Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

05. Phấn đấu

01 Tháng Tám 201200:00(Xem: 15437)
05. Phấn đấu

ĐOẠN TRỪ LẬU HOẶC

Tác giả: Acharya Buddharakkhita
Dịch giả: Pháp Thông

PHẦN I

PHẤN ĐẤU

Phấn đấu là muối của cuộc đời. Nó là một trong những điều tối cần và tất yếu, không có nó, không có gì có thể tiến triển dù là thiện hay ác. Do đó, phấn đấu là chất liệu chính của sự sống, hơn nữa cần phải phấn đấu và phấn đấu liên tục.

Con người lao nhọc vất vả để tích lũy tài sản, hoặc để có được ảnh hưởng, danh vọngquyền lực, hoặc để cố thủ lập trườngđịa vị, hay thậm chí chỉ để kiếm miếng ăn vừa đủ sống, chắc chắn đều phải phấn đấu. Và có những người cần khổ nhưng để làm ngược lại, tức là, để thanh lọc tâm khỏi mọi điều ác, để gạt bỏ những thú vui nhục dục, để thành tựu một sự toàn bích tâm linh và để tự chủ (làm chủ cái tâm của mình), các vị ấy chắc chắn càng phải phấn đấu hơn nữa. Tuy nhiên, giữa hai cách phấn đấu này có một sự khác biệt rất lớn, một sự phân định rất rõ rệt.

Chính vì vậy, người đi tìm Chân lý nhất thiết phải hiểu rằng con đường giải thoát tâm linh là một con đường đầy gian nan thử thách, mặc dù đó là một sự gian nan để làm vơi nhẹ đi bao nỗi gian nan chứ không phải để đưa đến gian nan thêm nữa, và nhất là không phải để kéo dài thêm cái khổ (của luân hồi). Sự kiện này cũng đã được nêu lên một cách sinh động trong Pháp Cú, đặc biệt để khích lệ những ai đang thực sự khép mình vào nếp sống giới luật, nhiệt tâm tỉnh giác, nhất hướng Niết Bàn, để đoạn trừ các lậu hoặc.

Chuyện kể rằng, trong Kinh thành Rājagaha (Vương Xá) có một người nữ tỳ tên Puṇnā bị chủ nhân giao cho một công việc đòi hỏi phải có một sự phấn đấu rất nghiệt ngã, và cũng chính công việc ấy đã dẫn đến sự giải phóng khỏi mọi nỗi nhọc nhằn của nàng. Trong một thế giới lưỡng phân, thường cái gì được xem là chướng ngại chỉ làm sanh thêm những chướng ngại. Nhưng nếu có trí tuệ, chướng ngại ấy cũng có thể chuyển thành một trợ lực.

Tục ngữ thường nói, giống như con dao hai lưỡi, nếu khéo sử dụng có thể giết chết kẻ thù, và nếu sử dụng một cách không thích hợp cũng có thể tự giết mình; mọi tình huống trong cuộc đời bao giờ cũng có hai khả năng có thể xảy ra ấy. Người khao khát tâm linh, hiểu rõ sự lý này, sẽ chuyển được mọi tình huống trong cuộc đời, ngay cả những trường hợp tồi tệ nhất và đau khổ nhất, sao để thành tựu sự đoạn trừ các lậu hoặc và những trói buộc do lậu hoặc sanh. Cái khổ của nữ tỳ Puṇnā vừa đau đớn về thể xác, cũng vừa đau khổ về tinh thần, dưới dạng những mối hoài nghi, e ngại, thiếu tự tin và mặc cảm tự ti (hạ liệt) v.v...

Một hôm, theo truyện kể, Puṇnā được giao cho một đống lúa lớn để giã thành gạo. Dưới ánh đèn dầu leo lét, nàng giã cho đến quá nửa đêm, đẫm ướt mồ hôi và rã rời mệt mỏi. Ngưng lại để nghỉ một lát, nàng bước ra ngoài trời và đứng hóng gió. Với thân mình đầy mồ hôi và sự phấn đấu lộ rõ khắp nơi trên ấy, nàng bị đè nặng với nỗi thống khổ mà các lậu hoặc dưới dạng nghiệp quá khứ của mình tác động.

Lúc bấy giờ dưới bầu trời đêm trăng sáng lồng lộng, bất chợt nhìn về những dãy đồi bao bọc Kinh thành Rājagaha. Và, nhìn kìa! Một cảnh tượng quá đỗi kinh ngạc. Nàng thấy một đoàn Tỳ khưu đang lũ lượt theo sau một hình bóng trang nghiêm như một vị Thánh, ngón tay của Ngài cháy sáng, soi rõ cả con đường cho các vị khác đi. Vị tôn giả mà ngón tay của mình biến thành ngọn đuốc do năng lực thần thông ấy, không ai khác hơn là Trưởng lão Dabbamallaputta, một trong những vị đại đệ tử của Ðức Phật. Ngài đang làm nhiệm vụ soi đường cho các vị Tỳ khưu trở về những cốc lá (chòi lá) và hang đá của họ nằm rải rác khắp khu rừng.

Puṇnā tự nghĩ: "Chà, vào cái giờ này, thân phận tôi đòi như ta, mang nặng nỗi thống khổ của mình, không thể ngủ được đã đành. Nhưng, lạy trời, cớ gì các vị Tỳ khưu thánh thiện, hạnh phúctự do ấy cũng không chịu nghỉ vào giờ này chứ?" Rồi nàng tự lý luận theo suy nghĩ của mình và phỏng đoán rằng: "Chắc có lẽ một vị Tỳ khưu nào đó bị bệnh, hoặc có thể vị ấy đang quằn quại vì bị rắn độc cắn!"

Sáng hôm sau, khi chuẩn bị để đi ra bờ sông tắm giặt như thường lệ, nàng làm một cái bánh bột chiên bằng thứ cám gạo đỏ mới giã hôm qua. Xong xuôi nàng nhét miếng bánh vào vạt áo, vớ lấy vò nước đội lên đầu và lên đường đi ra bờ sông. Những gì diễn ra trên đường là một kinh nghiệm kỳ diệu đã chuyển hóa cuộc đời lao nhọc của nàng thành một cuộc sống, ở đây, mọi lao nhọc đều dứt sạch.

Ðúng vào lúc nàng đang trên đường đi ra mé sông, Ðức Thế Tôn cũng cố tình chọn con đường đó để đi bát. Ngài đã thấy trước kết quả của sự kiện - Nữ tỳ Puṇnā sẽ được chuyển hóa tâm linh như thế nào.

Gặp Ðức Phật trên đường, Puṇnā nghĩ, "Thật kỳ diệu thay! Vào những ngày khác, khi ta may mắn được gặp Ðức Phật, ta lại chẳng có chi để cúng dường; hoặc khi ta có của cúng dường, ta lại chẳng gặp Bậc Ðạo Sư; nhưng hôm nay ta vừa có của cúng dường, lại vừa được diện kiến Bậc Ðạo Sư. Nếu như Ngài sẵn lòng nhận món ăn cúng dường của ta mà không nghĩ đó là thô hay tế, ta sẽ rất hoan hỷ cúng dường tấm bánh bột chiên này đến Ngài".

Nghĩ vậy, nàng liền đặt vò nước xuống bên vệ đường, đứng cúi đầu tỏ lòng tôn kínhbạch Phật, "Bạch Ðức Thế Tôn, xin Ngài ban phước cho con bằng cách nhận món cúng dường thô bạc này."

Bậc Ðạo Sư nhìn qua tôn giả Ananda lúc ấy đang cùng đi với Ngài, nhận lại bát nơi tôn giả và đón tấm bánh của người nữ tỳ. Sau khi cúng dường tấm bánh với hết lòng thành kính, Puṇnā đảnh lễ Ðức Thế Tôn một lần nữa và nguyện, "Bạch Ðức Thế Tôn, cầu mong Chân lý nào mà Ngài đã tự mình chứng ngộ, Chân lý ấy cũng có thể đến với con."

"Con hãy được như nguyện", Bậc Ðạo Sư nói.

Tuy nhiên, ngay sau đó tâm Puṇnā vô cùng lúng túng khi cô nghĩ, "Mặc dù Bậc Ðạo Sư vì lòng bi mẫn mà nhận tấm bánh chiên của ta, nhưng chắc gì Ngài sẽ ăn món ăn thô bạc này. Trên đường đi, chắc chắn Ngài sẽ quăng nó cho chó hay cho bò gì đó, rồi sẽ đi đến cung điện của Vua hay của một vị hoàng tử nào đó để dự một bữa ăn đặc chọn."

Ðức Phật biết được những ngờ vực của nàng, nhìn sang Ananda, ra dấu tỏ ý định muốn ngồi, Tôn giả Ananda trải tọa cụ và Bậc Ðạo Sư, ngồi bên vệ đường để ăn món cúng dường của người nữ tỳ, một trường hợp được xem là bất thường nhất. Puṇnā vô cùng xúc động. Sau khi bữa ăn đã xong, Ðức Phật đặt câu hỏi này cho nàng, "Tại sao con hiểu lầm những đệ tử của Như Lai?"

- "Bạch Ngài, con đâu có hiểu lầm!"

- "Thế, con đã nói gì với chính mình đêm qua?"

- "Bạch Ngài, con chỉ nghĩ như vầy: Chà, vào giờ này, thân phận tôi đòi như ta, mang nặng nỗi thống khổ của mình, không ngủ được đã đành. Nhưng cớ gì các vị Tỳ khưu đáng kính ấy lại không ngủ chứ? Chắc có vị nào đó bị bệnh, hay vị nào đó đang đau khổ vì bị rắn cắn chăng!"

Sau khi nghe nàng kể lại, Ðức Phật nói, "Này Puṇnā, trong trường hợp của con không thể ngủ được vì lẽ con mang nặng những nỗi thống khổ của riêng mình. Nhưng đối với các vị đệ tử của Như Lai, họ không ngủ là vì họ đang nỗ lực không ngừng để thành đạt sự giải thoát tâm linh." Rồi sau đó, để kết luận, Bậc Ðạo Sư công bố bài kệ này:

"Ai luôn luôn tỉnh giác
Ngày đêm thường tu tập
Tâm nhất hướng Niết Bàn
Lậu hoặc sẽ tiêu tan."

Ðối với một người tỳ nữ nghèo khổ phải quần quật phấn đấu cả ngày đêm như Puṇnā, việc ước mong chứng ngộ Chân lý thay vì phước báu nhân thiên quả là một chuyện phi thường vậy. Hiển nhiên, phải nhờ đã tích tạo công đức tu tập nhiều đời trước nên mới cho nàng cơ hội đặt bát cúng dường Ðức Phật như vậy. Tuy nhiên, bất chấp những tiềm năng tu tập ấy, các lậu hoặc vẫn gây chướng ngại cho sự phát triển tâm linh của nàng. Song nhờ sự can thiệp đúng lúc của Bậc Ðạo Sư, nàng đã được chuyển hóa về mặt tinh thần ngay khi các nghi chướng được giải tỏa.

-ooOoo-

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14978)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13423)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15094)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16452)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13201)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12554)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13427)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13384)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12733)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12049)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11941)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12615)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11444)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11752)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11130)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13259)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13137)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11552)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12139)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12337)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11913)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12711)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12334)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12163)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12220)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11975)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11932)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11197)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11340)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12351)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12447)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11977)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12933)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12012)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12587)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12976)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13914)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12712)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14843)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11897)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12159)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12865)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12748)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14740)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12715)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15367)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12557)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13191)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14201)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15517)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13715)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13116)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13541)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12434)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12052)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12866)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 12942)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13163)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21300)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143549)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant