Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

2. Năm Tội Vô Gián

03 Tháng Năm 201100:00(Xem: 17159)
2. Năm Tội Vô Gián

KINH LĂNG GIÀ
LĂNG GIÀ A BẠT ĐA LA BỬU KINH
Pháp Sư Tam Tạng Ấn Độ Cầu Na Bạt Đà La dịch từ Phạn sang Hán đời nhà Tống.
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực

QUYỂN THỨ BA

CHÁNH VĂN :

Khi ấy, Đại Huệ bồ tát bạch Phật rằng :

- Thế Tôn! Như Thế Tôn nói "Thiện nam, tín nữ hành nghiệp Ngũ Vô Gián mà chẳng đọa địa ngục A Tỳ". Thế Tôn! Tại sao thiện nam, tín nữ hành nghiệp Ngũ Vô Gián mà chẳng đọa địa ngục A Tỳ?

Phật bảo Đại Huệ :

- Hãy chú ý nghe và khéo ghi nhớ, ta sẽ vì ngươi mà thuyết.

Đại Huệ bồ tát bạch Phật rằng:

- Lành thay thế Tôn! Cúi xin thọ giáo.

Phật bảo Đại Huệ:

- Thế nào là nghiệp NGŨ VÔ GIÁN? Ấy là giết cha mẹ, hại La Hán, phá hòa hợp tăng, ác tâm làm thân Phật ra máu.

- Đại Huệ! Nói GIẾT CHA MẸ ở đây là ám chỉ hai thứ căn bản của sự thọ sanh, do tham ái làm mẹ, vô minh làm cha, đoạn dứt hai thứ căn bản ấy, gọi là giết cha mẹ.

- Thế nào là HẠI LA HÁN? Dụ như con chuột bị độc chết, thì những tai hại do con chuột gây ra đều chẳng sanh khởi nữa, cũng như các pháp phiền não tập khí cứu cánh đoạn dứt, gọi là hại La Hán.

- Thế nào là PHÁ HÒA HƠ.P TĂNG? Là nói các tướng tập khí phiền não khác nhau của ngũ ấm hòa hợp tích tụ, tất cả đều được đoạn dứt, gọi là phá hòa hợp Tăng.

- Thế nào là ÁC TÂM LÀM THÂN PHẬT RA MÁU? Vì chẳng biết bản thể của bảy thứ thức là do tự tâm biến hiện, chẳng ngoài tự tướng cộng tướng, nay dùng ác tâm (tâm mãnh liệt) của Tam Vô Lậu giải thoát (Không, Vô tướng, Vô nguyện) để đoạn dứt bảy thứ thức nơi tự tánh Phật, gọi là ác tâm làm thân Phật ra máu. Nếu thiện nam, tín nữ hành những việc vô gián này, gọi là ngũ Vô Gián, cũng gọi là Đẳng Vô Gián.

- Lại nữa, Đại Huệ! Có pháp ngoài Ngũ Vô gián, nay ta sẽ thuyết, ngươi và các Đại bồ tát nghe nghĩa này rồi, nơi đời vị lai chẳng đọa ngu si.

- Thế nào là NGOÀI NGŨ VÔ GIÁN? Nghĩa là nếu người muốn chứng đắc pháp Ngũ Vô Gián kể trên, mà thực hành theo ba cửa giải thoát (Không, Vô tướng, Vô nguyện trong kinh Đại Bát Nhã) thì mỗi mỗi đều chẳng thể chứng đắc pháp Ngũ Vô Gián, như dùng cửa KHÔNG cũng chẳng thể chứng đắc, dùng cửa VÔ TƯỚNG cũng chẳng thể chứng đắc, dùng cửa VÔ NGUYỆN cũng chẳng thể chứng đắc, nên nói ở ngoài Ngũ Vô Gián.

- Ngoại trừ pháp này ra, còn có các pháp, nhờ thần lực biến hóa mà hiện Vô Gián. Như thần lực biến hóa của Thanh Văn, thần lực biến hóa của Bồ Tát, thần lực biến hóa của Như Lai v.v... Đối với những kẻ tạo tội Vô Gián, vì sự sám hối tội lỗitrừ nghi cho họ, cũng vì khuyến phát nhân lành cho họ, nên nhờ thần lực biến hóa mà hiện Vô Gián. Trừ khi người giác được tự tâm hiện lượng, lìa được vọng tưởng thân tài, lìa sự nhiếp thọ ngã và ngã sở, hoặc lúc gặp thiện tri thức khiến khai ngộ bản tâm thì mới được giải thoát sự sanh tử tương tục nơi các cõi, chứ chẳng phải trước kia đã tạo tội Vô gián mà chẳng bị đọa địa ngục Vô Gián vậy.

Lược giải :

"Ba cửa Giải Thoát" tại sao chẳng thể chứng đắc pháp Ngũ Vô Gián? Vì pháp đã Không, Vô tướng, Vô nguyện thì năng sở đều bặt, dĩ nhiên không có kẻ năng chứng để chứng cái pháp sở chứng, thì làm sao có sự chứng đắc ư?

Nói về THẦN LỰC BIẾN HÓA, cũng như năm trăm vị Tỳ Kheo trong hội Linh Sơn, đã đắc bốn thứ thiền định và năm thứ thần thông, nhưng chưa đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn, nhờ sức thần thông của Túc Mạng Trí, mỗi mỗi tự thấy quá khứ giết cha hại mẹ và tạo nhiều tội nặng khác, nên trong tâm tự hoài nghi, do đó chẳng thể chứng nhập pháp thâm sâu. Cho nên, Văn Thù bồ tát thừa oai thần Phật, bèn dùng tay cầm gươm bén bức bách Như Lai (dụ cho ác tâm làm thân Phật chảy máu, cũng là một phương tiện để độ năm trăm vị Tỳ Kheo). Khi ấy, Thế Tôn bảo Văn Thù bồ tát rằng : ỏỏThôi, thôi! Chớ nên phản nghịch hại ta; Ta ắt sẽ bị hại, ấy là khéo bị hại. Tại sao? Vì Văn Thù bồ tát xưa nay đã chẳng có tướng nhân ngã. Chỉ vì trong tâm họ (năm trăm vị Tỳ Kheo) thấy có nhân ngã, khi nội tâm sanh khởi ngã, thì sẽ bị hại (người tu ắt phải phá ngã chấp), nên gọi là hại ỏỏ. Khi ấy, năm trăm vị Tỳ Kheo tự ngộ bản tâm như mộng, như huyễn, nơi mộng huyễn chẳng có nhân ngã, cho đến chẳng có cái năng sanh, sở sanh của cha mẹ, do đó, năm trăm vị Tỳ Kheo đồng thanh tán thán rằng:

- Văn Thù bậc Đại Trí, thấu tận đáy các pháp, khéo dùng phương tiện bức bách Như Lai, thị hiện dùng gươm bén (năng hại) và thân Phật (sở hại) đều do tâm tạo, một tướng chẳng có hai, Vô Tướng ắt Vô Sở Sanh, thì làm sao có sự giết hại kia!

Nay nói thần lực biến hóa của Như Lai, là dùng phương tiện khiến những kẻ tạo tội Vô Gián đều được giải thoát, cũng chứng tỏ "Nhất thiết duy tâm tạo" vậy.

Lược giải hết

CHÁNH VĂN

Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :

Tham ái gọi là mẹ,

Vô minh gọi là cha.

"Thức" giác ngộ là Phật,

Phiền nãoLa Hán

Ngũ ấm gọi là Tăng,

Hành vô gián đoạn ác.

Gọi là Ngũ Vô Gián,

Chẳng đọa ngục A Tỳ.

Khi ấy, Đại Huệ bồ tát lại bạch Phật rằng :

- Thế Tôn! Cúi xin vì đại chúng giảng thuyết thế nào là tri giác của Phật?

Phật bảo Đại Huệ :

- Giác được nhân và pháp Vô Ngã, liễu tri hai chướng phiền nãosở tri, lìa hai thứ sanh tử phần đoạn và biến dịch, đoạn dứt hai thứ phiền não vô minhái nghiệp, ấy gọi là tri giác của Phật. Thanh Văn, Duyên Giác đắc được pháp này cũng gọi là Phật, do nhân

duyên này Ta thuyết Nhất Thừa.

Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Khéo biết hai vô ngã

Hai chướng phiền não dứt

Lìa hẳn hai sinh tử

Gọi là tri giác Phật.

 

Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Thế Tôn rằng :

- Cúi xin Phật thuyết tướng nhân duyên của tất cả các pháp, do giác đựơc tướng nhân duyên, khiến con và các Bồ Tát được lìa tất cả tánh của vọng kiến hữu vô, chẳng vọng chấp các pháp tiệm sanh, hoặc đốn sanh, hoặc tiệm đốn cộng sanh.

Phật bảo Đại Huệ :

- Tất cả pháp có hai thứ duyên tướng, là ngoại duyênnội duyên. Ngoại Duyên là : Cục đất, cây cọc, bánh xe, sợi dây, nước, gỗ, nhân công, các thứ phương tiện làm duyên, sanh ra cái bình như bình đất, còn các thứ tơ, lụa, lát chiếu, giống mầm, tô lạc v.v... do ngoại duyên phương tiện sanh ra cũng như thế. Ấy gọi là tướng Ngoại Duyên.

- Thế nào là Nội Duyên? Vì có vô minh ái nghiệp các pháp hòa hợp gọi là năng duyên, từ đó sanh khởi các pháp ấm, giới, nhập, gọi là sở duyên. Các pháp do tự tâm sở hiện vốn chẳng sai biệt, mà phàm phu vọng chấp, thành có sai biệt, ấy gọi là pháp Nội Duyên.

- Đại Huệ! Nói về Nhân gồm có sáu thứ, ấy là : Đương hữu nhân, Tương tục nhân, Tướng nhân, Tác nhân, Hiển thị nhân, Đối đãi nhân.

1. Đương Hữu Nhân : Vì thức thứ tám từ vô thỉ đến nay hay làm nhân cho tất cả pháp, từ nhân sanh quả, bất khả tư nghì, đương lúc đó làm nhân, nên gọi là Đương Hữu Nhân.

2. Tương Tục Nhân : Vì bên trong nương thức thứ tám và thức thứ sáu, phan duyên ngoại cảnh, từ đó pháp trong ngoài làm nhân sanh quả như ngũ ấm chủng tử v.v... do hiện hành huân tập chủng tử, lại do chủng tử huân tập hiện hành, mà quả nhiễm tịnh theo đó liên tục sanh khởi chẳng dừng, nên gọi là Tương Tục Nhân.

3. Tướng Nhân : Do cái đẳng Vô Gián Duyên ( duyên chẳng gián đoạn ) làm ra tướng Vô Gián, sanh ra quả tương tục. Nơi tương tục có tướng Vô Gián đã lìa nơi nhân mà chưa đến nơi quả, vì nó chẳng gián đoạn cho nên tương tục. Vì ở nơi chính giữa của nhân và quả mà có tướng,, nên gọi là Tướng Nhân.

4. Tác Nhân : Tức là tăng thượng duyên, ấy là tạo nghiệp tăng thượng mà sanh ra quả, cũng như Chuyển Luân Vương, do thân thể chứng đắc Luân Vương làm bản nhân mà bánh xe Thất Bửu từ hư không bay đến, ấy là sự tăng thượng. Vì cảnh chẳng thể sanh quả, phải nhờ tâm làm tăng thượng, Luân Vương mới có thể làm ra thắng nhân. Vì tâm làm tăng thượng duyên cho cảnh ( bánh xe bay ), nên gọi là Tác Nhân.

5. Hiển Thị Nhân : Sự vọng tưởng sanh rồi thì hiện cái tướng năng tác, sở tác, như cây đèn chiếu soi hiển thị sắc tướng v. v... gọi là Hiển Thị Nhân.

6. Đối Đãi Nhân : Là lúc pháp diệt thì sự tương tục đoạn đứt, mà ngay đó tánh ''chẳng vọng tướng'' sanh khởi. Đại Huệ! Tự tướng vọng tưởng của phàm phu chẳng lần lượt sanh, chẳng cùng chúng sanh. Tại sao? Nếu cùng lúc sanh thì chẳng phân biệt được năng tác, sở tác, vì chẳng có tướng nhân. Nếu lần lượt sanh thì chẳng có tự tướng, cho nên chẳng thể có lần lượt sanh, như chẳng sanh con thì không được gọi là cha. Đại Huệ! Vì cha với con làm nhân đối đãi với nhau, không có cha thì không sanh được con, không có con thì không được gọi là cha; cha con đối đãi nhau mà sanh, nên gọi là Đối Đãi Nhân.

- Đại Huệ! nói tóm lại, các thứ tướng sanh đều do các thứ nhân của tự tánh vọng tưởng chấp tướng mà sanh. Vì tự tâm hiện ra thọ dụng mà có tự tướng, cộng tướng, ngoại tánh, phi tánh; thực ra Lần Lượt Sanh và Cùng Lúc Sanh hai thứ đều chẳng thể sanh. Cho nên phải lìa hai thứ kiến chấp đó.

Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :

Tất cả đều Vô sanh,

Cũng không nhân duyên diệt.

Ở nơi tướng sanh diệt,

Mà khởi nhân duyên tưởng.

Pháp diệt rồi lại sanh,

Do nhân duyên tương tục.

Vì đoạn dứt si mê,

Của tất cả chúng sanh.

Nên thuyết pháp duyên khởi,

Các pháp thật Vô Sanh.

Do tập khí mê hoặc,

Từ đó hiện tam giới.

Duyên thật vốn Vô Sanh,

Lại cũng chẳng có diệt.

Tất cả pháp hữu vi,

Như hoa đốm trên không.

Nếu lìa bỏ kiến chấp,

Năng nhiếp và sở nhiếp.

Chẳng có Vô nhân sanh,

Và đã sanh, sẽ sanh.

Sự sanh vốn chẳng có,

Thảy chỉ là ngôn thuyết.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15594)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15037)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14880)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13307)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14473)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20243)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18464)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30780)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12443)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15534)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13793)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13966)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13557)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14500)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13753)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16752)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15414)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31280)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18862)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15038)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14645)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14612)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13834)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19725)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14478)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14552)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14753)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14803)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17970)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13619)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13746)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14989)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14201)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16478)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15375)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13550)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13197)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13312)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13023)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14131)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14754)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14273)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14649)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13043)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13822)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13290)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13788)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14718)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14815)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13331)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12868)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13783)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13719)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13368)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13920)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13727)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12651)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14863)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12895)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12502)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant