nhập thế; nhưng không bị đời biến ảo cải hóa; mà ngược lại đã chuyển hóa cuộc đời nầy từ khổ đau để đi đến an lạc, giải thoát, giác ngộ, giống như phẩm Thiên Nữ Hiến Hoa trong kinh Duy Ma Cật. Khi hoa rơi, hoa chỉ đọng lại nơi vai của Thanh Văn; còn Bồ Tát thì mặc cho hoa rơi; nhưng tâm của Bồ Tát thì không đắm nhiễm; nên hoa tự động phải lăn đi nơi khác.

Ở đây tinh thần Bất nhị, tinh thần Bát nhã, tinh thần tánh Không của hai truyền phái lớn trong Phật Giáo tự ngàn xưa đã được Sư Cô Thích Nữ Giới Hương giới thiệu qua nhiều chương sách khác nhau. Khi quý vị đi vào sâu nội dung của từng trang sách, sẽ rõ biết điều đó. Nay Sư Cô định cho tái bản, bản tiếng Việt tại Hoa Kỳ và mong tôi viết lời giới thiệu và tôi đã tùy hỷ. Vì lẽ trong suốt những năm mà Sư Cô học tại Ấn Độ cho đến năm 2003 để ra Tiến Sĩ Triết Học tại đó, tôi và Chùa Viên Giác tại Hannover Đức quốc đã bảo trợ cho Sư Cô là một trong hàng trăm vị đã học và đương cũng như sẽ ra trường. Do nhân duyên ấy mà tôi có cơ hội để viết lời giới thiệu cho Sư Cô về tác giảtác phẩm nầy.

Giáo Dục vốn là vấn đề nhân bản của con người. Cây giáo dục phải trồng trong hàng 10 hay 20 năm mới có thể gặt hái được kết quả và đó là lối đầu tư của rất nhiều người; nếu muốn Phật Giáoxã hội nầy phát triển một cách đồng bộ. Tôi vẫn thường hay nói: "Sự học nó không làm cho con người giải thoát được; nhưng nếu muốn mở cánh cửa giải thoát kia không thể thiếu sự tu và sự học được". Đó chính là nguyên lý và cứu cánh. Nay tôi tuổi gần 60 nhưng vẫn còn ham học hỏi. Do vậy rất vui khi thấy quý Thầy, quý Cô tuổi trên dưới 40 vừa mới ra trường, mang khả năng, sự học hỏi, sự tu luyện, trau giồi giới đức để đi vào Đời qua con mắt từ bitrí tuệ trong tinh thần Tánh Không của Đạo Phật, thì mong rằng một mai đây hương hoa giải thoát sẽ lan tỏa khắp chốn trần gian nầy.

Tôi có đôi lời giới thiệu và mong rằng khi đi sâu vào phần nội dung, quý độc giả sẽ thấu hiểu nhiều hơn và mong rằng có được nhiều tâm hồn vị tha để cho Đời và cho Đạo được sáng ngời trên cõi thế của ngày nay và mai hậu.

Mong được như vậy.

Viết xong vào một sáng mùa Xuân năm 2006 tại thư phòng chùa Viên Giác Đức Quốc.

Thích Như Điển
Phương Trượng chùa Viên Giác,
Hannover, Đức quốc

*

LỜI TRI ÂN

Trong thời gian lưu trú tại Ấn-độ để theo học khoá Tiến-sĩ Phật-học (Ph.D.) tại trường Đại-học Delhi, Cố Hoà-thượng Tịnh-Viên, HT Trí-Quảng, TT Như-Điển, TT Minh-Chơn, Cố TT Minh-Thành… không chỉ ủng hộ con bằng vật chất và cả tinh thần để con tạm có đủ hành trang mà yên tâm theo đuổi toàn khoá học cho đến ngày thành tựu. Thật không sao diễn tả cho hết lòng mang ơn của con đối với các ngài.

Trong quá trình nghiên cứu luận-án, tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đến Tiến sĩ I.N. Singh, vị Giáo sư cố vấn luận án với phương pháp hướng dẫn khoa học đã giúp cho tôi có tầm nhìn khách quan, tự tin và tinh thần tự lực.

Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đến các vị Giáo-sư của Phân khoa Phật-học đã trực tiếp hoặc gián tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian từ khoá học Cao-Học Phật-học (M.A.) cho đến nay.

Cũng xin cảm niệm công đức tất cả quý thầy cô, thiện-hữu tri-thức và quý Phật-tử đã giúp tôi hoặc bằng cách này hay cách khác để luận án được hoàn thành tốt đẹp mà quý danh rất nhiều, nơi đây không thể liệt kê hết.

Cuối cùng, tôi cũng chân thành mang ơn các tác giả của những quyển kinh sách hay mà tôi đã đọc, trích dẫn và tham khảo trong tác phẩm nghiên cứu của mình.

Đây là tác phẩm Luận-án Tiến-sĩ tại trường Đại học Delhi, trong lúc dịch ra Việt văn, tôi có sữa chữa, thêm bớt chút ít nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa. Mặc dù tôi có cố gắng rất nhiều nhưng kiến thức và khả năng dịch thuật còn yếu kém, tập sách vẫn không sao tránh khỏi những thiếu sóthạn chế nhất định. Kính mong nhận được những lời góp ý chân tình để những lần tái bản sau tập sách được hoàn hảo và có ý nghĩa hơn.

Mùa thu tại ký-túc-xá WUS, Delhi, Ấn Độ, 2005
Kính bút,
Tỳ-kheo-ni Giới Hương
(thichnugioihuong@yahoo.com)

*

BẢNG VIẾT TẮT

A AṄGUTTARA NIKĀYA (Kinh Tăng Chi)
BB BODHISATTVABHŪMI (Bồ tát Địa)
BDBSL THE BODHISATTVA DOCTRINE IN BUDDHIST SANSKRIT LITERATURE ( Bồ tát trong Kinh điển tiếng Phạn)
BGS THE BOOK OF THE GRADUAL SAYINGS (Kinh Tăng Chi)
BIHP BUDDHIST IMAGES OF HUMAN PERFECT (Hình tượng Con người Siêu việt của Đức Phật)
BKS THE BOOK OF THE KINDRED SAYINGS (Kinh Tương ưng)
Bs BUDDHIST SCRIPTURE (Kinh điển Phật giáo)
CPB THE CENTRAL PHILOSOPHY OF BUDDHISM (Tinh hoa Triết lý Phật giáo)
D DĪGHA NIKĀYA (Kinh Trường bộ)
DB THE DIALOGUE OF THE BUDDHA (Trường bộ)
DCBT A DICTIONARY OF CHINESE BUDDHIST TERMS (Tự điển Phật học Trung-Anh)
DPPN DICTIONARY OF PĀLI PROPER NAMES (Tự điển Pali)
Dha DHAMMAPADA (Kinh Pháp cú)
EB ENCYCLOPAEDIA OF BUDDHISM (Bách khoa Phật học)
EE THE EMPTINESS OF EMPTINESS (Tánh Không của Tánh không)
EL THE ETERNAL LEGACY (Gia tài bất diệt)
GBWL A GUIDE TO THE BODHISATTVA‘S WAY OF LIFE (Bồ tát Hạnh)
GD THE GROUP OF THE DISCOURSES (Kinh Tập của Tiểu bộ)
I THE ITIVUTTAKA (Kinh Phật thuyết Như vậy)
J JĀTAKA (Kinh Bổn sanh)
LS THE LOTUS SUTRA (Diệu Pháp Liên Hoa kinh)
LSPW THE LARGE SŪTRA ON PERFECT WISDOM (Kinh Đại Bát-nhã)
Mt MAJJHIMA NIKĀYA (Kinh Trung bộ)
Mhvu MAHĀVASTU (Kinh Đại-sự)
MK MĀDHYAMIKA KĀRIKĀS OF NĀGĀRJUNA (Trung quán luận của Long thọ)
MLS THE MIDDLE LENGTH SAYINGS (Kinh Trung bộ)
PED PĀLI-ENGLISH DICTIONARY (Tự điển Pali-Anh văn)
PP THE PATH OF PURIFICATION (VISUDDHIMAGGA) (Luận Thanh-tịnh đạo)
S SAṀYUTTA NIKAYA (Kinh Tương ưng)
SBFB STORIES OF THE BUDDHA’S FORMER BIRTHS (Kinh Bổn sanh)
Sn SUTTA NIPATA (Kinh tập)
SSPW SELECTED SAYINGS FROM THE PERFECTION OF WISDOM (Pháp thoại trong Kinh Đại Bát-nhã)
Ś ŚIKṢĀSAMUCCAYA (Luận Đại thừa tập Bồ tát học)
Vi VISUDDHIMAGGA (Luận Thanh tịnh đạo)

*

BIỂU ĐỒ

1. Tiến trình Phát triển nền Văn minh Phương tây
2. Tiến trình thiền chứng (Jhānas)
3. Ba Trí
4. Mười hai Nhân duyên (Pratītya-samutpāda)
5. Mối liên quan giữa Duyên quán, Không quán, Giả quánTrung quán
6. Bốn loại Biện luận Phủ định (Chatuskoti vinirmukta)
7. Chân đế
8. Nhị đế qua ba Trình độ khác nhau
9. Tục đế (Saṁvṛti-satya) và Chân đế (Pāramārtha-satya)
10. Vai trò Tánh không (Śūnyatā) trong mười Ba-la-mật (Pāramitās)
11. Mối liên quan Giới-định-tuệ với sáu Ba-la-mật
12. Mối Liên quan giữa Công đức, Trí tuệ, Tư lương với Giới-định-tuệ
13. Mối liên quan giữa mười Ba-la-mật và mười Địa (Bhūmis)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 49743)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 34629)
Nếu kẻ nam tử người nữ nhơn thân có tai ách, trong nhà nên an trí tháp xá-lợi và hình tượng Phật, họa vẽ tượng đức Văn-thù-sư-lợi Đồng tử, thiêu các thứ hương...
(Xem: 33444)
Phật dạy A-nan: “Đời quá khứ, cõi Diêm-phù-đề này có một vị Tỳ-khưu tên là Truyền Giáo. Ngày 15 tháng chín đi du hành về phương Bắc, cách nước Chi Na không xa...
(Xem: 43927)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 57063)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 47562)
Thật ra sanh tử là do tâm thức vô minh của chúng ta “quán tưởng” ra là có tự tánh, là có thật, như ví dụ “hư không khônghoa đốm mà thấy ra có hoa đốm”.
(Xem: 39417)
Bát Thức Quy Củ Tụng - Những bài tụng khuôn mẫu giảng về tám thức tâm vương; tác giả: Huyền Trang; người toát yếu: Khuy Cơ, người dịch giảng: HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 38475)
Quyển "Vi Diệu Pháp Nhập Môn" ngoài tác dụng của bộ sách giáo Khoa Phật Học; còn là cuốn sách đầu giường của học giả nghiên cứu về Triết lý Ấn độ, cũng như Văn Học A Tỳ Ðàm...
(Xem: 52934)
Kinh Ðại Bát Niết bàn, vì là lời nói sau cùng của Ðức Phật, trước khi Ngài Niết Bàn, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh...Nguyễn Minh Tiến; Đoàn Trung Còn
(Xem: 36594)
Như Lai là bậc A-la-hán, chánh đẳng chánh giác, dùng pháp thắng tri (tuệ tri: biết sát na hiện tiền) hay pháp chánh tri kiến để liễu tri sự vật, không dục hỷ...
(Xem: 32239)
Nếu có ai hỏi ngài Duy Ma Cật: “Bản thể của thế giới này là gì?” thì trước sự im lặng của ngài Duy Ma Cật mà lại được Văn Thù Sư Lợi hết sức tán thưởng là có ý nghĩa sâu xa của nó.
(Xem: 40467)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43483)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 31446)
Nakulapita là một người chủ gia đình sinh sống trong vùng Bhagga, đã trọng tuổithường hay đau yếu. Ông rất kính mến Đức PhậtĐức Phật cũng xem ông như một người con của mình.
(Xem: 46707)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
(Xem: 36206)
Sự kiện Đức Phật chấp nhận thành lập giáo hội Tỳ kheo ni, nâng vị trí người nữ đến mức quan trọng nhất, là việc làm duy nhất và chưa từng thấy trong lịch sử tôn giáo...
(Xem: 28694)
"Có một lần Đấng Thế Tôn lưu ngụ với những người dân trong vùng Bhagga, gần thị trấn Sumsumaragiri, thuộc khu rừng Lộc Uyển...
(Xem: 29238)
Cách tốt nhất để mang lại sự an ổn cho bản thân là hướng về điều thiện, và quy y Tam bảo là nền tảng đầu tiên cho một cuộc sống hướng thiện.
(Xem: 31886)
Lúc bấy giờ, rừng cây Ta La ở thành Câu Thi Na, rừng ấy biến thành màu trắng giống như con hạc trắng. Ở trong hư không tự nhiên mà có tòa lầu các bảy báu với những hoa văn...
(Xem: 28828)
Phật dạy Tu-bồ-đề: “Các vị Đại Bồ Tát nên hàng phục tâm như thế này: ‘Đối với tất cả các loài chúng sinh, hoặc sinh từ bào thai, hoặc sinh từ trứng, hoặc sinh nơi ẩm thấp, hoặc do biến hóa sinh ra...
(Xem: 33360)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0376, Hán dịch: Đời Đông Tấn, Sa-môn Pháp Hiển, Việt dịch: Thích Nguyên Hùng
(Xem: 29136)
Gương trí vằng vặc của Như Lai cũng như thế, là pháp giới vắng lặng không có gián đoạn không có dao động, vì muốn giúp vô lượng vô số chúng sanh thấy rõ nhiễm-tịnh...
(Xem: 60976)
Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni - một trong các pháp môn - là trí ấn của tất cả Như Lai, mầu nhiệm rộng sâu, khác chi thuyền bè trong biển ba đào, nhật nguyệt giữa trời u ám.
(Xem: 39765)
Phật dạy đại chúng: “Lúc nào cõi nước không an, tai nạn nổi lên và kẻ nam người nữ bị tai ương biến họa, chỉ thỉnh chúng Tăng như Pháp kiến lập đạo tràng...
(Xem: 26673)
Phật tử có nghĩa là tự nguyện theo Tam quy (ti-sarana), Ngũ giới (pañca-sila), tức là nương tựa vào Tam bảo (ti-ratana) và giữ gìn năm giới căn bản của đạo Phật.
(Xem: 29663)
Trong Kiến Đàn Giải Uế Nghi của Thủy Lục Chư Khoa có lời tán thán bồ tát Quán Thế Âm rằng: “Nhân tu sáu độ, quả chứng một thừa, thệ nguyện rộng sâu như biển lớn mênh mông không thể đo lường...
(Xem: 37373)
Nếu có chúng sanh muốn vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ như thế, hãy phụng quán 12 Viên diệu ấy, ngày đêm ba thời, xưng Chín phẩm Tịnh độ như vậy...
(Xem: 40088)
Trong thể trạng giác ngộ, chúng ta có hai thân Phật được biết như thân hình thể và thân chân thật, tức là sắc thânpháp thân. Sắc thân Phật là thân tự tại...
(Xem: 26833)
Nếu các chúng sanh ác tâm hướng nhau, hãy xưng danh hiệu Địa Tạng Bồ-tát, nhất tâm quy y, khiến chúng sanh kia nhu hòa nhẫn nhục, hổ thẹn với nhau, từ tâm sám hối...
(Xem: 42652)
Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.
(Xem: 37280)
Khi chúng ta thấy những chức năng của luật nhân quả, chúng ta có thể phân biệt hai loại chủ thể trải nghiệm mối quan hệ nhân quả này. Đây là thế giới của thân thể vật lýtâm thức.
(Xem: 28283)
Sự hiện hữa của các pháp trên mặt hiện tượng của tướng đó là một sự hiện hữu giả hợp do duyên và, mặt khác tánh của chúng là Không cũng do duyên mang lại.
(Xem: 28894)
Bàn tay cầm chiếc chìa khóa vô thườngchánh niệm. Dùng hơi thở chánh niệm ta tiếp xúc với mọi sự vật, quán chiếu và thấy được tính vô thường của mọi sự vật.
(Xem: 26394)
Này các thầy! Tánh Không thì rỗng không, không vọng tưởng, không sanh, không diệt, lìa tất cả tri kiến. Vì sao? Vì tánh Không không có nơi chốn, không thuộc sắc tướng...
(Xem: 27170)
Phật dạy: Tự tính của Không là không nằm trên bình diện có không, không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng, không có tướng sinh, không có tướng diệt, và vượt thoát mọi tri kiến.
(Xem: 26184)
Đức Phật thấy rõ bản chất của phiền não tham, sân, si là nguồn gốc khổ đau, Ngài chế ra ba phương thuốc Giới-Định-Tuệ để chữa tâm bệnh tham, sân, si cho chúng sinh...
(Xem: 34636)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 27801)
Tôi nghĩ nhiệm vụ quan trọng nhất của bất cứ một hành giả của một tôn giáo nào là thẩm tra chính họ trong tâm hồn của chính họ và cố gắng để chuyển hóa thân thể, lời nói
(Xem: 30473)
Bụt là bậc có Nhất Thiết Trí, bản chất của Người là đại nhân từ, vì thương xót nhân gian cho nên mới xuất hiện trên cuộc đời này để mở bày đạo nghĩa, giải cứu cho con người.
(Xem: 33281)
Nói đến tịnh độ tất phải nói đến hai khái niệm tự lựctha lực. Tự lực nói đến phương pháp chúng ta thực hành cho tự thân, dựa vào nội lực của chính tâm chúng ta.
(Xem: 28566)
Khi Phật thành đạo là do đạt được Trí Tuệ hay Giác Trí Tuệ thì các pháp giải thoát được thiết lập thực hành Giác Trí Tuệ trong các thời thiền tập.
(Xem: 30073)
Khi tuệ giác nội quán của chúng ta vào trong bản chất tối hậu của thực tạiTính Không được sâu sắc và nâng cao, chúng ta sẽ phát triển một nhận thức về thực tại...
(Xem: 25491)
Thông thường mà nói Bát Nhã có ba ý nghĩa. Thứ nhất là thực tướng, tướng là tướng trạng, thực tướng chính là hình ảnh chân thực. Nghĩa thứ hai là quán chiếu Bát Nhã, cũng chính là chỗ dụng của thực tướng.
(Xem: 21844)
Trong lời phàm lệ của quyển Tứ phần giới bổn như thích, Luật sư Hoằng Tán (1611-1685) nói: "Tam thế chư Phật câu thuyết Kinh-Luật-Luận tam tạng Thánh giáo.
(Xem: 51294)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là gốc của đạo, sanh ra các công đức. Lòng tin có thể nuôi lớn các căn lành. Lòng tin có thể vượt khỏi các đường ma.
(Xem: 26721)
Tận cùng tư duy của Đạo Phật quan tâm, định luật căn bản là: chúng ta muốn hạnh phúc. Quyền căn bản của chúng tađạt được hạnh phúc.
(Xem: 28623)
Khi chúng ta nói về từ bi, thật đáng khuyến khích để lưu ý rằng bản chất tự nhiên của con người, tôi tin, là từ bihiền lành.
(Xem: 27704)
Thế Tôn, nếu có người nghe được kinh này mà có lòng tin thanh tịnhđạt được cái thấy chân thật thì nên biết người ấy đã thực hiện được công đức hiếm có vào bậc nhất.
(Xem: 24352)
Tự tánh giả danh hay tùy thuộc cũng nằm trong phạm trù Tánh không. Tự tánh giả danh được thể hiện tướng sanh diệt do tác động thời gian thì có sanh có diệt...
(Xem: 27455)
Tuệ quán là tri nhận một cách sáng suốt, vô thời gian. Vì lẽ chơn thức (tri giác nguyên sơ) là một điểm nhận thức có thật trong động tác nhận thức đầu nguồn của tri giác.
(Xem: 31925)
Chết là một phần của đời sống chúng ta. Cho dù chúng ta thích hay không, nó bắt buộc phải xảy ra. Thay vì tránh nghĩ về điều đó, chúng ta tốt hơn thấu hiểu ý nghĩa của nó.
(Xem: 30184)
Sau khi Như Lai diệt độ, nếu có thiện nam, thiện nữ nào muốn vì chúng sinh mà nói kinh Pháp Hoa này thời thiện nam hay thiện nữ ấy phải vào nhà Như Lai... Pháp sư Thích Thiện Trí
(Xem: 27702)
“Dược Sư Lưu Ly Quang” là tên gọi của đức Phật này; “Như Lai” là một trong mười tôn hiệu của mỗi vị Phật; “Bổn Nguyện” là các lời phát nguyện của đức Phật này khi Ngài phát tâm Bồ-đề...
(Xem: 35442)
Trong việc phát triển hành xả, chúng ta cần thấu hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực như thù hận và dính mắc là không thích đáng và không lành mạnh...
(Xem: 27441)
Ngày nay, Kinh Chuyển Pháp Luân thuộc Tương Ưng Sự ThậtTương Ưng Bộ SN 56.11 trong kinh điển Pali được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật.
(Xem: 30011)
Để tìm về tính nguyên thủy ấy, lẽ tự nhiên là ta cần khảo sát cẩn trọng bản kinh được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật. Đó là Kinh Như Lai Thuyết...
(Xem: 31773)
Chúng ta chẳng thể nào mang theo bất kỳ thứ gì khi từ giã thế giới này ngoại trừ nghiệp và những giá trị tâm linh như tình yêu thương, lòng bi mẫntrí tuệ mà ta đã trưởng dưỡng...
(Xem: 23021)
Kinh Điềm Lành (Mangala Sutta) -- còn có tên là kinh Phước Đức hay kinh Hạnh Phúc -- là bài kinh số 5 trong Tiểu Tụng (Khuddakapātha), thuộc Tiểu Bộ (Khuddhaka Nikāya).
(Xem: 24179)
Cách mà chúng ta đang sống sẽ là một trong các nhân tố chính yếu có thể mang lại cho chúng ta sự thanh thảnđiềm tĩnh trong giây phút lâm chung.
(Xem: 23016)
Kinh này có tám phương pháp tu hành thành Phật, mà bậc Đại nhân gánh vác sự nghiệp lớn liễu sinh thoát tử, hóa độ chúng sinh cần phải giác ngộ, nên gọi là Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant