Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Kinh Tỳ Kheo Chiêm Bà

15 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 13298)
Kinh Tỳ Kheo Chiêm Bà


KINH TỲ KHEO CHIÊM BÀ


Đại Chánh Tân Tu, Bộ A Hàm, Kinh số 0064 - Nguyên tác Hán ngữ [1]

Hán dịch: Ðời Tây Tấn, Sa môn Thích Pháp Cự.

Việt dịch: Thích Chánh Lạc

--- o0o ---

 


Nghe như vầy, một thời Bà Già Bà ở tại Chiêm bà, bên bờ hồ Hằng Già. Bấy giờ đức Thế tôn vào ngày thứ mười lăm trong tháng là ngày thuyết giới. Ngài ngồi trước Tỳ kheo tăng. Sau khi ngồi xong, ngài quan sát tâm niệm của các Tỳ kheo. Quán sát tâm niệm của các Tỳ kheo rồi, ngài ngồi im lặng cho đến hết buổi đầu đêm.

Bấy giờ có một thầy Tỳ kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai, chấp tay hướng về đức Phật và thưa: “Bạch Thế tôn, đã hết buổi đầu đêm, đức Thế tônTỳ kheo tăng ngồi đây đã lâu, ngưỡng mong đức Thế tôn thuyết giới”. Khi ấy đức Thế tôn vẫn ngồi im lặng. Như vậy cho đến nữa đêm, đức Thế tôn vẫn ngồi im lặng. Thấy vậy Tỳ kheo ấy lại chắp tay hướng về đức Phật bạch rằng: “Bạch Thế tôn, buổi đầu đêm đã qua, buổi nữa đêm sắp hết, đức Thế tônTỳ kheo tăng ngồi đây đã lâu, ngưỡng mong đức Thế tôn thuyết giới”. Khi ấy đức Thế tôn cũng ngồi im lặng. Bấy giờ là cuối nữa đêm, đức Thế tôn vẫn ngồi im lặng. Tỳ kheo ấy lần thứ ba bạch Thế tôn, chắp tay hướng về đức Phật thưa: “Bạch Thế tôn, đầu đêm đã qua, nữa đêm đã hết và cuối đêm sắp chấm dứt, mặt trời sắp mọc, không bao lâu nữa mặt trời sẽ mọc, đức Thế tôn và chúng Tỳ kheo ngồi đây đã lâu, cúi mong đức Thế tôn thuyết giới”.

Bấy giờ đức Thế tôn bảo Tỳ kheo ấy: “Ở trong chúng Tỳ kheo của ta có người bất tịnh”. Khi ấy tôn giả Ðại Mục Kiền Liên cũng có ở trong hội chúng này. Tôn giả Ðại Mục Kiền Liên liền suy nghĩ: “Ðức Thế tôn định chỉ thầy Tỳ kheo nào mà nói rằng ở trong chúng đây có người bất tịnh. Ta hãy nên nhập tam muội chánh thọ Như kỳ tượng và bằng tam muội ý mà quán sát tâm niệm các Tỳ kheo”. Bấy giờ tôn giả Ðại Mục Kiền Liên liền nhập tam muội chánh thọ Như kỳ tượng, dùng tam muội ý mà quán sát tâm niệm các Tỳ kheo. Tôn giả Ðại Mục Kiền Liên liền biết thầy Tỳ kheođức Thế tôn vừa nói. Bấy giờ tôn giả Ðại Mục Kiền Liên liền từ tam muội ra, đi đến chỗ Tỳ kheo kia, đến xong nắm tay kéo vị Tỳ kheo ấy ra ngoài cửa và nói: “Này người ngu si, hãy đi ra. Ngươi không được ở trong này, không có Tỳ kheo sống chung với ngươi đâu, nay ngươi không phải là Tỳ kheo nữa”.

Khi ấy tôn giả Ðại Mục Kiền Liên nắm tay kéo Tỳ kheo kia ra ngoài cửa rồi đóng cửa lại, đóng cửa xong đi đến chỗ Thế tôn, sau khi đảnh lễ dưới chân đức Thế tôn xong, ngồi qua một bên, tôn giả Ðại Mục Kiền Liên ngồi qua một bên xong, bạch đức Thế tôn: “Bạch Thế tôn, ngài nói trong chúng có một thầy Tỳ kheo bất tịnh. Con đã nắm tay kéo vị ấy ra ngoài cửa rồi. Con nói: này người ngu si kia, hãy đi ra. Ngươi không nên ở trong này, không có Tỳ kheo sống chung với ngươi đâu. Nay Tỳ kheo ấy đã ra ngoài rồi. Bạch Thế tôn, đầu đêm đã qua, nữa đêm cũng hết và cuối đêm sắp tàn. Bây giờ trời sắp sáng, mặt trời sắp mọc, không bao lâu nữa mặt trời sẽ mọc, đức Thế tônTỳ kheo tăng ngồi ở đây đã lâu rồi, ngưỡng mong đức Thế tôn thuyết giới”.

Ðức Phật dạy: “Này Mục Kiền Liên, kẻ ngu si kia sẽ mắc đại tội vì đã xúc nhiễu đức Thế tôn và chúng Tỳ kheo. Này Mục Kiền Liên, nếu ở trong chúng có Tỳ kheo bất tịnhNhư lai thuyết giới thì đầu của kẻ ngu ấy sẽ bị vỡ làm bảy phần. Cho nên này Mục Kiền Liên, kể từ ngày hôm nay trở về sau, các thầy hãy cùng nhau thuyết giới. Như lai sẽ không còn thuyết giới nữa. Vì sao vậy? Này Mục Kiền Liên, hoặc có một người ngu si, trải qua như vầy, quán biết khi duỗi, khi co, khi nắm, khi thả, khoác y Tăng già lê, ôm bát, nên đối với vị phạm hạnh khác thì tự xưng là phạm hạnh. Này Mục Kiền Liên, hoặc có bậc phạm hạnh biết được người ấy nên nghĩ như vầy: “Ðây là sự dối trá đối với Sa môn, đây là sự thô ác đối với Sa môn, đây là gai nhọn đối với Sa môn”. Bảo rằng đó không phải là Sa môn. Các vị ấy đã biết như vậy rồi liền bỏ kẻ ấy ra ngoài. Vì sao vậy? Vì sợ làm hủy hoại các Tỳ kheo thanh tịnh vậy.

Này Mục Kiền Liên, giống như trong lúa dé hoặc lúa tẻ đang tươi tốt, nếu trong ruộng ấy có loại cỏ ác sanh ra, cỏ này có gốc, lóng, lá, hạt đều giống hệt như lúa tẻ. Khi nó chưa có hạt thì hãy nhổ bỏ nó đi. Nó là loại cỏ làm hư hạt lúa dé, là gai nhọn đối với lúa dé, là thô ác đối với lúa dé. Kẻ nông dân bằng mọi cách nhổ nó bỏ ra ngoài. Vì sao vậy? Vì sợ nó làm hư lúa dé đang tươi tốt vậy. Cũng vậy, này Mục Kiền Liên, nếu có một người ngu nghĩ như vậy, quán sát rõ ràng khi co, khi duỗi, khi nắm, khi thả, lúc đắp y Tăng già lê, ôm bát mà đối với các phạm hạnh khác tự xưng là phạm hạnh, hoặc có bậc phạm hạnh biết được kẻ ấy hoặc nghĩ rằng đó là sự phá hoại của Sa môn, đó là gai chích của Sa môn, đó là sự thô ác đối với Sa môn. Vị Sa môn này thì không nói như vậy. Vị ấy biết xong liền đuổi kẻ ấy ra ngoài. Vì sao vậy? Vì sợ làm hư hoại các Tỳ kheo thanh tịnh khác.

Này Mục Kiền Liên, ví như người nông dân cư sĩ kia vào tháng mùa đông đem lúa ra dên, nếu là hạt lúa chắc thì nằm ở lại, ngoài ra các thứ hoặc cỏ, hoặc lá theo gió bay đi. Người ấy dên lúa hoàn toàn nhờ sức gió thổi đi. Người điền chủ cư sĩ ấy liền cầm chổi quét sạch sẽ. Vì sao vậy? Vì người ấy không muốn chúng làm hư hoại các hạt lúa chắc thật khác. Cũng vậy, này Mục Kiền Liên, nếu có người ngu si biết quán sát lúc co, lúc duỗi, khi nắm, khi mở, lúa khoác Tăng già lê, ôm bát giống như các vị phạm hạnh khác, rồi tự nói ta là vị phạm hạnh. Này Mục Kiền Liên, hoặc có bậc phạm hạnh khác biết được liền nghĩ đây là sự phá hoại của Sa môn, đây là gai nhọn của Sa môn, đây là sự thô ác của Sa môn. Vị kia biết rồi bèn đuổi kẻ ấy ra ngoài chúng. Vì sao vậy? Vì sợ làm hư hoại các Tỳ kheo thanh tịnh khác vậy.

Này Mục Kiền Liên, ví như điền chủ cư sĩ kia, muốn có nước, muốn cho nước chảy đến, người ấy cầm búa bén vào rừng, kẻ ấy cầm búa gõ vào các cây, nếu cây có lõi cứng thì tiếng đặc, còn cây có tiếng lớn là rỗng ruột. Sau khi biết rõ, người ấy liền chặt cây kia tận gốc rồi làm cho ruột cây rỗng suốt để làm máng dẫn nước. Cũng vậy này Mục Kiền Liên, hoặc có người ngu si biết quán sát rành rẽ khi co, khi duỗi, khi nắm, khi thả, khi khoác y Tăng già lê, ôm bát, đối với vị phạm hạnh khác tự xưng là phạm hạnh. Này Mục Kiền Liên, nếu có bậc phạm hạnh chân chánh biết được kẻ ấy liền nghĩ đây là sự phá hoại của Sa môn, sự thô ác của Sa môn, là gai nhọn của Sa môn, chẳng phải là Sa môn. Vị ấy biết rồi liền đuổi kẻ kia ra ngoài. Vì sao vậy? Vì sợ làm tổn hoại đến Tỳ kheo thanh tịnh vậy. Cho nên nói kệ:

Cùng ở phải nên biết.

Ác cầu và sân hận.

Sân hận, không xả tham.

Không bỏ huyễn, nịnh hót.

Với người dối nói tu.

Tự bảo là Sa môn.

Tự làm các hạnh ác.

Ác kiến chẳng an lạc.

Ðều không cho cùng hội.

Bỏ đi đừng ở chung.

Biết thời đồng tịnh hạnh.

Phân biệt ai đã nói.

Không tịnh bảo Sa môn.

Bỏ kẻ ác hạnh đi.

Ðừng ở chung kẻ ác.

Ngày nào cũng như vậy.

Sống hòa nhịp với nhau.

Sẽ tận cùng sự khổ.

Phật nói như vậy, các Tỳ kheo đã nghe đức Thế tôn dạy xong, hoan hỷ vui mừng

 

PHẬT NÓI KINH TỲ KHEO CHIÊM BÀ

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14902)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13338)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14972)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16250)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13065)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12483)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13346)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12640)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 11964)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11843)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12538)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11353)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11647)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11045)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13170)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13049)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11463)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12043)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12208)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11798)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12624)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12226)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12048)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12126)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11895)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11835)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11095)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11258)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12255)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12342)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11893)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12835)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11889)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12492)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12895)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13776)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12603)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14757)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11765)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12042)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12735)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12668)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14582)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12624)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15265)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12421)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13102)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14095)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15400)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13616)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13008)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13426)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12323)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 11908)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12764)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 12836)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13014)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21164)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 142962)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
(Xem: 15522)
Đại Chánh Tân Tu số 0018 - Hán dịch: Ðại Sư Pháp Hiền (đời Tống), Việt Dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant