Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phần hai: MƯỜI BẢY PHÁP TĂNG TÀN

13 Tháng Chín 201000:00(Xem: 15857)
Phần hai: MƯỜI BẢY PHÁP TĂNG TÀN

Tóm tắt

1. Làm người mai mối.
2. Vu khống tội nặng.
3. Xuyên tạc tội nặng.
4.
Đi thưa kiện người.
5. Biết giặc mà
độ.
6. Giải cho tội trọng.
7. Phạm vào bốn sự.
8. Nhiễm tâm thọ thực.
9. Khuyên thọ nhiễm thực.
10. Phá t
ăng hòa hiệp.
11. Hỗ trợ phá t
ăng.
12. Hoen ố tín
đồ.
13. Không nghe can gián.
14. Thân nhau giấu tội.
15. Xúi
đừng ở riêng.
16. Giận bỏ tam bảo.
17. Chê bai chúng t
ăng.

1. MAI MỐI:

Phật ở Xá vệ chế giới. Tỳ kheo Ca la phạm đầu tiên. Ông giỏi về khoa bói toán, nên nhiều cư sĩ đến nhờ ông coi ngày coi tuổi để dựng vợ gả chồng cho con cái họ. Ông nhờ thế mà được nhiều người thân cận cúng dường. Nhưng có những cặp vợ chồng sau khi cưới nhau gặp rắc rối, cơm không lành canh không ngọt, hò bèn đến chùa mắng vốn. Các tỳ kheo bạch Phật.

2. VU KHỐNG:

Phật ở Xá vệ chế giới này. Tỳ kheoĐịa phạm. Lúc ấy Đạp bà ma la đã chứng quả a la hán, phát nguyện làm tri sự phân phối phòng ốc, đồ nằm và cử tăng theo thứ tự thọ thực tại các nhà cư sĩ. Vào ngày kết hạ an cư, Tư địa đến vườn Cấp cô độc lúc trời đã tối, chư tăng đến trước đã yên chỗ. Chỉ còn môt chỗ nghỉ tồi hơn các chỗ khác, Đáp bà ma la đưa Tư địa đến đấy và phân phối mền chiếu cũ cho ông. Tư địa tức giận, nghĩ Đáp bà ma la còn đồ tốt mà muốn chơi xấu mình. Sáng hôm sau, ông lai được phiên thọ thực tại một nhà cư sĩ giào có, nhưng lại cúng toàn thực phẩm dơ. Nguyên vì Tỳ kheođịa mang tiếng xấu trong giới cư sĩ, nên khi nghe ông được cắt phiên đến nhà ấy thọ thực, chủ nhà bèn đổi ý định cúng thực phẩm thượng hạng, mà chỉ cúng những thứ hạng nhì hạng ba. Tư địa lại nghi Đạp bà la ma xúi, nên ôm hận trong lòng. Để trả thù, ông đến chùa ni gặp cô em gái là Di đa la nhờ cô này vu khống cho Đạp bà ma la phạm giới dâm dục, làm hạnh bất tịnh với mình. Giữa đại chúng, trước sự vu khống của ni cô, tôn giả Đạp bà ma la chứng tỏ sự thanh tịnh của mình bằng cách xòe ngón tay út phát ra ánh sáng và bạch Phật:: "Bạch Đức Thế Tôn, từ khi cha sinh mẹ đẻ, dù trong mộng con cũng chưa từng có một ý niệm nhiễm ô đối với phụ nữ, huống hồ là phạm giới bằng thân hay lời". Đức Phật xác chứng cho lời nói của tôn giả, quở trách hai anh em Tư địa và Di đa la ni đủ điều rồi chế giới: Không được vu khống vô căn cứ, muốn cử tội nặng của người nào, phải đủ chứng cớ rõ ràng gồm ba sự là thấy, nghe và nghi.

3. XUYÊN TẠC PHỈ BÁNG:

Phật chế giới này lúc ở Xá vệ. Tư địa sau khi bị Phật quở trách tội nhờ em gái vu khống cho Đạp bà ma la, bèn tìm cách khác để phỉ báng. Một hôm xuống đồi, trông thấy hai con dê, từ đấy ông bèn nảy ý đặt tên cho dê cái là Di đa la và dê đực là Đạp bà ma la, rồi tuyên bố giữa chúng tăng: "Tôi đích thân thấy Di đa la và Đạp bà ma la hạnh dâm dục, phạm hạnh bất tịnh. Chứng cớ rõ ràng, không phải là tội ba la di vô căn cứ đâu". Khi tăng hỏi ông đã thấy trong trường hợp nào và ở đâu, ông đáp lúc đi xuống đồi, ngay trên bãi cỏ lúc chúng đang cùng ăn cỏ với nhau. Đại chúng nghe lạ tai, bèn hỏi tiếp mới vỡ lẽ đấy là hai con dê được Tư địa đặt tên. Như vậy gọi là lấy một chút cớ nhỏ ("thủ phiến") thuộc về chuyện khác ("ư dị phận sự trung", như để, người trùng tên) để vu oan cho người.

4. ĐI THƯA KIỆN NGƯỜI:

Phật ở Xá vệ chế giới. Có một cư sĩ cúng đất cho ni chúng làm chùa, một thời gian sau ni chúng bỏ chỗ ấy đi dựng chùa nơi khác, chỗ cũ thành một đám đất hoang. Con của cư sĩ đến canh tác, liền bị ni đi kiện. Quan xử cho ni được kiện và tịch biên tài sản của người con cư sĩ. Nhiều người bàn tán chuyện này đến tai Phật, Phật chế giới. Sau đó một trường hợp tương tự xảy ra là, ni chúng bỏ chùa đi vắng cư sĩ chủ chùa bèn đem chùa cúng cho một nhóm Phạm chí ngoại đạo. Nhiều kẻ thấy vậy bất bình, đưa việc ấy ra tòa. Ni chúng sợ phạm giới Phật chế không dám đi. Vì thiếu nhân chứng nên tòa xử cho Phạm chí được kiện, ni chúng bị mất chùa. Phật chê tòa xử bất minh và nhân đấy chế lại giới này, cho phép nếu tòa mời hay có việc chính đáng thì Tỳ kheo được phép đến cửa quan.

5. BIẾT GIẶC MÀ ĐỘ:

Phật ở Xá vệ chế giới. Có những nam nữa dòng họ Ly xa (Licchavi) vào rừng cắm trại, bị một cô gái điếm ăn trộm hết bảo vật rồi chạy vào trốn trong chùa ni, xin cạo tóc xuất gia. Khi quan quân truy nã bắt được, bèn chê bai ni chúng đồng lõa với bọn trộm cướp.

6. GIẢI CHO TỘI TRỌNG:

Phật ở Xá vệ chế giới. Tỳ kheo ni Ủ y thứ phạm tội bị chúng tăng quở trách chưa hành sám mà Thâu la nan đà vì tình riêng, đưa ra ngoại giới làm phép giải tội cho cô này.

7. PHẠM VÀO BỐN SỰ:

Phật ở Xá vệ chế giới. Hai Tỳ kheo là Thâu la nan đà và Sai ma thường phạm bốn việc là một mình qua sông, một mình vào xóm, một mình ngủ lại và một mình đi sau, khi được hỏi lý do thì các cô bảo "để gặp nam tử". Các Tỳ kheo ni thiểu dục quở trách và trình lên. Phật chế giới Tỳ kheo ni không được làm bốn việc một mình ấy, để đề phòng chỉ trích và hỗ trợ phạm hạnh.

8. NHIỄM TÂM THỌ THỰC:

Phật ở Xá vệ chế giới. Ni cô tên Đề xá nan đà có nhan sắc, thường tới nhà một ông trưởng giả để khất thực. Ông này cúng cho cô nhiều thực phẩm hảo hạng trong một thời gian dài, cuối cùng một hôm nọ khi vào khất thực, cô bị ông ta ôm chầm lấy. Ni cô la làng. Khi mọi người kéo tới, ông trưởng giả phân bua: "Tôi có ý muốn mua cô này về làm vợ bé đã lâu, nên cúng dường trọng hậu. Số tiền tôi bỏ ra bấy lâu cho cô đã đủ mua một nàng hầu".

Mọi người hỏi ni cô: "Ni cô có biết ông này có tình ý với cô hay không?".

Đề xà đáp "Biết".

Mọi người bĩu môi chê trách: "Biết sao còn nhận đồ cúng của ông ta? Biết sao còn rộng họng la lớn thế".

Ông trưởng giả sai người trói ni cô lại, chừng nào có tiền đem hoàn đủ số mới thả về. Cô khóc lóc thảm thiết. Chợt có một nhóm thương gia ở đâu tình cờ đi qua, trông thấy ni cô bị hành hạ, bèn bảo ông trưởng giả: "Chớ đụng vào những của nợ ấy. Đấy là những đệ tử của Đức Thế Tôn mà tất cả vua, đại thần đều kính trọng, ai khôn hồn thì đừng dây dưa tới họ, coi chừng mang hoạ".

Tất cả mọi người đều tin lời thương gia vì năng đi đây đi đó biết nhiều hiểu rộng, bèn cởi trói thả cho Đề xá ra về, còn hăm he: "Liệu hồn, sau đừng dẫn xác tới đây nữa".

9. KHUYÊN NHẬN NHIỄM THỰC:

Phật ở Xá vệ chế giới. Một Tỳ kheo ni lớn tuổi có một đệ tử nhan sắc mỹ miều thường đem đồ khất thực ngon về cho bà dùng. Trải qua một thời gian dài, bà chuyên được thực phẩm hảo hạng do ni cô khất thực về dâng. Nhưng sau đó, thực phẩm ni cô đem về càng ngày càng tệ; bà thầy nuốt không xuống (vì đã quen ăn ngon) bèn hỏi ni cô: "Trước đây ngươi thường xin được toàn đồ ngon không, tại sao sau này ngươi đem về tinh ròng những thứ ma chê quỷ hờn thế?".

Ni cô thực tình kể: "Bấy lâu có một ông nhà giàu thường cúng cho con toàn thực phẩm hảo hạng. Một hôm cúng xong ông ta hỏi, cô có biết tại sao tôi cúng dường cho cô không? Con trả lời, thí chủ cho tôi là vì muốn cầu phước chứ còn vì sao nữa. Ông trưởng giả nói không phải, vì tôi yêu ni cô đấy thôi. Chính vì ông trưởng giả nói như vậy, nên từ đấy con không tới nhà ông ta để khất thực nữa, vì Phật đã chế giới không được nhiễm tâm nhận đồ ăn".

Bà thầy nghe xong nói: "Người kia có nhiễm tâm hay không mặc kệ, miễn sao ngươi không có nhiễm tâmđược rồi, sợ nỗi gì. Họ đã cho đồ ăn thì cứ tới mà nhận đi chứ".

đệ tử cãi lại: "Phật đã chế giới xuất gia phải thiểu dục tri túc, sao thầy đã không khuyên con những điều tốt đẹp, lại còn vì thức ăn mà xúi con làm bậy?".

- "Có gì là bậy? Ta có xúi ngươi phạm giới đâu cà?".

Hai thầy trò cãi nhau càng lúc càng hăng, đến tai những vị khác, cuối cùng trình lên Phật. Phật xử cho ni cô đệ tử nói có lý, và quở trách bà thầy tham xơi ngon xúi bậy.

Câu chuyện này chứng tỏ tinh thần bình đẳng trong Phật giáo. Liên hệ thầy trò trong giáo lý Phật thường được đề cao hết mực, bậc thầy đôi khi còn quan trọng hơn tam bảo, vì nhờ thầy mà ta biết đến tam bảo. Nhưng không phải vì thế mà người đệ tử trở thành mù quángtrách nhiệm đối với bản thân, mọi sự đều nhất nghe theo thầy. Vì ngoài bậc thầy còn có Chánh pháplương tâm của mình là những tiêu chuẩn để phân biệt phải quấy; nếu thầy nói những lời mà mình xét không thích hợp với chánh pháp hoặc với lương tâm, thì có thể trình bày lý do bất tuân mà không sợ phạm tội hỗn láo hay phản thầy.

10. PHÁ TĂNG HÒA HỢP:

Phật ở Xá vệ, Đề bà đạt đa (Devadatta) phạm đầu tiên. Đề bà đạt đa ganh tị với uy thế của Phật, cố dựa thế lực của chính quyền vu A xà thế để tự xưng Phật và lập riêng một tăng đoàn có quy luật khắc khe hơn giới luật Phật chế, như phải khất thực suốt đời không được nhận lời mời ăn tại nhà cư sĩ, phải suốt đời mặc y phấn tảo (lượm vảo bỏ đống rác mà mặc) vân vân. Một số tăng khoái khổ hạnh quá khích đi theo Đề bà đạt đa.

11. HỖ TRỢ PHÁ TĂNG:

Phật ở Xá vệ chế giới, nhóm đi theo Đề bà đạt đa phạm tội này.

12. HOEN Ố TÍN ĐỒ:

Phật ở Xá vệ chế giới. Hai Tỳ kheo Mã túc và Mãn túc ở chung tại một thôn xóm giao du với cư sĩ, làm nhiều việc phi pháp, không có uy nghi, tiếng đồn đến tận vườn Cấp cô độc. Phật sai Xá lợi phất và Mục kiền liên đến nơi cử tội hai Tỳ kheo làm hoen ố tín đồ. Vì chưa bao giờ trông thấy vị Tỳ kheo nào khác ngoài hai ông ấy, nên khi Xá lợi phất Mục kiền kiên đến, cư dân trong vùng bảo nhau: "Hai ông này không nhanh nhẩu hoạt bát gì cả, cũng không thân mật vui vẻ với mình, khác xa hai vị ta thường cúng. Người gì đâu mà đi khất thực thì cứ lầm lì chằm bẵm không cười không nói, chán thấy mồ". Làm cho người ta có một hình ảnh sai lạc về Phật Pháp Tăng như vậy, gọi là hoen ố tín đồ hay làm dơ nhà người, "ô tha gia".

13. ÁC TÁNH CHỐNG CAN:

Phật ở Xá vệ chế giới. Tỳ kheo Xa nặc (Channa, có chỗ dịch âm là Xiển đà) một trong Lục quần, ỷ dòng họ cao sang, không nghe lời chúng tăng can gián, còn bảo: "Đáng lẽ tôi dạy các vị mới phải chứ, sao các vị lại dạy tôi. Tại sao? Chư vị thuộc đủ các giai cấp, thuộc nhiều dòng họ (bạch tánh) tụ họp lại đây, trong khi đó dòng họ của tôi thì thù thắng hơn tất cả chư vị. Vậy, các vị chẳng nên đem lời khuyên can tôi, tôi cũng không khuyên can gì các vị". Các Tỳ kheo đến bạch Phật, Phật quở trách Xiển đà rồi chế giới.

14. THÂN NHAU GIẤU TỘI:

Phật ở Xá vệ, hai Tỳ kheo ni Tô ma và Bà phả đi ở chung trong một thôn xóm, thân nhau, sinh hoạt không khác gì người thế tục, bị đời chê bai phỉ báng đến tai Phật.

15. XÚI ĐỪNG Ở RIÊNG:

Phật ở Xá vệ, Tỳ kheo ni Thâu la nan đà xúi Tô ma, Bà Phả di đừng nghe lời chúng tăng mà ở riêng.

16. GIẬN BỎ TAM BẢO:

Phật ở Xá vệ chế giới.Nhóm 6 ni phạm đầu tiên.

17. KHÁNG CỰ KHÔNG PHỤC:

Phật ở Xá vệ chế giới. Nhóm 6 Tỳ kheo phạm lỗi, tăng chúng quở trách thì chống cự không phục tùng.

Phật nhân đấy để chuyện về mục đồng tên Hoan hỉ thường đến nghe pháp. Vào thời Phật Ca Diếp, mục đồng ấy đã làm một vị Tỳ kheo tinh thông ba tạng,có tài phân xử. Một hôm có hai Tỳ kheo đền nhờ ông xử đoán một việc tranh chấp, ông vận việc nên giới thiệu họ đến nhờ chúng tăng phân xử. Khi xong việc trở về, nghe thuật lại cách phân xử của tăng, ông bèn chê: "Chúng tăng xử đoán việc như thế không khác gì lối xử của bọn chăn trâu". Do lời nhục mạ ấy mà ông phải làm kẻ chăn trâu nhiều đời kiếp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15704)
Đại Chánh Tân Tu số 0018 - Hán dịch: Ðại Sư Pháp Hiền (đời Tống), Việt Dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16396)
Giới là nguồn cội của hết thảy Thiện pháp, là nền tảng của Tam vô lậu học và mọi quả vị Giải thoát... Nguyên tác: Lý Viên Tịnh; Thích Giác Quả dịch
(Xem: 23622)
Tại Gia Bồ Tát Giới Bổn - 3 ngôn ngữ Anh, Việt, Hoa - Nhiều Tác Giả
(Xem: 17505)
Tập Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn này được chúng tôi biên soạn như một phần trong công trình dịch thuật và chú giải kinh Đại Bát Niết-bàn... Nguyễn Minh Tiến
(Xem: 81339)
Kinh Nhật Tụng - Kinh Tụng Hằng Ngày
(Xem: 19608)
Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni - Đời Đường, nước Kế Tân, Tam Tạng Sa môn Phật Đà Ba Ly vâng chiếu dịch, Việt dịch: Sa-môn Thích Thiện Thông.
(Xem: 20261)
Kiền Long Đại Tạng Kinh bao gồm 168 tập, chứa đựng 1669 bộ Kinh văn... Tổng hợp Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 47457)
Bấy giờ, năm trăm công tử Ly-xa, dẫn đầu bởi Bảo Tích (Ratnākāra), mỗi người mang theo một cây lọng quý, biểu hiệu quyền quý, đến vườn Xoài cúng dường Phật... Tuệ Sỹ
(Xem: 39227)
Trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
(Xem: 15844)
“Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh vũ trụ trên hai phương diện bản thểhiện tượng, tuy vậy không rời tính thực dụng của Phật pháp trong đời sống tu tập... Thích Đức Trí
(Xem: 23247)
Niệm Phật Vô Tướng - Lí Luận và Nhập Môn Pháp Môn Niệm Phật Viên Thông của Bồ Tát Đại Thế Chí, Nguyên tác: Tiêu Bình Thật cư sĩ, Cư sĩ Hạnh Cơ dịch
(Xem: 19295)
Kinh Vô Lượng Nghĩa - Tam tạng pháp sư Đàm Ma Già Đà Da Xá, người Thiên-trúc, dịch từ Phạn văn ra Hán văn tại Trung-quốc, vào đời Tiêu-Tề; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 15210)
Kinh Hạnh Nguyện Phổ Hiền - Tam Tạng pháp sư Bát Nhã, người nước Kế-tân, dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào đời Đường; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 16825)
Bản nầy thứ tự kinh văn số 1726 được khắc vào đời nhà Minh Vạn Lịch -Trung Quốc - và đang lưu trữ tại Báo Ân Tạng thuộc chùa Jojoji - Tăng Thượng tự - Tokyo, Nhật Bản... HT Thích Như Điển
(Xem: 13090)
Có lần Đấng Thế Tôn ngụ tại vùng của bộ tộc Thích-ca (Sakka) tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) trong khu vườn Ni-câu-đà (Nigrodha).
(Xem: 13159)
Đây là những điều tôi nghe Bụt nói vào một thời mà người còn lưu trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ Đà. Hôm ấy, cư sĩ Cấp Cô Độc cùng với năm trăm vị cư sĩ khác đã tìm đến nơi cư ngụ của thầy Xá Lợi Phất.
(Xem: 49040)
Trong khế kinh, Đức Phật nói. "Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật"... HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 23355)
Giới luậtsinh mệnh, là sự sống của Phật tử, nhất là của hàng Tỳ kheo thừa Như lai sứ, hành Như lai sự... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 19443)
Ba học Giới, Định, Tuệ là những nhân tố then chốt nhất của người học Phật, như chiếc đỉnh ba chân, thiếu một tất không thể đứng vững. Nhưng giới học, hay là giới luật học, lại là căn bản nhất... HT Thích Thanh Kiểm
(Xem: 17191)
Luật Học Tinh Yếu - Muốn qua sông phải nhờ thuyền bè, muốn vượt bể khổ sinh tử phải nương nhờ Giới pháp... HT Thích Phước Sơn
(Xem: 32159)
Cúi đầu lễ chư Phật, Tôn Pháp, Tỳ-kheo Tăng, Nay diễn pháp Tỳ-ni, Để Chánh pháp trường tồn... HT Thích Trí Thủ dịch
(Xem: 27491)
Luật Tứ Phần - Việt dịch: HT Thích Đổng Minh; Hiệu chính và chú thích: Thích Nguyên Chứng, Thích Đức Thắng
(Xem: 14339)
Du Già Sư Địa Luận Thích - Trước tác: Bồ Tát Tối Thắng Tử; Hán dịch: Tam-Tạng Pháp Sư Huyền Trang; Việt dịch: Thích Tâm Châu
(Xem: 14808)
Pháp Hoa Tông Yếu, Thứ tự kinh văn số 1725 trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh do Ngài Nguyên Hiểu sọan chữ Hán, Sa Môn Thích Như Điển dịch.
(Xem: 18650)
Bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa xuất bản hôm nay không có một liên quan nào, về mọi phương diện, với những bộ Kinh danh đề tương tựchúng ta thấy trong Đại tạng... Chánh Trí Mai Thọ Truyền
(Xem: 16440)
Tỳ Kheo Huệ Chiểu chùa Đại Vân ở Chuy Châu sọan, Sa Môn Thích Như Điển Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc dịch từ Tiếng Hán sang tiếng Việt trên chuyến Hoằng Pháp Âu Châu năm 2013
(Xem: 13940)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, thuộc Luận Tập bộ toàn. Thứ tự kinh văn số 1663 (562-563)... HT Thích Như Điển
(Xem: 17299)
Tác Giả: Tăng Triệu Ðại Sư - Lược Giải: Hám Sơn Ðại Sư; Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
(Xem: 19406)
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú - Do HT Thích Như Điển dịch Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh
(Xem: 28066)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử tiếp tục truyền bá giáo lý của ngài trong nhân gian. Đồng thời, để bảo đảm giáo lý của ngài một cách trung thực cho hậu thế, họ đã gom lại kết tập để soạn thành một tập toàn bộ kinh điển.
(Xem: 14410)
Toàn thể đại dụng, thu nhiếp xưa nay ngay trên đường; dứt trí tuyệt ngu, vật và ta ngang bằng nơi kiếp ngoại ... HT Thích Thiện Siêu
(Xem: 16965)
Luận về Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa - Phiên dịch, chú giải: Daniel B. Stevenson & Hiroshi Kanno - Phiên dịch, thi hóa: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm
(Xem: 22205)
Suốt trong 45 năm thuyết pháp, đức Phật đã nói rất nhiều Pháp ngữ, bao gồm nghĩa lý thâm thiết để cởi mở nghiệp khổ cho chúng sanh... HT Thích Thiện Siêu dịch
(Xem: 23349)
Thiện nam tử! Có một loại pháp Bồ tát nên diệt trừ. Ðó là pháp tham. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn.
(Xem: 28041)
Bộ kinh Lăng Nghiêm Tông Thông này được Ngài Thubten Osall Lama, tức Nhẫn Tế thiền sư, Đức Sơ Tổ Tây Tạng Tự, dịch và chú thích thêm từ bản Hán văn sang Việt văn...
(Xem: 64878)
Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
(Xem: 33253)
Thế Tôn, nếu con nghĩ rằng con đắc đạo A La Hán, thì Thế Tôn chẳng nói Tu Bồ Đề là một hành giả thanh tịnh hạnh. Vì Tu Bồ Đề vốn là vô sở hành...
(Xem: 40212)
Tam thế chư Phật, chư Đại-Bồ-tát, thật chứng và nhập một với Pháp-giới-tính nên phát-khởi vô-duyên đại-từ, đồng-thể đại-bi, hiện ra vô số thân, theo duyên hóa-độ vô-lượng vô-biên chúng-sinh...
(Xem: 25152)
Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựu pháp khí cho già lam, pháp thức hành trì cho cư gia phật tử để xây nền thiện pháp...
(Xem: 50269)
Khi bạn tiếp tục tiến tới trên đạo lộ một cách đúng đắn, với ý định trở thành một con người giác ngộ, bạn phải kiểm soát tâm theo đúng cách...
(Xem: 38578)
Sách này thâu kết lời giảng của đức Đalai Lama về bài kinh ngắn mang tựa đề Bát Nhã Tâm Kinh, một trong những bộ kinh Phật giáo Ðại thừa quý giá nhất.
(Xem: 27347)
Kinh Trường Bộ thi hóa (3 tập) - Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli - Chuyển thể Thơ: Giới Lạc Mai Lạc Hồng
(Xem: 28606)
Trọng tâm cứu khổ của Ngài Quán Thế Âm nhằm giải thoát sự khổ tâm, khổ tinh thần. Một khi con người đã giải thoát khổ tinh thần thì thân thể sẽ lành mạnh.
(Xem: 52263)
Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ (Lamrim Chenmo) - Nguyên tác: Je Tsongkhapa Losangdrakpa - Việt dịch: Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
(Xem: 35918)
Địa Tạng Bồ Tát Bản Tích Linh Cảm Lục - Liêu Nguyên dịch, Hiệu đính: HT Thích Như Điển
(Xem: 32936)
Kinh Kim Cương lấy vô tướng làm tông, vô trụ làm thể, diệu hữu làm dụng. Từ khi Bồ-đề Đạt-ma đến từ Tây Trúc truyền trao ý chỉ kinh này khiến người đời ngộ lý đạo, thấy tính.
(Xem: 50873)
Sự giải thoát tinh thần, theo lời dạy của Ðức Phật, được thành tựu bằng việc đoạn trừ các lậu hoặc (ô nhiễm trong tâm). Thực vậy, bậc A-la-hán thường được nói đến như bậc lậu tận...
(Xem: 74945)
Kinh chữ Hán - ĐĐ. Thích Hạnh Phú sưu tầm & biên soạn
(Xem: 36178)
Sắc là vô thường. Vô thường tức là khổ. Khổ tức là chẳng phải ta. Cái gì chẳng phải ta thì cũng chẳng phải sở hữu của ta. Quán sát như vậy gọi là chân thật chánh quán.
(Xem: 49025)
Người nhất tâm nghe kinh có hai hạng: nghe rồi thọ trì pháp và nghe rồi không thọ trì pháp. Người nghe rồi thọ trì pháp là hơn, người nghe rồi không thọ trì pháp là kém.
(Xem: 31039)
Nếu dùng hình sắc để thấy ta, Dùng âm thanh để cầu ta, Người nầy hành tà đạo, Chẳng thể thấy Như Lai... HT Thích Như Điển
(Xem: 33967)
Kinh Bại Vong (Parabhava-sutta) rút từ Tập Kinh (Suttanipata), kệ số 91-115, trang 18-20, Pali Text Society... HT Thích Thiện Châu dịch
(Xem: 28935)
Trải qua nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Ðức Ðạo sư đã hóa độ đủ mọi hạng người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp, sang hèn... Thích Phước Sơn
(Xem: 58864)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại Trúc Y Ðạo tràng trong thành Thất-la-phiệt, cùng các vị đại Tỳ-khưu chúng gồm 1.250 người đều đầy đủ.
(Xem: 46299)
“Ðức Thế Tôn nghe Phạm vương ba lần ân cần thưa thỉnh, liền dùng Phật nhãn soi khắp thế giới chúng sanh, thấy sự ô nhiễm của chúng sanh có dày có mỏng...
(Xem: 43860)
Khi Đức Phật nói danh hiệu chư Phật đời quá khứ, có mười ngàn Bồ Tát, được Vô sinh nhẫn, tám trăm Thanh Văn, phát thiểu phận tâm, năm ngàn Tỷ khưu...
(Xem: 43251)
Kinh vừa là Kinh Phật, lại vừa là miệng Phật. Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã...
(Xem: 45969)
Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng...
(Xem: 48056)
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Trọn bộ 11 tập - 600 cuốn; Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Nghiêm
(Xem: 63778)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant