Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

03. Phân tích Tâm kinh

27 Tháng Mười Hai 201100:00(Xem: 16783)
03. Phân tích Tâm kinh

THIỀN VÀ BÁT NHà

Daisetz Teitaro Suzuki

Bản dịch Việt: Tuệ Sỹ

---o0o---

THIỀN LUẬN NĂM

Ý NGHĨA CỦA TÂM KINH BÁT-NHÃ TRONG PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG

III. PHÂN TÍCH TÂM KINH

Như nhan đề chứng tỏ, Tâm kinh Bát-nhã được cho là làm tâm điểm hay tâm tủy (hṛdaya) của bộ kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vậy, vấn đề là: Có thực nó mang tinh yếu của bộ kinh vĩ đại đó? Hay nó chứa đựng một yếu tố ngoại lai nào? Nếu nó chứa đựng yếu tố ngoại lai hay một yếu tố nào khác hơn tự thân của Bát-nhã ba-la-mật-đa, chúng ta phải cố gắng minh giải điều đó, nghĩa là, chúng ta phải thấy rằng yếu tố ngoại lai này cũng thực sự nằm trong bộ loại Bát-nhã, đồng thời xác minh yêu cầu của nó là cung cấp chúng ta hạch tâm của khối văn học đồ sộ này. Vậy, ta thử khảo sát Tâm kinh như chúng ta đang có ở đây.

Điểm trước hết, trong giới hạnchúng ta có thể quả quyết, Bồ-tát Quán Tự tại (Bodhisattva Avalokiteśvara) không xuất hiện trong bất cứ kinh nào thuộc văn hệ Bát-nhã (prajñāpāramitāsūtra),với nhiều tác phẩm như Śatasāhasrakā,[68]Pañcaviṁśatisāhasrikā,[69]Aṣṭasāha­srikā,[70] Saptaśatikā,[71] v.v… trong tiếng Sanskrit và bộ Đại Bát-nhã (Mahāprajñāpāramitā) [72] gồm sáu trăm quyển trong Hán văn và các tác phẩm tương đương trong Tạng văn. Theo đó, chúng ta có thể nói Tâm kinh là một sản phẩm hậu kỳ, và trong đó có pha trộn các yếu tố ngoại lai. Tuy nhiên, đây không phải là điểm chính mà tôi muốn thảo luận trong thiên luận này. Trong Tâm kinh, còn có một điểm khác, ngoài điểm đề cập đến Quán Tự tại; điểm ấy mới làm chúng ta ngờ là một sản phẩm hậu kỳ. Tôi muốn nói tới việc Bát-nhã ba-la-mật được đồng nhất với câu thần chú (mantra) kết thúc cho bài pháp của Quán Tự Tại về tính Không. Văn học Bát-nhã đặc biệt không bị chi phối bởi sự xâm nhập của các công thức ma thuật như Minh chú (vidyā), Mật chú (mantra), hay Tổng trì (dharāṇī). Sự thực rằng tự thân Bát-nhã được coi như là Đại minh chú trong kinh văn, nhưng không đề ra những Mật chú (mantra) riêng biệt nào, và đó mới đích xác là trường hợp của Tâm kinh. Vì rằng, trong Tâm kinh, có một câu thần chú (mantra) đặc biệt được mệnh danh là “Bát-nhã ba-la-mật-đa,” gồm những cụm từ này: “Gate, gate, Paragate, Parasaṁgate, Bodhi, svāha.” Lối xen kẽ đó hoàn toàn mới mẻ, cần phải đặc biệt lưu ý.

Nhớ kỹ hai điểm này: sự xuất hiện của ngài Quán Tự Tại và sự xâm nhập của Mật chú, chúng ta thử phân tích nội dung của chính bản kinh.

Thoạt tiên, cái gây chú ý nhất trong khi theo dõi bản văn là, hầu như không có gì hết ngoài một tràng phủ định, và điều được mệnh danh là tính Không thì là phủ định luận thuần túy, nó giản lược kỳ cùng tất cả vào cái Không. Thế thì, kết luận sẽ là, Bát-nhã ba-la-mật, hay sự tu tập Bát-nhã, cốt yếu là phủ định tất cả. Phủ định năm uẩn (skandha); phủ định 18 giới (dhātu); phủ định 12 xứ (āyatana); phủ định 12 chi duyên khởi; phủ định 4 Thánh đế. Và cuối điểm của hết thảy những phủ định này, không có trí hay đắc gì cả. Đắc (prāpti hay labdhi) có nghĩa là chú tâm vào và giữ chặt lấy sở tri vốn là kết quả từ suy luận đối đãi. Vì không có thứ đắc nào có bản chất như vậy cả, nên tâm hoàn toàn vượt qua mọi chướng ngại tức những sai lầmmê vọng khởi lên từ tác dụng trí năng, và vượt luôn những chướng ngại bắt rễ trong thức truy nhận và cảm quan của chúng ta, như sợ hãibàng hoàng, vui vẻbuồn phiền, phóng đãng và đam mê. Khi chứng được như thế, là đã đạt tới Niết-bàn. Niết-bàn và giác ngộ (sambodhi) là một. Vậy ra, do từ Bát-nhã ba-la-mật mà hiện khởi hết thảy chư Phật trong quá khứ, hiện tạivị lai. Bát-nhã ba-la-mật-đa là mẹ của Phật đạo và Bồ-tát đạo, điều đó thường xuyên được nhắc nhở trong văn học Bát-nhã.

Đến đây, chúng ta có thể nói, Tâm kinh hoàn toàn phù hợp với tinh thần của các kinh điển Bát-nhã ba-la-mật. Khởi đầu với các phủ định, rồi chấm dứt với một khẳng định, mà trong thuật ngữ Phật giáo gọi là “Giác ngộ.” Ý niệm về tính Không có thể làm khiếp đảm kẻ sơ cơ, bởi người ta thường có thói quen coi nó như một thứ hư vô hóa toàn triệt, nhất là khi Tâm kinh có vẻ chỉ là chuỗi phủ định. Nhưng, vì chuỗi phủ định này cuối cùng đưa chúng ta tới cái quyết định, mặc dù cái đó không hẳn là xác quyết theo nghĩa thông thường. Tâm kinh rồi ra không phải là một Thánh kinh của hư vô chủ nghĩa. Bát-nhã ba-la-mật, làm được sự kỳ diệu đó, tức diễn dịch hay dẫn khởi một xác quyết từ những phủ định vô địch, cho nên đáng được coi như một đại thần chú vô song, vô đẳng đẳng chú. Nói một cách thông thường, Tâm kinh phải đúc kết bằng câu đó; bài pháp của ngài Quán Tự Tại giảng cho Xá-lợi-phất tiến tới kết luận đương nhiên của nó; khỏi cần phải đi xa hơn nữa, và khỏi phải tuyên bố cứ như hát kịch rằng thần chú đó là “Gate, gate, v.v….”

Có thể hiểu tại sao nói Bát-nhã ba-la-mật-đa là một đại thần chú, nhưng nói rằng Đại Bát-nhã thần chú đó là “Gate, gate…”, thì hình như không có nghĩa gì hết. Những gì đã sáng tỏhợp lý, đến đây bỗng trở thành một sự biến hóa thần kỳ. Tâm kinh chuyển thành một bản văn chú thuật thần bí. Cái này có vẻ là một sự thoái hóa hay một sự suy sụp. Đâu là ý nghĩa của biến thái đột ngột? Hoặc, tại sao có sự vô nghĩa này?

Cái gọi là Bát-nhã ba-la-mật-đa thần chú, nếu dịch ra, có nghĩa: “Hỡi Trí tuệ, đi qua, đi qua, đi qua bờ bên kia, đi qua đến bờ bên kia svāhā!” Svāhā là lời chúc lành, lúc nào cũng nằm ở đoạn cuối của một mantra hay dhāraṇi. Sự xướng xuất đó có can dự gì tới việc tu tập Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm? Đại khái người ta cho là, mỗi khi được đọc lên, mantra hay dhāraṇī tạo nên những phép lạ. Trong trường hợp này, hiệu quả linh nghiệm do đọc “gate!” phải là sự chứng đắc Giác ngộ. Vậy, chúng ta có thể nói, cùng đích của môn Phật học khả dĩ đạt được chỉ cần do cái câu thần bí đó? Đối với Tâm kinh, đương nhiên đấy là lời kết, vì ở đây không thể có suy luận nào khác. Làm thế nào người ta có thể đồng nhất Bát-nhã với câu chú “Gate!” ?

Chúng ta có thể thấy, các tín đồ Chân tông nhận Tâm kinh làm một trong các kinh chính của họ quá dễ dàng và tự nhiên. Nhưng làm sao Thiền cũng đã từng đọc nó trong khoá tụng hằng ngày? Ý niệm về Chân ngôn (mantra) khá xa lạ đối với Thiền đồ. Từ triết học về tính KhôngChính giác (sambodhi), chuyển hướng đến một tôn giáo của chú thuật, không dễ gì chấp nhận nổi.

Sự kiện khác, làm cho hiện diện của Mantra trong Tâm kinh càng huyễn hoặc hơn, là bài chú (mantra) kết thúc luôn luôn được đọc theo lối không dịch nghĩa, làm như âm hưởng đích thực của lối dịch âm Phạn Hán là một nhân tố tạo nên phép lạ. Các thần chú không bao giờ được dịch nghĩa sang Hán văn. Đây là một cách rất tự nhiên. Nếu các câu đó không sao hiểu nổi, và chúng cố để cho không thể hiểu, chúng càng khó hiểu, vì cứ để y nguyên văn, thì uy lực mầu nhiệm ẩn náu đằng sau lại càng có hiệu nghiệm. Nhưng, tại sao trong Thiền lại cần có cái thứ không hiểu nổi? Không hiểu nổi không phải là không đạt tới nổi (bất khả đắc) vốn là điều mà Kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa nói đến nhiều.

Chắc chắn, trong dòng phát triển của nó tại Trung hoa, Thiền đã thâu nhận khá nhiều thông lệ của Chân ngôn tông, và trong nghi lễ của nó có nhiều Thần chú và nhiều Đà la ni thực sự của Chân ngôn tông. Vì lý do đó, tôi nghĩ rằng, sự phát sinh của Tâm kinh thuộc vào một thời kỳ trễ hơn toàn thể bộ phận của chính văn học Bát-nhã. Dù vậy, đâu là ý nghĩa của câu thần chú “Gate!” trong Tâm kinh, một trong số các kinh văn quan trọng nhất trong giáo pháp của Thiền? Nếu câu thần chú giữ một địa vị lưng chừng trong kinh, mặc dù trong một tác phẩm ngắn loại này khó mà tìm thấy ngay tại chỗ có cái quan trọng nào thứ yếu hơn, thì câu hỏi về ý nghĩa của thần chú có lẽ không là vấn đề trọng đại. Nhưng, một độc giả dù khinh suất cũng nhận thấy ngay địa vị rất nổi bậtthần chú đã chiếm cứ trong sự tiến triển của học thuyết Bát-nhã. Sự thực, hình như toàn thể bản kinh được viết ra vì câu thần chú đó, và không có gì khác hơn. Nếu vậy, rồi ra đâu là ý nghĩa của thần chú, ngoài nghĩa đen của nó? Tại sao nó là cao điểm của toàn bộ phủ định trong Tâm kinh?

Theo ý tôi, giải quyết lẽ thần bí này không những là chìa khóa để thấu hiểu toàn bộ triết lý Bát-nhã, mà còn hiểu luôn cả mối quan hệ chính yếu của nó đối với Thiền. Vì vậy tôi đã nói nhiều về sự xen kẽ của thần chú trong Tâm kinh.

Trước khi thần chú “gate!” vén mở bí mật của nó trong liên hệ với học thuyết về Không và Giác ngộ, cũng nên nghiệm xem các giáo thuyết cốt yếu của kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa là gì. Hiểu được cái đó, sẽ dễ định giá Tâm kinh hơn, nhất là trong quan hệ tất yếu với kinh nghiệm của Thiền.[73]

Sau khi nhận xét về kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa trong các trang tiếp theo đây, chúng ta sẽ có thể thấy rằng, giáo nghĩa của Tâm kinh có chỗ phù hợp và có chỗ không với các bản kinh chính yếu của Bát-nhã. Phù hợp ở chỗ cả hai đều lấy Trí Bát-nhã làm căn nguyên của giác ngộ Phật đạo, và không phù hợp ở chỗ Tâm kinh hoàn toàn nhấn mạnh trên câu thần chú “Gate!.” Sắc thái này vắng mặt hẳn trong các bản kinh chính yếu của bộ Bát-nhã. Trong Tâm kinh, việc tụ tập Bát-nhã ba-la-mật-đa được đồng hóa với việc tụng đọc thần chú.

Theo sự ghi chép của chính ngài Huyền Trang, không phải đọc thần chú, mà là đọc trọn cả Tâm kinh theo chỉ dạy của đức Quán Tự Tại; Ngài xuất hiện qua hóa thân vào lúc Huyền Trang đang trên đường đi Ấn độ. Huyền Trang được dạy đọc kinh này mỗi khi gặp những gian nan và tân khổ qua những cảnh hoang dã bị bao phủ trong tuyết lạnh, bị cuốn bởi những ngọn gió lốc ào ạt, và thú dữ thường xuyên qua lại. Bồ-tát hiện thân làm một nhà sư ghẻ chóc, đọc bài kinh để trấn an nhà sư chiêm bái vĩ đại này của Trung hoa. Sư chí thành tuân theo lời khuyên, và cuối cùng nhờ đó đã có thể bình an đi tới vùng đất tâm nguyện. Bấy giờ kinh được coi như là chứa đựng tinh yếu của Phật tâm.[74]

Câu chuyện khá hấp dẫn, nhưng tụng đọc ở đây cốt để tránh xa những gian nan hiểm trở chứ không phải để khai ngộ tâm trí. Đây không đề cập tới sự đồng nhất của Bát-nhã ba-la-mật với Mật chú coi như để dọn sạch những trở ngại và những dao động của tâm. Ý nghĩa này có thể tìm thấy nơi khác.

Khi thần chú được trì tụng mà không cần nghĩ đến kết quả của nó sẽ như thế nào, và tụng theo cách mà Kinh Bát-nhã khuyến cáo những ai muốn học Bát-nhã, thì bằng phép lạ nào mà đạo nhãn được mở ra và soi thấy những bí mật của Bát-nhã? Khi một Thiền sư được hỏi về con số của các sư tăng trong thiền viện của mình, sư đáp: “Trước ba ba, sau ba ba.” Đối với phàm tâm, trả lời kiểu đó chẳng cho biết bấy giờ sư đang nghĩ gì trong lòng. Có lẽ thần chú “Gate!” có cái ý gì ở bên trong, và chỉ những ai đã vào đạo mới có thể hiểu nổi; khi hiểu được cái bí nhiệm trong câu trả lời, vấn đề tự nó trở thành sáng tỏ và tất cả những gì được ẩn tàng trong Bát-nhã lồ lộ trước mắt. Có thể lắm; nhưng rồi, tại sao lại là câu thần chú Gate đặc biệt này, chứ không là cái gì khác? Câu thần chú đó, một cách nào đó khá vô nghĩa, nếu xét về nghĩa đen của nó thì không tài nào hiểu cho nổi. Chỉ khi nào đặt trong toàn thể nội dung của Tâm kinhchúng ta đã biết, mới thấy nó hết vô nghĩa. Vấn đề của chúng ta ở đây sẽ là: Có liên hệ mật thiết nào giữa giáo nghĩa chung của Tâm kinhkhẩu quyết, hay đúng hơn là lời tán: “Đi qua, đi qua, đi qua bờ bên kia, đi qua đến bờ bên kia, chào Bodhi!”?

---o0o---

Tựa tái bản


Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận vềộđược xuất bản lần đầu do An tiêm, năm 1972. Sởĩản toàn bộ, vì người dịch thấy cần phải đọc lại bản dịch trước đó, đểửa chữa và bổững sai lầmthiếu sót nhất định phải có; mà công việc này chưa gặp được thuận duyên đểực hiện. Vì vậy, chúng tôi sẽửa chữa từng phần, từng thiên luận, và sẽản dần. Thi Hoa nghiêm và Bát-nhã. Toàn b d không tái b s túc nh th s tái b

Nhân dịp đọc lại và sửa chữa, chúng tôi cũng thêm vào khá nhiều văn bản, tưệu liên quan đến Tâm kinh Bát-nhã. Các văn bản tưệu này giúp các độc giảơởđểựưệm những ý nghĩa tiềm ẩn của Tâm kinh Bát-nhã mà các bản luận giải không thểếđểận thức được. Các tưệu được cung cấp trong đây cũng chỉởừng mức có tính cách gợi ý. Vì nền văn học Bát-nhã, riêng trong Hán tạng, gồm các bản dịch và chú giải, quảật vô cùng đồộ, mà trong điều kiện hiện tại của trình độứu Phật học Việt nam thì công trình phiên dịch khó có thểực hiện cho đầy đủương đối chính xác được. Do đó, người dịch mong độc giảếu cảm thấy có đôi chút hứng thú với các tưệu được cung cấp ởđây, thì cũng chỉứng thú trong chừng mực vừa phải với nhận thức văn tự, ngoài ra thì tựưếu, đểượt qua giới hạn ngôn ngữ, đạt được cho mình những điều ý tại ngôn ngoại. li li có thêm c s t mình t duy và chiêm nghi thay th nh li ch th s nghiên c th và t n li nên h mình t duy quán chi v

 Phật lịch 2547

Quảng Hương Già-lam

Tuệ S

cẩn chí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15594)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15037)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14880)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13309)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14477)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20245)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18464)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30783)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12448)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15534)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13793)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13966)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13557)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14501)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13756)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16752)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15416)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31282)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18864)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15044)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14646)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14614)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13836)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19731)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14480)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14556)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14754)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14803)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17971)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13620)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13747)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14990)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14202)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16480)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15380)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13550)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13198)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13314)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13024)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14131)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14755)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14277)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14650)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13045)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13823)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13290)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13789)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14718)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14816)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13333)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12868)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13783)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13720)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13372)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13921)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13728)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12653)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14866)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12898)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12503)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant