Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

I. Dẫn Nhập

28 Tháng Tư 201100:00(Xem: 8876)
I. Dẫn Nhập

KINH BỐN MƯƠI HAI BÀI
HT. Thích Trí Quang dịch

Dẫn nhập

Tài Liệu và Ký Hiệu
Những tài liệu với ký hiệu sau đây được dùng để viết lời dẫn nhập này. 
Đại tạng kinh bản Đại chính, các tập 17, 55, 98 và 99, ký hiệu là Chính 17 ... Tục tạng kinh bản chữ Vạn tập 59, ký hiệu là Vạn 59. Thái hư toàn thư tập 6. Kinh ày, kinh Tứ thập nhị chương (kinh 42 bài), viết tắt là kinh 42 bài. Kinh này mà bản A, ký hiệu là A/1 (bản A bài 1); bản B, ký hiệu là B/1 (bản B bài 1). Phật học nghiên cứu, bài 2, trang 3-7. 

Văn Bản Kinh 42 Bài
 
Văn bản ấy không duy nhất, chứng tỏ có sự sửa chữa thấy rất rõ. Ít nhất, trong khi tôi viết bài này, kinh 42 bài có các bản chính văn sau đây. 

1. Bản A, nằm trong Chính 17/722-724. Bản này tương đối xưa nhất. Tôi chắc không có vào thời Hậu Hán thì cũng có vào thời Tam quốc. Chữ và văn đều xưa, nhưng nguyên chất thấy rõ. Chỉ có bài 10 không có điều gặp thiện tri thức, 1 yếu tố quan trọng; bài 27 không có câu chót "sinh tâm độ thoát", 1 câu rất quan trọng; bài 42 không có 2 điều không đáng không có, đó là "coi cái trò phải trái như 6 con rồng cùng múa" và "coi sự sinh diệt của tất cả các pháp như cái cây trải qua 4 mùa"; bài 40 ví dụ hơi lạ. Ngoài ra, tất cả đều hoàn chỉnh. Duy văn tự của bản A thì quả là xưa: chữ rác khá nhiều, văn cũng vậy. Nhưng chính điều này chứng tỏ chính văn nguyên thỉ của kinh 42 bài là bản A này. 

2. Bản B là bản thông hành hiện nay. Bản này cũng không phải có sau hết. Nhưng sớm nhất cũng phải có vào đầu Tống, vì văn tự ngữ khí thuần túy là văn phong lý học của thời ấy. Bản này chữa bản A mà thành, điều ấy quá rõ rệt. Nhưng chữa theo ý riêng nhiều quá. Trước hết, có 2 chỗ chữa, có thể nói quá sai, đó là A/9 chữa thành B/11, và A/15 chữa thành B/18. Thêm thì nhiều nhất là B/12 và B/42, chưa kể có bài bớt trọn, có bài thêm trọn, coi bảng đối chiếu sau đây sẽ thấy. Đặc biệt có bài bớt không nên bớt, đó là A/36 thành B/36; có bài chữa không nên chữa, đó là A/7 thành B/9. Bây giờ hãy nói văn khí. Rõ ràng người chữa thành bản B rất sính dùng ngữ khí Thiền tông (mà cũng chỉ từ Tống về sau). Cứ đọc các bài 2, 11, 12, 18, 36 và 42 thì thấy. Nói thí dụ, trong bài B/11, có chữ kiến tánh học đạo, chữ này hoàn toàn là của Thiền tông, không làm gì có trước Đường, làm gì có trước nữa. Sự sính dùng ngữ khí Thiền tông, sính đến nỗi chỗ nào xổ ra được là xổ ra, bất kể đúng sai, lợi hại. Cứ đọc câu nói láy "tâm đạo nhược hành, hà dụng hành đạo" (B/40) cũng đủ thấy. Ngữ khí Thiền tông hay cầu kỳ, phóng túng, hồn hàm, thêm nữa là văn phong lý học thời Tống, thì bản B được thông hànhưa chuộng, cũng không lạ. 

3. Ngoài 2 bản trên, có thể tìm thấy vài bản nữa. Thứ nhất là chính văn của hoàng đế Chân tông của đời Tống đã chú thích (Vạn 59/25-33). Chính văn này hỗn hợp cả 2 bản A và B mà thành, cũng bỏ chỗ không nên bỏ, thêm cái không đáng thêm, chữa điều không nên chữa. Thậm chí đầu và cuối kinh còn thêm "Lúc ấy đức Thế tôn nói cho bản kinh chân thật gồm có 42 bài", "Chư vị đại tỷ kheo nghe những điều Phật tuyên thuyết, ai cũng hoan hỷ phụng hành". Thứ hai, chính văn của Quán đảnh hành giả Tục pháp (Vạn 59/49-52), lời tựa nói "ngẫu nhiên được một phường bản tốt", nhưng nội dung chỉ lấy câu chót của A/9 làm thành bài 12, còn lại toàn là lấy bản B, nhưng cũng có câu đầu và câu cuối như bản thứ nhất. Ngoài 2 bản này, có vài bản theo bản thứ hai, còn tất cả đều là bản B. Điều kỳ lạ, là trong tất cả lời mở đầu, dầu bằng dạng nào, cũng không thấy ai nói đến bản A. 

Đến đây đã có thể tổng kết được. Rằng kinh 42 bài thực sự chỉ 2 bản A và B là đáng nói. Bản A có thể nói là nguyên hữu, bản B rõ ràngsửa chữa bản A. Vì sự nguyên hữu mà bản A tôi trọng hơn cả - mặc dầu tôi vẫn dịch bản B để tiện đối chiếu, tham khảo. Sau hết, vì bản A chữ rác hơi nhiều, văn lại có thể làm gọn, nên tôi dịch bản A rồi, lại làm một bản trùng trị, chữa lại chính văn bản A, rồi dịch và lược giải. Thâm ý chỉ để đánh bóng bản A mà thôi. 

Lai Lịch Kinh 42 Bài 

Tôi để mục này riêng ra, và nói ở đây, là để dễ thấy. Theo sách Phật học nghiên cứu của Lương Khải Siêu (bài 2, trang 3-7), thì kinh 42 bài không thể nói là dịch phẩm của thời Hậu Hán, mà nên nói là thời Tam quốc, lưỡng Tấn, và dịch giả có thể là Chi Mẫn Độ, cũng có thể là Chi Khiêm. Nhưng điều bất cẩn và sai lầm lớn lao của Lương Khải Siêu là chỉ nói bản B mà không đọc đến bản A, dầu bản này mới là của Đại tạng. Nói bản B thì nên nói sớm lắm là trước thời Tống, nói thời Tam quốc và lưỡng Tấn thì sớm quá. Ấy là chỉ căn cứ văn tự mà đã thấy nên nói như vậy. 

Chính 98/660 và 678 (Mục lục trước dịch của Đại tạng kinh bản Đại chính), nói các ngài Ma đằng và Pháp lan, người Trung Ấn, năm 67, thời Hậu Hán, đến Lạc dương, cùng nhau dịch kinh 42 bài. 

Chính 55/5 (Xuất tam tạng ký tập, của ngài Tăng hộ, một vị bác học), điều Tứ thập nhị chương kinh, ghi "kinh 42 bài thời Hiếu minh hoàng đế thiếu trong kinh lục của ngài Đạo an". 

Chính 49/49 (Lịch đại tam bảo ký, của Phí Trường Phòng, học sĩ dịch kinh) ghi "kinh 42 bài là kinh đầu tiên ở Trung hoa. Cựu lục nói kinh ấy vốn là kinh sao chép của nước ngoài (Ấn độ), sao chép từ các bộ kinh lớn mà toát yếu để hướng dẫn quần chúng, tựa như Hiếu kinh có 18 bài". 

Xuất xứ nói trên mà ở trang khác, nơi điều Chi Khiêm, ghi "kinh Tứ thập nhị chương này dịch ra lần thứ 2, hơi khác với bản dịch (thứ 1) của ngài Ma đằng, văn nghĩa chín chắn, câu lời trang nhã. Thấy trong mục lục riêng" (Chính 49/57-58). 

Căn cứ những tài liệu trên đây thì có đến 2 bản dịch về kinh 42 bài. Người ta có thể dễ dàng nói đó là bản A và bản B, 1 của ngài Ma đằng, 1 của ngài Chi Khiêm. Nhưng tôi quả quyết không "hơi khác"gì cả, mà bản B là chữa bản A, và không có trước thời Tống. Không thiếu chữ trong bản B, dầu chữa bản A mà không cần dè dặt, nên đạo có chỗ đã thành pháp, đệ tử đã ra Phật tử ... Có chỗ chữa mà là viết, không thể nào nói là văn dịch. Kết luận của tôi là nếu có 2 bản kinh 42 bài thì, từ lâu, chỉ còn 1 bản, và bản ấy là bản A. Còn bản B đích là chữa bản này mà thành. 

Nội Dung Kinh 42 Bài 
Về nội dung hình thức, dưới đây là bản đối chiếu 42 bài của bản A và bản B. 
Bản A 
 Bản B 

không có tiểu dẫn 
1 1 
không có 2 
2 3 
3 4 
4 5 
5 6 và 7 
6 8 
7 9 
8 10 
9 11 
10 12 
11 13 
12 14 và 15 
13 16 
14 17 
15 18 
16 19 
17 không có 
18 20 
19 21 
20 22 
21 23 
22 24 
23 25 
24 26 
25 27 
26 28 
27 29 
28 30 
29 và 30 31 
31 32 
32 33 
33 34 
34 35 
35 không có 
36 36 
37 38 
38 37 
39 39 
40 không có 
không có 40 
41 41 
42 42 

 
Đáng lẽ là tôi nên làm cái dấu gì đó để cho thấy bài nào bản B đã chữa nhiều hay chữa ít. Nhưng người đọc sẽ tra thấy không khó, nên thôi. Về nội dung ý nghĩa, tuy 42 bài là trích yếu hoặc trích diễm, nhưng rõ ràng trích với ý nghĩa được đặt định, nên rất nhất quán. Ý nghĩa ấy là tu hành tứ đế

Ngay trong bản A, ít ra là các bài 9, 12, 13, 14, 27, 36, đều có chữ và nghĩa của đại thừa. Nhưng toàn là do cái thế của ý nghĩa nên nói thấu đại thừa mà thôi. Thêm nữa, người làm việc trích yếu và trích diễm rõ ràng không phải là học giả chỉ thừa nhận tiểu thừa. Dầu vậy, tu hành tứ đế vẫn là xương cốt máu thịt của kinh 42 bài. Bản B chữa và thêm rất đại thừa thật đấy, nhưng là vụn vặt, thừa cái thế văn ý mà nói theo ngữ khí Thiền tông, không thể chứng tỏ kinh 42 bài, qua bản B, là đại thừa. Bản B chỉ làm cái việc điểm bông hoa đại thừa rực rỡ trên cái áo tiểu thừa khá mộc mạc. 

Ý nghĩa tu hành tứ đế của kinh 42 bài như thế nào? 
a. Về mục đích (bài A/1) là A la hán, là ái tận niết bàn: là diệt đế
b. Về đối tượng (hầu hết 42 bài) là ái dục, là kiến hoặc tu hoặc: là tập đế
c. Về phương pháp (cũng hầu hết 42 bài) là đạo đế

Chủ yếu trong mục C, rất dễ dàng thấy 42 bài dạy làm theo 8 chánh đạo, nhắm vào ái dục. Ái dục, nói xác là tình áitình dục, nói rộng là ưa thíchham muốn. Tuy nhấn mạnh đến sắc dục, kinh này vẫn nói đủ cả 5 dục: tài (tiền tài) sắc (sắc dục) danh (hoa danh) thực (thực dục) thụy (ngủ nghỉ). Chữ đạo mà kinh này nói, tuy nhiều mà rất rõ: đa số chỉ cho diệt đế, thiểu số chỉ cho đạo đế; không thể (và rất không nên) cố chỉ ép cho chân như

Nội dung như vậy thật đơn giản. Và do vậy mà rất quí báu, cho cấp độ tu học sơ cơ. Cũng cần phải nói, tuy 42 bài có thể nói là những lời huấn dụ cho bất cứ ai, nhưng rõ ràng trước hết, và chủ yếu, là nói cho người xuất gia

Mặt khác, nội dung kinh 42 bài còn có 3 điều nữa mà không kinh luận nào nói đơn giản và quan trọng bằng. Đó là một, đề cao sự hiếu với cha mẹ (bài 9 bản A), hai, đề cao hành vi (Nghiệp), và ba, đề cao ngũ giới (bài 3 của bản A). Ba điều này nói thật chính xác và rất rõ về cái mà sau này gọi là Phật giáo nhân thừa

Một hôm tôi đột nhiên nghĩ nhiều đến kinh 42 bài. Mối nghi ngờ bản B có từ lâu lại khơi dậy. Tôi mới tra Đại tạng kinh bản Đại chính mà coi, vì biết ở đó có ghi chú cần thiết. Quả nhiên tìm thấy chính văn bản A. Cảm vì sự chất phác của chính văn ấy, vì tư tưởng thiết cận và nhất quán của kinh này, nhất là cảm vì câu nói chót của bài A/9 mà tôi đọc được gần ngày Vu lan, nên tôi làm việc liền cho kinh 42 bài, hiến dâng chút phước này lên đức Địa tạng đại sĩ, cầu nguyệnhồi hướng cho hiện thếđa sinh phụ mẫu, cho sư trưởng thiện hữu, cho pháp giới hữu tình

Địa tạng đại sĩ thánh đản

2 9 . 7 . 2 5 3 7 

Trí Quang 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15594)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15037)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14880)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13309)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14477)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20245)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18464)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30783)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12445)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15534)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13793)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13966)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13557)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14501)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13756)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16752)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15416)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31282)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18864)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15042)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14646)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14614)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13836)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19731)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14480)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14555)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14754)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14803)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17970)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13620)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13746)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14989)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14202)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16479)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15380)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13550)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13198)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13314)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13024)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14131)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14755)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14276)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14650)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13045)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13823)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13290)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13788)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14718)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14816)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13333)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12868)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13783)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13720)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13370)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13921)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13727)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12653)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14865)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12898)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12502)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant