Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

22. Phẩm Thứ Hai Mươi Hai: Chúc Lũy

22 Tháng Năm 201100:00(Xem: 11212)
22. Phẩm Thứ Hai Mươi Hai: Chúc Lũy

SEN NỞ TRỜI PHƯƠNG NGOẠI
Thầy Nhất Hạnh giảng kinh Pháp Hoa
Nhà xuất bản Lá Bối 2001

Phần II: Kiến giải Pháp Hoa Kinh

Phẩm Thứ Hai Mươi Hai: Chúc Lũy 

Phẩm thứ 22 gọi là phẩm Chúc Lũy, trang 470. Chúc Lũy có nghĩa là dặn dò, di chúc và phó thác lại cái trách vụ cho một người nào đó. Trong phẩm này Bụt đưa Ộbàn tay đâu-la-miênỢ (10) của Người mà xoa đỉnh đầu của tất cả các vị Bồ Tát có mặt trong pháp hội, và nói rằng: Các vị Bồ Tát, tôi xin giao phó cho quí vị cái trách vụ truyền đạt chân lý của Pháp hoa cho nhân gian và cho tất cả các cõi. Đó là ý nghĩa của hai chữ chúc lũy. Trong phẩm này chúng ta cũng thấy rằng Bụt cám ơn Bụt, cám ơn tất cả những hóa thân của mình đã về từ vô lượng vô biên cõi, để cùng nhau mở tháp Đa BảoThích Ca Mâu Ni cám ơn Thích Ca Mâu Ni, tại vìcõi ta bà chỉ là một hóa thân của Ngài mà thôi, và những vị Bụt ở các cõi khác cũng là những hóa thân của Bụt. Khi các hóa thân gặp nhau thì rất vui, các vị có thể cùng nhau uống trà, ăn bánh và đàm đạo.

Chúng ta đừng nghĩ rằng chỉ có Bụt mới có hóa thân. Nhìn cho sâu sắc một chút, ta cũng thấy hóa thân của chúng ta ở cùng khắp trên thế gian. Đây là một ví dụ. Trong thập niên 60, tôi có viết cuốn Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức. Đây là một cuốn sách rất mỏng, có tính cách thực dụng, dễ hiểu, để giúp người ta tu tập theo phương pháp chánh niệm. Viết sách đó, tôi đã sử dụng Kinh Niệm Xứ, và đối tượng chính của cuốn sách là các tác viên Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội. Sách giúp họ thực tập để trong lúc làm việc cứu đời, cứu người họ vẫn giữ được chánh niệm, giữ được nụ cười, được hơi thở, được sự tươi mát và để có thể nuôi dưỡng được lòng từ bi mà tiếp tục công việc. Nếu làm việc kham khổ quá, mình cũng có thể mất chánh niệm và nếu giận hờn, ganh ghét và buồn tủi thì mình sẽ không đi đến đâu cả. Vì vậy mà cuốn sách đó đã được viết dưới hình thái của một bức thư.

Không ngờ cuốn sách này đã có một hiệu dụng rất lớn. Nó được dịch ra nhiều tiếng ngoại quốc, và hiện giờ sách được dịch ra khoảng 25 thứ tiếng khác nhau, trong đó có cả tiếng Nga, và tiếng Iran. Riêng ở Ba tây (Brazil) cuốn sách này đã được in đến lần thứ tám, và tất cả tiền lời của cuốn đó được dành ra để nuôi trẻ em đói ở Brazil. Cái nội dung của sách thì để nuôi người đọc, còn tiền thu được từ việc bán sách thì để nuôi trẻ em đói. Người dịch sách là một cô tài tử màn ảnh rất nỗi tiếng tên là Odette Lara, tương đương với Brigitte Bardot ở bên Pháp. Sau khóa tu 10 ngày với tôi ở tại thiền viện San Francisco, lúc về lại Brazil, cô viết cho tôi một bức thư, có nội dung: Thầy, con nghĩ đời con không còn gì vui nữa hết, nhưng sáng nay thức dậy, con thấy có một niềm vui mới. Điều này làm con rất ngạc nhiên. Con mà còn có niềm vui mới? Niềm vui đó là việc con muốn dịch cuốn Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức của Thầy ra tiếng Bồ đào nha (Portuguese) để cho giới trẻ nước chúng con đọc. 
Thành quảcho đến nay cuốn đó đã nuôi được rất nhiều người đọc cũng như đã nuôi nhiều con nít đói.

Một vị bác sĩ người Quaker ở New York nói rằng: Thưa thầy, tôi là bác sĩ giải phẩu, từ ngày đọc cuốn Phép lạ của sự tỉnh thức, tôi luôn luôn giải phẩu trong chánh niệm, trong hơi thở ý thức. Tôi nghĩ thầm, nếu vậy thì ông Bác sĩ này sẽ không bỏ quên dao kéo ở trong bụng của bệnh nhân như trong trường hợp vài ông bác sĩ khác nữa!

Mình không thể lường được cái hiệu năng của công việc mình làm. Có khi nghe một cuốn băng mà một người chủ gia đình, từ tư cách là một người rất khó chịu, nóng nảy như một hung thần, đã biết hối cải và có thể đem lại hạnh phúc cho cả gia đình, và con cái nhờ đó mà được tiếp xúc với giáo pháp của Bụt. Những chuyện đó nằm ngoài tầm kiểm soát của ta. Thành ra mỗi người trong chúng ta đều có thể có hóa thân khắp nơi. Những thành quả của các hóa thân mình làm, chính mình cũng không lường được. Nếu mình có thần thông như Bụt Thích Ca Mâu Ni, mà triệu tập tất cả hóa thân của mình về để uống trà, thì mình sẽ thấy được rất nhiều niềm vui mà đôi khi ở đây mình không thực hiện được. Chúng ta nên nhớ rằng ở Làng Mai, cái địa bàn tu học của ta không phải là chỉ ở Làng Mai, tất cả những điều chúng ta làm ở đây, đều có ảnh hưởng sâu sắc đến quê hương và đến những tăng thân trên nhiều nước khác. Những lầm lỡ của chúng ta cũng làm họ đau khổ, những thành công của chúng ta, họ cũng được thừa hưởngThành thử tất cả chúng ta đều có hóa thân ở khắp nơi trên thế giới. Đó là cái ý nghĩa của hóa thân. Bất cứ một cử động, một tư tưởng hay một lời nói nào của chúng ta, đều có ảnh hưởng tới những vì sao rất xa trong hoàn vũVì vậy với phẩm thứ 22, chúng ta vẫn còn ở trong thế giới của Bản môn, chúng ta vẫn còn được gặp pháp thân Tì-Lô Giá-Na của Bụt, chúng ta vẫn còn được gặp vô số vô lượng các hóa thân của Bụt. Bụt đưa cánh tay lên xoa đầu một vị Bồ Tát, thì tất cả các vị Bồ Tát khác trong chúng hội đều thấy mình được Bụt xoa đầu. Bụt nói: Pháp này là pháp vô thượng, ta nay phó chúc cho quí vị thọ trì, đọc tụng, rồi tuyên nói rộng rãi cho tất cả chúng sanh được nghe. 

Bụt đưa hàng triệu cánh tay ra để xoa đầu hàng triệu các vị Bồ Tát mà không có cánh nào chạm phải cánh nào cả. Nếu có năm sư chú ở chung với nhau thì các sư chú làm sao để đừng có sự đụng chạm gây khổ đau cho nhau. Năm sư chú thì chỉ có 10 cánh tay thôi, trong khi ấy Bụt có hằng hà sa số cánh tay mà không bao giờ có sự đụng chạm đáng tiếc cả.

Khi cám ơn các hóa thân của mình, Bụt nói: Cám ơn quí vị đã tới đây để hợp lực cùng tôi mở tháp Đa Bảo để cho đại chúng trông thấy Bụt Đa Bảo. Thật ra thì chúng ta đâu cần mở tháp Đa Bảo mới thấy được Bụt Đa Bảo, nhưng tại đại chúng muốn vậy nên tôi mới phải triệu tập tất cả quí vị về. Nay tháp Đa Bảo đã được mở, đại chúng đã được thấy Bụt Đa Bảo, xin chư vị hãy trở về trú xứ của mình để tiếp tục công việc của quí vị.

Chúng ta thấy các hình ảnh dùng trong kinh Pháp Hoa rất tuyệt diệu. Người sử dụng những hình ảnh này để nói lên những ý tưởng thâm diệu trong đạo Bụt, phải là một thi sĩ rất lớn. Nếu không dùng hình ảnh, thì với ngôn ngữý niệm trừu tượng, mình làm sao diễn tả được những điều này! Khi học kinh Duy Ma, chúng ta cũng thấy có rất nhiều hình ảnh, nhưng tư tưởng trừu tượng cũng còn rất nhiều. Ở đây mọi tư tưởng đều được diễn tả bằng hình ảnh. Cho nên đứng về phương diện nghệ thuật diễn bày, kinh Diệu Pháp Liên Hoa là một kinh thành công rất lớn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14989)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13434)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15107)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16458)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13209)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12568)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13436)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13394)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12744)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12059)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11951)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12625)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11455)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11762)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11131)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13268)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13144)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11562)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12151)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12345)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11922)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12720)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12343)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12174)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12231)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11989)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11942)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11207)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11352)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12360)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12448)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11988)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12942)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12022)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12589)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12986)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13924)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12715)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14852)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11907)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12167)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12868)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12757)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14750)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12729)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15368)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12564)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13201)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14213)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15527)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13725)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13126)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13552)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12446)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12061)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12875)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 12954)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13176)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21306)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143560)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant