Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

II. Hiển thể

16 Tháng Mười Một 201100:00(Xem: 16125)
II. Hiển thể


A DI ÐÀ KINH HỢP GIẢI

Bửu Quang tự đệ tử Như Hòa hợp dịch

II. HIỂN THỂ (minh định thể tánh của kinh này)

 “Thể” là thể tánh (bản thể, bản chất). Thể tánh của một bản kinh được gọi là Giáo Thể, đôi khi còn gọi một cách tổng quát là Lý Thể. Theo đại sư Bân Tông: “Lìa hết thảy các tướng thì gọi là Tánh; chỗ hết thảy các nghĩa quy về gọi là Lý. Nghĩa trọng yếu của các pháp gọi là Thể”. Phô bày minh bạch yếu chỉ của một bản kinh, nêu rõ chỗ quy hướng của các giáo nghĩa được dạy trong kinh ấy thì gọi là “hiển thể”.

 Nói một cách khác, hiển thể một bản kinh chính là minh định chân lý sẽ được phô diễn bởi bản kinh ấy. Một bản kinh nếu không có Thể thì thành ra ma thuyết, ví như một kẻ chỉ có cái tên, chẳng có thân thể thật. Mỗi một câu, một chữ trong kinh Phật đều nhằm mục đích vận dụng ngôn ngữ, danh tự để người nghe lãnh hội được chân lý. Bởi vậy, muốn thể hội được huyền nghĩa của kinh, điều tiên quyết là phải nhận chân thể tánh của kinh ấy là gì.

 Nói chung, tất cả các kinh Ðại Thừa đều lấy Thật Tướng làm Thể.

Thật Tướng chính là cái tâm hiện tiền của chúng ta, vô hình, vô tướng, chẳng sanh, chẳng diệt, rỗng rang, bao trùm vạn pháp, không sót một mảy gì. Muôn pháp sanh diệt chỉ là những điều hư vọng ảnh hiện trong tâm.

Chân tâm của ta dẫu suốt ngày ở trong vọng, nhưng luôn chân thường. Tâm ấy dẫu hằng tiếp xúc với muôn vật, muôn pháp, vẫn thường sáng tỏ, phân biệt mọi sự, mọi pháp rõ ràng không chướng ngại. Kinh thường diễn tả bằng câu “linh quang độc diệu, hồi thoát căn trần” (có thể tạm hiểu là: xét về bản thể, tâm ấy thiêng liêng, sáng suốt, duy nhất, chiếu rực, không vướng vào căn, trần. Gọi là thiêng liêngtác dụng nhận biết của tâm ấy luôn hiện hữu, không bị biến cải, không sai sót. Sáng suốt vì không bị trần cảnh làm ô nhiễm. Tâm ấy nhận thức rõ mọi pháp không ngăn ngại nên gọi bảo là chiếu rực. Tâm Phật và tâm chúng sanh đồng một thể nên gọi là duy nhất)

Thật Tướng có thể chia thành hai loại:

1. Vô Tướng Thật Tướng: lìa hết thảy tướng điên đảo, hư vọng chính là Thật Tướng chân như, bình đẳng.

2. Vô Bất Tướng Thật Tướng: trong các pháp sanh diệt, tồn tại một tánh bất sanh, bất diệt. Tướng sanh diệt hư vọng ấy chỉ là biệt tướng (tướng riêng của mỗi pháp). Những tướng sanh diệt hư vọng ấy dù thiên sai vạn biệt, nhưng đều không có thực thể, cho nên gọi là “vô tướng”. Nhưng tánh bất sanh bất diệt lại chân thật chẳng hư vọng, chúng sanh và Phật đồng một thể, thánh phàm chẳng hai. Cái Chân Như thật tánh bình đẳng ấy lại chẳng phải là vô tướng, nên gọi là “vô bất tướng”.

Ðể dễ hình dung xin mượn một thí dụ: sóng phát sanh từ nước, sóng chính là nước. Sóng có to nhỏ, nhưng tánh ướt chẳng đổi. Cũng thế, tánh Chân Như bình đẳng bất biến, nhưng tùy duyên có thể sanh khởi những tướng trạng sai biệt cho vạn vật, tùy duyên nhưng bất biến. Bởi thế, xét đến bản chất thì mọi tướng trạng sai biệt của vạn pháp, không tướng nào chẳng lấy tánh Chân Như bình đẳng làm thể.

Nếu xét tỷ mỉ, mỗi kinh lại lấy một khía cạnh của Thật Tướng làm thể. Chẳng hạn, kinh Hoa Nghiêm lấy “nhất chân pháp giới” làm thể, kinh Lăng Nghiêm lấy Như Lai Tạng Diệu Chân Như tánh làm thể.

Riêng về kinh Di Ðà, chư sư cùng đồng ý kinh này lấy Thật Tướng làm tổng thể. Pháp sư Văn Châu giải thích:

“Kinh này chú trọng niệm Phật đến nhất tâm bất loạn, đấy chính là Thật Tướng mà cũng chính là Chân Như. Vì thế, cũng giống như các kinh điển Ðại Thừa khác, kinh này lấy Thật Tướng ấn làm giáo thể...

Nếu xét trên phương diện sự tướng niệm Phật, phải lấy sự trang nghiêm của y báo, chánh báo cõi Cực Lạc làm Thể.

Ðối với bậc thượng căn lợi trí, từ hữu tướng niệm Phật, họ sẽ đạt đến vô tướng niệm Phật, hiểu thấu suốt một niệm hiện tiền chẳng phải ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở khoảng giữa, chẳng phải quá khứ, hiện tại, vị lai, chẳng phải xanh vàng đỏ trắng, chẳng phải ngắn dài, vuông, tròn, thậm chí vô phi, bất phi, lìa hết thảy tướng tức là hết thảy pháp. Ngay khi đó, Pháp Thân hiển hiện, Tịch Quang hiển hiện, còn phân biệt gì là y báo, chánh báo trang nghiêm nữa! Bởi thế giáo thể của kinh này hoàn toànThật Tướng.

...Y báo, chánh báo trang nghiêm của cõi Phật Di Ðà đều phát xuất từ Chân Như tự tánh, cho nên kinh này lấy Chân Như Bình Ðẳng Thật Tướng làm Thể”.

Riêng về biệt thể, pháp sư Bân Tông cho rằng kinh này lấy bốn đức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh làm thể. Bân pháp sư giảng như sau:

“Vô sanh, vô diệt, thường hằng bất biến là Thường. Tịch diệt, vĩnh viễn an ổn, vĩnh viễn xa lìa các nỗi khổ là Lạc. Tự tại giải thoát, chân như vô ngại là Ngã. Lìa hết thảy trần, tuyệt các cấu nhiễm là Tịnh.

...Trước hết, minh định bốn đức của Y Báo:

- Cõi ấy không có thành, trụ, hoại không; ấy là Thường.

- Có lầu gác bảy báu, lưới giăng, cây báu mọc thành hàng, ao tắm, chim quý, thiên nhạc v.v... vô lượng trang nghiêm, mỗi mỗi đều vừa lòng thỏa ý. Ðó là Lạc.

- Thế giới Cực Lạc trang nghiêm thù thắng, việc gì cũng như ý, mọi thứ hóa hiện, không có cảnh trái nghịch, luôn có niềm vui tùy thuận. Ðó là Ngã (Ngã có nghĩa là Tự Tại).

- Thế giới Cực Lạc hoàng kim làm đất, bảy báu làm ao, tất cả mọi vật đều thanh tịnh trang nghiêm, có năm niềm vui thanh tịnh, không có nỗi khổ ngũ trược. Ðó chính là Lạc.

Tiếp đến minh định bốn đức của Chánh Báo:

- Thọ mạng của Ðức Phật và chúng sanh vãng sanh cõi ấy đều vô lượng, kéo dài bao kiếp chẳng tận. Ðó là Thường.

- Hết thảy hữu tình sanh về cõi ấy liền được thân tâm tịch chiếu, vĩnh viễn không có phiền não. Ðó chính là Lạc.

- Một phen đã vãng sanh cõi ấy, liền đoạn diệt được ngũ trụ (2), vĩnh viễn lìa khỏi nhị tử (phần đoạn và biến dịch sanh tử), được đại tự tại. Ðấy chính là Ngã.

- Trong thế giới Cực Lạc, chúng sanh niệm Phật được vãng sanh về đấy đều là liên hoa hóa thân, thanh tịnh, nhiệm mầu thù thắng, tướng hảo trang nghiêm; tấm thân ô uế do tứ đại giả hợp thành của chúng sanh cõi Sa Bà làm sao so sánh được! Ðấy chính là Tịnh.

 Lại nên biết rằng: tứ đức (Thường, Lạc, Ngã, Tịnh) là tự tánh Di Ðà, mà cũng chính là Phật tánh sẵn có của mỗi người chúng ta, còn gọi là Pháp Thân. Mê thì là chúng sanh, ngộ thì thành chư Phật. Nếu ai phát tâm niệm Phật, liền được vãng sanh thế giới Cực Lạc, hoa nở gặp Phật, đắc Vô Sanh Nhẫn, thân chứng Pháp Thân.

Pháp Thân ấy bất sanh, bất diệt, chẳng đến, chẳng đi, chính là Thường đức. Pháp Thân rốt ráo tịch diệt, vĩnh viễn lìa khỏi sanh tử, tức là Lạc đức. Pháp Thân tự tại vô ngại, rốt ráo giải thoát, tức là Ngã đức. Pháp Thân tuyệt các cấu nhiễm, vốn sẵn thanh tịnh, tức là Tịnh đức...

Hơn nữa, kinh chép: ‘Ðều được bất thoái chuyển nơi A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề’ là nghĩa Thường. Lại chép: ‘Không có các điều khổ, chỉ hưởng các điều vui’ là nghĩa Lạc. Lại chép: ‘Tự nhiên đều sanh tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Người ấy lúc mất tâm không điên đảo’ là nghĩa Ngã. Lại chép: ‘Nhất tâm bất loạn’ là nghĩa Tịnh”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15563)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 14998)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14845)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13262)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14443)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20201)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18422)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30752)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12417)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15518)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13755)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13928)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13529)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14449)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13721)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16729)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15383)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31227)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18819)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 14991)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14588)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14574)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13786)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19695)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14434)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14518)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14715)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14760)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17913)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13564)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13688)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14944)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14154)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16422)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15322)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13486)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13147)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13265)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12987)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14083)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14720)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14217)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14610)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13001)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13808)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13260)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13742)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14686)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14756)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13275)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12832)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13737)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13672)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13324)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13885)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13690)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12590)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14812)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12874)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12445)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant