Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Kinh Tăng Chi Bộ Song Ngữ Anh Việt

11 Tháng Ba 201510:50(Xem: 12771)
Kinh Tăng Chi Bộ Song Ngữ Anh Việt
KINH TĂNG CHI BỘ - ANGUTTARA NIKAYA

Nguyen Giac

Kinh Tăng Chi Bộ Song Ngữ Anh Việt


KINH TĂNG CHI BỘ


Trích từ các chương

Một Pháp, Hai Pháp, Ba Pháp và Bốn Pháp
Dịch từ Pali ra Anh ngữ bởi
Nyanaponika Thera và Bhikkhu Bodhi
Bản dịch Việt ngữ và Ghi chú do
Nguyên Giác


Tâm Chói Sáng

Chư tăng, tâm này chói sáng, nhưng bị nhiễm ô bởi bụi bên ngoài tới.

Người không được chỉ dạy không hiểu việc này như nó thực sự là; cho nên với người không được chỉ dạy, sẽ không có thăng tiến tâm.

Chư tăng, tâm này chói sáng, và tâm này xa lìa các bụi bên ngoài tới bám.

Các đệ tử bậc thánh được chỉ dạy hiểu tâm này như nó thực sự là; do vậy, với đệ tử bậc thánh, có sự thăng tiến tâm.

*
GHI CHÚ 1: Tâm chói sáng này -- được giải thích là bị che phủ bởi bụi tham, sân và si từ ngoài tới – được nhiều Phật Tử Bắc Tông và PG Tây Tạng gọi cụ thể tên là Phật Tánh, tâm thanh tịnh, bản tâm, và tự tánh của tâm. Hầu hết Phật Tử Nam Tông không đồng ý với các tên gọi này.

Lời cảnh giác cần ghi nơi đây. Người ta đã đi lạc nếu nói rằng có một tâm phổ quát, một quan điểm hiện được nhiều tín đồ độc thần dùng để ám chỉ về một Đấng Sáng Tạo sau khi đức tin của họ vào một Thượng Đế nhân cách, nhân từ và quan phòng không phù hợp với khoa học. (Hết GHI CHÚ 1)

*


GHI CHÚ 2
: Chúng ta nên ghi nhớ lời Tâm Kinh, “Không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.” (Essence of the Heart Sutra, dịch và bình bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma, trang 60)

Cũng nên ghi nhận rằng Đại sư Thái Lan Ajahn Chah, một nhà sư Nam Tông nổi tiếng, đã nói trong sách “Chìa Khóa Giải Thoát và Đường tới Bình An” với ngôn ngữ y hệt như Thiền:

“Rồi thì, mục đích của tu tập là hướng nội, tìm kiếm và khảo sát cho tới khi quý vị đạt tới bản tâm. Bản tâm cũng được biết như là tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnhtâm không dính mắc gì...

... bản tâm vượt ra ngoài thiện và bất thiện. Đây là bản tánh của tâm. Nếu quý vị cảm thấy hạnh phúc khi đối cảnh vui thích, đó là vọng tưởng. Nếu quý vị cảm thấy không hạnh phúc khi đối cảnh không vui thích, đó là vọng tưởng...

Tự tâm thực sự đã là giải thoát rồi, nhưng quý vị phải đau khổ chỉ vì tự mình dính mắc...”

*




Chánh Niệm về Thân

Chư tăng, nếu một pháp được phát triển và tu dưỡng, thân được tĩnh lặng, tâm được tĩnh lặng, vọng niệm được lắng xuống,

và tất cả các thiện pháp tham dự trong tri thức tối thượng tới mức thăng tiến toàn vẹn.

Một pháp đó là gì? Đó là chánh niệm về thân...

Chư tăng, nếu một pháp được phát triển và tu dưỡng, vô minh bị rời bỏ, tri thức tối thượng khởi lên, ảo giác về tự ngã được buông xả, những lôi kéo tàng ẩn vô minh được gỡ bỏ, và các phiền não được buông rời.

Một pháp đó là gì? Đó là chánh niệm về thân...




GHI CHÚ 3:
Chánh niệm về hơi thở là một phần trong thiền chánh niệm về thân, và chánh niệm về thân là một phần trong thiền Tứ Niệm Xứ. (Hết GHI CHÚ 3)



An Chỉ và Tuệ Giác

Chư tăng, có hai pháp nằm trong tri thức tối thượng. Hai pháp nào?

An chỉ và tuệ giác.

Nếu an chỉ được phát triển, sẽ có lợi ích nào? Tâm được tăng thượng. Và lợi ích nào khi có tâm tăng thượng? Tất cả tham được buông xả.

Nếu tuệ giác được phát triển, sẽ có lợi ích nào? Trí tuệ được tăng thượng. Và lợi ích nào khi có trí tuệ tăng thượng? Tất cả vô minh được buông xả.

Một tâm bị tham nhiễm ô sẽ không được giải thoát; và trí tuệ bị vô minh nhiễm ô sẽ không có thể tăng thượng.

Do vậy, chư tăng, khi làm tham biến mất dần đi, mới có tâm giải thoát; và khi làm vô minh biến mất dần đi, mới có trí tuệ dẫn tới giải thoát.

GHI CHÚ 4: Pháp tu an chỉ còn gọi là Thiền Chỉ; pháp tu tuệ giác gọi là Thiền Tuệ. Tại Việt Nam, hai pháp này được thực tập theo thứ tự dị biệt hay hòa hợp nhau trong Thiền Chỉ Quán, qua đó học nhânthể đạt tới sự tĩnh lặng (tịch) và chói sáng (chiếu) của tâm. Hai pháp đều nằm trong Bát Chánh Đạo. (Hết GHI CHÚ 4)



Thế gianNiết bàn

Chư tăng, có ba tướng hữu vi của thế gian. Ba tướng này là gì?

Sự sanh khởi được nhìn ra, sự đoạn diệt được nhìn ra, sự biến dị khi đang tồn trú được nhìn ra. Đó là ba tướng hữu vi của pháp thế gian.

Chư tăng, có ba tướng vô vi của Niết Bàn. Ba tướng này là gì?

Không sanh khởi có thể nhìn ra, không đoạn diệt có thể nhìn ra, không biến dị nào trong khi tồn trú có thể nhìn ra. Đó là ba tướng vô vi của Niết bàn.




GHI CHÚ 5
: Tâm Kinh nói, “Do vậy, Xá Lợi Tử, tất cả các pháp đều là không tướng; tất cả chúng đều vô tự tánh; tất cả các pháp không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thiếu, không dư.” (Sđd, tr.60)

Đức Phật đã nói, “Nhưng, một cách chính xác, bởi vì có một pháp không sinh, không trở thành, không được tạo dựng, không được thiết lập, cho nên sự giải thoát ra khỏi những pháp có sinh (diệt), có trở thành, có được tạo dựng, có được thiết lập mới được nhận ra.” — Ud 8.3

Luyện Tâm

Một vị sư dốc lòng tu tập tăng thượng tâm nên, một cách thỉnh thoảng luân phiên, tác ý ba pháp.

Sư nên thỉnh thoảng luân phiên tác ý giữ tâm an định, thỉnh thoảng luân phiên tác ý tinh cần, thỉnh thoảng luân phiên tác ý buông xả.

Nếu sư nào dốc lòng tu tập tăng thượng tâm mà chỉ duy tác ý vào pháp giữ tâm an định, sẽ có thể rằng tâm vị này sẽ rơi vào trì trệ.

Nếu sư này chỉ duy tác ý tinh cần, sẽ có thể rằng tâm vị này rơi vào bồn chồn trạo cử.

Nếu sư này chỉ duy tác ý vào pháp buông xả, sẽ có thể rằng tâm vị này sẽ không an định đủ để diệt trừ phiền não.

Nhưng nếu, một cách thỉnh thoảng luân phiên, sư này tác ý vào từng pháp trong ba pháp này, tâm vị sư này sẽ nhu nhuyễn, khả luyện, chói sáng, và thuần thục, và sẽ dễ an định để diệt trừ phiền não.

*





Tam Pháp Ấn

Cho dù Như Laixuất hiện trong thế gian này hay không, sẽ vẫn có một sự kiện rằng, một đặc tướng chắc thật và tất yếu, rằng tất cả các hành là vô thường... rằng tất cả các hành đều là khổ... rằng tất cả các pháp đều vô ngã.

Như Lai đã giác ngộ đầy đủ về sự kiện này và đã hiểu biết toàn triệt về nó. Đã giác ngộhiểu biết toàn triệt về nó, Như Lai đã nói về nó, giảng dạy về nó, công bố về nó, trình bày về nó, hiển lộ về nó, phân tích về nó và giải thích về nó:

rằng tất cả các hành là vô thường, rằng tất cả các hành đều là khổ, rằng tất cả các pháp đều là vô ngã.

*


Tu Tập Tới Giác Ngộ

Nếu trong khi đang đi, đang đứng, đang ngồi hay đang nằm và đang thức, mà thấy khởi lên một niệm tình dục, một niệm bất thiện, hay một niệm bạo lực, và vị sư này dung dưỡng niệm này, không rời bỏ niệm này, không xua đuổi niệm này, không xóa và không diệt niệm này,

vị sư đó (người có thái độ như thế là tinh cần thấp kémđạo đức xấu hổ) được gọi là kẻ lười biếng và thiếu năng lực.

Nếu trong khi một vị sư đang đi, đang đứng, đang ngồi hay đang nằm và đang thức, mà thấy khởi lên một niệm tình dục, một niệm bất thiện, hay một niệm bạo lực, và sư này không dung dưỡng niệm này, và sẽ rời bỏ, xua đuổi, xóa và diệt niệm này,

vị sư này (người có thái độ như thế đã bộc lộ tinh cầnđạo đức xấu hổ) được gọi là tinh tấnquyết tâm.



GHI CHÚ 6:
Nơi đây, Đức Phật tập trung vào niệm tâm, pháp thứ ba trong Tứ Niệm Xứ. Đức Phật đã nói trong Kinh Bahiya rằng “khi thấy, chỉ thấy thôi và khi nghe chỉ nghe thôi,” và vân vân; Như thế, chúng ta không dính mắc vào bất kỳ thứ gì. Bắc Tông và PG Tây Tạng nói thêm rằng trong Tứ Niệm Xứ, chúng ta tỉnh thức để trải nghiệm thế giới qua dòng tâm thức, trong đó tâm chói sáng nên được nhận ra – dùng chữ khác, là để thấy tánh của tâm. (Hết GHI CHÚ 6)

*


Cúng Dường Thức Ăn

Suppavasa, người phụ nữ tộc Koliyan, đã diện kiến Đức Phậtcúng dường Ngài nhiều loại thức ăn ngon. Khi Đức Phật thọ trai xong, rời tay khỏi bình bát, Suppavasa ngồi xuống một bên và Đức Phật dạy cho cô rằng:

“Suppavasa, người Thánh nữ đệ tử, khi cúng dường thức ăn cũng đã dâng cúng bốn thứ cho người thọ nhận. Bốn thứ là gì? Cô cũng đã cúng sự trường thọ, vẻ đẹp, hạnh phúc, và sức mạnh.

Cúng sự trường thọ như thế, tự cô sẽ hưởng phước trường thọ, dù ở cõi người hay cõi trời. Cúng vẻ đẹp như thế, tự cô sẽ hưởng phước nhan sắc xinh đẹp, dù ở cõi người hay cõi trời.

Cúng sự hạnh phúc như thế, tự cô sẽ hưởng phước có hạnh phúc, dù ở cõi người hay trời. Cúng sức mạnh như thế, tự cô sẽ hưởng phước có sức mạnh, dù ở cõi người hay trời.

Một Thánh nữ đệ tử khi dâng cúng thức ăn cũng đã dâng cúng bốn thứ tới người thọ nhận."


*

Tôn Kính Cha Mẹ

Chư tăng, nơi nhà nào cha mẹ được các con tôn kính, những gia đình này cũng như cư trú ở cõi Phạm Thiên. Nơi nhà nào cha mẹ được con tôn kính, những gia đình này cũng như cư trú với các đạo sư thời xưa.

*


Bốn Pháp Không Thể Nghĩ Tới Được

Chư tăng, có bốn pháp không thể nghĩ tới, không nên được nghĩ tới; nếu suy nghĩ tới, có thể dẫn tới cuồng loạnđau khổ. Bốn pháp đó là gì?

Chư tăng, cõi giới của một vị Phật là pháp không thể nghĩ tới được, không nên được nghĩ tới; nếu suy nghĩ tới, có thể dẫn tới cuồng loạnđau khổ.

Cõi giới của thiền định... cõi giới của nghiệp quả... những lý thuyết về thế giới này là các pháp không thể nghĩ tới được, không nên được nghĩ tới; nếu suy nghĩ tới, có thể dẫn tới cuồng loạnđau khổ.

*


Đường Tới Quả Vị A La Hán

Như vầy tôi nghe. Có một lần, Đại Sư Ananda đang cư trú ở Kosambi, trong tu viện Ghasita. Nơi đó, Ngài Ananda nói với các sư rằng: “Các hiền giả!” Các sư đáp, “Vâng, thưa hiền giả.”

Đại sư Ananda nói: “Các hiền giả, bất cứ vị sư hay vị ni nào tuyên bố trước mặt tôi rằng họ đã chứng được quả A La Hán, tất cả đều từ một trong bốn cách. Bốn cách nào?

“Các hiền hữu, nơi đây một vị sư tu pháp quán, sau khi tu pháp chỉ. Trong khi như thế, sư tu pháp quán mà trước đó đã tu pháp chỉ, đường đạo khởi lên trong sư này.

Bấy giờ sư theo đó, phát triển, bồi đắp đường đạo này, và trong khi làm như thế, phiền não bị rời bỏ và những lôi kéo tàng ẩn vô minh bị gỡ bỏ.

“Hay là, chư hiền hữu, một vị sư tu pháp chỉ, sau khi tu pháp quán. Trong khi như thế, sư tu pháp chỉ mà trước đó đã tu pháp quán, đường đạo khởi lên trong sư này.

Bấy giờ sư theo đó, phát triển, bồi đắp đường đạo này, và trong khi làm như thế, phiền não bị rời bỏ và những lôi kéo tàng ẩn vô minh bị gỡ bỏ.

“Hay là, chư hiền hữu, một vị sư tu pháp chỉ và pháp quán kết hợp nhau. Trong khi như thế, sư tu pháp chỉ và pháp quán kết hợp nhau, đường đạo khởi lên trong sư này.

Bấy giờ sư theo đó, phát triển, bồi đắp đường đạo này, và trong khi làm như thế, phiền não bị rời bỏ và những lôi kéo tàng ẩn vô minh bị gỡ bỏ.

“Hay là nữa, chư hiền hữu, tâm một vị sư bị nắm lấy bởi sự dao động gây ra bởi các trạng thái tăng thượng tâm.

Nhưng sẽ tới một lúc, khi bên trong tâm của sư này vững lại, tĩnh lặng, nhất tâm, và an định; lúc đó đường đạo khởi lên trong sư này.

Bấy giờ sư theo đó, phát triển, bồi đắp đường đạo này, và trong khi làm như thế, phiền não bị rời bỏ và những lôi kéo tàng ẩn vô minh bị gỡ bỏ.

“Chư hiền hữu, bất cứ sư hay ni nào tuyên bố trước mặt tôn rằng họ đã đạt quả vị A La Hán, tất cả đều từ một trong bốn cách này.”




GHI CHÚ 7:
Có phải cách thứ tư do Ngài Ananda nói chính là Thiền Tông như dạy bởi Ngài Bồ Đề Đạt Ma? Có phải lối vào không cổng là khi một câu hỏi hay một công án nắm giữ lấy tâm học nhân một thời gian dài trước khi đường đạo khởi lên trong tâm (hay khi tâm chói sáng được nhận ra)? Vài tích trong Kinh Pali – như truyện về Trưởng Lão Ni Kundalakesi, hay Bahiya, hay ngay cả Ananda – làm chúng ta nghĩ về các trường hợp đốn ngộ trong Thiền Tông.

Hãy xem một bản dịch khác ở trang Supreme Buddha:

“Rồi có một trường hợp khi tâm một vị sư bị nắm giữ lấy bởi sự dao động về Chánh Pháp. Nhưng tới một lúc, tâm vị này trở nên nội tĩnh, lắng xuống, nhất tâman định; lúc đó, đường đạo khởi lên trong tâm sư này.


Hay một bản dịch khác từ Tích Lan:

“Lại nữa, các hiền hữu, với trường hợp tâm vị sư bị nắm lấy bởi những dao động chơn chánh, sẽ tới một lúc khi nội tâm lắng xuống, an trụ, tới một điểm nhất tâman định, và với vị sư này đường đạo xuất hiện ra.” (Dịch bởi Sister Upalavanna & A.D.Jayasundere -



THAM KHẢO:

Anguttara Nikaya, Bản Anh dịch từ Access to Insight (accesstoinsight.org), Supreme Buddha (buddhagautama.com), Wikipitaka (tipitaka.wikia.com), Mettanet - Lanka (metta.lk);

Kinh Tăng Chi Bộ, dịch từ Anh sang Việt bởi HT Thích Minh Châu;

Tăng Nhất A Hàm, dịch từ Hoa Ngữ sang Việt Ngữ bởi quý HT Thích Đức Thắng & Thích Tuệ Sỹ) -

Băng hình có thể xem ở đây:

http://youtu.be/ZEYYM5rQkpgyoutube_icone_03

ANGUTTARA NIKAYA


Excerpts from Chapters of

the Ones, Twos, Threes and Fours
Translated from Pali into English by
Nyanaponika Thera and Bhikkhu Bodhi
Vietnamese translation and Notes by
Nguyen Giac

 

Luminous Mind

This mind, O monks, is luminous, but it is defiled by adventitious defilements.

The uninstructed worldling does not understand this as it really is; therefore for him there is no mental development.

This mind, O monks, is luminous, and it is freed from adventitious defilements.

The instructed noble disciple understands this as it really is; therefore for him there is mental development.


NOTE 1: The luminous mind -- which allegedly is covered by incoming dust of lust, hatred and delusion – is given by many followers of Mahayana and Tibetan Buddhism some specific names such as Buddha-Nature, the pure mind, the original mind, and the nature of mind. Most followers of Theravada disagree with those names.

Some cautious words could be noted here. Someone will stray afar if he or she says that there is a universal mind, a viewpoint that is now adapted by many monotheists to imply a Creator after their belief in a personal, loving and caring God is found incompatible with science. (End of NOTE 1)

*

NOTE 2: We should note that The Heart Sutra said, “There is no eye, no ear, no nose, no tongue, no body, and no mind. There is no form, no sound, no smell, no taste, no texture, and no mental objects.” (Essence of the Heart Sutra, translated and commented by Dalai Lama, p. 60)

It also should be noted that the Thai monk Ajahn Chah, a famous Theravadin, said in the book “Key to Liberation and The Path to Peace” with Zen-like words as follows:

“The purpose of the practice, then, is to seek inwardly, searching and investigating until you reach the original mind. The original mind is also known as the pure mind. The pure mind is the mind without attachment...

...the original mind is beyond good and bad. This is the original nature of the mind. If you feel happy over experiencing a pleasant mind-object, that is delusion. If you feel unhappy over experiencing an unpleasant mind-object, that is delusion...

The mind itself is actually free, but you have to suffer because of your attachments...”


Mindfulness Directed to the Body

(1:21)

If one thing, O monks, is developed and cultivated, the body is calmed, the mind is calmed, discursive thoughts are quietened,

and all wholesome states that partake of supreme knowledge reach fullness of development.

What is that one thing? It is mindfulness directed to the body….

If one thing, O monks, is developed and cultivated, ignorance is abandoned, supreme knowledge arises,

delusion of self is given up, the underlying tendencies are eliminated, and the fetters are discarded.

What is that one thing? It is mindfulness directed to the body.

NOTE 3: Mindfulness of breathing is part of mindfulness of body meditation, which in turn is part of the four foundations of mindfulness. (End of NOTE 3)


Tranquillity and Insight

(2:2.10)

Two things, O monks, partake of supreme knowledge. What two? Tranquillity and insight.

If tranquillity is developed, what benefit does it bring? The mind becomes developed. And what is the benefit of a developed mind? All lust is abandoned.

If insight is developed, what benefit does it bring? Wisdom becomes developed. And what is the benefit of developed wisdom? All ignorance is abandoned.

A mind defiled by lust is not freed; and wisdom defiled by ignorance cannot develop.

Thus, monks, through the fading away of lust there is liberation of mind; and through the fading away of ignorance there is liberation by wisdom.


NOTE 4:
The tranquillity method is also known as Samatha meditation;

the insight method, as Vispassana meditation. In Vietnam, those methods are practiced in a varied order or in unison in Thien Chi Quan, whose practitioners would reach the stillness and brightness of mind. Both methods belong to the Noble Eightfold Path. (End of NOTE 4)


The Conditioned and the Unconditioned

(3:47)

There are, O monks, three conditioned marks of the conditioned. What three?

Its origination is discerned, its vanishing is discerned, its change while persisting is discerned. These are the three conditioned marks of the conditioned.

There are, O monks, three unconditioned marks of the Unconditioned.

What three?

No origination is discerned, no vanishing is discerned, no change while persisting is discerned. These are the three unconditioned marks of the Unconditioned.

NOTE 5: The Heart Sutra said, “Therefore, Shariputra, all phenomena are emptiness; they are without defining characteristics; they are not born, they do not cease; they are not defiled, they are not undefiled; they are not deficient, and they are not complete.” (Ibid., p. 60)

Buddha said, “But precisely because there is an unborn — unbecome — unmade — unfabricated, emancipation from the born — become — made — fabricated is discerned." — Ud 8.3

 

The Refinement of the Mind

(3:100.11–15)

A monk devoted to the training in the higher mind should from time to time give attention to three items.

He should from time to time give attention to the item of concentration, from time to time to the item of energetic effort, from time to time to the item of equanimity.

If a monk devoted to the training in the higher mind should give exclusive attention to the item of concentration, it is possible that his mind may fall into indolence.

If he should give exclusive attention to the item of energetic effort, it is possible that his mind may fall into restlessness.

If he should give exclusive attention to the item of equanimity, it is possible that his mind will not be well concentrated for the destruction of the taints.

But if, from time to time, he gives attention to each of these three items, then his mind will be pliant, workable, lucid, and not unwieldy, and it will be well concentrated for the destruction of the taints.


The Three Characteristics of Existence

(3:134)

Whether Tathāgatas arise in the world or not, it still remains a fact, a firm and necessary condition of existence, that all formations are impermanent… that all formations are subject to

suffering… that all things are non-self.

A Tathāgata fully awakens to this fact and penetrates it. Having fully awakened to it and penetrated it, he announces it, teaches it, makes it known, presents it, discloses it, analyses it and explains it:

that all formations are impermanent, that all formations are subject to suffering, that all things are non-self.

*

Training for Enlightenment

(4:11)

If while walking, standing, sitting or reclining when awake, a sensual thought, a thought of ill will, or a violent thought arises in a monk, and he tolerates it, does not abandon it, dispel it, eliminate it and abolish it,

that monk—who in such a manner is ever and again lacking in earnest endeavour and moral shame —is called indolent and devoid of energy.

If while a monk is walking, standing, sitting or reclining while awake, a sensual thought, a thought of ill will, or a violent thought arises in him, and he does not tolerate it but abandons it, dispels it, eliminates it and abolishes it,

that monk—who in such a manner ever and again shows earnest endeavour and moral shame—is called energetic and resolute.


NOTE 6: Here, Buddha focused on mindfulness of mind, which is the third of the four foundations of mindfulness. Buddha said in Bahiya Sutta that “when seeing, just see and when hearing, just hear,” and so on; Thus, we will cling to nothing whatsoever. The Mahayana and Tibetan Buddhism say further that in the four foundations of mindfulness, we stay mindful to experience things with the stream of mind, from which the luminous mind should be discerned -- in other words, to see the nature of mind. (End of NOTE 6)


The Gift of Food

(4:57)

Suppavāsā the Koliyan lady attended to the Blessed One personally and served him with various kinds of delicious food. When the Blessed One had finished his meal and had withdrawn his hand from the bowl, Suppavāsā the Koliyan lady sat down to one side and the Blessed One addressed her as follows:

“Suppavāsā, a noble woman-disciple, by giving food, gives four things to those who receive it. What four? She gives long life, beauty, happiness, and strength.

By giving long life, she herself will be endowed with long life, human or divine. By giving beauty, she herself will be endowed with beauty, human or divine.

By giving happiness, she herself will be endowed with happiness, human or divine. By giving strength, she herself will be endowed with strength, human or divine.

A noble woman-disciple, by giving food, gives those four things to those who receive it.”

*

Respect for Parents

Those families, O monks, dwell with Brahmā where at home the parents are respected by their children. Those families dwell with the ancient teachers where at home the parents are respected by their children.

*



The Four Unthinkables

(4:77)

Monks, there are these four unthinkables, not to be pondered upon; which if pondered upon, would lead one to insanity and distress. What are the four?

The range of a Buddha, O monk, is an unthinkable, not to be pondered upon; which, if pondered upon, would lead one to insanity and distress.

The range of the meditative absorptions… the results of Kamma… speculations about the world are unthinkables, not to be pondered upon, which if pondered upon, would lead to insanity and distress.

*

Ways to Arahantship

(4:170)

Thus have I heard. On one occasion the Venerable Ānanda was dwelling at Kosambī in Ghosita’s monastery. There the Venerable Ānanda addressed the monks thus: “Friends!” “Yes, friend,” the monks replied.

Thereupon the Venerable Ānanda said: “Friends, whatever monks or nuns declare before me that they have attained the final knowledge of arahatship, all these do so in one of four ways. What four?

“Here, friends, a monk develops insight preceded by tranquillity. While he thus develops insight preceded by tranquillity, the path arises in him.

He now pursues, develops, and cultivates that path, and while he is doing so the fetters are abandoned and the underlying tendencies eliminated.

“Or again, friends, a monk develops tranquillity preceded by insight. While he thus develops tranquillity preceded by insight, the path arises in him.

He now pursues, develops, and cultivates that path, and while he is doing so the fetters are abandoned and the underlying tendencies eliminated.

“Or again, friends, a monk develops tranquillity and insight joined in pairs. While he thus develops tranquillity and insight joined in pairs, the path arises in him.

He now pursues, develops, and cultivates that path, and while he is doing so the fetters are abandoned and the underlying tendencies eliminated.

“Or again, friends, a monk’s mind is seized by agitation caused by higher states of mind.

But there comes a time when his mind becomes internally steadied, composed, unified and concentrated; then the path arises in him.

He now pursues, develops, and cultivates that path, and while he is doing so the fetters are abandoned and the underlying tendencies eliminated.

“Friends, whatever monks or nuns declare before me that they have attained the final knowledge of arahatship, all these do so in one of these four ways.”



NOTE 7:
Is the fourth way as said by Ananda the way of Zen as taught by Bodhidharma? Is that the gateless gate when a question or a koan seizes a pratitioner’s mind for a long time before the path suddenly arises in him (or when the luminous mind is discerned)? Some stories in Pali Canon -- such as the story of Theri Kundalakesi, or Bahiya, or even Ananda – make us think of the stories of sudden enlightenment in Zen.

Let’s see another translation version in Supreme Buddha:

“Then there is the case where a bhikkhu’s mind is seized by agitation concerning the Dhamma (dhammuddhaccaviggahitam manasam). But there comes a time when his mind becomes internally steadied, settles down, and becomes unified and concentrated (samadhiyati); then the path arises in him.


Or another translation from Sri Lanka:

“Again, friends, bhikkhus, with the bhikkhu's mind seized by rightful agitation there comes a time when the mind settles internally, lies and comes to a single point and concentrates, and to him the path appears.”


REFERENCE:

Anguttara Nikaya, English versions from Access to Insight (accesstoinsight.org), Supreme Buddha (buddhagautama.com), Wikipitaka (tipitaka.wikia.com), Mettanet - Lanka (metta.lk);

Kinh Tăng Chi Bộ, translated from Pali into Vietnamese by Thích Minh Chau; Tăng Nhất A Hàm, translated from Chinese into Vietnamese by Thich Duc Thang & Thich Tue Sy.

The video can be watched here:

http://youtu.be/ZEYYM5rQkpgyoutube_icone_03

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12398)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương. Khi trái tim nghĩ thì chắc cũng không nghĩ như khối óc.
(Xem: 13929)
Cũng như những kinh luận liễu nghĩa khác, nội dung của kinh không ngoài việc chỉ cho mọi người thấy được TÁNH PHẬT của chính mình.
(Xem: 10711)
Kinh Lăng Già gắn liền với Thiền là một sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử Thiền tông, khi Sơ tổ Đạt Ma đem bộ kinh bốn quyển này phó chúc cho Nhị tổ Huệ Khả
(Xem: 10391)
Nhân khi Phật đi thuyết pháp ở Hải-Long-Vương cung về qua đấy, quỉ vương đi đón Phật và mời Phật vào trong thành Lăng-Ca xin thuyết pháp.
(Xem: 11054)
Vàng không có tự tánh, nhờ có điều kiện thợ khéo mà có tướng sư tử sinh khởi. Sự sinh khởi ấy sở dĩ có được là do nhân duyên, cho nên nó là duyên khởi.
(Xem: 11844)
Kính lạy bậc Giác ngộ pháp thật Lìa các phân biệt cùng hý luận Muốn khiến thế gian rời bùn lầy Trong không ngôn thuyết, hành ngôn thuyết.
(Xem: 13023)
Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 13500)
Trong khi đi vào thành phố để khất thực, hoặc trong khi đi ra khỏi thành phố, (vị khất sĩ) phải thực tập tư duy như sau:
(Xem: 33477)
Vì sao gọi nước kia tên là Cực Lạc? Vì chúng sanh của nước ấy không có các khổ não, chỉ hưởng những điều vui.
(Xem: 11232)
Trong kinh nầy, Đức Phật giảng rằng Diệu Pháp chỉ tồn tại khi nào pháp hành Tứ Niệm Xứ được tu tập sung mãn.
(Xem: 12927)
Bộ Kinh “DUY MA CẬT” này, tôn yếu hiển bày pháp môn Bất Nhị. Chính đó là phương tiện của Chư Phật, Bồ Tát thị hiện,
(Xem: 11507)
VănThù Sư Lợi Ma Ha Bát Nhã ba la mật kinh vốn là mẹ của mười phương chư Phật , pháp môn huyền diệu của tất cả Bồ tát .
(Xem: 17743)
Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã, nơi đó tuyệt nhiên không có một pháp có thể nói được.
(Xem: 11293)
Đức Phật vì các vị Tỳ kheo trẻ tuổi nói nhiều bài pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, khiến hoan hỷ.
(Xem: 11705)
“Này các thầy, thế nào gọi là Nghĩa Lý Siêu Việt về Không? Khi con mắt phát sanh, nó không từ đâu tới cả, và khi hoại diệt, nó không đi về đâu cả.
(Xem: 11389)
Đại quang minh này là do Thánh Quán Tự Tại Bồ-Tát phóng ra. Ngài vì muốn cứu độ hết thảy các hữu tình đang chịu đại khổ não nên...
(Xem: 18831)
Trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?
(Xem: 12442)
Người thọ Tam quybố thí sự vô uý cho hết thảy chúng sanh, cho nên quy y Phật, Pháp, Tăng, phước đức người ấy không thể kể được.
(Xem: 11191)
Ngài Phổ Hiền đã từng chứng pháp môn nầy lâu rồi nên lúc dạy ra cho chúng sanh đã làm cho ức ngàn trời người qua được biển khổ.
(Xem: 13045)
Đây là thông điệp cuối cùng của Đức Phật trao cho hàng đệ tử khi Phật sắp thị tịch niết bàn ở rừng Sala song thụ, thuộc thành Câu-thi-na-yết-la (Kussinagayâ), Ấn Độ.
(Xem: 15590)
Kinh này được Bụt nói vào khoảng một tháng trước ngày Người nhập diệt, chứa đựng những lời dặn dò đầy tâm huyết của Bụt cho hàng đệ tử xuất gia của Người.
(Xem: 11709)
Chư Thiện tri thức, pháp môn ta đây lấy Định Huệ làm căn bổn. Đại chúng chớ mê lầm mà nói Định với Huệ là khác nhau.
(Xem: 11588)
Bạch Thế Tôn ! Vì sao Bồ tát tu thiện vốn ít mà lại gặt quả nhiều, thành tựu nhiều phước báo công đức vô lượng?
(Xem: 12574)
Những nhân gì mà khiến cho các loài chúng sinh, phải chịu các quả báo sai khác tốt xấu trong lục đạo luân hồi.
(Xem: 12513)
Khởi ác tâm với Phật, hủy báng, sanh khinh mạn, vào trong địa ngục lớn, thọ khổ vô cùng tận.
(Xem: 13808)
“Tâm tưởng của hết thảy chúng sinh khác nhau, sự tạo nghiệp của họ cũng khác, nên mới có sự luân chuyển trong mọi thú”.
(Xem: 12857)
“Ta quán thấy ở cõi Nam Diêm-phù-đề này, trong thời kỳ mạt thế, do sự bạc phước của tất cả chúng sinh,các thứ ác quỷ thần khởi lên các tai nạn não loạn khiến cho chúng sinh không an"..
(Xem: 12800)
Tôi như Chiên Đà La, phải thanh tịnh thân tâm mà chẳng nên tịnh ăn uống. Tại sao?
(Xem: 13168)
Đứng trước cảnh tàn sát, lắng nghe tiếng rên siết, tự cảm thấy mình bất lực, mà tụng niệm kinh Kim Cương thì lại thấy tâm hồn dịu lại.
(Xem: 12614)
Phật dạy: Người đời có sáu điều ác tự lừa gạt và tự gây tổn hại: Mắt bị hình sắc lừa gạt, tai bị âm thanh lừa gạt , mũi bị mùi thơm lừa gạt, ý bị tư tưởng tà vạy lừa gạt.
(Xem: 12582)
Do lìa chấp, nên gồm thâu tất cả pháp, trụ nơi tri kiến bình đẳng, tức tri kiến chân thật.
(Xem: 11644)
Tâm bình đẳng như vắng lặng thì tâm ấy vui vẻ, nhu nhuyến tự nó gắn liền với lời dạy của Phật.
(Xem: 11636)
Trí tuệ kia không chỗ nào không khắp tỏ ngộ, là chỗ coi trọng của tất cả, bởi thế mà không cho đó là sự nhọc nhằn, khổ sở.
(Xem: 12196)
Kinh chỉ dạy cho ta đường lối phá vỡ và siêu việt những ý niệm ràng buộc ta trong vô minh, sanh tử và khổ đau,
(Xem: 12221)
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo.
(Xem: 19646)
Đặc điểm kinh này nói về thiên và thần là giữa họ với nhân loại có sự tương quan. Ấy là nhân loại sống theo chánh pháp thì họ được nhờ và họ hộ vệ.
(Xem: 11857)
Bài kinh ngắn này được trích từ một trong những tuyển tập kinh xưa cổ nhất của Đại thừa Phật giáo, kinh Đại Bảo Tích (Ratnakuta), nói về ý nghĩa tánh Không.
(Xem: 11877)
Đạo lý căn bản trong Phật-Học, nếu không tín giải đạo lý luân hồi nầy, ắt có thể gặp nhiều chướng ngại khó hiểu ...
(Xem: 16696)
Giải thâm mậtbộ kinh được đại luận Du dà, các cuốn 75-78, trích dẫn toàn văn, trừ phẩm một (Chính 30/713-736).
(Xem: 12548)
Bồ Tát khi tu pháp Bố-thí, không nên trụ chấp các tướng; nghĩa là không nên trụ chấp tướng sáu trần...
(Xem: 14905)
Chúng sanh căn cơ, tâm bịnh, sở thích vô cùng. Giáo môn của Phật, Bồ Tát cũng chia ra vô lượng.
(Xem: 15959)
Cuối lạy đấng Tam Giới Tôn, quy mạng cùng mười phương Phật, con nay phát nguyện rộng, thọ trì Kinh Di Đà.
(Xem: 12741)
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào tu học theo pháp hồi hướng này thì nên biết rằng người ấy chắc chắn đạt được Vô sanh Pháp nhẫn, có thể độ tất cả chúng sanh chưa được độ, đem lại cho vô lượng chúng sanh sự an lạc.
(Xem: 12109)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11761)
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn trong bộ Niết Bàn là một bộ kinh tiêu biểu của Phật giáo Bắc truyền do Đại sư Pháp Hiển (380-418/423), thời Đông Tấn dịch.
(Xem: 11801)
Trong các pháp ấy, không có chứng đắc, không pháp sở-dụng, không có bồ-đề. Thông đạt như thế, mới được gọi là chứng đắc đạo-quả vô thượng chính-đẳng chính-giác.
(Xem: 13021)
Pháp-Ấn này là cửa ngõ của ba pháp giải thoát, là căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là nơi chư Phật đạt đến.
(Xem: 16391)
Phật bảo các vị tỳ kheo rằng ở trong thế gian có ba pháp không đáng mến, không thông suốt, không đáng nghĩ đến, không vừa ý. Ba pháp đó là gì?
(Xem: 13112)
Đây chính là lời của tất cả Phật thời quá-khứ đã giảng, tất cả Phật thời vị-lai sẽ giảng và tất cả Phật thời hiện-tại đương giảng.
(Xem: 12363)
Đây là những điều mà tôi được nghe hồi Phật còn cư trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ-đà, gần thành Xá Vệ.
(Xem: 11703)
Tạo hình tượng Phật hoặc hình tượng Bồ Tát, là việc làm có một ý nghĩa cao quý và gây một cái nhơn công đức, phước đức lớn lao.
(Xem: 19701)
Ngài Quán Tự tại Bồ Tát, sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, Ngài thấy năm uẩn đều "không" (Bát Nhã) nên không còn các khổ.
(Xem: 11042)
Quốc độ của đức Phật đó đẹp đẽ thanh tịnh, ngang dọc bằng thẳng trăm ngàn du- thiện-na, đất bằng vàng cõi Thiệm Bộ.
(Xem: 11151)
Phật nói hết thảy chúng sinh, ở trong bể khổ, vì nhân nghĩ càn, gây duyên lăn-lộn …
(Xem: 10293)
Nếu có chúng sanh nghe được Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai 108 Danh Hiệu tức được thọ mạng dài lâu.
(Xem: 10997)
Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta.
(Xem: 10863)
Người có trí gấp làm việc thiện, tránh ác gian như tránh vực sâu. Việc lành, lần lữa, không mau, tâm tà dành chỗ, khổ đau tới liền.
(Xem: 9936)
Thế nào là Tỳ-khưu giới hạnh cụ túc? Ở đây, Tỳ-khưu từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót...
(Xem: 11637)
Các pháp, tư tác dẫn đầu, tư tác, chủ ý bắc cầu đưa duyên, nói, làm lành tốt, thiện hiền, như hình dọi bóng, vui liền theo sau.
(Xem: 11506)
Bài kinh không những chỉ dành riêng cho người cao tuổi mà cho tất cả những ai muốn tu tập, nhằm mang lại cho mình một tâm thức an bìnhtrong sáng.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant