Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

“Hai Thời Công Phu” Bắt Nguồn Từ Đâu?

Sunday, February 16, 202519:04(View: 582)
“Hai Thời Công Phu” Bắt Nguồn Từ Đâu?

“Hai Thời Công Phu” Bắt Nguồn Từ Đâu?

Thích Trung Nghĩa

hinh phat


Hai thời công phu còn gọi là triêu mộ khóa tụng (朝暮课诵) hoặc nhị khóa, tảo vãn khóa, đều áp dụng cho hàng xuất gia và tại gia mỗi ngày. Khởi nguyên của khóa tụng, là do các các nhà dịch kinh ở Tây Vực truyền đến. Ngoài việc phiên dịch kinh Phật, chú sớ Phật điển, còn dành thời khóa tụng niệmnghiễm nhiên thâm thấm đến người con Phật Trung Thổ, bởi rất căn bản, rất phổ biến mà trở thành khóa tụng Phật mônlưu hành rộng khắp. Và người con Phật Việt Namxưa nay đều lấy khóa tụng này để tu trìmỗi ngày. Kinh Pháp Hoa, phẩm Công đức pháp sư sớm nêu việc thọ trì, đọc, tụng kinh Pháp Hoa sẽ được công đức vô ngầnĐường Huyền tông từng ra chiếu chỉ tam tạng pháp sư Bất Không tụng kinh Nhân VươngThời kỳ Phật giáo nguyên thủy, thời khóa của tăng lữhằng ngày, ngoài việc bưng bát đi khất thực ra, tự thân mình tiến hành tu tậpPhương pháptu hành có hai: một là học tập giáo lý, hai là tu tập thiền định.

Phật giáo Ấn Độ cổ đại, phụng hành nghi chế ‘tam khải’ (三启), phổ biến việc phúng tụngPhật sở hành tán của bồ-tát Mã Minh. Một là xướng tụng thơ văn xưng tán Phật bồ-tát theo Phật sở hành tán. Hai là chánh tụng kinh Phật. Ba là bộc bạch phát nguyện hồi hướngToàn bộ thời tu tập này là “tiết đoạn tam khai” (节段三开), nên gọi tam khải. Pháp sư Đạo An thời kỳ Đông Tấn, dựa theo Tăng chế Phật giáo Ấn Độ mà soạn định Tăng ni quỹ phạmảnh hưởng rất trọng yếutăng ni lấy lấy đó làm nền tảng công khóaĐề xuất ba quy tắc. Một là nghi thức giảng kinh, đầu tiên thắp nhang cung thỉnh Phậtthánh nhân cũng là biểu đạt xưng tántán tụng đức Phật bồ-tát và giáo pháp của Phật-đà thù thắng, còn mời cả phàm nhân, ngồi đoan nghiêm trên giảng tòa rồi mới giảng giải kinh văn. Hai là tụng kinh tọa thiềnkinh hànhnhiễu Phậtsám hối, xướng tụng nghi thức lúc ăn cơm v.v... Tát-bà-đa bộ Thập tụng luật ghi: “Các tỉ-khưu dựa vào nhân duyên, tâm luôn an tĩnh, thích việc trước tác, tụng kinhliên tụcngồi thiền hành đạo”. Ba là tụng giới mỗi nửa tháng, trong Bài tựa Ti-khưu đại giới(thâu trong Xuất Tam tạng ký tập quyển 11) của Đạo An đề cập việc bố-tát pháp, còn gọi bố-tát kiền độtrở thành hiến chương Phật giáo, làm giềng mối pháp tắc, mô phạm cho tăng niMã Tổ Đạo Nhất kiến tạo 48 ngôi chùa; Bách Trượng Hoài Hải chế định thanh quy.

Thông qua việc tụng niệmlễ Phậtniệm Phậttrì chúlễ sám ngõ hầu kỳ vọng có được công đức, phổ lợi pháp giới, cõi âm và người dương thế đều được lợi ích, nên khóa tụng còn gọi là công khóaPháp sư Hưng Từ người đầu tiên thuyết giảng về nội dung hai thời công phu, khiến cho học giả hiểu trọng điểm và tâm pháp của sự tu trì khóa tụng, dần dà làm bản khóa tụng lưu thông phổ biến lúc đó, rồi biên thành Nhị khóa hiệp giải lưu hành rất rộng. Sau còn trùng tân chỉnh lý, kết cấu nghĩa lý văn từ mạch lạc, đổi tên là Trùng đính Nhị khóa hiệp giải. Nội dung Nhị khóa hiệp giải hàm chứa giáo nghĩa thâm sâu của các kinh điển hiển giáo và mật giáoThiền tông và Tịnh độ tôngTiểu thừa và Đại thừa, diễn bày tri thức thiên văn, địa lý, nêu bật lý luận vũ trụ quan như Tu-di sơntam thiên đại thiên thế giới. Một số trường Phật học tại Việt Nam, từng cơ cấu Nhị khóa hiệp giải trở thành một môn họcNhị khóa hiệp giảighi: “Tăng nhân Phật giáo cần phải dùng hai thời khóa tụng sáng sớm và chiều tối làm pháp tắc, mô phạm thân thể và tinh thần của mình, nếu không thì có thể như ngựa tốt tháo khỏi dây cương, cuồng chạy loạn vội, nhầm vào đường khác”;[1]lời này chỉ định sách tấn người xuất gia, những cũng là khai thị người tại gia cần tỉnh giác, phá trừ hôn ám, một lòng hướng Phật. Theo Trung Quốc Phật giáo cận đại sử của trưởng lão Đông SơHưng Từ đạo hiệuQuán Nguyệt Thiên Thai, tông ngưỡng kính phụng Thiên Thai tông, giáo hoằng Tịnh độ, chuyên hoằng truyền giáo quán Thiên Thai, “Mỗi ngày tụng kinh niệm Phậtkiên trì không gián đoạn”. Đến Thượng Hải sầm uất đô hội kiến lập đạo tràng, nhưng như hoa sen sinh trong bùn lầy chẳng lấm bẩn. Cuộc đời cam thủ chí tiết đạm bạc, ngoài “một Tăng y ra, chẳng cất một vật”, “Văn tự tuyên dương, không bằng trưởng lão Ấn Thuận, nhưng nghiêm trì giới luật, chân thật niệm Phật, không ham lợi dưỡng”. Hưng Từ dự tri thời chí, năm 1950, thoái cư Tam quan đường, ẩn cư tĩnh tu niệm Phật, đến ngày 2 tháng 6, biết chính xác giờ mình chết, gội đầu rửa mình, đắp y, ngồi kiết-già hướng về phía tây, an tường mà qua đời trong tiếng niệm Phật, 50 Tăng lạp.

Triêu khóa (朝课) là công khóa sáng sớm, canh năm, bắt đầu cho một ngày mới, sớm tinh sương vạn cảnh im lìm, nội tâm an tĩnh, lò hương nhen nhúm xông pháp giới, hương khói bay là đà trên hư không kết nên mây cát tườngtụng niệm chú Lăng Nghiêm với lời kinh trầm hùng, nương kinh văn thần chú để trừ khử vọng tưởngtâm cảnh thanh tĩnh. Cao tăngLâm tế tông Ngọc Lâm quốc sư (1614-1675) mô tả thời công phu sáng sớm: vạn cảnh chưa động, tâm dường như an tĩnhvăn nhã, chỉnh y đứng thẳng, đồng âm tụng niệm chú Lăng Nghiêm. Ngọc Lâm còn giải thích diệu dụng của Thập tiểu chú: Như ý bảo luân vương chú, làm tâm phiền não đã lắng, ngộ đồng thể đại từ, chuyển như ýTiêu tai cát tường chú, liền được tự tạiCông đức bảo sơn chú, làm tâm hiện tốt lành, cư trú pháp tánh sơn được công đức bảoQuán-âm linh cảm chú, làm thâm khế nhĩ căn pháp giới Quán-âm, linh cảm vô ngần, như trăng rọi mà còn lắng; gia trì Đại bi thần chú, tẩy sạch tâm phiền não dơ bẩn v.v... nhưng lo sợ người mới tu trì hay chấp trước cảnh giới thần diệu, gây nên chướng ngại trên lộ tuyến giải thoát cho nên tăng thêm Tâm kinh. Mỗi tiểu chú trong Thập tiểu chú đều rút tỉa từ Đại thừa kinh, như Thất Phật diệt tôi chân ngôn rút ra từ Đà-la-ni Tạp Tập, hoặc Đại cát tường Thiên nữ chú rút ra từ kinh Kim Quang Minhriêng Quán-âm linh cảm chân ngônkhông có trong bản kinh, mà câu đầu lại là Lục tự đại minh chân ngônBên cạnh đó, còn cầu nguyện quốc gia thái bìnhđời sống nhân dân an địnhthí chủ được lợi íchtự viện thanh tịnh.

Mộ khóa (暮课) là công khóa chiều tối, kinh qua việc tụng niệm kinh Di-đà, khiến người thấu tỏ cảnh giới Cực lạc thần diệu, cầu sanh tịnh độTổ sư Ấn Quang nhấn mạnh: “Tuy pháp môn tu trì, các dạng các kiểu chẳng giống nhau, nhưng tụng kinhtrì chúlễ báisám hối, siêu tiến cô hồn, cầu sanh tịnh độ, quả là bản nguyên. Cho nên cổ đức xuyên qua các kinh văn và chú văn của những tông phái nào đó, trong các pháp môn, chọn làm cang yếu, chế định làm công khóa hai thời sáng sớm và chiều tối, khiến các hành nhân dựa đây tu trì, từ đó nghiệp chướng tiêu trừphước đức và trí tuệ tăng trưởng, đền đáp bốn ân nặng, siêu độ cô hồn....... Do đó đạo tràng hoặc là Thiền tôngMật tôngLuật tôngTịnh độ tông thiên hạ, đều tin phụng làm pháp lệnh, chương trình quy định”. Qua lời sách tấn của Ấn tổ, chúng ta thấy được nếu chuyên tâm nhất chí tu trì liên tục, sẽ được các công đức bất khả tư nghị, chân lợi ích, chân cảm ứng.

Ngoài hai công khóa chính, còn có khóa phụ là ngọ cúng và Mông sơn thí thực.

Ngọ cúng, hoặc cúng Phật, là cúng dường cơm trước Phật, bồ-tát. Bài kệ cúng Phật “Giới định chân hương” (戒定真香)[2]của thiền sư Trung Phong Minh Bản (1263~1323, thế nhân tôn xưng ngài là Giang Nam cổ Phậtsáng tác rất hay. Bài này dùng để xướng tụng trước đức Phật bồ-tát, đặc biệt ngân nga tán tụng trước đại hùng bảo điện trong trai đàn chẩn tếcô hồn. Toàn bài kệ là: “Giới định chân hương, phần khởi xung thiên thượng. Đệ tử kiền thành, nhiệt tại kim lô phóng. Khoảnh khắc nhân huân. Tức biến mãn thập phương. Tích nhất Gia-du, miễn nạn tiêu tai chướng. Nam mô hương cúng dường bồ-tát ma-ha-tát”.

“Giới định chân hương” còn gọi là giới định tuệ chân hương. Từ trì giới sinh ra thiền định, từ thiền định phát ra trí tuệ, đó cũng là chân hương. Loại hương này vĩnh viễn bất diệtKinh Lăng Nghiêm nói, đức Thế Tôn dạy A-nan: “Nhiếp tâm là giới, nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ, ấy cũng gọi tam vô lậu học”. Tu hành tam vô lậu học để được tâm thanh tịnh, cúng hương là hương chân chánh, hương tối thắng tối diệu.

“Phần khởi xung thiên thượng” là thắp chân hương xông khắp mười phươngThiên thượngchỉ đại biểu một phương, còn oai đức của chân hương vô lượng mà xông ngút mười phươngKinh Giới Hương nói: “Tất cả các hoa quả trên thế giancho đến trầm hương và chiên đàn hương, long phúc hương, hương v.v... các thứ hương này không hoàn toàn nghe biết, chỉ nghe thấy giới hương phổ biến tất cả”. Hương trì giới là hương hoa cao diệu phảng phất khắp thế gian, gió thổi ngược hay thuận đều nghe biết hết.

 “Nhiệt tại kim lô phóng”, ‘nhiệt’ (熱) hoặc đọc là nhạ’ (若), ý nghĩa là thắp cháy. Kim lô (金鑪) là lò hương, thắp cháy giới định chân hương trong lò hương, sau đó lò hương toát ra giới định chân hương, cúng dường các đức Phật bồ-tát, khiến mọi chúng sanh lợi ích. Trong bài kệ Lư hương tán (Việt dịch là: Khen ngợi công đức của hương), mà mở đầu các buổi tụng kinh cần xướng đọc. Gồm có sáu câu: “Lư hương sạ nhiệt (Hương trong lò mới đốt). Pháp giới mông huân (Các thế giới trong mười phương đều được xông). Chư Phật hải hội tất dao văn (Rất nhiều Phật trong pháp hội lớn như biển đều nghe xa xa). Tùy xứ cát tường vân(Nơi nơi tùy ý kết thành mây cát tường). Thành ý phương ân (tâm thành vừa mới khẩn thiết). Chư Phật hiện toàn thân (Rất nhiều Phật hiện ra toàn thân). Nam mô hương vân cái bồ-tát ma-ha-tát (Quy y đại bồ-tát để hương thơm trong lò bốc lên hư không kết thành bảo cái như mây). Bài Lư hương tán này thuộc trong kinh Hiền Ngu. Vì sao phải thắp nhang trước khi tụng kinh? Cũng nhằm lễ thỉnh các đức Phật bồ-tát giáng lâm đạo tràngThời kỳ đức Phật, có một vị a-la-hán — thánh tăng Phú-lâu-na sau khi chứng tứ quảtrở về nước cố quốc — nước Phóng Bát giảng thuyết Phật lý cho cha và anh, mẹ và thân quyếnmọi người đều sinh tâm hoan hỷ, nhưng muốn trông thấy đức Phật. Nhưng Phật lại ở nước Xá-vệ cách rất xa, họ bèn lên trên lầu thiết đàn, thắp hương rất thơm, hướng về nước nước Xá-vệ mà diêu bái Phật, nhờ tấc dạ chí thành, hương thơm bay đến trên đỉnh đầu Phật, kết thành một đóa hương vân cái, đức Phật cảm biết như thế bèn vận dụng thần thông bay đến nước Phóng Bát, an trú trên hư không mà thuyết pháp cho tôn giả và gia đình.

“Khoảnh khắc nhân huân”, khoảnh khắc là chốc lát, sát-na; nhân huân là khói mây dăng phủ, hình dung mùi hương dày đặc bất tuyệt.

“Tức biến mãn thập phương”, là có thể phổ biến khắp mười phươngKinh Giới Hương nói, tôn giả A-nan hỏi đức Phật: “Con thấy có ba loại hương, gọi là căn hương, hoa hương, tử hương, ba loại hương này phổ biến khắp tất cả nơi. Có gió cũng nghe. Không gió cũng nghe, là hương gì? Đức Phật bảo: “Nếu có cận sự namcận sự nữ ở thế gian, trì Phật tịnh giới làm các thiện pháp, ấy là không sát sanh, không trộm, không dâm, không vọng ngữ và không uống rượu. Thì cận sự namcận sự nữgiới hương như thể nghe khắp mười phương, mà được mười phương cảm ứng đều khen ngợi”.

“Tích nhất Gia-du, miễn nạn tiêu tai chướng”, “Gia-du-đà-la xưa kia” và “Miễn nạn tiêu taichướng” lại liên quan thế nào? Đức Phật có ý định xuất gia thì phụ vương nói phải lưu lại cho một đứa con mới cho xuất gia, rồi Gia-du mang thai. Nhưng đức Phật xuất gia sáu năm, Gia-du mới sinh La-hầu-la, việc lạ lùng này làm cho cho mọi người nghi kị, thiên hạ dèm pha. Lúc ấy Gia-du phát nguyện: Nếu la-hầu-la không phải con của đức Phật thì nhảy vào hầm lửa, bị lửa thiêu chết, nhưng khi mẹ bồng con nhảy vào hầm lửa, quả nhiên đều an nhiên vô sự, từ đó mọi người mới tin sự thật, mọi xầm xì đều dứt bặt. Cũng là nói sự cảm ứng của giới định chân hương. Gia-du nhờ sự trì giới mà tu tập đạt được tâm thanh tịnhmiễn trừ ai ương hạn ách.

Trong Phật điện, nên cúng dường mười loại phẩm vật: Hương, hoa, đèn, nước trong, trái cây, trà, cơm và y phụcbảo châuHương tượng trưng cho giới luật. Hoa tượng trưng cho nhân, được tướng mạo đoan nghiêm. Đèn tượng trưng cho ánh sáng, được trí tuệ. Nước trong tượng trưng cho tâm thanh tịnh. Trái cây tượng trưng cho quả báoBảo châu tượng trưng cho tâm ban bố. Trà, cơm và y phục tượng trưng cho cúng dường Tăng bảoNgọ cúng còn gọi là ngọ trai, ngọ san, chỉ cho hàng xuất gia thọ trai.

Trong các tự viện, ban chiều hay tụng niệm Mông sơn thí thựcThời kỳ Phật-đà đã có hoạt động thí thựcnguyên do từ việc tôn giả A-nan tập định trong rừng, nửa canh ba thấy ngạ quỷ diện nhiên lửa cháy khắp thân, rất đau đớn, nói A-nan ba ngày sau sẽ đọa lạc như mình. A-nan thưa Phật, Phật dạy tụng đà-la-ni chú, tuyên thuyết biến thực pháp, tụng biến thực chân ngôn, biến thức ăn đồ uống ít thành nhiều, từ bảy hóa bảy, cho đến biến thành vô lượng, tụng cam lồ chú, nước biến cam lồ. Một số bản kinh chia bốn khoảng thời gian của bốn cõi ăn uống khác nhau. Kinh Tì-la Tam Muội nói: “Vua Tần-bà-sa-la hỏi: Vì sao Phật ăn trung ngọ? Đáp: Sáng là lúc chư thiên ăn, ngọ là lúc các đức Phật trong ba đời ăn, chiều là lúc súc sanh ăn, đêm là lúc quỷ thần ăn, nên đầu tiên cần dứt nhân vào sáu cõi, khiến đồng các đức Phật trong ba đời”. Trong Sa-di luật nghi yếu lược của Đại sư Vân Thê Châu Hoằngdựa vào lời kinh này, làm cước chú cho việc giải thích giới thứ 9 (không ăn quá ngọ) trong 10 giới của sa-di. Còn dẫn chứng xưa có cao tăng (chỉ cho thiền sư Pháp Tuệ chùa Trụ Nghiệp), nghe tỉ-khưu ở phòng bên cạnh, hậu ngọ nhen bếp, bèn khái cảm Phật giáo sắp suy tàn, bất chợt thương tâm khóc rơi nước mắt. Luật Tăng Thư Ngọc tiến thêm một bước chú giải, trong Sa-di luật nghi yếu lược thuật nghĩa của Thư Ngọc, nêu lên trạng huống ngạ quỷ nghe tiếng chén và bát thì trong họng lửa bốc cháy. Do đó Phật vì tâm đại từ bi, cho đệ tử ăn quá ngọ nhưng lúc ăn cần tịch tĩnh, không để chén và bát kêu ra tiếng, thậm chí ăn tiền ngọ cũng phải tịch tĩnh, “lấy ngọ thực làm pháp thực”, “Nay phát tâm thọ giớichí nguyệnthành Phật”, nếu muốn thành Phật, cần đầu tiện đoạn trừ nhân vào sáu cõi. Hậu ngọ là lúc ngạ quỷ ăn, khi nghe tiếng chén và bát kêu, làm cho các ngạ quỷ trong họng bốc lửa, dành giựt các thức ăn, khiến chúng đói khổ. Vì tiếng kêu của chén và bát mà làm cho loài ngạ quỷtạo nghiệp, thọ nghiệp, há nhẫn tâm để chén và bát kêu sao? Thư Ngọc định nghĩa về ngạ quỷđói khát bắt ép thì gọi là ngạ, mong cầu đạt được gọi là quỷ. Chúng sanh đọa trong cõi ngạ quỷ, họng nhỏ như cây kim, bụng to như cái trống. Còn phân định về thần, thần có đại lực có thể làm chuyển động dãy núi, lấp bằng biển cả. Thần có tiểu lực, có thể ẩn mật và hiển hiện biến hóa.

 Tân tục cao Tăng truyện quyển 29 ghi, Thư Ngọc (1645-1721) đạo hiệu Phật Am, một luật Tăng chuyên nghiên cứu luật học. Từ nhỏ thông thạo Nho học, ngày nọ nghe vị Tăng tụng kinh Hoa Nghiêm, phẩm Hạnh nguyện Phổ Hiền bèn manh nha chí nguyện xuất gia. Năm 22 tuổi, thọ cụ túc giới với luật sư Kiến Nguyệt Độc Thể tại chùa Bảo Xương trên núi Bảo Hoa. Năm 1683, Thư Ngọc và đệ tam tổ Thiên Hoa phái Luật tông Định Am Đức Cơ lâm đàn diễn giới tại chùa Chiêu Khánh, mà chấn hưng sự tu học giới luật. Đến mùa xuân và mùa đôngmỗi năm thì hoằng truyền giới luật, duy trì suốt 38 năm như thế, tăng lữ và tục nhân vân tậprất đông, giới tử thọ cụ túc giới đến hơn vạn. Trước thuật Phạm Võng kinh bồ-tát giới sơ tân8 quyển, Yết-ma nghi thức 2 quyển v.v... Tuổi già bị bệnh, ngồi nhập thiền định mà viên tịch, hưởng thọ 77 tuổi. Thiền giả cư sĩ Bàng Long Uẩn nổi tiếng, từng sáng tác bài thơ nói đến việc cầu thỉnh thọ giới: “Mười phương cùng vân tập, mỗi người học vô vi, đó là tuyển Phật trườngtâm không cập đệ quy”. Tuyển Phật trường là trường khảo thí tuyển Phật, nơi giới tửkhẩu cầu thọ giới, hun đúc Tăng cách, học tập vô vi pháp (chân lý vĩnh hằng bất biến), nên tuyển Phật trường còn gọi là thiền đường.[3]Thiền sư Đan Hà vốn là tú tài nho sinh, trên đường thi làm quan, gặp hành cước Tănglần lượt cùng ngồi uống trà, vị Tăng du phươngnày hỏi: “Tú tài đến nơi nào? Đáp: Cầu tuyển quan. Hỏi: Tiếc thay lắm công phu, sao không tuyển Phật? Đáp: Phật đang ở nơi nào? Hành cước Tăng đứng lên nắm chén trà nói: Cái gì? Đáp: Chưa lường ý chỉ cao. Nói: Nếu thếGiang Tây Mã Tổ hiện nay trụ thể thuyết pháp, người ngộ đạo không thể nhớ xuể, đó đúng là tuyển Phật.

Trong A-tì-đạt-ma Thuận chánh lý luận của tôn giả Chúng Hiền, quyển 31 chia ra 3 loại ngạ quỷ. Một là vô tài ngạ quỷbao gồm ngạ quỷ miệng lửa, ngạ quỷ bụng to như núi, họng nhỏ như cây kim, ngạ quỷ trong miệng hay bốc ra mùi hôi thúi, không ăn uống, luôn kêu gào đói khát đau đớn, nếu ngẫu nhiên gặp đồ ăn, lúc ăn lại hóa thành lửa đỏ, không thể ăn vào họng. Hai là sa tài ngạ quỷbao gồm ngạ quỷ lông cứng nhọn hoắc, ngạ quỷ lông hôi, ngạ quỷ cuống họng há miệng to, chuyên ăn mủ, máu. Ba là đa tài ngạ quỷbao gồm ngạ quỷhưởng dùng vật cúng trong lễ cúng bái, ngạ quỷ chờ người khạc nhổ, vật tàn dư mà ăn, ngạ quỷ có sức mạnh như dạ xoacàn thát bà, hoặc gá nơi miếu thờ, rừng cây, sơn cốc.

Thời Đường có hai vị tăng nhân Mật giáo là: Kim Cang Trí và Bất Không, lấy nhị chú: biến thực và biến thủy chân ngôn làm chính, tăng thêm các văn từ trong kinh điển hiển giáo và mật giáo, rồi lấy tên Diệm khẩu nghi quỹlưu truyền rất rộng. Đến thời Tống, có pháp sư Bất Động, chống tích trượng rảo bước trên Mông sơnBất Động tu đạo trên đỉnh núi này, nên thế nhân gọi là pháp sư Cam LồMông sơn có năm đỉnh núi, đỉnh núi đầu tiên rất cao, gọi là Thượng thanh phong, đỉnh núi này sản sinh cam lồBất Động vì phổ tế u linh, mà thâu tập du-già diệm khẩu và các bộ Mật tông, lấy biến thực và biến thủy chân ngôn làm chính, tập thành Mông sơn thí thực nghi. Thời khóa ban chiều trong chùa cũng lấy Mông sơn thí thựcnghi làm thiền môn nhật tụngThí thực Mông sơn có hai loại: đại Mông sơn và tiểu Mông sơnThí thực phổ tế u linh, gọi là Phóng tiểu Mông sơn. Mông sơn thí thực nghi quỹ của pháp sư Hưng Từcực lực đề xướngvà khai thị cho quẩn linh trôi lăn trong sáu cõi, gọi là Đại Mông sơn thí thực.



[1] (朝暮不轨, 犹良马之无缰)

[2]“Giới định chân hương, phần khởi xung thiên thượng, đệ tử kiền thành, nhiệt tại kim lôphóng. Khoảnh khắc nhân huân, tức biến mãn thập phương. Tích nhật Da-du, miễn nan tiêu tai chướng. Nam mô hương vân cái bồ-tát ma-ha-tát”

 

[3] Tham khảo Kinh Kim Cang nói gì của Nam Hoài Cẩnphần Trang Nghiêm tịnh độ phẩm 10

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 243)
Lama Zopa Rinpoche giải thích phương pháp thiền về tính không trong cuộc sống hàng ngày.
(View: 315)
Vạn sự vạn vật hay các pháp hữu vi đều từ duyên mà khởi lên, chứ không có tự tánh.
(View: 358)
Trong bài này sẽ nghiên cứu về chương thứ nhất, phẩm Tựa, của kinh Pháp Hoa để nhìn thấy phần nào tính vũ trụ của kinh
(View: 450)
Khi một thiền giả theo đuổi con đường giới, vị ấy nên khởi sự thực hành khổ hạnhđể kiện toàn các đức đặc biệt ít muốn, biết đủ
(View: 505)
Với ngày giác ngộ của Đức Phật và năm mới sắp đến, suy nghĩ của chúng ta được phát khởi từ...
(View: 712)
Người trí tạo thiên đường cho chính mình, kẻ ngu tạo địa ngục cho chính mình ngay đây và sau này.
(View: 682)
Chúng ta kinh nghiệm thế giới vật chất bằng sáu giác quan của mình: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
(View: 558)
Ta đã già rồi ư? Sự vô thường của thời gian quả thật không gì chống lại được.
(View: 626)
Kinh Hoa Nghiêm còn gọi kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, là một kinh điển trọng yếu của Đại thừa. Bản kinh mô tả cảnh giới trang nghiêm huyền diệu
(View: 655)
Từ bây giờ, là người mới xuất gia, nhiệm vụ của các con là sửa đổi và phát triển bản thân.
(View: 824)
Việt Nam là quốc gia ở vùng Đông Nam Á cho nên chúng ta may mắn được hấp thụhai trường phái Phật giáo lớn nhất của thế giới,
(View: 779)
Ngày xưa chúng đệ tử của Đức Phật có nhiều hạng người khác nhau. Tùy theo căn cơ của mỗi người, Đức Phật áp dụng phương pháp giáo hóa khác nhau.
(View: 1015)
Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giảthể đạt được là quả vị A-La-Hán.
(View: 781)
Với ngày giác ngộ của Đức Phật và năm mới sắp đến, suy nghĩ của chúng ta được phát khởi từ
(View: 737)
Chủng tử là hạt mầm của đời sống, là nguồn năng lượng đơn vị cấu thành nghiệp lực, là yếu tốsâu kín và căn bản quyết định sự hình thành cái ‘Ta’ (Ngã)
(View: 864)
Đế Nhàn, gọi đầy đủ là Cổ Hư Đế Nhàn, là tổ sư đời thứ 43 Thiên Thai tông, một bậc cao Tăng cận đại, phạm hạnhcao khiết, giỏi giảng kinh thuyết pháp, độ chúng rất đông.
(View: 605)
Giải thoát thì không có trước có sau, không có thừa! Và không có để lại bất kỳ cái gì.
(View: 760)
Bản kinh chúng ta đang có là bản kinh 262 trong Tạp A Hàm Hán Tạng. Trong Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikaya) của tạng Pāli có một kinh tương đương, đó là kinh Chiên Đà.
(View: 713)
Thực tại được kinh Hoa Nghiêm gọi là pháp thân Phật, được diễn tả nhiều trong các bài kệ của phẩm đầu tiên Thế Chủ Diệu Nghiêm.
(View: 765)
Gần 26 thế kỷ về trước, sau khi kinh qua nhiều pháp môn tu tập nhưng không thành công, Đức Phật đã quyết định thử nghiệm chân lý bằng cách tự thanh tịnh lấy tâm mình.
(View: 689)
Tín là niềm tin. Niềm tin vào Tam Bảotin tưởng vào Phật, Pháp, Tăng.
(View: 974)
Đức Phật xuất hiện trên thế gian đem lại an vui cho tất cả chúng sanh. Đạo Phật là đạo của giác ngộgiải thoát.
(View: 770)
Pháp Lục hòa là pháp được đức Đạo sư nói ra để dạy cho các đệ tử xuất gia của Ngài lấy đó làm nền tảng căn bản cho nếp sống cộng đồng Tăng đoàn
(View: 800)
Đây là bốn phạm trù tâm thức rộng lớn cao thượng không lường được phát sinh từ trong thiền định khi hành giả tu tập trong tự lợi và, lợi tha
(View: 707)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người
(View: 1055)
Sự thành tựu tối thượng mà những vị đang đi trên con đường độc nhất tiến tới giác ngộ, là khả năng thành tựu tất cả từ hư vô.
(View: 1027)
Phật pháp như thuốc hay, nhưng tùy theo căn bịnh.
(View: 1184)
Pháp Duyên khởi, tiếng Phạn là Pratīya-samutpāda. Pratīya, là sự hướng đến. Nghĩa là cái này hướng đến cái kia và cái kia hướng đến cái này.
(View: 1052)
Phẩm này tiếng Phạn Sadāparibhūta. Sadā là thường, mọi lúc, mọi thời gian; Paribhūta là không khinh thường.
(View: 1182)
Ngày xưa, ở thành Xá-vệ có một vị trưởng giả giàu có, tiền tài châu báu vô lượng. Ông thường thứ tự thỉnh các vị sa-môn đến nhà cúng dường.
(View: 1439)
Đối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ nương tựa.
(View: 1262)
Truyền thống Đại thừa Á Đông thường dịch nghĩa prajñāpāramitā là Huệ đáo bỉ ngạn (zh. 慧到彼岸), Trí độ(zh. 智度), Trí huệ độ người sang bờ bên kia.
(View: 1113)
Tin nhân quả làm chúng ta an tâm. Sự hợp lý, trật tự, ý nghĩa của một cuộc đời là do nhận thức được và sống theo nhân quả.
(View: 975)
Không có một chỗ nào để trụ trong giáo pháp Trung đạo. Tâm không có chỗ trụ thì không tự giải quyết được gì vì không có nơi để tập trung, nắm níu.
(View: 1027)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(View: 874)
Kamma, Nghiệp, theo đúng nghĩa của danh từ, là hành động, hay việc làm. Định nghĩa cùng tột của Nghiệp là Tác ý (cetana).
(View: 921)
Đối với quỷ sứ, cung trời là địa ngục còn địa ngụcthiên đàng. Đối với thiên thần, cung trời là thiên đàng còn địa ngụcđịa ngục.
(View: 1573)
Duyên Khởi hay còn gọi là Định luật Nhân Quả là một nội dung quan trọng bậc nhất trong giáo phápĐức Phật thuyết giảng.
(View: 1279)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ.
(View: 1156)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng takhông thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(View: 1325)
Trong giáo lý của Đức Phật về duyên khởi(Paticca-samuppāda), vòng luân hồi của sinh tử, gọi là samsara, được mô tả như một quá trình
(View: 1391)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(View: 1305)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(View: 1368)
Từ vô ngã bùng nổ thành ngã, và rồi từ ngã bùng nổ giác ngộ trở về lại vô ngã. Cái “big bang Phật Giáo” này xảy ra trong từng sátna.
(View: 1740)
Trong nhận thức của quốc vương Koravya, cũng như nhận thức của nhiều người, một người từ bỏ cuộc sống...
(View: 1554)
Trong bài này sẽ nói về năm pháp: danh, tướng, phân biệt, chánh trí, như như, từ Kinh Nhập Lăng Già (Đại chánh tân tu Đại tạng kinh,
(View: 1518)
Hổm nay chúng ta đã tìm hiểu bài Đại kinh Rừng Sừng Bò, sáu vị thánh nhân trình bày hình ảnh lý tưởng của vị tỳ kheo trí tuệđức hạnh,
(View: 1513)
Các học giả tranh luận liệu những lời dạy của Đức Phật được lưu giữ trong kinh điển Pāli có thể được coi là triết học hay không,
(View: 1960)
Ở đời không ai mong cầu giải thoát khi đang ở trong lầu son hạnh phúc. Người ta chỉ muốn được giải thoát khi bị nhốt trong hoàn cảnh bi đát nào đó.
(View: 1653)
Chúng sinh tuy bình đẳng nhưng căn tính bất đồng. Bình đẳng trên chân lý không phải là mọi người ngang hàng bằng nhau.
(View: 1453)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.
(View: 1596)
Hồi đó, khi Đức Phật cùng với Tăng đoàn du hóa tại nước Xá-vệ thì có rất nhiều người trẻ đã phát tâm đi tu. Tôn giả A-nan được giao trách nhiệm...
(View: 1769)
Trí Tuệ Bát Nhã, thần thông quảng đại, nhận thức được thực tướng của vạn Pháp. Trí Tuệ (wisdom) bao gồm cả kiến thức bác học, kiến giác, chứng nghiệm, tâm lý, tâm linh...
(View: 1443)
Tôi xin dùng lý luận khoa học cùng triết lý nhân văn để giải thích những điều tâm linh của Phật Giáo.
(View: 2126)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúcsuy tưởng.
(View: 1475)
Hôm nay chúng ta bắt đầu nghiên cứu chương thứ hai, bàn về những sự thực hành kham khổ, tức là các phương pháp đầu đà.
(View: 1661)
Như Lai được định nghĩa trực tiếp ba lần trong Kinh Kim Cương bát nhã ba la mật. Ba lần ấy được nói đến theo thứ tự như sau:
(View: 1871)
Kinh Lăng-già tên gọi đầy đủ là Thể Nhập Chánh PhápLăng-già, cuối chương १० सगाथकम्। (10-sagāthakam), biên tập bởi Nanjō Bunyū 南條文雄 (laṅkāvatāra sūtra, kyoto, 1923)
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM