Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

I. Giáo khởi nhân duyên

16 Tháng Mười Một 201100:00(Xem: 15541)
I. Giáo khởi nhân duyên


A DI ÐÀ KINH HỢP GIẢI

Bửu Quang tự đệ tử Như Hòa hợp dịch

I. GIÁO KHỞI NHÂN DUYÊN (nhân duyên phát khởi giáo pháp)

 Kinh Pháp Hoa dạy: “Chư Phật Thế Tôn chỉ vì một đại sự nhân duyênxuất hiện trong thế gian... Muốn cho chúng sanh khai Phật tri kiến, khiến cho họ được thanh tịnh nên xuất hiện trong đời. Vì muốn chỉ bày cho chúng sanh tri kiến của Phật nên xuất hiện trong đời. Vì muốn cho chúng sanh ngộ được tri kiến của Phật nên xuất hiện trong đời. Vì muốn cho chúng sanh chứng nhập đạo tri kiến của Phật nên xuất hiện trong đời”.

 Vì nhân duyên nào mà không ai hỏi, Ðức Phật lại tự giảng ra bản kinh này? Nhân duyên Phật giảng kinh này gồm hai loại: Tổng và Biệt. 

1. Tổng nhân duyên:

Tổng nhân duyên chẳng ngoài việc chỉ thẳng chúng sanh dùng tâm niệm Phật để nhập tri kiến Phật. Tri kiến Phật chính là chân tâm của chúng sanh; nhưng từ vô thỉ đến nay, chúng sanh do vì mê chân, chạy theo ngụy, chẳng nhận thức được bản thể thanh tịnh của tâm mình, nên tạo tác các nghiệp, trôi lăn mãi trong vòng luân hồi. Nay đức Thế Tôn dạy chúng sanh nhất tâm niệm Phật, tịnh niệm liên tục, tâm miệng xứng hợp với nhau thì sẽ thể hội “tâm này chính là Phật, Phật cũng chính là tâm này”, tâm và Phật chẳng hai. Ðó chính là ý nghĩa chân thật của câu “Tự tánh Di Ðà, duy tâm Tịnh Ðộ”. Niệm Phật đến mức “tâm, Phật chẳng hai” chính là “nhập Phật tri kiến’ vậy.

 

2. Biệt nhân duyên:

Gồm có mười loại:

a. Lòng từ bi nghĩ thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp của đức Thế Tôn:

Cõi Sa Bà vốn sẵn đau khổ, nhưng đời Mạt Pháp, ngũ trược hỗn loạn, sự đau khổ ấy càng trầm trọng hơn nữa. Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này, thâm tín tu hành, phát nguyện vãng sanh, niệm Phật chắc thật thì vẫn có thể vượt thoát tam giới, vãng sanh Cực Lạc.

b. Khai thị pháp môn phương tiện thù thắng:

chúng sanh cănvô lượng nên Ðức Phật cũng phải thuyết ra vô lượng pháp môn; nhưng pháp môn Niệm Phậtphương tiện thù thắng nhất vì:

* Dù chẳng gặp Phật tại thế, vẫn thường được thấy Phật. Bởi lẽ, chúng sanh thâm tín pháp môn này, chuyên tâm niệm Phật, phát nguyện vãng sanh liền được vãng sanh, thân cận A Di Ðà Phật. 

* Chẳng cần đoạn hoặc nghiệp vẫn thoát khỏi luân hồi: nhờ sức từ bi gia hộ của Phật A Di Ðà, người chân thành niệm Phật sẽ được đới nghiệp vãng sanh (do lúc vãng sanh, hoặc nghiệp vẫn còn, chưa đoạn trừ hết nên gọi là “đới nghiệp”).
* Chẳng cần tu đủ các môn Ba La Mật khác, vì: Nhất tâm niệm Phật, bỏ hết muôn duyên, đó là Bố Thí Ba La Mật. Nhất tâm niệm Phật, các ác đều dứt, đó là Trì Giới Ba La Mật. Nhất tâm niệm Phật, tâm tự nhu hòa, chính là Nhẫn Nhục Ba La Mật. Nhất tâm niệm Phật, vĩnh viễn chẳng thoái đọa, đó chính là Tinh Tấn Ba La Mật. Nhất tâm niệm Phật, chẳng nghĩ đến điều gì khác, đấy chính là Thiền Ðịnh Ba La Mật. Nhất tâm niệm Phật, chánh niệm phân minh, chính là Bát Nhã Ba La Mật. Như vậy, nhất tâm niệm Phật là đầy đủ cả sáu Ba La Mật, nên không cần phải tu trọn lục độ, vạn hạnh.

 * Chẳng cần phải tu nhiều kiếp mà được giải thoát nhanh chóng: hễ nhất tâm niệm Phật cho đến mức nhất tâm bất loạn thì nhờ vào sức tiếp dẫn của đấng Từ Phụ, sẽ được vãng sanh Tịnh Ðộ, không còn vướng mắc trong vòng sanh tử nữa.

 Trí Ðộ Luận chép: “Có các Bồ Tát tự nghĩ mình vì báng bổ Ðại Bát Nhã sẽ bị đọa vào ác đạo trong vô lượng kiếp, dẫu tu các hạnh khác vẫn chẳng diệt tội nổi. Sau gặp được bậc thiện tri thức dạy niệm Phật A Di Ðà, liền diệt được chướng nạn, siêu sanh Tịnh Ðộ”.  

c. Phô bày chốn khổ, cõi vui khiến cho chúng sanh sanh tâm chán, ưa:

 Cõi Sa Bà này “thế gian vô thường, quốc độ mong manh, tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã” (kinh Bát Ðại Nhân Giác); ba khổ, tám khổ dẫy đầy, vô lượng họa hại. Dù kẻ phước đức tận hưởng vinh hoa phú quý, sự sự như ý, vẫn khó giữ mãi vẻ thanh xuân, tử thần đón sẵn. Tổ Thiện Ðạo từng răn:

 Dẫu ai khoái lạc ngàn muôn,

 Rốt cục vô thường vẫn đến,

 Và:

 Vạn lượng gia tài đành bỏ mặc,

Thõng đôi tay trắng nhập u minh.

Cõi Sa Bà khổ sở thế đó, nhưng chúng sanh vẫn ngu si, tham luyến, chẳng biết là khổ, chẳng cầu xuất ly, nên đức Thế Tôn phải đặc biệt nói pháp môn Tịnh Ðộ, tán dương y báo, chánh báo thù thắng của cõi Cực Lạc để chúng sanh nhàm lìa Sa Bà, ham thích Cực Lạc, phát nguyện vãng sanh, khẩn thiết niệm Phật.

d. Hóa đạo hàng Nhị Thừa khiến họ được vãng sanh Tịnh Ðộ:

Hàng Nhị Thừa xem tam giới như lao ngục, coi sanh tử như oan gia, nhưng một khi đã liễu sanh thoát tử, chứng đắc Ngã Không, bèn sanh lòng đắm trước nơi quả vị, chẳng thể tiến hướng Bồ Ðề. Vì thế, đức Thế Tôn phải nói ra pháp này để hóa đạo hàng định tánh Thanh Văn, khiến cho họ khi được nghe mười phương chư Phật dị khẩu đồng âm tán dương A Di Ðà Phật, sẽ bỏ tâm đoạn diệt, tu hạnh Tịnh Ðộ, thành tựu Phật quả.

 

e. Khích lệ hàng sơ tâm thân cận Phật A Di Ðà:

Hàng sơ tâm Bồ Ðề tuy đã phát đại tâm nhưng tâm chưa kiên định, hễ gặp phải nghịch cảnh hoặc bạn ác sẽ khó tránh khỏi thoái thất tâm Bồ Ðề. Hơn nữa, sanh tử chưa đoạn, hoặc nghiệp chưa trừ, khó tránh khỏi nghiệp lực lôi kéo, lại bị đắm chìm trong ngũ dục, trôi lăn trong sanh tử. Vì thế, Ðức Phật dạy họ phải thân cận Phật A Di Ðà. Bởi lẽ, được vãng sanh sẽ chứng ngộ Vô Sanh Nhẫn. Có chứng ngộ Vô Sanh Nhẫn thì mới có thể trở vào Sa Bà giáo hóa chúng sanh, viên mãn nguyện Bồ Ðề. Bởi thế, Long Thọ Bồ Tát dù đã chứng Sơ Ðịa vẫn nguyện vãng sanh; thậm chí Phổ Hiền Bồ Tát, dẫu dùng mười đại nguyện vương giáo hóa chúng sanh, chung cục vẫn khuyên phát nguyện vãng sanh Cực Lạc.

 f. Khiến cho mọi căn cơ dù độn hay lợi đều được độ thoát cả:

 Pháp môn này độ trọn ba căn, gồm thâu lợi, độn, đúng như Ngài Sư Tử Phong tán dương:

 Dù gái hay trai tu được cả,

 Trí ngu thì cũng có phần đây!  

g. Hộ trì khiến cho chúng sanh chẳng bị thoái đọa:

 Chúng sanh đời mạt phước mỏng, chướng dày, huệ cạn, nghiệp sâu, tu hành vướng phải ma chướng trùng trùng, chánh kiến yếu ớt nên bị hãm vào lưới ma, bị ác nghiệp lôi kéo, khó bề khỏi đọa tam đồ. Nhờ trì danh niệm Phật, hành nhân liền được thấm đẫm từ ân nơi biển đại thệ của đức Di Ðà, được đức Từ Tôn gia bị, được mười phương chư Phật cùng hộ niệm, viễn ly ma chướng, chóng sanh Tịnh Ðộ, vĩnh viễn thoát khỏi tam đồ, bát nạn (1).

 h. Do hữu niệm chứng nhập vô niệm:

 Chân Như tự tánh ai nấy sẵn có, vốn dĩ vô niệm. Tiếc là từ vô thỉ đến nay, do một niệm vọng động khiến cho bao tạp niệm trùng trùng, tạo tác mãi bao ác nghiệp, chết đây sanh kia, không lúc nào ngơi.

 Như sóng và nước vốn cùng một thể, chân cùng vọng danh khác thể đồng. Bởi đó, chân tâm lẫn vọng tâm chẳng ngoài một niệm hiện tiền của chúng ta. Nay pháp môn Niệm Phật đây dùng tịnh niệm trừ khử vọng niệm, dùng tế niệm thay thế thô niệm, dùng thiện niệm dứt ác niệm, dùng nhất niệm đối trị vạn niệm, tức là “dùng độc trị độc, dùng quân dẹp quân, dùng niệm dứt niệm”. Khi độc đã hết, giặc đã bình, thuốc lẫn quân còn dùng chi nữa! Bởi thế, khi đã niệm đến mức nhất tâm bất loạn, thì sẽ niệm mà vô niệm; đấy chính là chân niệm. Chân niệm ấy chính là chân như tự tánh, ta và Phật không còn phân biệt nữa!

 i. Dùng vãng sanh để ngộ nhập vô sanh:

 Về lý, tuy chúng sanh và Phật đồng một thể tánh, nhưng xét trên sự, thánh phàm cách biệt muôn trùng.

Xét ra: Khi sanh thì duyên sanh, nhưng pháp tánh chẳng hề sanh cùng với duyên. Khi diệt thì duyên diệt nhưng pháp tánh cũng chẳng bị diệt theo duyên.

Vì thế, nếu còn mê thì dù có nói là vô sanh nhưng vẫn sanh. Nếu luận theo pháp tánh thì dù có sanh nhưng vẫn là vô sanh. Vì mê muội, chúng sanh lầm thấy có sanh diệt. Do đã ngộ, chư Phật chỉ thấy vô sanh.

Ðức Phật thương xót chúng sanh cõi này, nhận vọng là chân, mê tánh chạy theo cảnh, nên từ bi nói ra pháp môn Niệm Phật, khích lệ đại chúng vãng sanh. Nếu hành nhân niệm đến khi mọi vọng duyên đều tan sạch, tâm chỉ còn một khối, sẽ thể hội tâm ta chính là Phật A Di Ðà, A Di Ðà Phật chính là tâm ta; nào còn thấy sanh hay vô sanh nữa!

 j. Chỉ rõ con đường tắt trọng yếu trong đường tu hành:

 Trong các pháp tu hành, pháp môn Niệm Phật giản tiện, trực tiếp nhất; nhưng trong các pháp Niệm Phật, pháp Trì Danh lại càng trọng yếu, giản tiện hơn cả, nên được tôn xưng là “tiệp kính chi kính” (con đường tắt nhất trong các con đường tắt). Kinh đây giảng rõ: Chấp trì thánh hiệu chính là nhiều phước đức, nhiều thiện căn, liền được đới nghiệp vãng sanh. Ðược vãng sanh liền chứng ngay ba bậc Bất Thoái. So trong ba kinh Tịnh Ðộ, kinh này chú trọng cách thức tu tập giản yếu, hiệu quả nhất.

 Do những nhân duyên tổng và biệt nói trên, đức Thích Tôn đã giảng ra bộ kinh vi diệu hy hữu này. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15572)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15012)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14850)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13266)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14450)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20223)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18427)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30760)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12423)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15523)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13763)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13934)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13533)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14466)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13728)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16735)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15389)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31235)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18822)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15000)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14596)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14580)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13797)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19699)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14439)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14524)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14718)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14772)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17919)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13571)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13696)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14952)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14161)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16429)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15332)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13487)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13163)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13265)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12987)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14085)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14726)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14224)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14620)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13008)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13811)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13263)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13748)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14690)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14761)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13278)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12836)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13738)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13677)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13329)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13889)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13696)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12598)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14825)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12882)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12448)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant