Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

23. Hoa nghiêm Nhất thừa Pháp giới đồ

07 Tháng Tám 201100:00(Xem: 10051)
23. Hoa nghiêm Nhất thừa Pháp giới đồ

Hồng Dương Nguyễn Văn Hai
NHÂN QUẢ ĐỒNG THỜI
Nhà xuất bản Phương Đông 2011

Phần III. TÍN, GIẢI, HÀNH, CHỨNG TRONG HOA NGHIÊM 
 

23. Hoa nghiêm Nhất thừa Pháp giới đồ

Đồ hình Hải ấn được trình bày trong tập Hoa nghiêm Nhất thừa Pháp giới đồ (năm 668) của Nghĩa Tương (625-702), một trong những đồ đệ của Trí Nghiễm (602-668) từ Tân la, một tiểu quốc của Cao ly, hồi hương năm 668 và thiết lập lần đầu tiên Hoa nghiêm tông ở Cao ly. Sau đây là bản văn trích dịchchú giải của Thầy Tuệ Sỹ.

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT.

Nguyên tác phẩm gồm hai bản văn. Bản văn A, số hiệu T45n1887A: Hoa nghiêm Nhất thừa pháp giới đồ, 1 quyển. Tác giả, Nghĩa Tương, người Tân-la (Triều-tiên). Bản văn B, T45n1887B: Pháp giới đồ ký tòng tủy lục, 4 quyển, không rõ tác giả, giải thích từng từ ngữ, câu và đoạn mạch trong bản A.

Bản A gồm đồ hình Hải ấn, và bản văn trình bày ý nghĩa của đồ hình cũng như nội dung giáo nghĩa, tức gồm hai phần: dồ hình và thích văn. Phần thích văn phân làm hai: I. Tổng thích và II. Biệt giải.

Tác giả nêu rõ mục đích: trình bày mạng lưới giáo nghĩa của Phật Thích-ca, bao trùm cả ba thế gian (Khí thế gian, Chúng sanh thế gian, Trí chánh giác thế gian). Tất cả đều phát xuất từ dịnh Hải ấn. Nguyên lý căn bản để gới thiệu đồ hình là sáu tướng của Hoa nghiêm: tổng tướng, biệt tướng, đồng tướng, dị tướng, thành tướnghoại tướng.

Đồ hình cô đọng ý nghĩa Viên dung của Hoa nghiêm trong một bài thi gồm 210 chữ, sắp thành 30 câu, mỗi câu 7 chữ, với 4 góc và 4 cạnh, biểu thị 4 nhiếp pháp và 4 vô lượng tâm.

Văn đi theo một đường, biểu hiện "Như Lai nhất âm", Phật thuyết pháp chỉ bằng một âm thanh duy nhất nhưng mỗi loài chúng sinh hiểu theo căn cơ của mình.

Văn diễn tiến uốn lượn quanh co, chỉ cho căn cơ phồn tạp, bất đồng, của chúng sinh.

Đường đi liên tiếp không điểm đầu, không điểm cuối, hiển thị thiện xảo vô phương.

Đồ hình vuông bốn góc, chỉ cho bốn nhiếp pháp và bốn vô lượng tâm.

Đồ hình hàm cả sáu tướng: tổng tướngcăn bản ấn tức tổng thể đồ hình. Biệt tướng, chi tiết của đồ hình, là các đường đi quanh co; mỗi đường riêng biệt đều y chỉ toàn thể đồ hình tức ấn. Đông tướng, chính là tính đông dạng của toàn thể ấn; tức các đường quanh cosai biệt khác nhau nhưng cũng đồng một ấn. Dị tướng là tướng tăng trưởng, tức sự diễn tiến lần lượt đường thứ nhất đến đường thứ hai và tiếp tục. Thành tướng là lược thuyết, tức chỉ cho sự lập thành của ấn. Hoại tướng là quảng thuyết, tức mỗi đường quanh co bản lai vốn bất tác.

Hết thảy các pháp duyên sinh, không pháp nào được thành lập mà không do sáu tướng. Theo đó, tổng tướnggiáo nghĩa của Viên giáo; biệt tướnggiáo nghĩa của Tam thừa. Như tổng tướngbiệt tướng, các tướng còn lại cũng vậy. Chúng bất tức bất ly, bất nhất bất dị, thường tại Trung đạo. Nhất thừaTam thừa cũng vậy. Chủ và bạn tương trợ nhau mà bất tức bất ly, bất nhất bất dị. Tuy làm lợi ích cho chúng sinh mà luôn luôn vẫn ở trong Trung đạo. Chủ và bạn tác thành lẫn nhau, hiển thị pháp tính là như vậy.

Nhất thừa biệt giáo, Tam thừa biệt giáo, chuẩn theo nghĩa mà lãnh hội.

 

Phần phiên âm:

 1. Pháp tánh viên dung vô nhị tướng

 2. Chư pháp bất động bản lai tịch

 3. Vô danh vô tướng tuyệt nhất thiết

 4. Chứng trí sở tri phi dư cảnh

 5. Chân tánh thậm thâm cực vi diệu

 6. Bất thủ tự tánh tùy duyên thành

 7. Nhất trung nhất thiết đa trung nhất

 8. Nhất tức nhất thiết đa tức nhất

 9. Nhất vi trần trung hàm thập phương

10. Nhất thiết trần trung diệc như thị

11. Vô lượng viễn kiếp tức nhất niệm

12. Nhất niệm tức thị vô lượng kiếp

13. Cửu thế thập thế hỗ tương tức

14. Nhưng bất tạp loạn cách biệt thành

15. Sơ phát tâm thời tiện chánh giác

16. Sinh tử niết bàn thường cọng hòa

17. Lý sự minh nhiên vô phân biệt

18. Thập Phật Phổ Hiền đại nhân cảnh

19. Năng nhập (Nhân) hải ấn tam muội trung

20. Phồn xuất như ý bất tư nghì

21. Vũ bảo ích sinh mãn hư không

22. Chúng sinh tùy khí đắc lợi ích

23. Thị cố hành giả hoàn bản tế

24. Phả tức vọng tưởng tất bất đắc

25. Vô duyên thiện xảo tróc như ý

26. Quy gia tùy phân đắc tư lương

27. Dĩ đà la ni vô tận bảo

28. Trang nghiêm pháp giới thật bảo điện

29. Cùng tọa thật tế trung đạo sàng

30. Cựu lai bất động danh vi Phật.

 

Phần thích văn.

Tác giả phân nội dung văn bản thành ba đoạn, như được giải thích dưới đây.

I. TỰ LỢI HÀNH

i. Hiện thị chứng

1. Pháp tánh viên dung, không hai tướng

2. Các pháp bất động, bản lai tịch (từ vô thủy đến vô chung, vẫn thường tịch tĩnh, vắng lặng)

3. Không danh, không tướng, tuyệt hết thảy

4. Duy cảnh được biết bởi chứng trí (chính là cảnh giới được nhận thức bởi chứng trí chứ không phải cảnh nào khác. Trí chứng: trí có được do chứng).

ii. Hiển duyên khởi

5. Chân tánh thậm thâm, cực vi diệu (Chân tánh thậm thâm: thậm thâm (sâu thẳm) của Hoa tàng thế giới, trong một vi trần mà thấy cả thế giới. Tức cảnh giới thậm thâm nơi lầu các của Di-lặc.)

6. Không giữ tự tánh, tùy duyên thành: Duyên khởivô tánh. Vô tánh tức là vô trụ.

7. Một trong tất cả, nhiều trong một. Các giải thích về ý niệm trong (trung): trung là tức; trung là tương tức tương nhập; trung là tương tại (ở trong nhau) tương thị (cái này là cái kia và ngược lại); hoặc tương tư (giúp nhau) tương nhiếp... Hoặc giải thích: trung, như ánh sáng đèn hòa lẫn vào (trong nhau), cho nên dụng của ánh đèntương nhập.

8. Một tức tất cả, nhiều tức một. Câu 7, trung môn: phương diện cái này trong cái kia, cũng là hữu lực - vô lực môn. Câu 8: tức môn: phương diện cái này tức cái kia, cũng là hữu thể - vô thể môn.

9. Trong một hạt bụi chứa mười phương.

10. Trong tất cả bụi cũng như vậy.

11. Vô lượng kiếp xa tức một niệm. Chú giải của Pháp Dung (T45n1887Bp0725a04): Cắt ngang một sợi tóc thành 10 phần, rồi thành 100 phần, rồi 1000 phần. Đếm 1 phần cuối cùng này đặt lên ngọc bản (mảnh ngọc). Lấy một con dao rất bén; cắm mũi nhọn của nó vào mẫu tóc đó. Khoảng thời gian xuyên mẫu tóc chạm đến bản ngọc, là một niệm.

12. Một niệm tức là vô lượng kiếp. Chân Tú: Một niệm, là một niệm hiện tại, tổng tướng của thời gian.

13. Chín thế mười thế đồng tương tức. Chú giải của Chân Tú (T45n1887Bp0725a08): thập thế, là đệ thập thế (đời thứ mười), tức niệm (sát-na) thuộc tổng tướng. Hoặc thập thế là mười đời. Chín thế là biệt tướng. Thế thứ mười là biệt tướng. Khang Tàng nói: chín thế lần lượt tương tức tương nhập nên thành một tổng. Hiệp cả tổng và biệt thành mười thế.

14. Vẫn không tạp loạn, cách biệt thành. Chỉ quy viên thông sao (T1887Bp0725a20): Trong Ba thừa, pháp được quan niệm một cách cô lập nên thời cách pháp. Pháp đã lưu chuyển thì thời cũng lưu chuyển. Trong Nhất thừa, pháp được quan niệm viên mãn nên thời cách pháp. Pháp không lưu chuyển nên thòi cũng không lưu chuyển. Dẫn thí dụ từ kinh Anh lạc: Trong Tam thừa, quá khứ thân chó, hiện tại thân người, vị lai thân Phật, ba thời độc lập. Trong Nhất thừa, quá khứ thân chó có sẵn người và Phật. Hiện tạivị lai cũng thế. Thời cách pháp. Pháp thường trú nên thời thường trú. Ước 5 vị luận 9 thế: (1) ngày qua của ngày qua là quá khứ của quá khứ. (2) Chính ngày qua là đương thể của quá khứ tức hiện tại của quá khứ; nhưng là quá khứ của ngày hôm nay (3) Ngày hôm nay là đương thể của hiện tại, và cũng vị lai của quá khứ, và cũng là quá khứ của vị lai. (4) Ngày mai là đương thể của vị lai, tức hiện tại của vị lai. (5) Ngày mai của ngày mai, là vị lai của vị lai.

15. Khi vừa phát tâm liền thành Chánh giác. Vì một hạt bụi không tự tánh, lấy cả mười phương làm tự tánh. Vô lượng kiếp không tự tánh, lấy một niệm làm tự tánh. Diệu lý viên thành quán (T45n1887Bp0726b11), ước theo bốn môn: (1) Duy nhân môn: từ vô thủy suốt vô tận vị lai vẫn y nhiên là Bồ tát tu hành vạn hạnh, vì hư không không cùng tận, chúng sinh giới không cùng tận, nên không có sự thành Phật. (2) Duy quả môn: Tiền tế, hậu tế, thảy đều đã thành Phật. (3) Vừa nhân vừa quả: Có phát tâm, có thành Chánh giác; trong tất cả mọi thời, trong từ niệm niệm, thảy đều phát tâmthành Chánh giác. (4) Phi nhân phi quả: Không có tâm để phát, không có Phật để thành.

16. Sinh tử, Niết-bàn thường hòa chung. Trụ Niết-bàn mà thường dạo trong sinh tử. Khi dạo sinh tử mà vẫn trụ trong Niết-bàn.

17. Lý sự mịt mờ (âm thầm) không phân biệt. Sinh tử vô tánh, lấy niết bàn làm tánh. Niết bàn vô tánh lấy sanh tử làm tánh. Vô tánh của sinh tử Niết bàn là lý. Sinh tử Niết bàn của vô tánh là sự. Vô tánh của (cho nên) duyên khởi là lý. Duyên khởi của (cho nên) vô tánh là sự.

18. Cảnh Đại nhân, Phổ Hiền mười Phật. Trí Nghiễm, Hoa nghiêm khổng mục chương, quyển 2, phân 10 Phật thành "giải cảnh thập Phật" và "hành cảnh thập Phật." Giải cảnh thập Phật, là cảnh giới được nhận thức quán chiếu của Bồ tátnhân vị; đây tức mười thân Phật được kể trong kinh Hoa nghiêm, cựu dịch quyển 26 (tân dịch quyển 30): Chúng sanh thân, Quốc độ thân, Nghiệp báo thân, Thanh văn thân, Bích-chi-phật thân, Bồ tát thân, Như lai thân, Trí thân, Pháp thân, Hư không thân. Hành cảnh thập Phật, cảnh giới của Phật quả cứu cánh, y trên đức của một Phật thân mà chia phân thành mười, kể trong Hoa nghiêm cựu dịch quyển 40 (tân dịch quyển 53 & 58): Vô trước Phật, Nguyện Phật, Nghiệp báo Phật, Trì Phật, Niết-bàn Phật, Pháp giới Phật, Tâm Phật, Tam muội Phật, Tánh Phật, Như ý Phật. Cảnh giới mười Phật, là cảnh giới Đại nhân. Hướng nội là mười Phật, hướng ngoại là Phổ Hiền.

 

II. LỢI THA HÀNH

19. Năng nhập trong tam muội hải ấn. Bản khác chép là Năng Nhân trong tam muội hải ấn. Năng Nhân, chỉ đức Thích Tôn. Năng Nhân, tức Hóa Phật (T45n1887 Bp0728a24). Năng nhập, nói vị đang nhập vào trong tam muội hải ấn. "Chứng tận cùng pháp tánh, như nguồn sâu không đáy, tuyệt đối thanh tịnh, sáng trưng làu làu, tất cả thế gian hiển hiện trong đó. Gọi đó là hải ấn." (T45n1887A, tr. 712c30). Nhiếp nhập pháp của cả ba thế gian (ngũ chúng/uẩn thế gian, chúng sanh thế gian, quốc độ thế gian) là tự lợi. Hiển hiện pháp ba thế gianlợi tha.

20. Phồn xuất như ý bất tư nghì: xuất hiện một cách phồn vinh, một cách dồi dào, ngọc như ý bất khả tư nghì. Giáo nghĩa xuất hiện từ định hải ấn, như ngọc như ý xuất hiện nhiều vô kể.

21. Mưa báu lợi sinh đầy hư không. Ngọc như ý của Bảo luân (Chuyển luân) vương được đặt trên cây phướn, từ đó mưa tuôn xuống vô lượng châu báu khiến tất cả chúng sinh đều được lợi ích.

22. Chúng sinh được lợi tùy sức chứa. Ba câu kệ trên tương ứng với ba trùng hải ấn: ảnh ở ngoài hải ấn; ảnh ở trong hải ấn, hóa Phật mưa bảo pháp. Câu kệ cuối, tương ứng với hai trùng. Trùng thứ tư, Như ý giáo phù hợp mọi căn cơ. Trùng thứ năm: từ Như ý giáo mà tín giải, hành chứng, được lợi ích.

 

III. TU HÀNH PHƯONG TIỆN VÀ LỢI ÍCH

i. Tu hành phương tiện

23. Cho nên hành giả (quay) về bản tế. Hành giả, đây chỉ các bậc Tín và Hướng. Bản tế, tức hải ấn được chứng đắc nội tại.

24. Không dứt không tưởng không thể được. Vọng tưởng, chỉ hai thứ ngã chấp (nhân và pháp). Quay trở về bản tế phải dứt trừ vọng tưởng.

25. Vô duyên, thiện xảo nắm như ý. Vô duyên: năm thức duyên trần cảnh, ý thức đồng sở duyên; mạt-na duyên A-lê-da mà chấp làm ngã. Muốn dứt vọng tưởngkhông vô duyên thời không thể được. Câu này có hai cách đọc: vô duyên thiện xảo: chỉ vô phân biệt. Vô duyên, thiện xảo tróc như y: bằng vô duyên mà khéo léo nắm bắt ngọc như ý. Như ý, chỉ giáo nghĩa lưu xuất từ định hải ấn.


26. Về nhà tùy phận được tư lương. Quy gia, trở về nhà: phản bản hoàn nguyên, trở về nguồn Chân. Tư lương, tức hành trang. gồm hai nghìn đạo phẩm v.v...

ii. Biện minh lợi ích

27. Bằng đà-la-ni vô tận bảo. Đà-la-ni: tổng trì, là nghĩa vô tận của pháp giới. Vì từ đà-la-ni xuất hiẹn vô số pháp không cùng tận.

28. Trang nghiêm thật bảo điện pháp giới. Thật bảo điện: là biển pháp giới, hoặc biển quốc độ; hoặc chỉ cho quả của tánh khởi. Trong chứng phần, đó là pháp tánh xứ (xứ hay nơi chốn của pháp tánh). Theo duyên khởi phần, đó là Hoa tàng thế giớichân tánh vốn ly nhiễm.

29. Ngồi suốt giường trung đạo thật tế: đi thẳng ngay đến nguồn Chân của thật tế trong Nhất thừa. Tu học đến chỗ tận cùng của nhân vị, nên nói là cùng tọa (ngồi suốt cùng).

30. Xưa vốn bất động, gọi là Phật. Đồ hình bắt đầu với chữ "Pháp" kết thúc bằng chữ "Phật". Đầu và cuối đều tại trên một điểm.


Tài liệu tham khảo

 

Tiếng Việt.

 

Thích Khánh Anh.

  • · Hoa nghiêm nguyên nhân luận. Phật Học Viện Quốc tế. 1986

Thích Minh Châu.

  • ·Thắng Pháp Tập Yếu Luận. Chùa Kỳ Viên. Hoa Thịnh Đốn. 1989

Thích Nhất Hạnh.

  • · Vấn đề nhận thức trong Duy thức học. Phật Học Viện Quốc tế. 1985
  • · Kinh Pháp Ấn. Lá Bối. 1990
  • · Con đường chuyển hóa. Lá Bối. 1990

Thích Thanh Từ.

  • · Kinh Kim Cang Giảng giải. Chùa Đức Viên. 1989
  • · Kinh Lăng già Tâm ấn. Thiền sư Hàm Thị sớ giải. Suối Trắc Bá. 1995
  • · Chơn tâm trực thuyết giảng giải. Thiền viện Trúc Lâm. 1999

Thích Thiện Hoa.

  • · Luận Đại thừa khởi tín. Phật Học Viện Quốc tế. 1992

Thích Thiện Siêu.

  • · Luận Thành Duy Thức. Phật Học Viện Quốc tế. 1997
  • · Luận Đại trí độ. Nhà Xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. 1997
  • · Trung Luận. Nhà Xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh. 2001

Thích Trí Hải.

  • · Thanh tịnh đạo. Chùa Pháp Vân ấn hành. 1992
  • · Giải thoát trong lòng tay. Pabongka Rinpoche. Xuân Thu. 1998

Thích Trí Quang.

  • · Nhiếp Luận. Phật Học Viện Quốc tế. 1994
  • · Kinh Giải thâm mật. Phật Học Viện Quốc tế. 1994

Nguyên Giác Phan Tấn Hải.

 · Vài Chú giải về Thiền Đốn Ngộ. Trang Web Buddhismtoday.

Hồng Dương Nguyễn Văn Hai.

  • · Nhận thứcKhông tánh. Nhà Xuất bản Tôn giáo Hà Nội. 2001.

Nguyệt san Phật Học Louisville, KY. ấn tống 2001

  • · Tánh khởi và Duyên khởi. Nhà Xuất bản Tôn giáo Hà Nội. 2003.

Nguyệt san Phật Học Louisville, KY. ấn tống 2003

D. T. Suzuki.

  • · Thiền luận. 3 Tập: Thượng, Trung, và Hạ. Cơ sở xuất bản Đại Nam. 1971

Kimura Taiken.

  • · Phật giáo tư tưởng luận. 3 Quyển. Phật học viện Quốc tế. 1989

Tâm Minh Lê Đình Thám.

  • · Kinh Thủ lăng nghiêm. Phật Học Viện Quốc tế. 1981.

Lê Mạnh Thát.

 · Triết học Thế Thân. NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 2005.

Ngô Tất Tố.

 · Kinh Dịch. Đại Nam.1973.

Tuệ Sỹ.

  • · Triết Học về Tánh Không. Phật Học Viện Quốc Tế. 1984
  • · Thắng Man Giảng luận. Am Thị Ngạn. Phật lịch 2543
  • · Kinh Duy Ma Cật sở thuyết. Ban Tu thư Phật học. Phật lịch 2546
  • · Tinh hoa Triết học Phật giáo. Ban Tu thư Phật học. Phật lịch 2548
  • · Thiền và Bát Nhã. Ban Tu thư Phật học. Phật lịch 2548.
  • · Huyền thoại Duy-Ma-Cật.

 

Tiếng Anh.

PHẬT HỌC

Candrakirti

 · Madhyamakavatara with Commentary by Jamgon Mipham.

  • · Introduction to the Middle Way. Translated by The Padmakara Translation Group. Shambala 2002.

Masao Abe.

  • · A study of Dògen. State University of New York Press. 1992

Kamaleswar Bhattacharya.

  • · The dialectical method of Nàgàrjuna. Motilal Banarsidass Publishers.1998

Carl Bielefeldt.

  • · Dògen’s Manuals of Zen Meditation. University of California Press. 1988

Robert E. Buswell, Jr.

  • · Tracing Back the Radiance. University of Hawaii Press. 1991.

José Ignacio Cabezón.

  • · A Dose of Emptiness. State University of New York Press. 1992
  • · Buddhism and Language. State University of New York Press. 1994

Wing-Tsit Chan

 · Chinese Philosophy. Princeton University Press.. 1973.

Garma C. C. Chang.

  • · The Buddhist Teaching of Totality. The Pennsylvania State University Press. 1991

Hye Ann Choi.

 · Gateway to Son. HOSO Son (Zen) Academy. 1986.

Thomas Cleary.

  • · The Flower Ornament Scripture. Shambhala. 1993
  • · Entry into the Inconceivable. University of Hawaii Press. 1994
  • · Rational Zen. The Mind of Dògen Zenji. Shambhala. 1995

Francis H. Cook.

 · Hua-yen Buddhism. The Pennsylvania State University Press. 1977.

  • · Causation in the Chinese Hua-Yen Tradition. Journal of Chinese Philosophy. V. 6 (1979).

Georges B. J. Dreyfus.

 · Recognizing Reality. State University of New York Press. 1997.

Malcolm David Eckel.

  • · Bhàviveka and the Early Màdhỳamika theories of language. Philosophy East and West. July 1978.

Bernard Faure.

 · The Rhetoric of Immediacy. Princeton University Press. 1991.

Jay L. Garfield.

  • · The Fundamental Wisdom of the Middle Way. Oxford University Press. 1995.

Robert M. Gimello.

  • · Apophatic and Kataphatic in Mahàyàna: A Chinese view. Philosophy East and West. April 1976.

Bernie Glassman.

 · Infinite Circle. Shambhala. 2002.

Peter N. Gregory.

  • · Traditions of Meditation in Chinese Buddhism. University of Hawaii Press. 1986
  • · Studies in Ch’an and Hua Yen. University of Hawaii Press. 1986
  • · Sudden and Gradual. Approaches to Enlightenment in Chinese Thought. Motilal Banarsidass Publishers.1987.
  • · Buddhist Hermeneutics. University of Hawaii Press. 1992.
  • · Tsung-Mi and the Sinification of Buddhism. University of Hawaii Press. 2002.

Yoshito S. Hakeda.

 · The Awakening of Faith. Columbia University Press. 1967

Jeffrey Hopkins.

  • · Emptiness in the Mind-Only School of Buddhism. University of California Press. 1999

C. W. Huntington, Jr.

  • · The Emptiness of Emptiness. University of Hawaii Press. 1989

Kenneth K. Inada.

 · Time and Temporality. A Buddhist Approach. Philosophy East and West. April 1974.

Shim Jae-ryong.

 · Korean Buddhism. Tradition and Transformation. Jimoondang Publishing Company. 1999.

D. J. Kalupahana.

  • · The Buddhist conception of time and temporality. Philosophy East and West. April 1974.
  • · Nàgàrjuna. State University of New York Press. 1986.

T. P. Kasulis.

 · Zen Action. Zen Person. University of Hawaii Press. 1985.

Steven T. Katz.

 · Mysticism and Philosophical Analysis. Oxford University Press. 1978.

William R. LaFleur.

 · Dogen Studies. University of Hawaii Press. 1985.

Whalen Lai.

  • · Chinese Buddhist Causation theories: An analysis of the sinitic Mahàyàna understanding of Pratitya-samutpàda. Philosophy East and West. July 1977.

Donald S. Lopez, Jr.

  • · A Study of Svàtantrika. Snow Lion Publications. 1987.
  • · Buddhist Hermeneutics. University of Hawaii Press. 1988.

David Loy.

 · Nonduality. A Study in Comparative Philosophy. Humanity Books.1999.

Bimal Krishna Matilal.

  • · The character of Logic in India. Oxford University Press. 1999.

Hòsaku Matsuo.

  • · The Logic of Unity. State University of New York Press. 1987

Humberto R. Maturana & Francisco J. Varela.

 · The Tree of Knowledge. Shambhala. 1992.

Maurice Merleau-Ponty.

 · Phenomenology of Perception. Routledge. 2005.

Satkari Mookerjee.

  • · The Buddhist Philosophy of Universal Flux. Motilal Banarsidass Publishers.1997

T. R. V. Murti.

  • · The Central Philosophy of Buddhism. Unwin Paperbacks. 1987

Gadjin Nagao.

  • · Màdhyamika and Yogàcàra. State University of New York Press. 1986
  • · The Foundational Standpoint of Màdhyamika Philosophy. State University of New York Press. 1989

 Keiji Nishitani.

  • · Religion and Nothingness. University of California Press. 1982

Steve Odin.

 · Process Metaphysics and Hua-Yen Buddhism. State University of New York Press. 1982.

Sung Bae Park.

 · Buddhist Faith and Sudden Enlightenment. State University of New York Press. 1983.

Mervyn Sprung.

  • · Lucid Exposition of the Middle Way. The Essential Chapters from the Prasannapadà of Candrakìrti. Prajnà Press. 1979

F. Th. Stcherbatsky.

  • · Buddhist Logic. Dover Publications. 1962
    • · The Conception of Buddhist Nirvàna. Motilal Banarsidass Publishers.1999

D. T. Suzuki.

  • · Studies in the Lankàvatàra Sùtra. Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd. 1998
  • · The Lankàvatàra Sùtra. Motilal Banarsidass Publishers. 1999

D. T. Suzuki, Eric Fromm, and Richard De Martino.

 · Zen Buddhism & Psychoanalysis. Harpers & Brothers. 1960.

Paul L. Swanson.

 · Foundations of T’ien-Tai Philosophy. Asian Humanities Press. 1989.

Musashi Tachikawa.

  • · An Introduction to the Philosophy of Nàgàrjuna. Motilal Banarsidass. 1997

Kazuaki Tanahashi.

 · Moon in a Dewdrop. Writings of Zen Master Dogen. North Point Press. 1985.

Nyanaponika Thera.

  • · The Heart of Buddhist Meditation. Samuel Weiser, Inc. 1996
  • · Abhidhamma Studies. Wisdom Publications. 1998.

Robert A. F. Thurman.

  • · The Central Philosophy of Tibet. Princeton Paperbacks. 1991.

 · The Holy Teaching of Vimalakìrti. The Pennsylvania State University Press. 1992.

Burton Watson.

 · The Vimalakirti Sutra. Columbia University Press. 1996.

Dale S. Wright.

 · Philosophical Meditations on Zen Buddhism. Cambridge University Press. 1998.

NG Yu-Kwan.

 · T’ien-Tai Buddhism and Early Màdhyamika. University of Hawaii Press. 1993.

 

NGOÀI PHẬT HỌC

Hans Christian von Baeyer.

 · Information. A Phoenix Paperback. 2004.

Julian B. Barbour.

 · The End of Time. The Next Revolution in Physics. Oxford University Press. 1999.

 · The Discovery of Dynamics. Oxford University Press. 2001.

David Bohm.

  • · Wholeness and the Implicate Order. Routledge. 1999

Mark Buchanan.

  • · Nexus. W. W. Norton & Company Ltd. 2002.

Jean-Pierre Changeux.

  • · The Physiology of Truth. Harvard University Press. 2002.

David Deutsch.

 · The Fabric of Reality. Penguin Books. 1998.

Gerald M. Edelman.

 · Wider than the Sky. Yale University Press. 2004.

Gerald M. Edelman and Giulio Tononi.

 · A Universe of Consciousness. Basic Books. 2000.

Richard P. Feynman.

 · QED. The Strange Theory of Light and Matter. Princeton University Press. 1988.

Marie-Louise von Franz.

 · On Divination and Synchronicity. Inner City Books. 1980.

 · Psyche & Matter. Shambhala. 1992.

 · Number and Time. Northwestern University Press. 1994.

Peter Galison.

 · Einstein’s Clocks, Poincaré’s Maps. W. W. Norton & Company Ltd. 2003.

Brian Greene.

 · The Fabric of the Cosmos. Alfred A. Knopf. 2004.

John Gribbin.

 · Deep Simplicity. Random House. 2005.

Stephen Hawking.

 · A Brief History of Time. Bantam Books. 1990.

Stephen Hawking and Roger Penrose.

 · The Nature of Space and Time. Princeton University Press. 1996.

Douglas Hofstadter.

 · Godel, Escher, Bach. Basic Books. 1999.

 · I am a Strange Loop. Basic Books.2006.

Max Jammer.

 · Concepts of Simultaneity.The Johns Hopkins University Press. 2006.

C. G. Jung.

 · The Undiscovered Self. Princeton University Press. 1990.

 · Psychology and the East. Princeton University Press. 1990.

Arthur Koestler.

 · The Roots of Coincidence. Vintage Books.1978.

Benjamin Libet.

  • · Mind Time. The Temporal Factor in Consciousness. Harvard University Press. 2004.

Klaus Mainzer.

  • · Thinking in Complexity. Springer. 1997.

Jean Matter Mandler.

  • · The Foundations of Mind. Oxford University Press. 2004.

Roger Penrose.

  • · Shadows of the Mind. Oxford University Press. 1994
  • · The Road to Reality. Alfred A. Knopf. 2004.

Robin Robertson.

  • · Jungian Archetypes. Nicolas-Hays.1995.

Bertrand Russell.

  • · Introduction to Mathematical Philosophy. Dover Publications. 1993

M. Sachs and A. R. Roy

 · Mach’s Principle and The Origin of Inertia. C. Roy Keys Inc. 2003

John R. Searle.

  • · Intentionality. Cambridge University Press. 1999.

Jonathan Shear.

 · Explaining Consciousness – The Hard Problem. The MIT Press. 1998.

Lee Smolin.

 · The Life of the Cosmos. Oxford University Press. 1998.

 · Three Roads to Quantum Gravity. Basic Books. 2001.

 · The Trouble with Physics. Houghton Mifflin Company. 2006.

G. Spencer-Brown.

 · Laws of Form. A Dutton Paperback.1979.

Steven Strogatz.

 · Sync. Hyperion Books. 2003.

Mark C. Taylor.

 · The Moment of Complexity. The University of Chicago Press. 2003.

Francisco Varela.

  • · Ethical Know-How. Stanford University Press. 1999.

Francisco Varela and Jonathan Shear.

 · The View from Within. Imprint Academic. 2000.

Francisco J.Varela, Evan Thompson, and Eleanor Rosch.

  • · The Embodied Mind. The MIT Press. 1995.

G. J. Whitrow.

 · The Natural Philosophy of Time. Thomas Nelson and Sons Ltd. 1963.

Palle Yourgrau.

 · Godel meets Einstein. Carus Publishing Company. 1999.

 · A World Without Time. Basic Books. 2005.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12528)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương. Khi trái tim nghĩ thì chắc cũng không nghĩ như khối óc.
(Xem: 14115)
Cũng như những kinh luận liễu nghĩa khác, nội dung của kinh không ngoài việc chỉ cho mọi người thấy được TÁNH PHẬT của chính mình.
(Xem: 10858)
Kinh Lăng Già gắn liền với Thiền là một sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử Thiền tông, khi Sơ tổ Đạt Ma đem bộ kinh bốn quyển này phó chúc cho Nhị tổ Huệ Khả
(Xem: 10528)
Nhân khi Phật đi thuyết pháp ở Hải-Long-Vương cung về qua đấy, quỉ vương đi đón Phật và mời Phật vào trong thành Lăng-Ca xin thuyết pháp.
(Xem: 11202)
Vàng không có tự tánh, nhờ có điều kiện thợ khéo mà có tướng sư tử sinh khởi. Sự sinh khởi ấy sở dĩ có được là do nhân duyên, cho nên nó là duyên khởi.
(Xem: 12008)
Kính lạy bậc Giác ngộ pháp thật Lìa các phân biệt cùng hý luận Muốn khiến thế gian rời bùn lầy Trong không ngôn thuyết, hành ngôn thuyết.
(Xem: 13166)
Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 13660)
Trong khi đi vào thành phố để khất thực, hoặc trong khi đi ra khỏi thành phố, (vị khất sĩ) phải thực tập tư duy như sau:
(Xem: 33679)
Vì sao gọi nước kia tên là Cực Lạc? Vì chúng sanh của nước ấy không có các khổ não, chỉ hưởng những điều vui.
(Xem: 11344)
Trong kinh nầy, Đức Phật giảng rằng Diệu Pháp chỉ tồn tại khi nào pháp hành Tứ Niệm Xứ được tu tập sung mãn.
(Xem: 12937)
Các đệ tử bậc thánh được chỉ dạy hiểu tâm này như nó thực sự là; do vậy, với đệ tử bậc thánh, có sự thăng tiến tâm.
(Xem: 13067)
Bộ Kinh “DUY MA CẬT” này, tôn yếu hiển bày pháp môn Bất Nhị. Chính đó là phương tiện của Chư Phật, Bồ Tát thị hiện,
(Xem: 11642)
VănThù Sư Lợi Ma Ha Bát Nhã ba la mật kinh vốn là mẹ của mười phương chư Phật , pháp môn huyền diệu của tất cả Bồ tát .
(Xem: 17905)
Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã, nơi đó tuyệt nhiên không có một pháp có thể nói được.
(Xem: 11452)
Đức Phật vì các vị Tỳ kheo trẻ tuổi nói nhiều bài pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, khiến hoan hỷ.
(Xem: 11870)
“Này các thầy, thế nào gọi là Nghĩa Lý Siêu Việt về Không? Khi con mắt phát sanh, nó không từ đâu tới cả, và khi hoại diệt, nó không đi về đâu cả.
(Xem: 11519)
Đại quang minh này là do Thánh Quán Tự Tại Bồ-Tát phóng ra. Ngài vì muốn cứu độ hết thảy các hữu tình đang chịu đại khổ não nên...
(Xem: 18986)
Trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?
(Xem: 12562)
Người thọ Tam quybố thí sự vô uý cho hết thảy chúng sanh, cho nên quy y Phật, Pháp, Tăng, phước đức người ấy không thể kể được.
(Xem: 11351)
Ngài Phổ Hiền đã từng chứng pháp môn nầy lâu rồi nên lúc dạy ra cho chúng sanh đã làm cho ức ngàn trời người qua được biển khổ.
(Xem: 13156)
Đây là thông điệp cuối cùng của Đức Phật trao cho hàng đệ tử khi Phật sắp thị tịch niết bàn ở rừng Sala song thụ, thuộc thành Câu-thi-na-yết-la (Kussinagayâ), Ấn Độ.
(Xem: 15787)
Kinh này được Bụt nói vào khoảng một tháng trước ngày Người nhập diệt, chứa đựng những lời dặn dò đầy tâm huyết của Bụt cho hàng đệ tử xuất gia của Người.
(Xem: 11830)
Chư Thiện tri thức, pháp môn ta đây lấy Định Huệ làm căn bổn. Đại chúng chớ mê lầm mà nói Định với Huệ là khác nhau.
(Xem: 11706)
Bạch Thế Tôn ! Vì sao Bồ tát tu thiện vốn ít mà lại gặt quả nhiều, thành tựu nhiều phước báo công đức vô lượng?
(Xem: 12782)
Những nhân gì mà khiến cho các loài chúng sinh, phải chịu các quả báo sai khác tốt xấu trong lục đạo luân hồi.
(Xem: 12641)
Khởi ác tâm với Phật, hủy báng, sanh khinh mạn, vào trong địa ngục lớn, thọ khổ vô cùng tận.
(Xem: 13978)
“Tâm tưởng của hết thảy chúng sinh khác nhau, sự tạo nghiệp của họ cũng khác, nên mới có sự luân chuyển trong mọi thú”.
(Xem: 13005)
“Ta quán thấy ở cõi Nam Diêm-phù-đề này, trong thời kỳ mạt thế, do sự bạc phước của tất cả chúng sinh,các thứ ác quỷ thần khởi lên các tai nạn não loạn khiến cho chúng sinh không an"..
(Xem: 12958)
Tôi như Chiên Đà La, phải thanh tịnh thân tâm mà chẳng nên tịnh ăn uống. Tại sao?
(Xem: 13305)
Đứng trước cảnh tàn sát, lắng nghe tiếng rên siết, tự cảm thấy mình bất lực, mà tụng niệm kinh Kim Cương thì lại thấy tâm hồn dịu lại.
(Xem: 12783)
Phật dạy: Người đời có sáu điều ác tự lừa gạt và tự gây tổn hại: Mắt bị hình sắc lừa gạt, tai bị âm thanh lừa gạt , mũi bị mùi thơm lừa gạt, ý bị tư tưởng tà vạy lừa gạt.
(Xem: 12715)
Do lìa chấp, nên gồm thâu tất cả pháp, trụ nơi tri kiến bình đẳng, tức tri kiến chân thật.
(Xem: 11762)
Tâm bình đẳng như vắng lặng thì tâm ấy vui vẻ, nhu nhuyến tự nó gắn liền với lời dạy của Phật.
(Xem: 11742)
Trí tuệ kia không chỗ nào không khắp tỏ ngộ, là chỗ coi trọng của tất cả, bởi thế mà không cho đó là sự nhọc nhằn, khổ sở.
(Xem: 12345)
Kinh chỉ dạy cho ta đường lối phá vỡ và siêu việt những ý niệm ràng buộc ta trong vô minh, sanh tử và khổ đau,
(Xem: 12393)
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo.
(Xem: 19834)
Đặc điểm kinh này nói về thiên và thần là giữa họ với nhân loại có sự tương quan. Ấy là nhân loại sống theo chánh pháp thì họ được nhờ và họ hộ vệ.
(Xem: 11975)
Bài kinh ngắn này được trích từ một trong những tuyển tập kinh xưa cổ nhất của Đại thừa Phật giáo, kinh Đại Bảo Tích (Ratnakuta), nói về ý nghĩa tánh Không.
(Xem: 11999)
Đạo lý căn bản trong Phật-Học, nếu không tín giải đạo lý luân hồi nầy, ắt có thể gặp nhiều chướng ngại khó hiểu ...
(Xem: 16895)
Giải thâm mậtbộ kinh được đại luận Du dà, các cuốn 75-78, trích dẫn toàn văn, trừ phẩm một (Chính 30/713-736).
(Xem: 12681)
Bồ Tát khi tu pháp Bố-thí, không nên trụ chấp các tướng; nghĩa là không nên trụ chấp tướng sáu trần...
(Xem: 15070)
Chúng sanh căn cơ, tâm bịnh, sở thích vô cùng. Giáo môn của Phật, Bồ Tát cũng chia ra vô lượng.
(Xem: 16130)
Cuối lạy đấng Tam Giới Tôn, quy mạng cùng mười phương Phật, con nay phát nguyện rộng, thọ trì Kinh Di Đà.
(Xem: 12897)
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào tu học theo pháp hồi hướng này thì nên biết rằng người ấy chắc chắn đạt được Vô sanh Pháp nhẫn, có thể độ tất cả chúng sanh chưa được độ, đem lại cho vô lượng chúng sanh sự an lạc.
(Xem: 12250)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11926)
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn trong bộ Niết Bàn là một bộ kinh tiêu biểu của Phật giáo Bắc truyền do Đại sư Pháp Hiển (380-418/423), thời Đông Tấn dịch.
(Xem: 11933)
Trong các pháp ấy, không có chứng đắc, không pháp sở-dụng, không có bồ-đề. Thông đạt như thế, mới được gọi là chứng đắc đạo-quả vô thượng chính-đẳng chính-giác.
(Xem: 13164)
Pháp-Ấn này là cửa ngõ của ba pháp giải thoát, là căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là nơi chư Phật đạt đến.
(Xem: 16516)
Phật bảo các vị tỳ kheo rằng ở trong thế gian có ba pháp không đáng mến, không thông suốt, không đáng nghĩ đến, không vừa ý. Ba pháp đó là gì?
(Xem: 13237)
Đây chính là lời của tất cả Phật thời quá-khứ đã giảng, tất cả Phật thời vị-lai sẽ giảng và tất cả Phật thời hiện-tại đương giảng.
(Xem: 12504)
Đây là những điều mà tôi được nghe hồi Phật còn cư trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ-đà, gần thành Xá Vệ.
(Xem: 11832)
Tạo hình tượng Phật hoặc hình tượng Bồ Tát, là việc làm có một ý nghĩa cao quý và gây một cái nhơn công đức, phước đức lớn lao.
(Xem: 19870)
Ngài Quán Tự tại Bồ Tát, sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, Ngài thấy năm uẩn đều "không" (Bát Nhã) nên không còn các khổ.
(Xem: 11168)
Quốc độ của đức Phật đó đẹp đẽ thanh tịnh, ngang dọc bằng thẳng trăm ngàn du- thiện-na, đất bằng vàng cõi Thiệm Bộ.
(Xem: 11268)
Phật nói hết thảy chúng sinh, ở trong bể khổ, vì nhân nghĩ càn, gây duyên lăn-lộn …
(Xem: 10408)
Nếu có chúng sanh nghe được Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai 108 Danh Hiệu tức được thọ mạng dài lâu.
(Xem: 11104)
Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta.
(Xem: 10977)
Người có trí gấp làm việc thiện, tránh ác gian như tránh vực sâu. Việc lành, lần lữa, không mau, tâm tà dành chỗ, khổ đau tới liền.
(Xem: 10043)
Thế nào là Tỳ-khưu giới hạnh cụ túc? Ở đây, Tỳ-khưu từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót...
(Xem: 11759)
Các pháp, tư tác dẫn đầu, tư tác, chủ ý bắc cầu đưa duyên, nói, làm lành tốt, thiện hiền, như hình dọi bóng, vui liền theo sau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant