Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

04. Kinh chiếc lưới ái ân

30 Tháng Chín 201100:00(Xem: 8813)
04. Kinh chiếc lưới ái ân

KINH PHÁP CÚ HÁN TẠNG

Thích Nhất Hạnh Việt dịch

Kinh chiếc lưới ái ân
Kinh Pháp Cú (Đ210) – Phẩm Ái Dục – Chương 32
Thầy Nhất Hạnh dịch sang việt ngữ

 

愛欲品法句經第三十二三十有二章
Ái dục phẩm Pháp Cú Kinh đệ tam thập nhị tam thập hữu nhị chương

愛欲品者。 賤婬恩愛世人為此盛生災害。
ái dục phẩm giả。 tiện dâm ân ái thế nhân vi thử thịnh sanh tai hại。


1.
心放在婬行 
欲愛增枝條
分布生熾盛 
超躍貪果猴

tâm phóng tại dâm hành
dục ái tăng chi điều
phân bố sanh sí thịnh
siêu dược tham quả hầu

Tâm ý đi về hướng ái dục thì cây ái dục sẽ đâm chồi trổ nhánh rất mau.
Tâm ý phân tán vì đối tượng ái dục sẽ làm cho lửa ái dục bừng cháy trong ta.
Kẻ đi tìm ái dục cũng giống như một con vượn chuyền cành tìm trái, từ cành này sang cành khác.

2.
以為愛忍苦 
貪欲著世間
憂患日夜長 
莚如蔓草生

dĩ vi ái nhẫn khổ
tham dục trước thế gian 
ưu hoạn nhật dạ trưởng
莚như mạn thảo sanh

Ái dục buộc mình phải gánh chịu khổ đau.
Ái dục làm cho mình bị vướng mắc vào cuộc sống trần tục.
Những lo lắnghoạn nạn do ái dục đưa tới cứ tăng trưởng đêm ngày, mọc kín như cỏ tranh.

3.
人為恩愛惑 
不能捨情欲
如是憂愛多 
潺潺盈于池

nhân vi ân ái hoặc
bất năng xả tình dục
như thị ưu ái đa
sàn sàn doanh vu trì

Bị ái ân mê hoặc người ta sớm muộn gì cũng sẽ bị vướng vào dục tình.
Cái lo lắng kia càng ngày càng lớn, giống như dòng nước rỉ, rỉ mãi cũng đầy hồ.

4.
夫所以憂悲 
世間苦非一
但為緣愛有 
離愛則無憂

phu sở dĩ ưu bi
thế gian khổ phi nhất
đãn vi duyên ái hữu
ly ái tức Vô ưu

Ở đời có nhiều thứ lo lắng và đau buồn,
nhưng không có thứ lo buồn nào lớn hơn cái lo buồn do ái dục đem lại.
Buông bỏ được ái dục mới hết lo buồn.

5.
己意安棄憂 
無愛何有世
不憂不染求 
不愛焉得安

kỷ ý an khí ưu
vô áihữu thế
bất ưu bất nhiễm cầu
bất ái yên đắc an

Muốn tâm ý được an vui thì phải quyết tâm dứt bỏ ái ân.
Không ân ái thì không còn phải đi vòng quanh trong cõi luân hồi,
không còn phải mang nặng ưu tư,
không còn thấp thỏm mong cầu những gì ô nhiễm.
Không còn ái nhiễm thì sẽ được thực sự an vui.

6.
有憂以死時 
為致親屬多
涉憂之長塗 
愛苦常墮危

hữu ưu dĩ tử thời
vi trí thân chúc đa
thiệp ưu trường đồ
ái khổ thường đọa nguy

Ân ái thâm trọng thì đến giờ lâm chung,
bao quanh bởi những người thân thuộc,
sẽ thấy con đường của lo lắngsầu khổ dài như thế nào.
Cái khổ do ân ái gây nên thường đưa ta tới những hoàn cảnh không an toàn, đầy tai ách.

7.
為道行者 
不與欲會 
先誅愛本

vi đạo hành giả
bất dữ dục hội
tiên tru ái bổn

無所植根 
勿如刈葦 
令心復生

vô sở thực căn
vật như ngải vi
lệnh tâm phục sanh

Là người tu đạo, ta không nên đi về hướng ái dục.
Phải bắt đầu bằng cách tìm diệt tận gốc cái cây ái dục
để cho những cái rễ của nó không còn có thể đâm chồi lên được.
Đừng làm như cắt cỏ lau, để sau khi được cắt rồi lau lại mọc lên như cũ.

8.
如樹根深固 
雖截猶復生
愛意不盡除 
輒當還受苦

như thọ căn thâm cố
tuy tiệt do phục sanh
ái ý bất tận trừ
triếp đương hoàn thọ khổ

Gốc cây ái dục sâu và vững.
Tuy cây đã bị đốn, nhưng cành lá vẫn có thể sinh ra trở lại.
Tâm ái dục chưa dứt trừ
thì theo lẽ thường cái khổ do ái dục đem tới vẫn còn trở lại như thường.

9.
猨猴得離樹 
得脫復趣樹
眾人亦如是 
出獄復入獄

猨hầu đắc ly thọ
đắc thoát phục thú thọ
chúng nhân diệc như thị
xuất ngục phục nhập ngục

Như con vượn nhảy ra khỏi cây này thì lại nhảy vào cây khác,
người đời cũng thế, ra khỏi được một ngục tù ái dục này rồi lại lao mình vào một ngục tù ái dục khác.

10.
貪意為常流 
習與憍慢并
思想猗婬欲 
自覆無所見

tham ý vi thường lưu
tập dữ kiêu mạn tinh
tư tưởng y dâm dục
tự phước vô sở kiến

Tâm ái dục là một dòng chảy thường xuôi theo dòng tập khí và dòng kiêu mạn.
Những tư duynhận thức của ta đều có thể được tô điểm theo màu sắc ái dục
và do đó chính mình tự che lấp sự thật và không thấy được sự thật.

11.
一切意流衍 
愛結如葛藤
唯慧分別見 
能斷意根原

nhất thiết ý lưu diễn
ái kết như cát đằng
duy tuệ phân biệt kiến
năng đoạn ý căn nguyên

Dòng suối tâm ý ấy cứ mặc tình trôi chảy
khiến cho những nút thắt ái dục đan kết lại với nhau chằng chịt.
Chỉ có tuệ giác chân thực mới có khả năng phân biệt và thấy rõ được đìều này
và giúp ta đoạn trừ được căn nguyên của nó nơi tâm ý.

12.
夫從愛潤澤 
思想為滋蔓
愛欲深無底 
老死是用增

phu tùng ái nhuận trạch
tư tưởng vi tư mạn
ái dục thâm vô để
lão tử thị dụng tăng

Dòng suối ái dục thấm vào tư duynhận thức để lớn mạnh và quấn vào nhau.
Nguồn suối ái dục sâu không đáy kia làm cho cái già và cái chết tăng trưởng một cách rất mau chóng.

13.
所生枝不絕 
但用食貪欲
養怨益丘塜 
愚人常汲汲

sở sanh chi bất tuyệt
đãn dụng thực tham dục
dưỡng oán ích khâu 塜 
ngu nhân thường cấp cấp

Những cành nhánh của cây ái dục cứ tiếp tục sinh trưởng không dừng nghĩ
cũng bởi vì chúng được nuôi dưỡng bằng thực phẩm ái dục.
Thực phẩm này nuôi dưỡng oán hận, un thành gò thành đống.
Người thiếu trí tuệ thì cứ nôn nóng đi về hướng ấy.

14.
雖獄有鉤鍱 
慧人不謂牢
愚見妻子息 
染著愛甚牢

tuy ngục hữu câu diệp
tuệ nhân bất vị lao
ngu kiến thê tử tức
nhiễm trước ái thậm lao

Trong ngục thất có gông có cùm,
nhưng người có trí tuệ không thấy những dụng cụ này là thứ gông cùm vững chắc nhất.
Cái loại gông cùm ái nhiễm cột người ta vào vòng hệ lụy mới thật là loại gông cùm kiên cố.

15.
慧說愛為獄 
深固難得出
是故當斷棄 
不視欲能安

tuệ thuyết ái vi ngục
thâm cố nan đắc xuất
thị cố đương đoạn khí
bất thị dục năng an

Người có trí tuệ thấy ái dục là một thứ ngục tù kiên cố, khó thoát ra khỏi.
Người ấy biết rõ rằng phải đoạn trừ ái dục thì mới thực sự được an vui.

16.
見色心迷惑 
不惟觀無常
愚以為美善 
安知其非真

kiến sắc tâm mê hoặc
bất duy quán vô thường
ngu dĩ vi mỹ thiện
an tri kỳ phi chân

Thấy sắc mà bị mê hoặc đó là vì không biết quán vô thường.
Kẻ u mê tưởng rằng cái sắc ấy là một cái gì lành và đẹp,
không biết rằng cái bóng dáng bên ngoài kia
không chứa đựng được một cái gì bền bỉ chắc thật bên trong nó.

17.
以婬樂自裹 
譬如蠶作繭
智者能斷棄 
不盻除眾苦

dĩ dâm lạc tự khoả
thí như tàm tác kiển
trí giả năng đoạn khí
bất hễ trừ chúng khổ

Tự nhốt mình trong sắc dục thì cũng như con tằm kéo chiếc kén để tự mình giam hãm lấy mình.
Bậc trí giả có khả năng đoạn trừ và buông bỏ dục tưởng,
không thiết tha gì đến những đối tượng ái dục,
cho nên mới tránh thoát khỏi mọi khổ nạn.

18.
心念放逸者 
見婬以為淨
恩愛意盛增 
從是造獄牢

tâm niệm phóng dật giả
kiến dâm dĩ vi tịnh
ân ái ý thịnh tăng
tùng thị tạo ngục lao

Kẻ có tâm ý phóng đãng khi nhìn vào một đối tượng ái dục thì có thể cho đó là một cái gì tinh khiết,
không biết rằng sự tăng trưởng lớn mạnh của ái ân sẽ đem tới bao nhiêu hệ lụy tù ngục sau này.

19.
覺意滅婬者 
常念欲不淨
從是出邪獄 
能斷老死患

giác ý diệt dâm giả
thường niệm dục bất tịnh
tùng thị xuất tà ngục
năng đoạn lão tử hoạn

Những ai thực tập chánh niệm sẽ có khả năng thấy được rằng cái đối tượng của ái dục kia là bất tịnh,
do đó diệt trừ được dục ý, ra khỏi ngục tù và thoát khỏi tai nạn già và chết.

20.
以欲網自蔽 
以愛蓋自覆
自恣縛於獄 
如魚入笱口
為老死所伺 
若犢求母乳

dĩ dục võng tự tế
dĩ ái cái tự phước
Tự Tứ phược ư ngục
như ngư nhập cú khẩu
vi lão tử sở tý
nhược độc cầu mẫu nhũ

21.
離欲滅愛迹 
出網無所弊

ly dục diệt ái tích
xuất võng vô sở tệ

Tự quấn lấy mình trong chiếc lưới ái dục,
tự che mình bằng chiếc dù ái dục là tự trói mình trong vòng hệ lụy
như con cá tự chui vào trong một chiếc nơm, bị cái già và cái chết bắt theo
và luẩn quẩn bên cạnh đối tượng ấy như một con bê đi tìm vú mẹ.
Lìa bỏ được dục, không đi theo vết xe của ái, thì có thể vượt thoát ra ngoài chiếc lưới ái ân,
không còn bị bất cứ một cái gì làm hại nữa.

22.
盡道除獄縛 
一切此彼解
已得度邊行 
是為大智士

tận đạo trừ ngục phược
nhất thiết thử bỉ giải
đắc độ biên hành
thị vi đại trí

Đi trọn được con đường, cởi bỏ được mọi ràng buộc hệ lụy,
giải phóng được mọi phân biệt kỳ thị, vượt qua được các ý niệm lưỡng nguyên,
đó mới thiệt là bậc xuất sĩ đại trí.

23.
勿親遠法人 
亦勿為愛染
不斷三世者 
會復墮邊行

vật thân viễn Pháp nhân
diệc vật vi ái nhiễm
bất đoạn tam thế giả
hội phục đọa biên hành

Đừng thân cận với những kẻ đi ngược chánh pháp
cũng đừng bị lôi kéo theo con đường ái nhiễm.
Nếu chưa vượt thoát được thời gian,
thì hành giả vẫn còn bị kẹt vào cái thấy nhị nguyên.

24.
若覺一切法 
能不著諸法
一切愛意解 
是為通聖意

nhược giác nhất thiết pháp
năng bất trước chư Pháp
nhất thiết ái ý giải
thị vi thông thánh ý

Thấy và hiểu được tự tánh các pháp,
không còn bị vướng vào một pháp nào,
biết cách gỡ ra được mọi sợi dây ái dục trong tâm ý,
như thế là đã nắm được ý chỉ của Bụt.

25.
眾施經施勝 
眾味道味勝
眾樂法樂勝 
愛盡勝眾苦

chúng thí Kinh thí thắng
chúng vị đạo vị thắng
chúng lạc Pháp lạc thắng
ái tận thắng chúng khổ

Trong các thứ hiến tặng, hiến tặng chánh pháp là quý hơn cả.
Trong các mùi hương, hương đạo đức là thơm tho hơn hết.
Trong các thứ hạnh phúc, được sống trong chánh pháphạnh phúc lớn nhất.
Không có phương pháp nào chiến thắng được khổ đau một cách tận cùng bằng sự thực tập chấm dứt ái dục.

26.
愚以貪自縛 
不求度彼岸
貪為敗處故 
害人亦自害

ngu dĩ tham tự phược
bất cầu độ bỉ ngạn
tham vi bại xử cố
hại nhân diệc tự hại

27.
愛欲意為田 
婬怨癡為種
故施度世者 
得福無有量

ái dục ý vi điền
dâm oán si vi chủng
cố thí độ thế giả
đắc phước vô hữu lượng

Người u mê thường lấy sợi dây tham dục để tự trói mình.
Người ấy chưa có ước mong vượt sang bờ bên kia.
Tham dục gây bại hoại, đem lại tai họa cho mình và cho kẻ khác.
Tâm tham dục là ruộng đất, tham sân sihạt giống.
Đối với người có khả năng bố thí và độ đời
thì những phúc đức thu hoạch được không thể đo lường.

28.
伴少而貨多 
商人怵惕懼
嗜欲賊害命 
故慧不貪欲

bạn thiểu nhi hóa đa
thương nhân truật dịch cụ
thị dục tặc hại mạng
cố tuệ bất tham dục

Người đồng hành thì ít, hàng hóa chuyên chở thì nhiều,
kẻ thương nhân lâm vào trạng thái lo lắng kinh sợ.
Biết rằng cái đam mê dục lạc là tên giặc có thể làm tổn hại thân mạng của mình,
bậc trí giả không còn chạy theo tham dục.

29.
心可則為欲 
何必獨五欲
違可絕五欲 
是乃為勇士

tâm khả tức vi dục
hà tất độc ngũ dục
vi khả tuyệt ngũ dục
thị nãi vi dũng sĩ

Năm thứ tham dục phát sinh khi tâm mình cảm thấy có sự khả ý.
Mau chóng chấm dứt được cả năm thứ tham dục, đó mới thật là người dũng sĩ.

30.
無欲無有畏 
恬惔無憂患
欲除使結解 
是為長出淵

vô dục vô hữu úy
điềm 惔Vô ưu hoạn
dục trừ sử kết giải
thị vi trường xuất uyên

Hết tham dục thì không còn sợ hãi.
Lúc ấy ta mới được thảnh thơi an lạc.
Dục hết thì kiết sử cũng hết, do đó hành giả ra khỏi được vực sâu.

31.
欲我知汝本 
意以思想生
我不思想汝 
則汝而不有

dục ngã tri nhữ bổn
ý dĩ tư tưởng sanh
ngã bất tư tưởng nhữ
tức nhữ nhi bất hữu

Này ái dục ta ơi, ta biết gốc gác của mi rồi:
Dục ý là từ ước muốn và nhận thức sai lầmphát khởi.
Nay ta không còn ước muốn và nhận thức sai lầm về mi thì làm sao mi còn có thể phát sinh?

32.
伐樹忽休 
樹生諸惡 
斷樹盡株
比丘滅度

phạt thọ hốt hưu
thọ sanh chư ác
đoạn thọ tận chu
Tỳ-kheo diệt độ

Đốn cây ái dục mà không tận gốc thì cây ái dục sẽ mọc trở lại.
Đốn cây ái dục mà tận gốc thì vị xuất sĩ đạt tới Niết Bàn.

33.
夫不伐樹 
少多餘親
心繫於此 
如犢求母

phu bất phạt thụ 
thiểu đa dư thân
tâm hệ ư thử
như độc cầu mẫu

Nếu không chịu chặt cây ái dục
thì cành lá ái dục ít nhiều vẫn còn phát sinh.
Tâm còn vướng vào ái dục
thì người ta vẫn còn như một con bê phải luôn luôn cần đến vú mẹ.

Xem thêm: Bài liên quan đến chủ đề

GIẢNG GIẢI KINH CHIẾC LƯỚI ÁI ÂN - Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 49713)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 34611)
Nếu kẻ nam tử người nữ nhơn thân có tai ách, trong nhà nên an trí tháp xá-lợi và hình tượng Phật, họa vẽ tượng đức Văn-thù-sư-lợi Đồng tử, thiêu các thứ hương...
(Xem: 33429)
Phật dạy A-nan: “Đời quá khứ, cõi Diêm-phù-đề này có một vị Tỳ-khưu tên là Truyền Giáo. Ngày 15 tháng chín đi du hành về phương Bắc, cách nước Chi Na không xa...
(Xem: 43901)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 57025)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 47538)
Thật ra sanh tử là do tâm thức vô minh của chúng ta “quán tưởng” ra là có tự tánh, là có thật, như ví dụ “hư không khônghoa đốm mà thấy ra có hoa đốm”.
(Xem: 39412)
Bát Thức Quy Củ Tụng - Những bài tụng khuôn mẫu giảng về tám thức tâm vương; tác giả: Huyền Trang; người toát yếu: Khuy Cơ, người dịch giảng: HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 38455)
Quyển "Vi Diệu Pháp Nhập Môn" ngoài tác dụng của bộ sách giáo Khoa Phật Học; còn là cuốn sách đầu giường của học giả nghiên cứu về Triết lý Ấn độ, cũng như Văn Học A Tỳ Ðàm...
(Xem: 52909)
Kinh Ðại Bát Niết bàn, vì là lời nói sau cùng của Ðức Phật, trước khi Ngài Niết Bàn, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh...Nguyễn Minh Tiến; Đoàn Trung Còn
(Xem: 36584)
Như Lai là bậc A-la-hán, chánh đẳng chánh giác, dùng pháp thắng tri (tuệ tri: biết sát na hiện tiền) hay pháp chánh tri kiến để liễu tri sự vật, không dục hỷ...
(Xem: 32228)
Nếu có ai hỏi ngài Duy Ma Cật: “Bản thể của thế giới này là gì?” thì trước sự im lặng của ngài Duy Ma Cật mà lại được Văn Thù Sư Lợi hết sức tán thưởng là có ý nghĩa sâu xa của nó.
(Xem: 40434)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43460)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 31437)
Nakulapita là một người chủ gia đình sinh sống trong vùng Bhagga, đã trọng tuổithường hay đau yếu. Ông rất kính mến Đức PhậtĐức Phật cũng xem ông như một người con của mình.
(Xem: 46693)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
(Xem: 36161)
Sự kiện Đức Phật chấp nhận thành lập giáo hội Tỳ kheo ni, nâng vị trí người nữ đến mức quan trọng nhất, là việc làm duy nhất và chưa từng thấy trong lịch sử tôn giáo...
(Xem: 28682)
"Có một lần Đấng Thế Tôn lưu ngụ với những người dân trong vùng Bhagga, gần thị trấn Sumsumaragiri, thuộc khu rừng Lộc Uyển...
(Xem: 29211)
Cách tốt nhất để mang lại sự an ổn cho bản thân là hướng về điều thiện, và quy y Tam bảo là nền tảng đầu tiên cho một cuộc sống hướng thiện.
(Xem: 31865)
Lúc bấy giờ, rừng cây Ta La ở thành Câu Thi Na, rừng ấy biến thành màu trắng giống như con hạc trắng. Ở trong hư không tự nhiên mà có tòa lầu các bảy báu với những hoa văn...
(Xem: 28794)
Phật dạy Tu-bồ-đề: “Các vị Đại Bồ Tát nên hàng phục tâm như thế này: ‘Đối với tất cả các loài chúng sinh, hoặc sinh từ bào thai, hoặc sinh từ trứng, hoặc sinh nơi ẩm thấp, hoặc do biến hóa sinh ra...
(Xem: 33343)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0376, Hán dịch: Đời Đông Tấn, Sa-môn Pháp Hiển, Việt dịch: Thích Nguyên Hùng
(Xem: 29110)
Gương trí vằng vặc của Như Lai cũng như thế, là pháp giới vắng lặng không có gián đoạn không có dao động, vì muốn giúp vô lượng vô số chúng sanh thấy rõ nhiễm-tịnh...
(Xem: 60965)
Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni - một trong các pháp môn - là trí ấn của tất cả Như Lai, mầu nhiệm rộng sâu, khác chi thuyền bè trong biển ba đào, nhật nguyệt giữa trời u ám.
(Xem: 39717)
Phật dạy đại chúng: “Lúc nào cõi nước không an, tai nạn nổi lên và kẻ nam người nữ bị tai ương biến họa, chỉ thỉnh chúng Tăng như Pháp kiến lập đạo tràng...
(Xem: 26639)
Phật tử có nghĩa là tự nguyện theo Tam quy (ti-sarana), Ngũ giới (pañca-sila), tức là nương tựa vào Tam bảo (ti-ratana) và giữ gìn năm giới căn bản của đạo Phật.
(Xem: 29638)
Trong Kiến Đàn Giải Uế Nghi của Thủy Lục Chư Khoa có lời tán thán bồ tát Quán Thế Âm rằng: “Nhân tu sáu độ, quả chứng một thừa, thệ nguyện rộng sâu như biển lớn mênh mông không thể đo lường...
(Xem: 37341)
Nếu có chúng sanh muốn vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ như thế, hãy phụng quán 12 Viên diệu ấy, ngày đêm ba thời, xưng Chín phẩm Tịnh độ như vậy...
(Xem: 40068)
Trong thể trạng giác ngộ, chúng ta có hai thân Phật được biết như thân hình thể và thân chân thật, tức là sắc thânpháp thân. Sắc thân Phật là thân tự tại...
(Xem: 26824)
Nếu các chúng sanh ác tâm hướng nhau, hãy xưng danh hiệu Địa Tạng Bồ-tát, nhất tâm quy y, khiến chúng sanh kia nhu hòa nhẫn nhục, hổ thẹn với nhau, từ tâm sám hối...
(Xem: 42627)
Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.
(Xem: 37268)
Khi chúng ta thấy những chức năng của luật nhân quả, chúng ta có thể phân biệt hai loại chủ thể trải nghiệm mối quan hệ nhân quả này. Đây là thế giới của thân thể vật lýtâm thức.
(Xem: 28272)
Sự hiện hữa của các pháp trên mặt hiện tượng của tướng đó là một sự hiện hữu giả hợp do duyên và, mặt khác tánh của chúng là Không cũng do duyên mang lại.
(Xem: 28880)
Bàn tay cầm chiếc chìa khóa vô thườngchánh niệm. Dùng hơi thở chánh niệm ta tiếp xúc với mọi sự vật, quán chiếu và thấy được tính vô thường của mọi sự vật.
(Xem: 26388)
Này các thầy! Tánh Không thì rỗng không, không vọng tưởng, không sanh, không diệt, lìa tất cả tri kiến. Vì sao? Vì tánh Không không có nơi chốn, không thuộc sắc tướng...
(Xem: 27153)
Phật dạy: Tự tính của Không là không nằm trên bình diện có không, không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng, không có tướng sinh, không có tướng diệt, và vượt thoát mọi tri kiến.
(Xem: 26176)
Đức Phật thấy rõ bản chất của phiền não tham, sân, si là nguồn gốc khổ đau, Ngài chế ra ba phương thuốc Giới-Định-Tuệ để chữa tâm bệnh tham, sân, si cho chúng sinh...
(Xem: 34601)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 27792)
Tôi nghĩ nhiệm vụ quan trọng nhất của bất cứ một hành giả của một tôn giáo nào là thẩm tra chính họ trong tâm hồn của chính họ và cố gắng để chuyển hóa thân thể, lời nói
(Xem: 30450)
Bụt là bậc có Nhất Thiết Trí, bản chất của Người là đại nhân từ, vì thương xót nhân gian cho nên mới xuất hiện trên cuộc đời này để mở bày đạo nghĩa, giải cứu cho con người.
(Xem: 33257)
Nói đến tịnh độ tất phải nói đến hai khái niệm tự lựctha lực. Tự lực nói đến phương pháp chúng ta thực hành cho tự thân, dựa vào nội lực của chính tâm chúng ta.
(Xem: 28546)
Khi Phật thành đạo là do đạt được Trí Tuệ hay Giác Trí Tuệ thì các pháp giải thoát được thiết lập thực hành Giác Trí Tuệ trong các thời thiền tập.
(Xem: 30055)
Khi tuệ giác nội quán của chúng ta vào trong bản chất tối hậu của thực tạiTính Không được sâu sắc và nâng cao, chúng ta sẽ phát triển một nhận thức về thực tại...
(Xem: 25475)
Thông thường mà nói Bát Nhã có ba ý nghĩa. Thứ nhất là thực tướng, tướng là tướng trạng, thực tướng chính là hình ảnh chân thực. Nghĩa thứ hai là quán chiếu Bát Nhã, cũng chính là chỗ dụng của thực tướng.
(Xem: 21831)
Trong lời phàm lệ của quyển Tứ phần giới bổn như thích, Luật sư Hoằng Tán (1611-1685) nói: "Tam thế chư Phật câu thuyết Kinh-Luật-Luận tam tạng Thánh giáo.
(Xem: 51271)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là gốc của đạo, sanh ra các công đức. Lòng tin có thể nuôi lớn các căn lành. Lòng tin có thể vượt khỏi các đường ma.
(Xem: 26706)
Tận cùng tư duy của Đạo Phật quan tâm, định luật căn bản là: chúng ta muốn hạnh phúc. Quyền căn bản của chúng tađạt được hạnh phúc.
(Xem: 28600)
Khi chúng ta nói về từ bi, thật đáng khuyến khích để lưu ý rằng bản chất tự nhiên của con người, tôi tin, là từ bihiền lành.
(Xem: 27686)
Thế Tôn, nếu có người nghe được kinh này mà có lòng tin thanh tịnhđạt được cái thấy chân thật thì nên biết người ấy đã thực hiện được công đức hiếm có vào bậc nhất.
(Xem: 24339)
Tự tánh giả danh hay tùy thuộc cũng nằm trong phạm trù Tánh không. Tự tánh giả danh được thể hiện tướng sanh diệt do tác động thời gian thì có sanh có diệt...
(Xem: 27449)
Tuệ quán là tri nhận một cách sáng suốt, vô thời gian. Vì lẽ chơn thức (tri giác nguyên sơ) là một điểm nhận thức có thật trong động tác nhận thức đầu nguồn của tri giác.
(Xem: 31907)
Chết là một phần của đời sống chúng ta. Cho dù chúng ta thích hay không, nó bắt buộc phải xảy ra. Thay vì tránh nghĩ về điều đó, chúng ta tốt hơn thấu hiểu ý nghĩa của nó.
(Xem: 30171)
Sau khi Như Lai diệt độ, nếu có thiện nam, thiện nữ nào muốn vì chúng sinh mà nói kinh Pháp Hoa này thời thiện nam hay thiện nữ ấy phải vào nhà Như Lai... Pháp sư Thích Thiện Trí
(Xem: 27679)
“Dược Sư Lưu Ly Quang” là tên gọi của đức Phật này; “Như Lai” là một trong mười tôn hiệu của mỗi vị Phật; “Bổn Nguyện” là các lời phát nguyện của đức Phật này khi Ngài phát tâm Bồ-đề...
(Xem: 35406)
Trong việc phát triển hành xả, chúng ta cần thấu hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực như thù hận và dính mắc là không thích đáng và không lành mạnh...
(Xem: 27427)
Ngày nay, Kinh Chuyển Pháp Luân thuộc Tương Ưng Sự ThậtTương Ưng Bộ SN 56.11 trong kinh điển Pali được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật.
(Xem: 29991)
Để tìm về tính nguyên thủy ấy, lẽ tự nhiên là ta cần khảo sát cẩn trọng bản kinh được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật. Đó là Kinh Như Lai Thuyết...
(Xem: 31743)
Chúng ta chẳng thể nào mang theo bất kỳ thứ gì khi từ giã thế giới này ngoại trừ nghiệp và những giá trị tâm linh như tình yêu thương, lòng bi mẫntrí tuệ mà ta đã trưởng dưỡng...
(Xem: 22992)
Kinh Điềm Lành (Mangala Sutta) -- còn có tên là kinh Phước Đức hay kinh Hạnh Phúc -- là bài kinh số 5 trong Tiểu Tụng (Khuddakapātha), thuộc Tiểu Bộ (Khuddhaka Nikāya).
(Xem: 24167)
Cách mà chúng ta đang sống sẽ là một trong các nhân tố chính yếu có thể mang lại cho chúng ta sự thanh thảnđiềm tĩnh trong giây phút lâm chung.
(Xem: 23006)
Kinh này có tám phương pháp tu hành thành Phật, mà bậc Đại nhân gánh vác sự nghiệp lớn liễu sinh thoát tử, hóa độ chúng sinh cần phải giác ngộ, nên gọi là Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant