Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

2. Words of the Heart of Wisdom

12 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 9694)
2. Words of the Heart of Wisdom

KINH TRÁI TIM TUỆ GIÁC VÔ THƯỢNG
(PRAJÑĀPĀRAMITĀSŪTRA-HRDAYA-SÙTRA) 
Khải Thiên Dịch và chú giải

Phụ Lục
II. Words of the Heart of Wisdom

Bạn thân mến,

Lời dưới đây được viết từ những xúc cảm
 thành kính sâu xa của tác giả khi qùy trước cái đẹp kỳ vĩ và nhiệm mầu
 của kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng.

Dear Friends in Dharma,

 The following words stem from the deeply esteemed respect
 of the author as he knelt in front of the miracle sublime of 
the Prajñāpāramitā Hrdaya Sūtra.
 Los Angeles August, 2007
 
 

Cuộc sống hạnh phúc thực thụ của bạn vốn không cần đến một bản ngã để hiện hữu
(Your true life of happiness does not actually need a “self” to exist.) 

Tự ngã là cái mà nó luôn chia rẽ con người của bạn theo nhiều cách khác nhau: được, mất, thành, bại, tình yêu, hận thù, danh vọng, và tủi nhục.
(The individual self is that which variously separates you into different modes: gain, loss, success, failure, love, hatred, fame, and shame.)

Bạn có thể sống một cách bình yên, tự tại giữa đời sống thăng trầm khi nào mọi ý niệm về tự ngã được buông bỏ.
(You are able to live freely and peacefully in the rise and fall of life whenever all notions of self are given up.)

Khái niệm về tự ngã thực chất chỉ là một ảo tưởng.
(The concept of “self” is but an illusion.)

Bản ngã cá thể, nó luôn luôn là chướng ngại lớn nhất gây nên mọi nỗi bất anđau khổ trong cuộc đời của bạn. 
(The individual self is always the greatest obstruction causing all kinds of anxiety and suffering in your life.)

Sự thật là, càng đắm chìm trong phân biệt, cuộc sống của bạn càng trở nên ích kỷ.
(The truth is, the more you immerse yourself in discrimination, the more selfish your life will be.)

Do sự phân biệt của tự ngã mà những nghi ngờ, phán xét, và tưởng tượng không ngừng tuôn trào trong tâm trí của bạn, chúng phủ lấp mọi nguồn sáng trong cuộc sống của bạn.
(From the discriminations of self, doubt, judgment, and imagination constantly spurt out in your mind, covering all sources of light energy in your life.)

Khi sa đà trong những suy tưởng miên man bất định, bạn trở thành một gã điên, y cứ nói nhảm suốt ngày mà không biết mình nói cái gì.
(Immersed in the unceasing thinking of indefinite subjects, you become a crazy person who speaks nonsense all day long without knowing what he is saying.)

Càng để lối sống của bạn dựa trên phân biệt, bạn sẽ càng căng thẳngbức bách.
(The more you base your lifestyle on discriminations, the more stressful and uncomfortable you will to be.)

Thật là khờ dại khi phải chấp nhận khổ đau để đổi lấy hạnh phúc bằng cách ráo riết ôm lấy những ý niệm hão huyền về “cái tôi”, “cái của tôi”, và “cái tự ngã của tôi”.
(It is really foolish to trade your happiness for suffering by trying too hard just to embrace the notions of the unreal things: “I,” “mine,” and “my self”!)

Khái niệm “vô phân biệt” trong tư tưởng Phật giáo dĩ nhiên không có nghĩa là “không biết tốt, xấu”, nhưng nó là một “thách thức” đối với sự bám víu vào cái tự ngã độc tônvị kỷ ở mỗi con người
(The concept of “non-discrimination” in Buddhist thought of course does not mean “not knowing what is good or what is bad,” but in stead it is a “challenge” to the attachment to the independent self of each individual—or simply, the egocentric view.)

Điểm duy nhất làm cho “sóng” khác với “nước” chính là những biểu hiện của nó.
(The only point that makes waves different from water is the waves’ manifestation.) 

Sự phân biệt sinh khởi từ ngã kiến chính là con đường đưa đến những bám víu cố hữu nó rốt cuộc sẽ làm băng hoại cái khả tính sống hạnh phúctự tại của bạn.
(Discrimination emerging from the self-view is the very way leading to stubborn attachment, which eventually ruins your ability of living peacefully and free of all delusions.)

Càng quan sát về “sóng” và “nước”, bạn càng hiểu rõ cái tác dụng và sự nguy hiểm của phân biệt-nhị nguyên, nhất là khi sự phân biệt này nổi lên trong cơn khát của sự bám víu cuồng si vào “cái tôi”, “cái của tôi”, và “cái tự ngã của tôi.
(The more you observe the water and waves, the more you understand the effectiveness and danger of the dualistic discrimination, particularly when this discrimination arises in the thirst of your crazy attachment to the “I,” “mine,” and “my self”.)

Nếu nhìn vào hiện tượng, ta sẽ thấy rằng khổ đau và hạnh phúc rất khác nhau, cũng như vui và buồn. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu vào bản chất của chúng, ta sẽ thấy rằng cả khổ đau và hạnh phúc đều sinh khởi từ một nền tảng, đó là tâm thức.
(If we look at the phenomena, suffering and happiness are quite different from one another, like pleasure and sadness. However, if we look deeply into their nature, we can see that both suffering and happiness arise from the same foundation: the mind.)

Thật vậy, vui sinh khởi từ tâm, buồn cũng thế. Hạnh phúc và khổ đau tất cả đều là những biểu hiện từ tâm.
(Indeed, pleasure arises from the mind, as does sadness. Suffering and happiness are all manifestations from the mind.)

Cuộc sống thực thụ của bạn không cần một tên gọi, hạnh phúc thực thụ của bạn cũng không cần một tên gọi; bạn ơi, hãy một lần không tên để thưởng thức hạnh phúc của chính mình!
(Your real life does not need a name; your real happiness does not need a name either. Be nameless once to enjoy your real life!) 

Điều mà kinh Trái Tim muốn chia sẻ với bạn đó là: “cái bạn đang là” là một cõi mơ!
(The Heart Sutra would like to share an idea with you: “what you are” is just a dream!)

Trong thực tại của mộng bạn cảm giác rằng mọi thứ đều là thật, nhưng nó chỉ thật trong mộng mà thôi; đến khi tỉnh giấc, tất cả những gì diễn ra trong mộng đều không còn nữa. Cuộc sống của chúng ta cũng là như thế.
(In the reality of a dream you feel that everything is true, but it is true in the dream only; once you wake up, all that has happened in your dream no longer exists. The same can be said of our life.)

Càng thực tập không bám víu, chúng ta càng hạnh phúc hơn.
(The more we practice non-attachment, the happier we will be.) 

Cho đến khi nào mọi gánh nặng của sự bám víu vào cái được, mất, hơn, thua, danh vọng, quyền lực, vân vân, được phóng thích khỏi tâm trí, lúc bấy giờ chúng ta sẽ thực thụ tự do thưởng thức cái hạnh phúc chân thật hiện tiền
(Whenever all the burdens of attachment to gain, loss, win, failure, fame, power, etc., are released in our minds, we are then truly free and able to enjoy true happiness right here and now.)

Khoảnh khắc hạnh phúc nhất của cuộc sống sẽ đến khi nào cái tự ngã ra đi.
(The happiest moments in life come when the individual self goes.)

Sự khám phá rằng cuộc sống thực thụ của chúng ta không cần đến một bản ngã để hiện hữu quả là điều thú vị, cũng như hoa hồng, cho dù bạn có gọi tên nó là gì đi nữa thì hương vị ngọt ngào của nó vẫn là như thế.
(The discovery that our real lives do not actually need a “self” to exist is enchanting—just as in the case of a rose, you may call it by any other name, but its sweet essence remains the same.) 

Để tỉnh thức, bạn không cần phải làm thêm bất cứ điều gì hết, bạn chỉ cần thực tập nhìn thật lâu và thật sâu vào những gì đang sinh khởihoại diệt chung quanh bạn cũng như trong cơ thể của bạn (hơi thở, chẳng hạn).
(To be awake, you don’t have to do anything extra at all, only practice looking deeply and durably into what is rising and falling around you as well as inside your body (your breath, for instance.)

Điều quan trọng cần lưu ý rằng, mặt dù bạn có tuổi, nhưng tâm hồn của bạn không có tuổi.
(It is important to note that, although you age, your mind doesn’t.)

Cho đến khi nào bạn thực sự sống xả ly, không bám víu, khả năng giác ngộ của bạn mới có thể trở thành hiện thực.
(Until you have truly lived in equanimity and non-attachment, your capacity of enlightenment cannot become true.)

Sự thức tỉnh thực thụ xuất hiện trong tâm thức trên con đường giác ngộ cũng như một ông già bổng biến thành trẻ con khi ông ta đặt xuống mọi gánh nặng bám víu trong tâm thức để chơi với đám trẻ. 
(A true awaking appears in our minds on the way to enlightenment, like an old man suddenly transformed into a little kid when he himself places down all burdens of attachment in his mind to play with the children.)

Trong dòng thực tại của tâm, tuổi tác hay sự già nua chẳng có một ý nghĩa đặc biệt nào.
(In the reality of mind-stream, age or agedness has no special meaning.)

Trong thế giới cuồng si mộng tưởng, tuổi tác qủa là ấn tượng bởi vì sự cấu kết của nó với những biến cố thăng trầm trong kiếp người.
(In the world of confusion and imagination, agedness is quite impressive because of its connection linking all rising and falling events in one’s life.)

Bạn không nên bám víu quá nhiều vào khái niệm tuổi tác vì bản chất của nó không gì khác hơn là sự tích tụ của vui, buồn trong đời sống mà thôi.
(You should not become attached to the concept of age too much because the nature of age is nothing more than the accumulation of pleasure and sadness in life.)

Bao lâu bạn còn giữ được tâm hồn trẻ thơ hay lấy tâm hồn trẻ thơ làm nền tảng cho cuộc sống, thì bấy lâu bạn vẫn trọn vẹn là đứa trẻ vui đùa, sống trong một thế bình yên, tươi đẹp.
(As long as you are able to keep your childish mind, or take the childish mind as the foundation of your life, you remain the authentic merry child living in a beautiful and peaceful world.)

Khả năng nghe của bạn có thể thay đổi theo thời gian, nhưng thính giác của bạn, cũng như nguồn tâm thức uyên nguyên vượt lên trên mọi khái niệm sống chết, nó không hề thay đổi.
(Your auditory ability may change over the course of time, but your auditory sense—like the original source of mind that goes beyond all notions of birth or death—never changes.)

Bạn chỉ có thể thưởng thức cái hạnh phúc vô ngã khi nào bạn sống đích thực.
(You may enjoy the non-self happiness only when you are alive as such.)

Điều quan trọng cần ghi nhận rằng khi bạn đắm chìm trong thế giới mộng tưởng, bạn đánh mất cuộc sống thực thụ của mình.
(It is important to note that, when you are immersed in the world of dreams and imagination, you lose your real life.)

Bạn có thể đạt đến cõi hạnh phúc thực thụ không phải ở đoạn kết của cuộc đời mà ngay bây giờ và ở đây, ở khoảnh khắc này, ngay nơi thân xác này và thế gian này.
(You may able to obtain the realm of true happiness not at the end of your life, but right in this moment, in the here and now, within this body and this mundane world.)

Thử tự hỏi: cho đến giờ phút này bạn đã cầm chắc trong tay được cái gì giữa đời sống ngắn ngủi và không ngừng thay đổi của con người?
(Just ask yourself what, until this very moment, have you grasped firmly in your hand during a short and ever-changing life of humanity?)

Thay vì một ngày nào đó bạn sẽ phải từ giã thế giới này với những ước vọng chưa hoàn thành còn đầy ắp được, mất, hơn, thua, tại sao không bây giờ và ở đây sống an bình với hạnh phúc hiện tại, một hạnh phúc không bản ngã.
(Instead of someday leaving the world with your uncompleted desires full of gains, losses, successes, failures, why don’t you here and now live a peaceful life with the present happiness—a happiness without self?)

Như những con thiên nga rời ao hồ, bạn chắc chắn có thể sống bình yên và tự tại giữa mọi ràng buộc và lụy phiền thế gian với chính con người này và thế giới này.
(Like a swan leaving the lakes, you certainly are able to live a peaceful life free from all delusions and worldly bondage right in this body and this world.) 

Bạn không cần phải chờ đợi cho đến khi hoàn tất mọi ước vọng trong cõi người rồi sẽ thăng lên trời, vì một cuộc hành trình như thế sẽ không bao giờ xảy ra.
(You don’t have to wait until completing all desires in this human world and ascending to heaven because such a journey will never happen.)

Để trực nhận được chân lý, bạn phải trả đôi mắt của bạn về với trạng thái tinh nguyên của nó, có nghĩa là, đôi mắt của bạn sẽ không còn bị giới hạn bởi “cái bạn đang là”!
(To truly perceive the truth, you must let your eyes return to their original state—that is, no longer limit your eyes by “what you are”!) 

Hy vọngsợ hãi quả thực là hai yếu tố thường trực trong tâm hồn của chúng ta; nó hiện diện trong từng khoảnh khắc, thậm chí ngay cả trong chiêm bao.
(Actually, fear and hope are the two permanent factors in our minds; they exist in every moment, even in our dreams.)

Chỉ có con mắt tinh nguyên mới có thể nhìn thấy hiện hữu như là chính nó.
(Only the pure eyes are able to observe existence as it is.) 

Bước vào hành tinh của hạnh phúc, trên nguyên tắc, không phải là một việc khó khăn hay nghiêm trọng; để đến đó, bạn không cần phải làm thêm bất cứ điều gì mà chỉ có bỏ bớt bám víu đi thôi.
(To step onto the planet of happiness is not, in principle, a difficult or serious task; to get there, you need not to do any extra work, but cut short your attachment.) 

Nếu bạn có thể đón nhận cả cái tốt lẫn cái xấu, bạn sẽ trở thành một con người vĩ đại.
(If you are able to welcome both the good and the bad together, you become a great person.)

Bất cứ khi nào bạn làm chủ được mình, bạn sẽ làm chủ thế giới chung quanh mình.
(Whenever you are able to control yourself, you are able to control the world around you.) 

Trong một chừng mực nào đó, hạnh phúcchân lý là một; khi bạn khám phá ra chân lý, bạn đồng thời đạt đến hạnh phúc.
(Happiness and truth, to a certain extent, are the same; when you discover truth, you simultaneously achieve happiness.)

Điều gì sẽ xảy đến với bạn nếu bạn từ bỏ mọi đa đoan phân biệt? Thế giới sẽ trở thành rỗng không? Tan hoại? Không. Nó không phải là như thế. Khi mọi đa đoan phân biệt được đặt xuống, bạn sẽ thực thụ tắm mình trong dòng hạnh phúc thực tại trong khi trái tim đại bi của bạn tỉnh thức.
(What will happen to your life if you give up all the complexity of discriminations? Won’t the world be empty? Ruined? No, it is not like that. When all the complexities of discrimination are set down, you will truly put yourself in the reality-stream of happiness while your heart of great compassion will simultaneously be awaked.)

Trong tập quán suy tư và hiểu biết của chúng ta, hạnh phúcchân lý thường được xem là khác nhau; nhưng trong chiều tuyệt đối, chúng không hề khác nhau.
(In our habitual thinking and intellect, happiness and truth conventionally differ; in the ultimate truth, however, they are not at all different from one another.) 

Trên con đường đi đến hạnh phúcchân lý, bạn càng muốn lựa chọn chừng nào, thì càng bị rối ren chừng đó.
(On the path to happiness and truth, the more you want to choose, the more confused you will become.) 

Vượt qua khổ đau trong ý nghĩa “sống tự tại” là con đường thực tiễn của trí tuệ khả dĩ đưa đến hạnh phúc trong hiện tại, bây giờ và ở đây.
(Overcoming sufferings in the sense of “living free” from all delusions is a practical way of wisdom, capable of leading to the present happiness, here and now.) 

Trái tim đại bi chính là cội nguồn của cuộc sống.
(The heart of great compassion is the very source of life.)

Tâm từ bi là cái mà nó nuôi lớn thánh tâm của bạn và, cũng như chiếc thuyền bảo hộ, nó cứu độ tha nhân.
(Compassion is that which nurtures your sainted mind and, like a guardian boat, saves the lives of others as well.) 

Tâm đại bitrí tuệ toàn thiện bao giờ cũng là sự nghiệp của một vị Phật hay một vị Bồ tát.
(The great compassion and perfect wisdom, the Prajñāpāramitā, are always the career of a Buddha or a Bodhisattva.)

Với tâm đại bi đi vào đời, bạn sẽ không mệt mỏi hay chán nản ngay cả khi trán ướt đẫm mồ hôi để làm lợi ích cho chúng sinh.
(Living with the great compassion, you never feel fatigued or bored in helping and benefiting others, even when your forehead is full of sweat.)

Có khi dòng nước mắt đại bi cũng chảy dài trên đôi má chan hòa cùng cái đau thương của những kẻ khác, những kẻ đang lang thang, thất thểu bên hè cùng với đói nghèo và bệnh tật. 
(Streams of tears may sometimes flow down your cheeks in harmony with the sufferings of others or of those who are wandering the streets with hunger and sickness.)

Tâm đại bi là đóa hoa bất tử.
(The great compassion is an immortal flower.)

Bạn, quả thực, không thể sống hạnh phúc nếu thiếu vắng tâm đại bi.
(Indeed, you cannot live a life of true happiness without the heart of great compassion.)

[i] Conze, Eward. The Prajñāpāramitā Literature. New Delhi: Munshiram Manoharlal Publishers. 2000. pp. 1-10.

[ii] Conze, Edward (trans.). The Perfection of Wisdom in Eight Thousand Lines and Its Verse Summary, 5th Ed. Delhi: Sri Satguru Publications, 1994. p. xi.

[iii] Về tư tưởng Bát Nhã, xem Suzuki, Daisetz T. Essay in Zen Buddhism. New York: Grove Press, 1961. Về bản kinh Bát Nhã đầu tiên (Bát Nhã Bát Thiên Tụng), xem Conze, Edward (trans.). The Perfection of Wisdom in Eight Thousand Lines and Its Verse Summary, 5th Ed. San Francisco: Four Seasons Foundation, 1995.

[iv] Các bản Hán dịch khác nhau của Tâm kinh có thể tìm đọc trong Đại Tạng Kinh, Đại Chính Tân Tu, (大正新修大藏 經) Taishō No. 252, 253, 254, 255…Ta Cheng Hsin Hsiu Ta Tsang Ching. Japan. Da Zheng Xin xiu Da Zang Jing. Kan Xing Hui. 1969. 

[v] The “Heart Sutra”, one of the sublimest spiritual documents of mankind, is a restatement of the four Holy Truths, reinterpreted in the light of the dominant idea of emptiness.” See Conze, Eward. The Prajñāpāramitā Liturature. New Delhi: Munshiram Manoharlal Publishers. 2000. p. 11.

[vi] Xem Thích Tâm Thiện. Lịch Sử Tư TưởngTriết Học Tánh Không. NXB Tp.HCM.1999.

[vii] “Hữu” (có), “vô” (không), “sinh” (sinh khởi), “diệt” (đoạn diệt), “thường” (thường hằng), “đoạn” (không thường hằng), “đồng” (giống), “dị” (khác), “khứ” (đi), “lai” (đến). 

[viii] Nagarjuna. Mūlamadhyamakakārikā. Chapter XXV, vv. 19–20. See: 大正新修大藏經 Taisho 1564 (Cf. Nos 1564–1567), Vol. 30, pp. 01.30 (Chinese version).

[ix] Upeksā is a state of mind that can be translated into English as renunciation, equanimity, indifference, relinquishment, renunciation, abandonment, etc.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 29881)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Đức Thế Tôn còn cư trú gần thành Xá Vệ, tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn Kỳ Đà. Hôm đó, trời đã vào khuya...
(Xem: 27162)
Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya) là bộ kinh thứ ba trong kinh tạng Pàli (Trường bộ, Trung bộ, Tương Ưng bộ, Tăng Chi bộ, và Tiểu bộ). Bộ kinh là một tập hợp các bài kinh dài ngắn không đều...
(Xem: 21762)
Khi chúng ta thẩm tra hoàn cảnh đôi khi buồn rầu, và thỉnh thoảng vui vẻ, chúng ta khám phá ra rằng có nhiều vấn đề liên hệ với điều ấy.
(Xem: 22225)
Ý nghĩa cận sự namcận sự nữ, cần được hiểu là những cư sĩniềm tin nơi Phật-Pháp-Tăng, trọn đời nguyện phụng sự Tam bảo, luôn luôn sống theo sự hướng dẫn của Tam bảo.
(Xem: 23601)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
(Xem: 20416)
Phật Giáo là đạo Giải Thoát. Giải là cởi mở. Ở đây là "cởi mở" những trói buộc để "thoát" ra khỏi mọi hình thức đau khổ của đời sống.
(Xem: 20047)
Trong 45 năm hoằng pháp độ sinh, Đức Phật đã du hành khắp miền Bắc Ấn độ để giảng dạy con đường giải thoát mà Ngài đã tìm ra. Rất nhiều người đã quy y với Ngài...
(Xem: 21945)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh".
(Xem: 24736)
Mục tiêu của Kinh Bát Đại nhân Giác là phát triển trí tuệ, đoạn tận phiền não, ô nhiễm, lậu hoặc để chứng đắc quả vị giải thoát tối hậu. Như quán niệmđại nguyệntrí tuệ phát sanh.
(Xem: 18983)
Khi biên soạn tập sách này, chúng tôi đặc biệt nghĩ đến những Phật tử sơ phát tâmbước đầu tìm hiểu giáo lý của đạo Phật trong một bối cảnh đa văn hoá và nhiều truyền thống tôn giáo.
(Xem: 24731)
Trong nguyên bản tiếng Pāli, sách nói rằng những cuộc đối thoại giữa vua Milinda và ngài Nāgasena đã diễn ra năm trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn.
(Xem: 30969)
Tu Ðạo là cần phải "quay trở lại." Nghĩa là gì? Tức là phải nhường cho người việc tốt lành, còn mình thì nhận phần hư xấu--xả tiểu ngã để thành tựu đại ngã.
(Xem: 23977)
Quả khổ chuyển theo nghiệp. Nghiệp chuyển theo tâm. Chỉ cần soi sáng tâm là hết khổ. Vì thế, bức tranh của Vòng luân hồi hay Con quỷ vô thường này rất quan trọng...
(Xem: 27758)
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quả chi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúcthế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
(Xem: 26504)
Tâm vốn không – lặng, nhơn pháp mà lập danh. Tịnh pháp là người, trời, Thanh văn, Duyên giác, Bố tát và Phật. Nhiễm phápA tu la, bàng sanh, địa ngục, quỉ thú.
(Xem: 21297)
Bộ kinh Milindapanha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở trung Ấn độ trước thuật bằng tiếng Pàli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena.
(Xem: 23208)
Quyển ''Na-Tiên Tì-kheo Kinh'' là một bộ Luận ghi bằng tiếng Pali, rất nổi danh, được phiên-dịch ra nhiều thứ tiếng: tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Miến, tiếng Thái, tiếng Tích-lan, tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v.
(Xem: 38117)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
(Xem: 18799)
Khi mới đến một vùng đất hoang để khai khẩn, mảnh đất đó có thể làm cho ta nản lòng vì cỏ gai và chướng ngại vật đầy dẫy. Ta cần phải đào, phải bứng, phải chặt, phải cày, phải bừa.
(Xem: 18430)
Ma-ha-diễn là pháp tạng sâu xa của chư Phật mười phương ba đời, vì người lợi căn đại công đức mà nói... Thích Thanh Từ
(Xem: 19948)
Tổ Sư thiền Việt Nam đã thất truyền trên hai trăm năm. Đến năm 1977, Hòa thượng hoằng dương Tổ Sư thiền và tổ chức Thiền thất đầu tiên tại Việt Nam.
(Xem: 19031)
Bản văn này chỉ giới thiệu những điểm chủ yếu có liên quan đến triết học Trung Quán một cách hết sức đơn giản, dù vậy, vẫn bao hàm được tất cả mọi yếu điểm cốt lõi của hệ phái Triết học này.
(Xem: 23140)
Viết về một triết học là đặt ra các câu hỏi về những vấn đề được bàn đến trong triết học đó. Trong trường hợp này, chúng ta thử viết một bài nghiên cứu mang tính phê bình về triết học Thế Thân.
(Xem: 23865)
Ở đây, nội dung của tập sách này chỉ giới thiệu một cách khái quát về các thể loại văn học của kinh điển và một số thể loại ngôn ngữ được dùng trong kinh điển.
(Xem: 22784)
Toàn bộ kinh Đại Bát Niết-bàn dày hơn 4500 trang, riêng phần Việt dịch chiếm gần 1700 trang; mỗi đoạn mỗi câu trong đó đều hàm chứa những ý tứ sâu xa huyền diệu không dễ gì hiểu thấu qua một vài lần đọc.
(Xem: 22902)
Chúng sinh đau khổ, trôi lăn trong sinh tử luân hồi cũng chỉ vì cái Ta, cho cái Ta có thật rồi bám víu vào nó. Trong đạo Phật gọi đây là bệnh chấp Ngã.
(Xem: 29559)
Tập Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya) gồm 152 kinh tất cả, chia thành 3 tập: tập I, gồm 50 Kinh đầu, tập II gồm 50 Kinh tiếp và tập III, gồm 52 Kinh chót.
(Xem: 20633)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 18707)
Thường thì những mối bận tâm thế tục sẽ chỉ mang lại đau khổthất vọng trong đời này và đời sau. Những sự xuất hiện của sinh tử thì chẳng có gì là bền vững, luôn luôn thay đổi và vô thường...
(Xem: 15843)
Kinh Bát Đại Nhân Giác bố cục thành ba phần: Phần mở đầu chỉ một câu đơn giản như là giới thiệu tám điều giác ngộ; Phần hai là nội dung tám điều giác ngộ ấy...
(Xem: 18842)
Sự tịnh hóa của Kim Cương thừa nói riêng và con đường Kim Cương thừa nói chung căn cứ vào trí huệ đại lạctrí huệ tánh Không. Nhờ và bằng trí huệ đại lạctrí huệ tánh Không mà tất cả nghiệp lực được tịnh hóa.
(Xem: 19645)
Phật giáo là một sự thực tập để đối trị khổ đau. Phật nói “ta chỉ dạy về khổ đau và vượt thoát khổ đau” [3] . Ðiều này đã được Phật phát biểu trong công thức của bốn sự thực thâm diệu [tứ diệu đế].
(Xem: 20147)
Thế nào gọi là Phật Lý Căn Bản? – Giáo lý chính yếu của Phật giáo, tóm lược các quan điểm trong ba tạng (Tripitaka).
(Xem: 19948)
Khi Đức Phật tỉnh thức bước ra khỏi cơn mê mà chúng ta vẫn còn đang chìm đắm, Ngài đã nhận thức được sự thực rốt ráo của muôn vật y như chân tướng của chúng.
(Xem: 18110)
Hãy dọn tâm trí vô tư để nhìn thấy khoa học, khoa học là đề tài thảo luận của chúng ta. Khoa học là nơi gặp gỡ của chúng ta.
(Xem: 22916)
Thấy chúng sinh phàm tình mãi trầm chìm trong phiền não, nhiễm ô, thiếu chính niệm và kiềm thúc thân tâm, Đức Như Lai từ bi trí tuệ đã khai thị rất nhiều phương cách...
(Xem: 34158)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka). Ðây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất...
(Xem: 16409)
Xuất bản lần đầu vào năm 1995 (tái bản 2001), “Phật Giáo và Đạo Đức Sinh Học” (Buddhism and Bioethics) là một đóng góp có ý nghĩa của Damien Keown* cho Phật giáo về một đề tài chưa được giới Phật giáo nghiên cứu nhiều trước đó.
(Xem: 16915)
Luận thuyết được trình bày ở đây, dành cho những người ước muốn rút ra tinh túy của đời người được phú bẩm những nhàn nhã và thuận lợi, là luận thuyết được gọi là Các Giai đoạn của Con Đường Giác ngộ (Lamrim).
(Xem: 39224)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
(Xem: 26047)
Tâm không có màu sắc hoặc hình tượng để nhận ra được nó, nhưng nó thì tuyệt đối trống rỗng và nhận biết sáng tỏ thấu suốt hoàn toàn. (= viên minh)- đó là tự tính của tâm bạn.
(Xem: 20094)
“Phật giáo khái luận” là một tác phẩm rất có giá trị của cư sĩ Huỳnh Sĩ Phục bên Trung Quốc, lời lẽ tuy vắn tắt, nhưng đã bao hàm tất cả yếu nghĩa của các Tôn hiện hànhTrung Quốc.
(Xem: 18842)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán Tạng. Chữ "ái ân" nằm ngay trong bài kệ thứ ba của kinh, câu “Nhân vi ân ái hoặc”.
(Xem: 24049)
Có thể nói rằng "Tánh Không luận" là một hệ thống triết học đặc thù của Phật giáo trong thời kỳ phát triển. Sự xuất hiện của nó như là một dấu ngoặc vĩ đại...
(Xem: 29107)
Nếu một người thiện nam hay tín nữ thực hànhhoàn thành Năm Thực Tập Chính Niệm, người ấy cuối cùng sẽ đạt được sự vãng sinh về vùng đất Hòa Hòa Bình và An Lạc...
(Xem: 22899)
Trước khi thực sự bắt đầu nuôi dưỡng điều được gọi là Sáu Hạnh Ba-la-mật, bạn phải phát triển động thái vị tha của tâm thức hay là hành xử của bồ-tát. Bồ-tát là người mà đã hoàn toàn từ bỏ quyền lợi tự ngã của mình...
(Xem: 30939)
Bài văn này được thiền sư Quy Sơn Linh Hựu viết ra nhằm sách tấn việc tu học của đồ chúng, nên gọi là văn cảnh sách, và lấy tên ngài để làm tựa. Từ xưa nay vẫn gọi là “Quy Sơn cảnh sách văn”.
(Xem: 20997)
Chính bộ Kinh quý báu này mở rộng cửa giải thoát cho cả hai hạng người xuất giatại gia nhập vào Pháp Môn Bất Nhị, trở về Bản Tánh Không Hai.
(Xem: 26846)
Duy Ma Cật tức là tên của ông Duy Ma Cật. Mà Duy Ma Cật là chữ Phạn. Trung Hoa dịch là Tịnh Danh. Cũng dịch là Vô Cấu. Tịnh Danh: Chữ tịnh là trong sạch.
(Xem: 20665)
Như ta biết, Tứ diệu đế là bài thuyết pháp đầu tiên của Phật sau khi thành Đạo cho năm anh em A nhã Kiều Trần Như, diễn ra tại vườn Lộc Uyển, về phía bắc thành Ba la nại.
(Xem: 26245)
Thật ra, nếu các bạn không có sự hiểu biết về Tứ diệu đế cũng như chưa tự mình thể nghiệm chân lý của lời dạy này thì các bạn sẽ không thể thực hành Phật pháp.
(Xem: 23317)
Đọc “Tổng Quan Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng”, chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọi con đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra...
(Xem: 19815)
Muốn có sắc như là sắc, thì người ta phải cộng hay trừ đi sắc với không, chẳng hạn, 1 + 0 = 1. Như vậy không, tức là biệt thể để sắc như là sắc, để không như là không...
(Xem: 24668)
Kinh Duy Ma Cật bất khả tư nghì, tuyệt diệu cùng tột, ý chỉ thâm huyền, chẳng phải lời nói có thể diễn tả. Siêu việt tam không (Nhơn không, Pháp không, Không không)... Tỳ Kheo Thích Duy Lực
(Xem: 30020)
Ðọc vào kinh ta nhận thấy chẳng những hàng xuất gia mới thật hành được Phật đạo, mà Cư sĩ, Bà la môn cho đến mọi tầng lớp dân chúng cũng đều thật hành được Phật đạo.
(Xem: 20212)
“Hãy tu tập An-na-ban-na niệm. Nếu Tỳ-kheo tu tập An-na-ban-na niệm, tu tập nhiều, thân chỉ tức và tâm chỉ tức, có giác, có quán, tịch diệt, thuần nhất, phân minh tưởng, tu tập đầy đủ...
(Xem: 20400)
“Quý vị khất sĩ! Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực hiện liên tục, sẽ đem lại những thành quảlợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm (Tứ Niệm Xứ)...
(Xem: 15138)
Kinh Niệm Xứ, Satipattthana Sutta, là một bài kinh vô cùng quan trọng vì kinh này đề cập đến những đề mục hành thiền nhằm phát triển cả hai, tâm Vắng Lặng (Samatha) và trí tuệ Minh Sát (Vipassana).
(Xem: 15822)
Có một thầy trẻ đến đặt một câu hỏi với Đức Thế Tôn liên quan tới vấn đề ái dục và đã được Đức Thế Tôn trả lời câu hỏi đó bằng tám bài kệ.
(Xem: 23865)
Kinh Bách Dụ, một bộ kinh trong Đại Tạng chuyển tải ý nghĩa thâm diệu bằng những câu chuyện thí dụ rất sâu sắc. Biên soạn: Pháp sư Thánh Pháp; Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng; Hiệu đính: Thiện Thuận
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant