Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

60. Kinh Tứ Châu

21 Tháng Ba 201200:00(Xem: 17055)
60. Kinh Tứ Châu

KINH TRUNG A-HÀM
Hán dịch: Phật Đà Da XáTrúc Phật Niệm
 Việt dịch và hiệu chú: Thích Tuệ Sỹ
Sài gòn 2002

60. KINH TỨ CHÂU[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ Tôn giả A-nan ở nơi nhàn tĩnh, ngồi trầm lặng tư duysuy nghĩ như vầy: “Người đời thật hiếm, ít ai có thể thỏa mãn đối với dục; ít ai có sự nhờm tởm, ghê sợ dục cho đến chết. Người đời mà đối với dục có sự thỏa mãn, nhàm tởm, ghê sợ cho đến chết, quả là quá khó kiếm.”

 Rồi Tôn giả A-nan, vào lúc xế chiều, từ chỗ yên nghỉ đứng dậy, đi đến trước Phật, đảnh lễ, rồi ngồi qua một bên và thưa:

“Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay con ở chỗ nhàn tĩnh, ngồi trầm lặng tư duy, đã suy nghĩ như vầy: “Người đời thật hiếm, ít ai có thể thỏa mãn đối với dục; ít ai có sự nhờm tởm, ghê sợ dục cho đến chết. Người đời mà đối với dục có sự thỏa mãn, nhàm tởm, ghê sợ cho đến chết, quả là quá khó kiếm!”

Phật bảo A-nan:

“Đúng như vậy, đúng như vậy! Người đời thật hiếm, ít ai có thể thỏa mãn đối với dục; ít ai có sự nhờm tởm, ghê sợ dục cho đến chết. Người đời mà đối với dục có sự thỏa mãn, nhàm tởm, ghê sợ cho đến chết, quả là quá khó kiếm!

“Nhưng này A-nan, trong thế gian, những người đối với dục mà không thỏa mãn, không nhờm tởm, ghê sợ cho đến chết thì thật quá nhiều! Thật quá nhiều! Vì sao? Này A-nan, trong đời quá khứ, có nhà vua tên là Đảnh Sanh[02] làm Chuyển luân vương, thông minh trí tuệ, có bốn loại quân, ngự trị thiên hạ, tự do tự tại, là pháp vương hành động theo chánh pháp, thành tựu bảy báu. Bảy báu ấy là: xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư sĩ báu và tướng quân báu. Đó là bảy báu. Vị ấy có đủ một ngàn người con trai, mặt mày khôi ngô, dõng mãnh, không khiếp sợ, nhiếp phục được người khác. Vị ấy thống lãnh khắp cả cõi đất này cho đến biển cả, không dùng đao gậy, chỉ dùng pháp giáo hóa, khiến cho an lạc.

“Này A-nan, một thời gian hết sức lâu xa về sau, vua Đảnh Sanh ấy nghĩ rằng: ‘Ta có châu Diêm-phù giàu có, hoan lạc cùng cực, nhân dân đông đúc. Ta có bảy báu; đầy đủ một ngàn người con. Ta muốn ngay ở cung điện này mưa báu bảy ngày, dâng đến tận đầu gối’. Này A-nan, vua Đảnh Sanh có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, nên vừa khởi tâm ưa thích như vậy, tức thì ở trong cung mưa báu bảy ngày, dâng đến đầu gối.

“Này A-nan, một thời gian hết sức lâu xa về sau, vua Đảnh Sanh kia lại nghĩ rằng: ‘Ta có châu Diêm-phù giàu có, hoan lạc cùng cực, nhân dân đông đúc. Ta có bảy báu, đầy đủ một ngàn đứa con, và ở trong cung này, mưa báu bảy ngày, dâng đến đầu gối. Ta nhớ đã từng nghe nơi người xưa nói rằng, ở phương Tây có châu tên là Cù-đà-ni[03], giàu có, hoan lạc cùng cực, nhân dân đông đúc. Nay ta muốn đến xem châu Cù-đà-ni. Sau khi đến, ta sẽ thống trị’. Này A-nan, vua Đảnh Sanh có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, nên vừa khởi tâm ưa thích như vậy, liền dùng như ý túc cưỡi lên hư không mà đi, cùng với bốn loại quân. Này A-nan, vua Đảnh Sanh trong phút chốc liền đến trú ở châu Cù-đà-ni kia.

“Này A-nan, sau khi đến ở, nhà vua đã ngự trị châu Cù-đà-ni suốt vô lượng trăm ngàn vạn năm.

“Này A-nan, một thời gian hết sức lâu xa về sau nữa, vua Đảnh Sanh kia lại nghĩ: ‘Ta có châu Diêm-phù giàu có, hoan lạc cùng cực, nhân dân đông đúc. Ta có bảy báu, đầy đủ một ngàn đứa con, và ở trong cung này, mưa báu bảy ngày, dâng đến đầu gối. Ta lại có thêm châu Cù-đà-ni. Ta đã từng nghe người xưa có nói rằng, ở phương Đông có châu tên là Phất-bà-bệ-đà-đề[04] giàu có, hoan lạc cùng cực, nhân dân đông đúc. Nay ta muốn đến xem châu Phất-bà-bệ-đà-đề. Sau khi đến, ta sẽ thống trị’. Này A-nan, vua Đảnh Sanh có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, nên vừa khởi tâm ưa thích như vậy, liền dùng như ý túc cưỡi lên hư không mà đi, cùng với bốn loại quân. Này A-nan, vua Đảnh Sanh trong phút chốc liền đến trú ở châu Phất-bà-bệ-đà-đề kia. Này A-nan, sau khi đến ở, nhà vua ngự trị châu Phất-bà-bệ-đà-đề suốt vô lượng trăm ngàn vạn năm.

“Này A-nan, một thời gian hết sức lâu xa về sau nữa, vua Đảnh Sanh kia lại nghĩ: ‘Ta có châu Diêm-phù giàu có, hoan lạc cùng cực, nhân dân đông đúc. Ta có bảy báu, đầy đủ một ngàn người con, và ở trong cung mưa báu bảy ngày dâng đến đầu gối. Ta lại có thêm châu Cù-đà-ni, có thêm châu Phất-bà-bệ-đà-đề. Ta lại từng nghe người xưa có nói rằng, ở phương Bắc có châu tên là Uất-đơn-viết[05], giàu có, hoan lạc cùng cực, nhân dân đông đúc, họ tuy không có ngã tưởng, không có thọ dụng riêng[06], nhưng ta muốn cùng quyến thuộc đi xem châu Uất-đơn-viết, để thống trị’. Này A-nan, vua Đảnh Sanh có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, nên vừa khởi tâm ưa thích như vậy, liền dùng như ý túc cưỡi hư không mà đi cùng với bốn loại quân. Này A-nan, nhà vua thấy đất trắng bằng phẳng từ xa, bảo các cận thần:

“– Các khanh có thấy đất trắng bằng phẳng của châu Uất-đơn-viết này không?

“Các cận thần đáp:

“– Dạ thấy, tâu Thiên vương.

“Nhà vua lại bảo:

“– Các khanh biết không? Đó là lúa tự nhiên của người xứ Uất-đơn-viết. Người Uất-đơn-viết thường ăn loại thức ăn đó. Các khanh cũng nên ăn loại thức ăn đó.

“Này A-nan, xa xa, vua Đảnh Sanh lại thấy tại châu Uất-đơn-viết có biết bao loại cây quí báu, khoe đủ màu sắc ở trong lan can, liền bảo cận thần:

“– Các khanh có thấy biết bao nhiêu loại cây quí báu, khoe đủ màu sắc ở trong lan can tại châu Uất-đơn-viết không?

“Các cận thần đáp:

“– Dạ thấy, tâu Thiên vương.

“Vua lại đáp:

“– Các khanh biết không? Đó là thứ cây áo[07] của người xứ Uất-đơn-viết. Người Uất-đơn-viết dùng thứ ấy mà mặc. Các khanh cũng nên dùng thứ ấy mà mặc.

“Này A-nan, trong phút chốc, nhà vua đến trú ở châu Uất-đơn-viết. Này A-nan, sau khi cùng quyến thuộc đến đó, vua Đảnh Sanh thống trị châu Uất-đơn-viết suốt cả trăm ngàn vạn năm.

“Này A-nan, một thời gian hết sức lâu xa về sau nữa, vua Đảnh Sanh kia lại nghĩ: ‘Ta có châu Diêm-phù giàu có vô cùng, nhân dân đông đúc. Ta có bảy báu, đầy đủ một ngàn người con và ở trong cung mưa báu bảy ngày, dâng đến đầu gối. Ta cũng có châu Cù-đà-ni, cũng có châu Phất-bà-bệ-đà-đề lại có thêm châu Uất-đơn-viết. Ta lại từng nghe người xưa nói rằng, có cõi trời tên là Tam thập tam thiên. Nay ta muốn đến thấy Tam thập tam thiên’.

“Này A-nan, vua Đảnh Sanh có đại như ý túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, nên vừa khởi tâm ưa thích như vậy, liền dùng như ý túc cưỡi hư không cùng với bốn loại quân, hướng theo ánh sáng mặt trời mà đi. Này A-nan, từ xa, vua Đảnh Sanh đã thấy ở trong Tam thập tam thiên, trên đỉnh núi chúa Tu di, có một vật lớn như một đám mây lớn, liền bảo các cận thần:

“– Các khanh có thấy ở trên đỉnh núi chúa Tu di trong cõi trời Tam thập tam (có một vật) như một đám mây lớn ấy chăng?

“Các cận thần đáp:

“– Dạ thấy, tâu Thiên vương.

“Nhà vua lại bảo:

“– Các khanh biết chăng? Đó là cây Trú đạc[08] của trời Tam thập tam thiên vậy. Dưới gốc cây này, vào mùa hạ tháng tư, các vị Trời ở Tam thập tam thiên vui chơi với đầy đủ năm thứ dục lạc.

“Này A-nan, từ xa, vua Đảnh Sanh thấy ở trong trời Tam thập tam thiên, trên đỉnh núi chúa Tu di, gần về hướng Nam có một vật giống như đám mây lớn, liền bảo các cận thần:

“– Các khanh có thấy ở trong trời Tam thập tam thiên, trên đỉnh núi Tu di, gần về mé Nam, có một vật giống như đám mây lớn không?

“– Có thấy, tâu Thiên vương.

“Nhà vua lại bảo:

“– Các khanh biết không? Đó là nhà Chánh pháp[09] của Tam thập tam thiên. Vị Trời Tam thập tam thiên ở trong nhà ấy, vào những ngày mồng tám, mười bốn hoặc mười lăm, vì loài trời, vì loài ngườitư duy về pháp, tư duy về nghĩa.

“Này A-nan, vua Đảnh Sanh liền đến cõi Tam thập tam thiên. Đến nơi, nhà vua đi vào nhà Chánh pháp. Ở đó, Thiên Đế-thích nhường một nửa chỗ ngồi cho vua Đảnh Sanh và mời ngồi. Vua Đảnh Sanh liền ngồi xuống trên nửa chỗ ngồi của Thiên Đế-thích. Bấy giờ, nhà vua và Thiên Đế-thích hoàn toàn không khác gì nhau; ánh sáng và ánh sáng không khác, màu sắc và màu sắc không khác, hình dunghình dung không khác, oai nghi lễ tiết và y phục cũng không khác nhau; chỉ có con mắt nháy là khác nhau.

“Này A-nan, vua Đảnh Sanh kia một thời gian hết sức lâu xa về sau nữa, lại nghĩ: ‘Ta có châu Diêm-phù giàu có, hoan lạc cùng cực, nhân dân đông đúc. Ta có bảy báu, đầy đủ một ngàn người con, và ở trong cung mưa báu bảy ngày dâng đến đầu gối. Ta lại có châu Cù-đà-ni, có châu Phất-bà-bệ-đà-đề, có châu Uất-đơn-viết. Ta cũng đã thấy Tam thập tam thiên vân tập đại hội. Ta đã được vào nhà Chánh pháp của chư Thiên, lại được Thiên Đế-thích nhường cho một nửa chỗ ngồi, và ta đã ngồi trên một nửa chỗ ngồi của Thiên Đế-thích. Ta với Thiên Đế-thích hoàn toàn không khác gì nhau; ánh sáng không khác, màu sắc không khác, hình dung không khác, oai nghi lễ tiết cho đến y phục cũng không sai khác, chỉ có con mắt nháy là khác nhau mà thôi. Nay có lẽ ta đuổi Thiên Đế-thích đi, cướp lấy phân nửa chỗ ngồi ấy mà làm vua loài Trời và loài Người, tự do tự tại.

“Này A-nan, vua Đảnh Sanh vừa khởi ý niệm như vậy, bất giác rơi xuống châu Diêm-phù, liền mất như ý túc, nhuốm bệnh, đau nguy kịch. Đến lúc sắp chết, các cận thần đến bên nhà vua hỏi rằng:

“– Tâu Thiên vương, nếu có vị Phạm chí, cư sĩ và kẻ bày tôi hay thần dân nào đến hỏi các hạ thần rằng: ‘Lúc băng hà Đảnh Sanh vương chỉ bảo những gì?’ Tâu Thiên vương, các hạ thần trả lời thế nào cho Phạm chí, cư sĩ hay thần dân ấy?

“Nhà vua bảo cận thần:

“– Nếu có Phạm chí, cư sĩ, hay thần dân nào đến hỏi các khanh rằng: ‘Lúc băng hà, nhà vua đã nói những gì?’ Thì các khanh nên đáp như thế này: ‘Vua Đảnh Sanh đã được châu Diêm-phù, nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn. Vua Đảnh Sanh đã được bảy báu, nhưng khi chết vẫn chưa được thỏa mãn. Vua Đảnh Sanh đã đầy đủ một ngàn người con, nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn. Vua Đảnh Sanh đã có bảy ngày mưa báu, nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn. Vua Đảnh Sanh đã được châu Cù-đà-ni, nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn. Vua Đảnh Sanh đã được châu Phất-bà-bệ-đà-đề, nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn. Vua Đảnh Sanh đã được châu Uất-đơn-viết, nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn. Vua Đảnh Sanh đã thấy chư Thiên tụ hội, nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn. Vua Đảnh Sanh đã hưởng đầy đủ các đặc tính của năm thứ dục lạc, sắc, thanh, hương, vị, xúc; nhưng khi chết vẫn chưa thỏa mãn’. Nếu có vị Phạm chí, hay thần dân nào đến hỏi các khanh rằng: ‘Lúc băng hà vua Đảnh Sanh đã nói những gì?’ Thì các khanh nên trả lời đúng như thế.”

Bấy giờ Đức Thế Tôn đọc bài tụng:

Trời mưa trân bảo quí,
Chưa thỏa lòng kẻ dục.
Ham muốn, khổ; nào vui.
Kẻ trí cần phải biết.
Giả sử được đống vàng,
Cao như núi Hy-mã,
Vẫn chưa đủ mảy may;
Kẻ trí nghĩ như vậy.
Được ngũ dục trên trời,
Chẳng cho đó là vui.
Dứt ái, không đắm dục;
đệ tử Chánh giác.

Rồi Đức Thế Tôn bảo:

“Này A-nan, vua Đảnh Sanh ngày xưa ấy, Ông cho là ai khác chăng? Chớ nghĩ như vậy. Nên biết rằng, vị ấy chính là Ta vậy. Này A-nan, lúc bấy giờ ta được lợi ích, cũng làm lợi ích cho người khác, cho mọi người, thương xót thế gian, vì trời và vì loài người mà cầu nghĩa và lợi ích, cầu an ổn khoái lạc. Lúc bấy giờ, Ta nói pháp không đến chỗ rốt ráo, không rốt ráo bạch tịnh, không rốt ráo phạm hạnh. Vì không rốt ráo phạm hạnh hoàn toàn, lúc ấy Ta không lìa khỏi sự sanh, già, bệnh, chết, khóc than, ảo não, cũng chưa thể thoát ra ngoài mọi khổ đau. Này A-nan, hôm nay Ta xuất hiệnthế gian, là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, hiệu là Phật, là Chúng Hựu. Nay Ta đã làm lợi ích cho mình, cũng làm lợi ích cho người khác, cho mọi người, thương xót thế gian, vì trời và vì người mà cầu nghĩa và lợi ích, cầu an ổn khoái lạc.

“Nay Ta thuyết pháp đã đến chỗ rốt ráo, rốt ráo bạch tịnh, rốt ráo phạm hạnh. Khi đã rốt ráo phạm hạnh; Ta lìa khỏi sự sanh, già, bệnh, chết, khóc than, ảo não. Ta đã thoát khỏi mọi khổ đau.”

Đức Phật thuyết giảng như vậy, Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe thuyết giảng, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Không thấy Pāli tương đương. Tham chiếu Divy. tr.210-226. Hán biệt dịch, No.39. Phật Thuyết Đảnh Sanh Vương Cố Sự Kinh, Tây Tấn Pháp Cự dịch; No.40. Văn-đà-kiệt Vương Kinh, Bắc Lương Đàm-vô-sấm dịch; No.125 (17.7) Tăng Nhất, phẩm 17 kinh số 7.
[02] Đảnh Sanh 頂 生, Pāli: Muddhāvasitta; No.40 âm là Văn-đà-kiệt. Thường gọi là Quán đảnh vương, vua được truyền ngôi bằng phép quán đảnh.
[03] Cù-đà-ni 瞿 陀 尼, tức Tây ngưu hóa châu (đại lục phía tây, nơi lấy bò làm vật ngang giá để trao đổi hàng hóa).
[04] Phất-bà-bệ-đà-đề 弗 婆 鞞 陀 提. Pāli: pubbavideha, châu Thắng thân ở phương Đông.
[05] Uất-đơn-viết 鬱 單 日; phiên âm khác: Bắc Câu-lô châu. Pāli: Uttara-kura.
[06] Nghĩa là, không có ý tưởng về tự ngã hay linh hồn và không có tư hữu hay sở hữu cá nhân.
[07] Y thọ 衣 樹. Người ở đây dùng vỏ cây làm y phục.
[08] Trú đạc thọ 晝 度 樹, “cây đo bóng ngày”. Pāli: pāricchattaka, cũng dịch là san hô thọ, viên sanh thọ.
[09] Chánh pháp đường 正 法 堂; Pāli: Dhammasabhā, hội trường của chư Thiên.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19846)
Chân lý tự chứng (bản thân của Thực Tại) thì không phải một, không phải hai (bất nhị). Do năng lực tự chứng này mà (Thực Tại) là khả năng làm ích lợi bình đẳng cho tất cả kẻ khác...
(Xem: 28957)
Thiên Như lão nhơn đang tĩnh tọa nơi thất Ngọa Vân, bổng có người đẩy cửa bước vào, tự xưng là Thiền khách. Lão nhơn im lặng gật đầu chào, đưa tay ra ý mời ngồi...
(Xem: 20687)
Chính tínniềm tin chân chính, chính xác, là sự tin hiểu chính thống, là sự tin tưởnghành trì ngay thẳng, là sự tin tưởng và nương tựa đúng đắn.
(Xem: 19421)
Để phát Tâm Bồ đề (The spirit of enlightenment; bodhicitta-sanskrit), bạn trước nhất phải phát triển tâm bình đẳng ( equanimity: tâm bình đẳng, tâm xả) đối với tất cả hữu - tình...
(Xem: 30486)
Ở đây giáo sư tiến sĩ Alexander Berzin từng nghiên cứutu tập với những đạo sư Tây Tạng gần ba mươi năm tại Dharamsala, Ấn Độ, sẽ giảng giải việc thực hành bảy điều quán nguyện trong đời sống tu tập thực tiễn hằng ngày.
(Xem: 36420)
Hòa Thượng Tịnh Không, chủ giảng những bài pháp thoại của tập sách này, hiện nay là một danh tăng của Phật giáo thế giới, người có công làm phát triển Phật giáo phương Tây...
(Xem: 33224)
Ngài Sàntideva (Tịch Thiên, 691-743) viết luận này tại Học Viện Nalanda, Ấn Độ vào thế kỷ 8. Ngài diễn giảng đường tu hạnh Bồ Tát, hạnh Lục độ và tu mười đại hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát.
(Xem: 35553)
Nói một cách tổng quát, nội dung bộ Nhập Bồ Tát Hạnh muốn chỉ rõ thứ lớp tu tập pháp môn Ðại thừa: Thế nào phát khởi Bồ Ðề tâm và tu tập Bồ Tát hạnh.
(Xem: 20967)
Từ xưa, Ấn Độ là một nước tôn giáo, triết họcthi ca, cho nên trào lưu tư tưởng phát sinh và nảy nởẤn Độ rất nhiều và dưới những hình thức khác nhau, nhưng tư trào rộng lớn hơn cả là tư trào Phật Giáo.
(Xem: 21912)
Phật giáo cũng như cái cây có ba phần: phần gốc, phần thân cây và phần ngọn bao gồm nhiều cành lá. Phần gốc là căn bản Phật giáo, phần thân cây là Tiểu Thừa Phật Giáo.
(Xem: 25256)
Các Phật tử, Bồ Tát ban sơ phát Bồ Đề tâm, ví như biển lớn lúc ban đầu từ từ sinh khởi, phải hiểu đó là chỗ chứa cho các châu báu như ý giá trị từ hạ trung thượng cho đến vô giá...
(Xem: 25791)
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM LUẬN, là một trong số rất nhiều tác phẩm của Bồ Tát THẾ THÂN thuyết minh, được các Thánh giả kết tập thành Tạng Luận trong Tam tạng Thánh giáo.
(Xem: 31244)
Đức Phật gọi là bực người tự nhiên, đem Nhất-Thiết-Chủng-Trí biết tất cả tự-tướng của các pháp sai khác; lìa tất cả điều chẳng lành; nhóm tất cả đìều lành; thường cầu lợi-ích cho tất cả chúng sinh, nên gọi là Phật.
(Xem: 18560)
Ðức Phật không chỉ nhận thức được sự thực tối cao, Ngài còn biểu lộ kiến thức cao cả của Ngài, kiến thức cao hơn tất cả kiến thức của các "Thần linh và Người".
(Xem: 25136)
Trí Khải (538-597), một trong những triết gia vĩ đại của Phật giáo Trung Hoa, đã đưa ra một cái nhìn quảng bác phi thường đối với pháp Phật với thiên tài của một môn đồ thành tín trên đường Đạo.
(Xem: 23764)
Luận này chuyên thuyết minh hạnh bố thí. Bố thí nghĩa là sự hy sinh triệt để; hy sinh được triệt để mới là bực đại trượng phu, nên luận này mệnh danh là ĐẠI TRƯỢNG PHU LUẬN...
(Xem: 28930)
"Học Phật Quần Nghi" là quyển sách giải thích những vấn đề nghi vấn của những người học Phật và tu Phật, chủ yếu là của Phật tử tại gia.
(Xem: 20859)
Hãy nôn ra lòng sân hận độc hại khỏi cõi lòng bạn. Sự sân hận đầu độc và bóp nghẹt tất những gì thiện mỹ nơi bạn. Tại sao bạn phải hành động chỉ vì con quái vật độc hại dấu mặt này?
(Xem: 31445)
Đức Phật ra đời và thuyết pháp “vì hạnh phúcan lạc cho số đông”. Những lời dạy của Ngài cho con người chỉ nhắm vào hai mục tiêu chính: khổ và diệt khổ.
(Xem: 25546)
Phương pháp tu tập thì nhiều, nhưng cốt yếu không ra ngoài Chỉ quán. Có Chỉ mới uốn dẹp được mê lầm, phiền não, có Quán mới nhận rõ pháp tánh chân như.
(Xem: 29719)
Bài pháp này căn cứ vào bản kinh Satta Sutta trong Saṃyutta Nikāya. Nhân dịp Tỳ Khưu Rādha hỏi Đức Phật về nghĩa chữ Satta (chúng sanh).
(Xem: 22521)
Trên thế giới đã có nhiều tôn giáo, tại sao lại còn cần thiết cho chúng ta có một đạo khác nữa gọi là Đạo Phật? Phải chăng có cái gì thật đặc sắc...
(Xem: 25714)
Ðạo Phật không phải chỉ là một siêu hình học, dù đạo Phật có đề cập đến những thắc mắc siêu hình. Siêu hình chỉ là một phương diện của đạo Phật...
(Xem: 23272)
Theo ý kiến thông thường được chấp nhận thì trong các kinh Phật, kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma - pundarika - sùtra), thường được gọi là kinh Liên Hoa (1) là kinh tuyệt diệu nhất.
(Xem: 25738)
Học Phật là tìm biết vai trò của đạo Phật trong suốt lịch sử của sự sống nhân loại, những đóng góp của đạo Phật trong văn hóa nhân loại, những luồng sinh khíđạo Phật đã thổi vào...
(Xem: 23719)
Toàn bộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mê khai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui. Mê thì khổ, ngộ thì vui.
(Xem: 40599)
Tiểu thừa – cỗ xe nhỏ, và Ðại Thừa – cỗ xe lớn tuy xuất phát từ hai nhánh của Tiểu thừa là Ðại chúng bộ và Nhất thiết hữu bộ, có một số đặc tính khác nhau.
(Xem: 23347)
Chúng ta vui mừng và tự hào rằng, Phật giáo Việt Nam là một bộ phận quan trọng của di sản đạo đứcvăn hóa quý báu của dân tộc.
(Xem: 22443)
Tập cẩm nang này đúc kết tinh hoa những lời dạy của vị Thánh-tăng cận đại - Hòa-Thượng Quảng-Khâm (1892-1986). Là người đã giác ngộ, mỗi lời dạy của Ngài trực tiếp phá vỡ vô minh...
(Xem: 22089)
Hành giả Bồ Tát phải tích cực hành Bồ Tát hạnh, nghĩa là mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi ý niệm đều hướng về chúng sinh, vì lợi ích chúng sinh.
(Xem: 23502)
Khi chúng ta hiện diện ở đây, chúng ta phải thiết lập một động cơ đặc biệt: tâm giác ngộ (tâm bồ đề) nhằm hướng đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
(Xem: 16961)
Con người khác với loài động vật ở chổ biết đặt vấn đề về giá trị của đời sống; sống như thế nào thì gọi là thiện là tốt hoặc ngược lại là ác là xấu?
(Xem: 23283)
“Nếu Phật tử cố ăn thịt. Tất cả thịt của mọi loài chúng sanh đều không được ăn. Luận về người ăn thịt thì mất lòng đại từ bi, dứt giống Phật tánh...
(Xem: 24308)
Đề kinh Kim cang gồm hai phần. Tên tiếng Phạn là Vajrachedikā Prajñāpāramitā, trong đó phần đầu là tính từ phẩm định cho từ theo sau.
(Xem: 41094)
Kinh Phạm Võngkinh đầu tiên trong Trường bộ kinh và qua toàn văn chúng ta cũng đủ hiểu giá trị của kinh này như thế nào.
(Xem: 18977)
Muni có nghĩa là một bậc tiên nhân, một bậc thánh nhân, một bậc hiền giả sống một mình trong rừng. Trong kinh Vệ Đà chữ muni tương đương với chữ rishi.
(Xem: 20474)
Bồ-tát (菩薩), nói cho đủ là Bồ-đề-tát-đỏa (菩提薩鬌), phiên âm tiếng Phạn là Bodhisattva. Bồ đề dịch là Giác ngộ; tát-đỏa dịch là chúng sanh.
(Xem: 27724)
Ðức Phật là một nhà cách mạng, ngài đã không thỏa mãn với những giáo điều cổ truyền bà la môn nên đã tự mình tìm ra một Ðạo lý mới.
(Xem: 38113)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 34064)
Tiểu Bộ Kinh - Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
(Xem: 36786)
Thiện namthiện nữ, nay các người lãnh thọ giới pháp rồi thì phải tôn kính mà vâng giữ, không được vi phạm giới pháp cần phải phụng trì.
(Xem: 23995)
Quy mạng Lô Xá Na, Mười phương Kim Cương Phật. Ðảnh lễ đức Di Lạc, Sẽ hạ sanh thành Phật. Nay tụng ba tựu giới, Bồ Tát đều cùng nghe.
(Xem: 29177)
Tôi nghe như vầy: Một thời Thế-tôn, châu du giáo hóa các nước đến thành Quảng-nghiêm, ở nghỉ dưới cây Nhạc-âm, cùng với tám ngàn vị đại tỳ-kheo...
(Xem: 60134)
Bồ TátVô Tận Ý Khi bấy giờ chăm chỉ đứng lên Bèn trịch vai hữu một bên Chắp tay cung kính hướng lên Phật đài
(Xem: 27601)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 68734)
Chúng sanh đây có bấy nhiêu Lắng tai nghe lấy những điều dạy răn Các ngươi trước lòng trần tục lắm Nên kiếp nầy chìm đắm sông mê
(Xem: 24511)
Một thuở nọ Thế Tôn an trụ Xá Vệ thành Kỳ Thụ viên trung Mục Liên mới đặng lục thông Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm luân.
(Xem: 24475)
Quyển Kinh Viên Giác tôi giảng khá lâu rồi, nay được Tăng Ni chép lại trình lên tôi duyệt qua. Ðọc lại quyển Kinh Viên Giác, tôi thấy đây là con mắt của người tu Thiền.
(Xem: 22692)
Kinh PHÁP BẢO ĐÀN là một tài liệu thiết yếu cho những người tu theo Thiền tông, bởi vì cốt tủy Thiền tông đều nằm gọn trong những lời dạy đơn giản bình dị của Lục Tổ.
(Xem: 26352)
Lăng-già (Lanka) là tên núi, núi này do sản xuất châu Lăng-già nên lấy tên châu mà gọi tên núi. Núi nằm tại biển Nam là chỗ ở của Dạ-xoa.
(Xem: 26524)
Kinh Kim Cang cũng có người đọc là Kim Cương. Kinh này do đức Phật nói, nguyên văn bằng chữ Phạn, sau truyền sang Trung Quốc được dịch ra chữ Hán.
(Xem: 20819)
Lư hương xạ nhiệt, Pháp-giới mông huân. Chư Phật hải hội tất diêu văn, Tùy xứ kiết tường vân
(Xem: 20051)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phảng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 27551)
Làm người Phật tử ở đời Đêm ngày tụng niệm những lời dạy khuyên Tám điều giác ngộ kinh truyền Ghi lòng tạc dạ tinh chuyên tu hành
(Xem: 46416)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 53575)
Kinh Pháp Hoabộ kinh Đại thừa được nhiều dịch giả phiên dịch, được nhiều học giả nghiên cứu chú giải, lại được lưu truyền sâu trong giới trí thức...
(Xem: 23596)
Con người bình thường không thể nào so sánh được với bậc Bồ Tát; chỉ có những kẻ phi thường xuất chúng mới tiến lên gần gũi đôi chút với trí huệ Bồ Tát.
(Xem: 21082)
Giá trị của tập sách này là diễn đạt được tiến trình lịch sử tư tưởng Phật giáo qua ba giai đoạn: Phật giáo nguyên thủy, Phật giáo các bộ phái, và Phật giáo Ðại thừa.
(Xem: 25563)
Phụng dịch theo bản đời Đường của Ngài Thiệt Xoa Nan Đà. Tham khảo các bản dịch đời Ngụy, Tống và bản dịch Anh Ngữ của Suzuki. - Dịch Giả: Thích Nữ Trí Hải
(Xem: 29252)
VIMALAKĪRTINIRDEŚA - SŪTRA - Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết - Đường Huyền Trang dịch - bản dịch Việt: Tuệ Sỹ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant