Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 1: Thọ Giới, Học GiớiTrì Giới

12 Tháng Tư 201100:00(Xem: 8475)
Chương 1: Thọ Giới, Học Giới và Trì Giới

CƯƠNG YẾU GIỚI LUẬT
Hòa Thượng Thánh Nghiêm
Thích Nữ Tuệ Đăng dịch
Nhà xuất bản Thời Đại 2010

Thiên thứ nhất: Tự Luận

Chương 1: Thọ Giới, Học GiớiTrì Giới

I. THỌ GIỚI

Kinh Hoa Nghiêm nói: “Giới là gốc của Vô thượng Bồ đề”. Do đó, tinh thần căn bản của Phật giáo là ở sự tôn nghiêm của giới luật, tức là đệ tử của Phật phải tôn trọng và tuân giữ giới luật. Vì thế hễ là đệ tử của Phật, bất luận tại gia hoặc xuất gia khi bước vào cửa Phật thì điều trọng đại nhất là phải thọ giới. Bằng không thì dù tự xưng là tin Phật, học Phật, cũng chẳng được Phật giáo thừa nhận. Nói một cách khác: Ấy là người ngoài cửa.

Giới luật của Phật giáo, bởi vì sự bất đồng trên thân phận Phật tử và sự sai biệt của đẳng cấp, do đó cũng chia ra các loại có tên gọi như sau:

A. Giới tại gia có 4 thứ:

1. Tam quy giới

2. Ngũ giới

3. Bát quan trai giới

4. Bồ tát giới

Xuất gia có 5 thứ:

1. Sa diSa di ni giới

2. Thức xoa ma ni giới

3. Tỳ kheo

4. Tỳ kheo ni giới

5. Bồ tát giới

Ở đây có ba điểm cần phải bàn:

1. Có người cho rằng tam quy không phải là giới. Ngũ giới trở lên mới gọi là giới. Thật ra tam quy cũng là giới, bởi vì nghĩa của giới là cấm ngăn. Sau khi quy y cũng có ba thứ cấm ngăn:

¨ Quy y Phật suốt đời chẳng quy y thiên ma ngoại đạo.

¨ Quy y Pháp suốt đời chẳng quy y tà thuyết ngoại đạo.

¨ Quy y Tăng suốt đời chẳng quy y đồ chúng ngoại đạo.

Vì thế, bản thân của quy y Tam bảo là có bao hàm đặc chất của một loại giới.

2. Bát quan trai giới của người tại gia là 8 giới đầu tiên của hàng xuất gia Sa di, Sa di ni phải thọ. Do cửa ngõ này thông với con đường xuất gia, đóng chặt cửa sanh tử, vì thế gọi là Bát quan. Thêm vào đó, quá ngọ chẳng ăn gọi là trai, hợp lại là Bát quan giới trai.

3. Bồ tát giới gần đây, tại Trung Quốc thông hành Phạm Võng Giới bổn. Giới bổn này có thể thông cho tất cả chúng sanh của tứ thánh lục phàm (chúng sanh địa ngục chẳng thể thọ giới, song cũng có người cho rằng cũng có thể thọ giới), vì thế chẳng phân tại gia hoặc xuất gia. Những năm gần đâyĐài Loan truyền thọ Bồ tát giới, Tăng tục chia riêng, người xuất gia thọ Phạm Võng giới, người tại gia thọ 6 giới trọng và 28 giới khinh của Kinh Ưu bà tắc giới. Kỳ thực, đây là vấn đề cần phải thảo luận, vì trong Kinh Ưu bà tắc giới có nói rõ 6 giới trọng, 28 giới khinh là căn bản của giới Bồ tát, chứ không phải chính là Bồ tát giới.

Theo lý mà nói thì giới Bồ tát với Bồ tát giới, bất luận tại gia hoặc xuất gia đều bình đẳng.

Nhưng, Phật pháp tuy nói bình đẳng là nói bình đẳng đứng trên quan điểm tánh thể, chứ không phải nói bình đẳng ở trên sự bình đẳng không có già trẻ, không có tôn ty, không có trước sau. Phật nói mọi người đều có thể thành Phật, vì mọi người đều sẵn đủ Phật tánh, nhưng vì Phật tánh chưa hiển lộ nên họ chưa phải là Phật. Cho nên, ở trên giới luật của Phật giáo cũng có đẳng cấp và tầng lớp, từ Tam quy ngũ giới đến tầng cấp Tăng già, từng lớp tiến lên cao đều lấy Tam quy làm nền tảng, đến Bồ tát Tỳ kheo là đầy đủ. Người thọ Tam quy giới tự nhiên chẳng thể đạt được đến giới hạnh của Bồ tát Tỳ kheo giới. Trái lại, không có một vị Bồ tát Tỳ kheo nào chẳng thọ Tam quy giới. Vì thế nên biết Tam quy chỉ là phương tiện dẫn đạo nhập môn. Bồ tát Tỳ kheo mới là thân phận rốt sau tiến vào cửa Phật. Ba đời chư Phật ở tại nhân gian thành Phật cũng đều hiện tướng Tỳ kheo. Do đó, người thọ Tam quy giới rồi phải tiếp tục phát tâm cầu thọ Ngũ giới. Người thọ Ngũ giới rồi nên tiến thêm một bước, cầu thọ Bồ tát giới. Người thọ Bồ tát giới tại gia rồi như pháp phát tâm xuất gia, ấy là công đức vô lượng, song nếu không dẹp được duyên đời, không thể cạo tóc xuất gia thì nên thọ trì Bát quan giới trai mở một con đường xuất ly ngục tù sinh tử. Điều thiết yếu nhất là chẳng nên cho rằng tin Phật, quy y Tam bảo rồi là việc làm của người Phật tử đã xong.

II. HỌC GIỚI

Thọ giới cố nhiên chẳng thể khôngnghi thức thọ giới. Hoặc ở trước Sư Tăng phát tâm ân cần kính trọng khẩn thiết mà cảm phát giới thể, nhận được giới thể. Hoặc ở trước hình tượng Phật, Bồ tát, lễ bái sám hối thấy được hảo tướng, như thấy hào quang, thấy bông hoa, thấy Phật, Bồ tát đến xoa đảnh mà được thọ giới. Nhưng sự thọ giới đó chỉ là mở đầu cho một giai đoạn từng lớp của thân phận người đệ tử chứ tuyệt đối chẳng phải là giai đoạn hoàn thành, vì thế sau khi thọ giới cần phải học giới.

“Pháp môn vô lượng thệ nguyện học” của tứ hoằng thệ nguyệnpháp môn gì? Đều là học điều Phật học, hành điều Phật hành, chứng điều Phật chứng. Giới luật của Phật giáopháp môn rộng lớn dạy người học điều Phật học, hành điều Phật hành để đi đến chứng điều Phật chứng. Cũng có người chẳng hiểu, cho rằng giới chỉ là ngừa lỗi ngăn ác cũng giống như quy ước của xã hộiluật pháp của quốc gia. Thật ra, giới là cấm ngăn, cấm ngăn Phật tử chẳng làm ác. Nhưng giới điều của Phật giáo hữu hạn, tối thiểu chỉ 3 điều, tối đa là Tỳ kheo ni giới cũng chỉ có 348 điều, làm sao có thể thống nhiếp tất cả pháp môn được? Kỳ thật, giới luật của Phật giáo cấm ngăn chẳng làm ác cũng là cấm ngăn chẳng làm thiện. Điều nên làm phải làm, gọi là Tác trì; điều nên làm mà chẳng làm, là phạm giới. Điều chẳng nên làm thì chẳng làm, giọi là Chỉ trì; trái lại, điều chẳng nên làm mà làm, là phạm giới. Có một số người đối với sự nhận thức về Phật giới thì chỉ biết có một mặt tiêu cực là “ngừa lỗi ngăn ác” mà chưa thấy đến mặt tích cực là “làm các điều thiện”. Cho nên trong Du già Bồ tát giới bổn, 4 giới trọng, 43 giới khinh, cộng chung là 47 điều giới, trừ 4 điều giới căn bản ra, 43 điều kia, lại có thể đem 32 điều xếp vào lục độ, 11 điều gom vào tứ nhiếp. Cũng có thể nói lục độ, tứ nhiếp gồm hết Du già Sư địa giới bổn. Bốn giới trọng trước chưa phân biệt là phải gom vào đâu, song giới khinh đều do từ căn bản của giới trọng khai triển ra, giới khinh là phân chi của giới trọng, giới trọng là căn bản của giới khinh. Lục độ, tứ nhiếp là môn thiện hạnh lợi tha của Bồ tát Đại thừa. Như suy rộng ra thì lục độ bao trùm vạn hạnh, vạn hạnh thì có thể diễn hoá thành vô lượng pháp môn. Du già Bồ tát giới bổn là rút ra từ trong bộ Luận Du già sư địa.

Ngũ giới là giới điều căn bản nhất trong Phật giáo, nhưng cũng là căn bản của tất cả Phật giới, cho nên gọi ngũ giớicăn bản giới. Không luận là Bát giới, Thập giới, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni giới cho đến Bồ tát giới, không có một loại giới nào mà không căn cứ từ Ngũ giới mà sinh ra, cũng không có loại giới nào mà không lấy Ngũ giới làm trọng yếu hơn hết. Ngũ giới học chẳng tột thì tất cả giới không làm sao vào tay được. Ngũ giới giữ được thanh tịnh thì các giới khác giữ được rất dễ dàng.

Hãy xem 5 điều giới: sát sinh, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ, uống rượu; đây là việc rất phổ thông, rất giản đơn; song khi nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung của ngũ giới, chúng ta sẽ thấy rằng chẳng phải là việc giản đơn và phóng túng như có một số người lầm tưởng. Đại sư Hoằng Nhất là vị Cao tăng thời cận đại nổi tiếng về luật học và trì luật. Nhưng Ngài tự nghiệm Ngài chẳng những không đủ tư cách của Tỳ kheo, cũng không đủ tư cách của Sa di, thậm chí cũng chẳng đủ tư cách Ưu bà tắc của mãn phần ngũ giới. Chúng ta thử nghĩ: Một vị Cao tăng trì luật nghiêm cẩn còn không dám tự khoe mình là người thanh tịnh mãn phần ngũ giới, thì bọn chúng ta có ai dám nói mình là người hành trì ngũ giới thanh tịnh chăng? Chỗ này cần phải hiểu rõ sự tự nghiệm của Đại sư Hoằng Nhất, tuyệt đối chẳng phải vì Ngài phá căn bản đại giới, mà là ý nói đến bộ phận vi tế của ngũ giới không làm sao cho được chu toàn. Do đó đủ thấy tính chất trọng yếunghiêm trọng của ngũ giới. Bởi vì ngũ giớicăn bản của các giới, các giới phần nhiều do ngũ giới triển khai, các giới có khuyết phạm thì ngũ giới ắt hẳn chẳng tuyệt đối thanh tịnh. Một điểm này, hy vọng người thọ giới rồi thiết thực chú ý chẳng nên tâm cao ý cuồng cho mình đã là Phật tử thanh tịnh. Vậy, nếu thọ giới mà chẳng học giới thì đâu biết được sự nghiêm chỉnhvi diệu của giới luật!

 III. TRÌ GIỚI

Mục đích của thọ giớihọc giớitrì giới. Nếu như học mà không thọ không trì, ấy là nói tên món ăn không no bụng đói, là đếm của báu cho người. Phật chế giới là muốn cho Phật tử tuân theo thực hành, chẳng phải để cho Phật tử tăng trưởng sự hiểu biết giúp cho việc đàm luận để đi phê bình Hoà thượng này phạm giới, ni cô kia chẳng giữ quy cũ. Đây cũng chính là việc rất đau lòng trong cửa Phật ngày nay. Việc xấu trong cửa Phật hơn phân nửa là do Phật tử truyền bá ra, lại còn thêm dầu thêm tương, càng truyền càng xa sự thật. Ông nói việc xấu của tôi, tôi vạch thẹo của ông, chỉ sợ nói chẳng độc, chỉ sợ vạch chẳng sâu, đến cuối cùng khiến cho người nghe có cảm tưởng rằng thật không có một đệ tử Phật nào kể ra thanh tịnh cả! Đây chẳng những huỷ diệt danh dự của chính Phật tử, là cũng là phá nát tín tâm của thiện tín, ấy là làm tổn hoại sự trang nghiêm của Tam bảo.

Nếu như đệ tử Phật, người nào cũng đều học giới, trì giới, thì người phạm giới chắc chắn giảm bớt, không còn có sự phê bình công kích người phạm giới. Bởi vì một người chân chính trì giới, không bao giờ muốn mình phạm giới. Nếu người ấy thấy người khác phạm giới, người ấy chỉ đến trước mặt người phá giới khuyến cáo cho đến ân cần khuyên can ba lần. Qua ba lần khuyên can, người phá giới kia nghe thì tốt, bằng không nghe thì làm phép yết ma (Chế độ Tăng đoàn hội nghị). Nếu không có cách làm cho người phạm giới tuân hành, thì trong lòng mỗi người chúng ta rất đau buồn cho người phạm giới. Bằng muốn nói, có thể trong thời tụng giới Bồ tát vì người phạm giới cử tội để đại chúng xử đoán, tuyệt đối chẳng nên thấy đâu nói đó, thấy người liền nói chẳng phân trường hợp, chẳng kể thời gian, chẳng cần biết người nghe là ai. Nếu chẳng được như thế, thì người nói lỗi người khác cũng là người phạm giới. Nếu như nói đúng, thì chính người cũng phạm giới “nói lỗi tứ chúng”; nếu nói chẳng đúng sự thật thì còn phạm thêm giới “vọng ngữ”, nếu như người bị nói là người xuất gia thì người nói lại phạm thêm giới “huỷ báng Tam bảo”. Ba điều giới này đều là giới trọng của Bồ tát, không luận là tại gia hay xuất gia đều phạm tội Ba la di. Tội Ba la di là tội lớn, hiện tại mất đi giới thể, sau khi chết bị đoạ vào địa ngục một thời gian dài bằng 16 ngàn năm tuổi thọ của trời Tha Hoá Tự Tại, tương đương với 92 vạn 1600 vạn năm của nhân gian. Vì thế, một người trì giới nghiêm cẩn tuyệt nhiên chẳng khinh suất nói người khác phạm giới. Nếu như người thường ưa thích nói người khác phạm giới, thì chính người đó trước tiên là người thường hay phạm giới.

Ở đây có một điểm cần phải chú ý: Đoạn trước có nói qua giới luật của nhà Phật là có thứ lớp giai đoạn, vì thế ở trên thân phận mà nói cũng có sự phân biệt rất nghiêm khắc. Theo sự quy định trong phép yết ma, Phật tử phạm giới nếu chẳng tự phát lồ (vì phạm giới có khinh trọng, nên hoặc ở trước một vị, ba vị, bốn vị Tỳ kheo thanh tịnh phát lồ sám hối, hoặc ở trước đại chúng Tăng phát lồ sám hối), thì người thấy người ấy phạm giới phải khuyên người ấy phát lồ sám hối, phải ba lần can gián, nếu chẳng nghe, nên ở tại đại chúng làm phép yết ma cử tội người ấy để được đại chúng hội nghị bàn về phương thức xử phạt người ấy. Nhưng cử tội cũng có sự hạn chế của thứ lớp loại biệt. Tỳ kheo có thể cử tội của bảy chúng. Tỳ kheo ni thì trừ Tỳ kheo ra có thể cử tội sáu chúng. Chúng xuất gia có thể cử tội chúng tại gia. Chúng tại gia không được cử tội chúng xuất gia. Tuyệt đối chẳng được tuỳ tiện cử tội của người khác. Đây không phải Phật bày ra để che chở Tỳ kheo, nhưng do vì Tỳ kheo có thể nghiên cứu tất cả giới luật, có thể dạy răn tất cả mọi người, còn các chúng khác đều không có khả năng ấy. Tỳ kheo ni chẳng được nghiên cứu giới Tỳ kheo thì làm sao biết Tỳ kheo phạm giới gì? Hai chúng tại gia chẳng cho nghe tụng đại giới, đâu biết rõ nội dung của Đại luật mà chỉ trích người xuất gia phạm giới? Người xuất giaquy chế Tăng đoàn của người xuất gia, người xuất gia phạm giới tự có sự chế tài của Tăng đoàn, người tại gia đâu được vượt bực phạm thượng cử tội? Đồng thời, một người tại gia chưa thông Đại luật, chưa có nhận thức thông suốt về khai giá trì phạm của Đại luật mà cử tội người xuất gia thì cử tội không đúng. Vì thế nếu người xuất gia phạm giới, chúng tại gia chẳng những không được cử tội, mà ngay cả can gián cũng không đủ tư cách nữa.

 IV.  LẤY GIỚI LÀM THẦY

Nếu như mọi người trì giới, Phật giáo tất nhiên hưng thịnh, Nhưng, đề xướng sự trang nghiêm của luật chế trong xã hội Phật giáo của Trung Quốc lại rất khó khăn. Đoạn trước có nói đến pháp yết ma của Tăng đoàn vốn là biện pháp tốt nhất để đệ tử nhà Phật tự thanh lọc, tự kiểm điểm, nhưng ngặt vì Phật giáo Trung Quốc không đoàn kết. Phật giáo Trung Quốc của thời Đại Lục ( trước năm 1949), các tòng lâm lớn có sự chế tài của thanh quy, người phạm trọng giới thì bị đuổi đi. Tòng lâm đều tự có thanh quy, còn các chùa tư thì lại chẳng chịu sự cai quản của giáo hội cấp trên, vì thế chỗ này đuổi đi chỗ kia lại dung chứa, ở chỗ này phạm quy cũ nặng, có thể đến chỗ kia tái phạm, cho nên đối với vấn đề phạm giới cũng chẳng được xem trọng. Đồng thời, sự đuổi đi của tòng lâm thường thường là do quyền lực của một thiểu số Chấp sự Tăng, chứ không phải hiệu quả từ trong pháp yết ma của Đại chúng Tăng ra, cho nên khó tránh khỏi không có sự quan hệ ân oán của một thiểu số người. Không giống như tinh thần căn bản của chế độ Tăng đoàn, sự quyết nghị của Tăng đoàn tức là sự quyết nghị của đại biểu mười phương đại chúng. Nếu phạm đại giới sau khi Tăng đoàn chế tài thì cũng đồng như sự chế tài của mười phương đại chúng Tăng, một chỗ tẫn xuất (đuổi đi), thì tất cả chỗ chẳng cho dung thân; bởi vì Tăng phòngmọi nơi đều thuộc Tăng đoàn. Thể theo giới luật, sau khi làm phép yết ma là được sự chấp thuận của mười phương Đại chúng Tăng. Sau khi Phật diệt độ, Phật tử lấy giới làm thầy, giới do Phật chế, tôn trọng giới luật tức là tôn trọng Phật; là Phật tử phải tôn trọng giới luật, vì thế, chỉ cần một lần phạm căn bản đại giới tức là đã xả giới hoàn tục. Đây là tinh thần căn bản của Phật chế. Vậy mong chúng ta khôi phục lại tinh thần căn bản này, bằng không chỉ là phê bình người khác phạm giới, thế nên người phạm giới càng ngày lại càng nhiều.

Có lấy giới làm thầy, chúng ta mới có thể chính mình trì giới, cùng trợ giúp và bảo hộ người khác trì giới. Nếu không đa số người chẳng trì giới, người trì giới lại sẽ mất đi sự bảo hộ đáng lẽ ra phải có, ấy thật là pháp nhược ma cường vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15705)
Đại Chánh Tân Tu số 0018 - Hán dịch: Ðại Sư Pháp Hiền (đời Tống), Việt Dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16398)
Giới là nguồn cội của hết thảy Thiện pháp, là nền tảng của Tam vô lậu học và mọi quả vị Giải thoát... Nguyên tác: Lý Viên Tịnh; Thích Giác Quả dịch
(Xem: 23625)
Tại Gia Bồ Tát Giới Bổn - 3 ngôn ngữ Anh, Việt, Hoa - Nhiều Tác Giả
(Xem: 17514)
Tập Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn này được chúng tôi biên soạn như một phần trong công trình dịch thuật và chú giải kinh Đại Bát Niết-bàn... Nguyễn Minh Tiến
(Xem: 81355)
Kinh Nhật Tụng - Kinh Tụng Hằng Ngày
(Xem: 19612)
Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni - Đời Đường, nước Kế Tân, Tam Tạng Sa môn Phật Đà Ba Ly vâng chiếu dịch, Việt dịch: Sa-môn Thích Thiện Thông.
(Xem: 20263)
Kiền Long Đại Tạng Kinh bao gồm 168 tập, chứa đựng 1669 bộ Kinh văn... Tổng hợp Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 47467)
Bấy giờ, năm trăm công tử Ly-xa, dẫn đầu bởi Bảo Tích (Ratnākāra), mỗi người mang theo một cây lọng quý, biểu hiệu quyền quý, đến vườn Xoài cúng dường Phật... Tuệ Sỹ
(Xem: 39237)
Trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
(Xem: 15848)
“Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh vũ trụ trên hai phương diện bản thểhiện tượng, tuy vậy không rời tính thực dụng của Phật pháp trong đời sống tu tập... Thích Đức Trí
(Xem: 23259)
Niệm Phật Vô Tướng - Lí Luận và Nhập Môn Pháp Môn Niệm Phật Viên Thông của Bồ Tát Đại Thế Chí, Nguyên tác: Tiêu Bình Thật cư sĩ, Cư sĩ Hạnh Cơ dịch
(Xem: 19295)
Kinh Vô Lượng Nghĩa - Tam tạng pháp sư Đàm Ma Già Đà Da Xá, người Thiên-trúc, dịch từ Phạn văn ra Hán văn tại Trung-quốc, vào đời Tiêu-Tề; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 15218)
Kinh Hạnh Nguyện Phổ Hiền - Tam Tạng pháp sư Bát Nhã, người nước Kế-tân, dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào đời Đường; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 16827)
Bản nầy thứ tự kinh văn số 1726 được khắc vào đời nhà Minh Vạn Lịch -Trung Quốc - và đang lưu trữ tại Báo Ân Tạng thuộc chùa Jojoji - Tăng Thượng tự - Tokyo, Nhật Bản... HT Thích Như Điển
(Xem: 13098)
Có lần Đấng Thế Tôn ngụ tại vùng của bộ tộc Thích-ca (Sakka) tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) trong khu vườn Ni-câu-đà (Nigrodha).
(Xem: 13162)
Đây là những điều tôi nghe Bụt nói vào một thời mà người còn lưu trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ Đà. Hôm ấy, cư sĩ Cấp Cô Độc cùng với năm trăm vị cư sĩ khác đã tìm đến nơi cư ngụ của thầy Xá Lợi Phất.
(Xem: 49046)
Trong khế kinh, Đức Phật nói. "Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật"... HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 23361)
Giới luậtsinh mệnh, là sự sống của Phật tử, nhất là của hàng Tỳ kheo thừa Như lai sứ, hành Như lai sự... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 19449)
Ba học Giới, Định, Tuệ là những nhân tố then chốt nhất của người học Phật, như chiếc đỉnh ba chân, thiếu một tất không thể đứng vững. Nhưng giới học, hay là giới luật học, lại là căn bản nhất... HT Thích Thanh Kiểm
(Xem: 17196)
Luật Học Tinh Yếu - Muốn qua sông phải nhờ thuyền bè, muốn vượt bể khổ sinh tử phải nương nhờ Giới pháp... HT Thích Phước Sơn
(Xem: 32167)
Cúi đầu lễ chư Phật, Tôn Pháp, Tỳ-kheo Tăng, Nay diễn pháp Tỳ-ni, Để Chánh pháp trường tồn... HT Thích Trí Thủ dịch
(Xem: 27494)
Luật Tứ Phần - Việt dịch: HT Thích Đổng Minh; Hiệu chính và chú thích: Thích Nguyên Chứng, Thích Đức Thắng
(Xem: 14345)
Du Già Sư Địa Luận Thích - Trước tác: Bồ Tát Tối Thắng Tử; Hán dịch: Tam-Tạng Pháp Sư Huyền Trang; Việt dịch: Thích Tâm Châu
(Xem: 14816)
Pháp Hoa Tông Yếu, Thứ tự kinh văn số 1725 trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh do Ngài Nguyên Hiểu sọan chữ Hán, Sa Môn Thích Như Điển dịch.
(Xem: 18651)
Bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa xuất bản hôm nay không có một liên quan nào, về mọi phương diện, với những bộ Kinh danh đề tương tựchúng ta thấy trong Đại tạng... Chánh Trí Mai Thọ Truyền
(Xem: 16448)
Tỳ Kheo Huệ Chiểu chùa Đại Vân ở Chuy Châu sọan, Sa Môn Thích Như Điển Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc dịch từ Tiếng Hán sang tiếng Việt trên chuyến Hoằng Pháp Âu Châu năm 2013
(Xem: 13943)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, thuộc Luận Tập bộ toàn. Thứ tự kinh văn số 1663 (562-563)... HT Thích Như Điển
(Xem: 17303)
Tác Giả: Tăng Triệu Ðại Sư - Lược Giải: Hám Sơn Ðại Sư; Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
(Xem: 19417)
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú - Do HT Thích Như Điển dịch Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh
(Xem: 28071)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử tiếp tục truyền bá giáo lý của ngài trong nhân gian. Đồng thời, để bảo đảm giáo lý của ngài một cách trung thực cho hậu thế, họ đã gom lại kết tập để soạn thành một tập toàn bộ kinh điển.
(Xem: 14420)
Toàn thể đại dụng, thu nhiếp xưa nay ngay trên đường; dứt trí tuyệt ngu, vật và ta ngang bằng nơi kiếp ngoại ... HT Thích Thiện Siêu
(Xem: 16971)
Luận về Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa - Phiên dịch, chú giải: Daniel B. Stevenson & Hiroshi Kanno - Phiên dịch, thi hóa: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm
(Xem: 22209)
Suốt trong 45 năm thuyết pháp, đức Phật đã nói rất nhiều Pháp ngữ, bao gồm nghĩa lý thâm thiết để cởi mở nghiệp khổ cho chúng sanh... HT Thích Thiện Siêu dịch
(Xem: 23352)
Thiện nam tử! Có một loại pháp Bồ tát nên diệt trừ. Ðó là pháp tham. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn.
(Xem: 28045)
Bộ kinh Lăng Nghiêm Tông Thông này được Ngài Thubten Osall Lama, tức Nhẫn Tế thiền sư, Đức Sơ Tổ Tây Tạng Tự, dịch và chú thích thêm từ bản Hán văn sang Việt văn...
(Xem: 64889)
Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
(Xem: 33267)
Thế Tôn, nếu con nghĩ rằng con đắc đạo A La Hán, thì Thế Tôn chẳng nói Tu Bồ Đề là một hành giả thanh tịnh hạnh. Vì Tu Bồ Đề vốn là vô sở hành...
(Xem: 40212)
Tam thế chư Phật, chư Đại-Bồ-tát, thật chứng và nhập một với Pháp-giới-tính nên phát-khởi vô-duyên đại-từ, đồng-thể đại-bi, hiện ra vô số thân, theo duyên hóa-độ vô-lượng vô-biên chúng-sinh...
(Xem: 25154)
Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựu pháp khí cho già lam, pháp thức hành trì cho cư gia phật tử để xây nền thiện pháp...
(Xem: 50274)
Khi bạn tiếp tục tiến tới trên đạo lộ một cách đúng đắn, với ý định trở thành một con người giác ngộ, bạn phải kiểm soát tâm theo đúng cách...
(Xem: 38582)
Sách này thâu kết lời giảng của đức Đalai Lama về bài kinh ngắn mang tựa đề Bát Nhã Tâm Kinh, một trong những bộ kinh Phật giáo Ðại thừa quý giá nhất.
(Xem: 27356)
Kinh Trường Bộ thi hóa (3 tập) - Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli - Chuyển thể Thơ: Giới Lạc Mai Lạc Hồng
(Xem: 28616)
Trọng tâm cứu khổ của Ngài Quán Thế Âm nhằm giải thoát sự khổ tâm, khổ tinh thần. Một khi con người đã giải thoát khổ tinh thần thì thân thể sẽ lành mạnh.
(Xem: 52273)
Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ (Lamrim Chenmo) - Nguyên tác: Je Tsongkhapa Losangdrakpa - Việt dịch: Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
(Xem: 35921)
Địa Tạng Bồ Tát Bản Tích Linh Cảm Lục - Liêu Nguyên dịch, Hiệu đính: HT Thích Như Điển
(Xem: 32940)
Kinh Kim Cương lấy vô tướng làm tông, vô trụ làm thể, diệu hữu làm dụng. Từ khi Bồ-đề Đạt-ma đến từ Tây Trúc truyền trao ý chỉ kinh này khiến người đời ngộ lý đạo, thấy tính.
(Xem: 50884)
Sự giải thoát tinh thần, theo lời dạy của Ðức Phật, được thành tựu bằng việc đoạn trừ các lậu hoặc (ô nhiễm trong tâm). Thực vậy, bậc A-la-hán thường được nói đến như bậc lậu tận...
(Xem: 74958)
Kinh chữ Hán - ĐĐ. Thích Hạnh Phú sưu tầm & biên soạn
(Xem: 36183)
Sắc là vô thường. Vô thường tức là khổ. Khổ tức là chẳng phải ta. Cái gì chẳng phải ta thì cũng chẳng phải sở hữu của ta. Quán sát như vậy gọi là chân thật chánh quán.
(Xem: 49032)
Người nhất tâm nghe kinh có hai hạng: nghe rồi thọ trì pháp và nghe rồi không thọ trì pháp. Người nghe rồi thọ trì pháp là hơn, người nghe rồi không thọ trì pháp là kém.
(Xem: 31040)
Nếu dùng hình sắc để thấy ta, Dùng âm thanh để cầu ta, Người nầy hành tà đạo, Chẳng thể thấy Như Lai... HT Thích Như Điển
(Xem: 33970)
Kinh Bại Vong (Parabhava-sutta) rút từ Tập Kinh (Suttanipata), kệ số 91-115, trang 18-20, Pali Text Society... HT Thích Thiện Châu dịch
(Xem: 28939)
Trải qua nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Ðức Ðạo sư đã hóa độ đủ mọi hạng người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp, sang hèn... Thích Phước Sơn
(Xem: 58867)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại Trúc Y Ðạo tràng trong thành Thất-la-phiệt, cùng các vị đại Tỳ-khưu chúng gồm 1.250 người đều đầy đủ.
(Xem: 46302)
“Ðức Thế Tôn nghe Phạm vương ba lần ân cần thưa thỉnh, liền dùng Phật nhãn soi khắp thế giới chúng sanh, thấy sự ô nhiễm của chúng sanh có dày có mỏng...
(Xem: 43861)
Khi Đức Phật nói danh hiệu chư Phật đời quá khứ, có mười ngàn Bồ Tát, được Vô sinh nhẫn, tám trăm Thanh Văn, phát thiểu phận tâm, năm ngàn Tỷ khưu...
(Xem: 43252)
Kinh vừa là Kinh Phật, lại vừa là miệng Phật. Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã...
(Xem: 45981)
Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng...
(Xem: 48065)
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Trọn bộ 11 tập - 600 cuốn; Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Nghiêm
(Xem: 63788)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant