Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phẩm 2 - Phương tiện

19 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 9575)
Phẩm 2 - Phương tiện

PHÁP HOA KINH THÂM NGHĨA ĐỀ CƯƠNG
Hoà thượng Thích Từ Thông
Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh 2001

PHẨM 2: PHƯƠNG TIỆN

Bấy giờ đức Thế Tôn xuất định bảo Xá-Lợi-Phất: Trí tuệ của chư Phật sâu sa vô lượng, hàng Thanh Văn, Duyên Giác, Bích-Chi-Phật không thể biết được. Bởi vì trí tuệ đó là kết quả của quá trình gần gũi vô số chư Phật, tu hành vô lượng đạo pháp viên mãn, dũng mãnh tinh tấnTrí tuệ và sự hiểu biết sâu xa chưa từng có của Phật, giáo hóa theo thời, tuy cơ nói pháp ỳ thú khó lường.

Xá-Lợi-Phất ! Sau khi thành Phật Như Lai vận dụng nói nhiều thí dụ, phân tích các thứ nhân duyên, diễn bày nhiều ngôn giáo, linh họat trong vô số phương tiện dẫn dắt chúng sanh khiến cho xa lìa lòng chấp. Như Lai là bậc đầy đủ tri kiến và các Ba-la-mật. Tri kiến của Như Lai rộng lớn sâu xa. Tứ vô-ngại trí, thập trí-lực, tứ vô sở úy, thiền định, giải thoát tam-muội sâu thẩm và mênh mông không ngằn mé.

Như Lai tùy thời phân biệt khéo nói pháp, lời lẽ đẹp, đáp ứng sở thích của nhiều hạng căn cơ.

Nhưng, thôi đi! Xá-lợi-phất! Không cần nói nữa!

Bởi vì pháp ít có và khó hiểu bậc nhất mà Phật có, pháp đó chỉ có Phật với Phật mới hiểu biết thấu tột “Thật tướng”. Rằng:

“ Các pháp Tướng của nó như vậy.

 Tánh của nó như vậy.

 Thể của nó như vậy.

 Lực của nó như vậy.

 Tác của nó như vậy.

 Nhơn của nó như vậy.

 Duyên của nó như vậy.

 Quả của nó như vậy.

 Báo của nó như vậy.

Và từ đầu chí cuối của nó như vậy.”

Bấy giờ có một số Thanh Văn, Duyên Giác, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Cận Sự Nam, Cận Sự Nữ, những người phát tâm tiểu thừa đều có cùng ý nghĩa rằng: Lạ thật! Cớ chi hôm nay đức Phật tán thán pháp của Phật chứng đắc cao sâu, khó nghe, khó hiểu... nào là Như Lai phương tiện nói pháp khéo léo, hàng Thanh Văn, Duyên Giác không thể hiểu được...!

Tại sao Như Lai nói thế! Từ lâu đức Phật dạy chúng ta pháp tu giải thoát, chúng ta đã chứng đắc Niết Bàn rồi. Cớ chi hôm nay đức Phật như có ý chê trách những điều tu họcchứng đắc của hàng Thanh Văn, Duyên Giác bấy lâu nay!

Ông Xá-lợi-phất cảm thông ý của đại chúng cũng như nỗi lòng hoang mang của chính mình, bèn thưa hỏi Phật:

Bạch Thế Tôn! Nhân duyên gì hôm nay Thế Tôn ngợi khen pháp phương tiện nhiệm mầu sâu xa khó hiểu của chư Phật? Hiện giờ bổn chúng có lòng nghi, xin Như Lai dạy rõ cho về duyên cớ ấy!

Phật bảo: Xá-lợi-phất! Thôi! Thôi đi! Đừng hỏi việc đó. Nói việc đó ra thì tất cả người, trời, a-tu-la ở trong đời đều sẽ kinh sợ và nghi ngờ, không tốt.

Bạch Thế Tôn! Ông Xá-lợi-phất thưa, xin Thế Tôn nói cho. Trong hải hội này có người lãnh hội được lời dạy của Phật và có thể đủ sức kính tin.

Đức Phật lại khuyên ngăn: Rằng nếu nói việc đó thì người, trời, a-tu-la đều kinh nghi, Tỳ kheo, tăng-thượng-mạn sẽ sa vào hầm tội lỗi.

Ông Xá-lợi-phất lại ân cần cầu thỉnh xin Phật rủ lòng thương...

Sau ba lần cầu thỉnh thiết tha của ông Xá-lợi-phất, đức Phật vừa hứa khả, tức thì trong hải hội có các tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, cận-sự-nam, cận-sự-nữ, cả thảy năm ngàn người đứng dậy bái Phật xin được rút lui.

Đức Thế Tôn an nhiên, không ngăn cản và bảo ông Xá-lợi-phất: Rằng trong đại chúng giờ đây không còn những trái đèo hạt lép mà chỉ còn toàn trái tốt và hạt chắc.

Xá-lợi-phất! Những hạng người tăng thượng mạn như vậy, lui đi vẫn tốt. Vậy ông lắng ý mà nghe, Như Lai sẽ nói về sự nhiệm mầu khó nghe, khó hiểu. Và Như Lai cũng nói cho ông biết lý do của sự có mặt của Như Lai trong cõi đời này.

Này! Xá-lợi-phất! Pháp mầu sâu thẩm của chư Phật, đúng thời mới đem ra nói. Như hoa Linh thoại đến thời tiết mới trổ một lần.

Xá-lợi-phất! Chư Phật thuyết pháp phải đúng thời, tùy đối tượng, hợp căn cơ cho nên mỗi người, mỗi lúc khác nhau. Vì vậy, pháp của chư Phật nói khó nghe, khó hiểu, vì ý thú rất nhiệm mầu, Chư Như Lai vận dụng vô số phương tiện, giảng nhiều cách, dẫn nhiều tỉ dụ, thay đổi ngôn từ, lời lẽ khéo đẹp, đáp ứng cho mọi hạng người. Vì vậy mà pháp Phật nói không thể suy lường phân biệt hời hợt thông thường mà có thể hiểu được. Chỉ có Phật và Phật mới thấu hiểu hết ý của nhau.

Xá-lợi-phất ơi! Ông làm sao hiểu được cái lý do cực kỳ quan trọng mà các đức Phật xuất hiện ở đời!

Nầy! Xá-lợi-phất! Như Lai xuất hiện ở đời nhằm:

Mở bài và giới thiệu “Tri Kiến Phật” của chúng sanh

Vận dụng ngôn từ, tỷ dụ, khéo léo để “chỉ” Tri Kiến Phật của chúng sanh cho chúng sanh biết.

Hướng dẫn cho chúng sanh “Hiểu Kỹ ” về Tri Kiến Phật của mình.

Khuyến cáo, khích lệ cho chúng sanh sống bằng Tri Kiến Phật mà mình vốn có.

Đó là cái lý do cực kỳ quan trọng mà chư Phật Như Lai xuất hiện ở cõi đời. Mục đích của chư Phật ra đời chỉ vì một việc: Đem Tri Kiến Phật chỉ dạy cho chúng sanh tỏ ngộ đấy mà thôi!

Chư Phật Như Lai nói pháp cho chúng sanh chỉ vì dạy cho họ một “Phật thừa” chớ không có hai thừa, ba thừa nào khác. Pháp của chư Phật trong mười phương cũng đều như vậy. Chư Phật trong quá khứ, chư Phật hiện tại cũng như chư Phật vị lai vận dụng vô số phương tiện, triển khai nhiều cách, ngôn từ khéo léo, tỷ dụ dồi dào, nhưng tất cả nhằm dạy cho chúng sanh “một Phật thừa” khiến cho những chúng sanh tu hành đều đạt thành “Nhất thiết chủng trí ”.

Xá-lợi-phất! Chư Phật giáo hóa Bồ tát vì muốn đem Tri Kiến Phật “chỉ” cho chúng sanh, muốn cho chúng sanh tỏ ngộ, hiểu kỹ về Tri Kiến Phậtthể nhập, sống trong Tri Kiến Phật của chính mình. Tất cả cõi nước trong mười phương không có hai thừa làm gì có đến ba! Tại vì chúng sanh sống trong đời đầy năm trược ác mà chư Phật dùng sức phương tiện ở một Phật thừa phân biệt tạm nói có ba.

Xá-lợi-phất! Các ông nên một lòng tin hiểu, thọ trì lời dạy của Phật. Lời của chư Phật không hề có hư vọng. Rằng không có thừa nào khác, mà chỉ có một “ Phật thừa” thôi!

Bấy giờ đức Thế Tôn tuyên lại nghĩa trên rằng một bài kệ:

... Xá-lợi-phất ! Nên biết

Ta vốn lập thệ nguyện

Muốn tất cả chúng sanh

Bằng như ta không khác

Như ta xưa đã nguyện

Nay đã viên mãn rồi

Độ tất cả chúng sanh

Đều khiến vào Phật đạo

 ... Xá-lợi-phất ! Nên nhớ

 Ta vì bày phương tiện

 Nói các đạo diệt khổ

 Chỉ cho họ Niết Bàn

 Ta dù nói Niết Bàn

 Mà không thật diệt độ

 Các pháp từ xưa nay

 Tướng nó thường vắng lặng

 Phật tử hành đạo rồi

 Sau đó được thành Phật

... Nếu có hạng chúng sanh

Nghe pháp Phật tu hành

Những người như thế đó

Đều đã thành Phật đạo

 ... Các Phật diệt độ rồi

 Người cúng dường Xá lợi

 Nhóm đất làm tháp Phật

 Những hạng người như thế

 Đều đã thành Phật đạo

... Các đồng tử vui chơi

Nhóm cát thành miếu Phật

Những trẻ con như thế

Đều đã thành Phật đạo

 ... Nếu có người mến Phật

 Chạm trổ các hình tướng

 Nắng vẽ hình tượng Phật

 Những người như thế đó

 Đều đã thành Phật đạo

... Có người trước tháp miếu

Dùng hoa, hương, phan lọng

Thành kínhcúng dường

Ca ngâm khen ngợi Phật

Nhẫn đến tiếng thì thầm

Đều đã thành Phật đạo

 … Hoặc người tâm tán loạn

 Vào trong tháp miếu Phật

 Một xưng nam mô Phật

 Đều đã thành Phật đạo

… Với chư Phật quá khứ

Tại thế hoặc diệt độ

Nghe tin chư Phật ấy

Đều đã thành Phật đạo

 … Nếu có người nghe pháp

 Không ai chẳng thành Phật

 Các Phật vốn thệ nguyện

 Tu hành thành Phật đạo

… Phật là thầy trong đời

Thường phương tiện tùy nghi

Diệt bỏ tâm nghi hối

Tự biết sẽ thành Phật.
 
 

THÂM NGHĨA
 

Vận dụng “phương tiện” nhằm đạt đến chỗ “cứu cánh”… Cũng như khi người ta sử dụng “sách lược” nhằm đạt đến “mục đích lý tưởng”… Vận dụng “phương tiện” để đạt đến cứu cánh là chủ trương phương cách giáo hóa, uốn nắn thực hiện theo con đường “vương đạo”; sử dụng “sách lược” để đạt đến mục đích là có tính thủ đoạn cai trị, theo con đường “bá đạo” nói theo ngôn từ của các nhà chánh khách, thời xưa.

“ Phương tiện” trong việc giáo hóa, có nghĩa là “Nói vậy mà chưa phải vậy”. Bảo rằng: “Học vậy đi! Hiểu vậy đi! Làm vậy đi! Lợi ích lắm đó! Tốt lắm đó!” Nhưng cái lợi ích và sự tốt đó, chưa phải là cái “ lợi ích” cứu cánh và muốn đạt đến các “tốt” cứu cánh, cần phải học, phải hiểu, phải làm nhiều hơn nữa. Bấy giờ sự học, hiểu và việc làm đó mới đến nơi đến chốn, mới đến chỗ cứu cánh trọn vẹn…

Vì sao hơn 40 năm thuyết pháp, Phật chỉ dùng “phương tiện” giáo hóa chúng sanh?

Tại vì, Phật xuất hiện ra đời với mục đích cao đẹp “tuyệt trần” mà trong khoảng thời gian đó, Phật chưa thể nói rõ ra được.

Tại vì chúng sanh đang sống trong cuộc đời đầy năm trược ác, cấu chướng nặng nề, ba nghiệp không lành, sáu căn chưa trong sạch, nếu dạy pháp tu hành “thành Phật” chúng sanh ngần ngại khó khăn.

Tại vì, nói chúng sanh có khả năng thành Phật, chúng sanh không dám tin nhận ở khả năng mình

Thế cho nên Như Lai phải vận dụng “phương tiện” mà dẫn dụ, uốn nắn, bồi dưỡng trí tuệ cho chúng sanh một cách dần dần, ngay từ thời thuyết pháp đầu tiên ở Lộc-giả-uyể, thành Ba-la-nại…

· Lẽ ra Như Lai phải nói thẳng với chúng sanh rằng: Sự xuất thế của Như Laitrí tuệ của Như Lai có, không phải là sự ngẩu nhiên do sự đưa đẩy trôi xuôi theo dòng nghiệp lực…

· Lẽ ra Như Lai phải nói thẳng với chúng sanh về hoài bảo duy nhấtmục đích tối thượng của Như Lai ngay lúc bắt đầu cuộc hành trình thuyết giáo độ sanh, nhưng Như Lai chưa nói rõ ra được điều đó.

· Lẽ ra Như Lai phải nói thẳng với hàng Thanh Văn, Duyên Giác, rằng pháp mà Như Lai dạy cho họ chỉ là pháp “Tiểu Thừa” và Niết Bàn họ chứng đắc chưa phải thật diệt độ, nhưng hơn 40 năm qua, Như Lai chưa nói điều đó.

· Lẽ ra “ mười hai bộ kinh”, Như Lai phải bình đẳng dạy cho tất cả chúng sanh, nhưng vì căn tánh không đồng, đối với hạng chủng tánh Nhị-thừa Như Lai dạy cho họ chỉ có 9 kinh.

· Lẽ ra từ lâu, Như Lai phải nói thẳng với chúng sanh rằng: Tất cả chúng sanh đều sẳn có Tri Kiến Phật, nhưng Như Lai đã bí mật dấu hẳn điều này vì căn cơ của chúng sanh còn thấp kém chưa đủ trí tuệ để tiếp thu.

· Lẽ ra, trước đây Như Lai phải nói thẳng với chúng sanh rằng: Tu hành là “thành Phật”, không có quả Nhị thừa, Tam thừa nào khác, nhưng từ lâu nay, Như Lai nói có. Vì đó là phương tiện của Như Lai.

· Lẽ ra Như Lai phải nói thẳng với chúng sanh rằng: Tất cả chúng sanh là Phật, nhưng cho đến bây giờ, trước giờ phút nhập Niết Bàn, Như Lai mới mở kho tàng bí mật, để giao trọn gia tài pháp bảo vô giá của Như Lai cho tất cả chúng sanh.

Trong quá trình thuyết giáo độ sanh, với một lập trường kiên địnhlinh hoạt tuyệt vời, Như Lai vận dụng “Tứ-tất-đàn” một cách vô cùng phong phú. Nhờ vậy, mọi căn cơ đều được thấm nhuần mưa pháp. Người học Phật không được lảng quên tiêu chuẩn:

1. Thế giới tất-đàn

2. Vị-nhân tất-đàn

3. Đối-trị tất-đàn, và

4. Đệ-nhất-nghĩa tất-đàn.

Để hiểu một cách quyết định và tin sâu về “Tri Kiến Phật” về “Phật Tánh” của mình, người học kinh Pháp Hoa còn phải am tường về nguồn giáo lý “Lục Tức Phật”:

1. Lý tức Phật.

2. Danh tự tức Phật.

3. Quán hành tức Phật.

4. Tương tợ tức Phật.

5. Phần chứng tức Phật.

6. Cứu cánh tức Phật.

Dựa trên nguồn giáo lý “Lục tức” mỗi người có thể tự nhận xétđánh giá địa vị “Đã thành Phật” của mình. 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15593)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15034)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14872)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13295)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14466)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20234)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18455)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30774)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12438)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15529)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13783)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13958)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13554)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14497)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13747)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16748)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15409)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31275)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18855)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15030)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14635)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14607)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13822)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19720)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14476)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14550)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14749)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14799)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17966)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13612)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13739)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14988)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14196)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16475)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15373)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13547)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13192)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13302)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13020)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14121)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14747)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14257)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14647)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13039)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13821)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13282)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13777)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14713)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14805)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13326)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12868)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13778)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13717)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13363)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13913)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13723)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12641)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14862)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12894)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12499)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant