Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kinh Nước Sông Hằng

14 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 12740)
Kinh Nước Sông Hằng


PHẬT NÓI KINH NƯỚC SÔNG HẰNG


Đại Chánh Tân Tu số 0033 - Nguyên tác Hán ngữ [1]

Hán dịch:  Ðời Tây Tấn Tam tạng Pháp sư Pháp Cự

Việt dịch: Thích Chánh Lạc

--- o0o ---

 

Nghe như vầy:

Một thời Phật cùng đại Tỳ kheo tăng, các Bồ tát đại đệ tử đồng đi đến sông Hằng, chư thiên, nhân dân, quỷ, thần, rồng, người, không phải người và những vị mới phát đạo ý nhiều vô số, tất cả đều cầm hoa hương, kỹ nhạc đi theo sau Phật. Khi đến sông Hằng, tất cả đều trải tòa ra ngồi; khi chúng hội đã ngồi yên, vào ngày mười lăm trong tháng là ngày thuyết giới, Ngài A Nan từ tòa đứng dậy, sửa lại y phục, đến phía trước để đảnh lễ, đầu chạm sát chân Phật, rồi quỳ xuống chấp tay bạch rằng:

–Các đệ tử đã ngồi ổn định, cúi mong đức Phật có thể thuyết Giới kinh.

Ðức Phật im lặng không đáp, ngài A Nan liền trở về chỗ ngồi, thật lâu mãi đến nửa đêm ngài A Nan lại đứng dậy, đến phía trước, quỳ dài bạch đức Phật:

–Ðã nửa đêm rồi, các đệ tử đều ngồi yên lặng, mong được nghe đức Phật thuyết Giới kinh.

Ðức Phật lại im lặng không trả lời, ngài A Nan lại về chỗ ngồi rất lâu, gà sắp sửa gáy, ngài A Nan lại đến phía trước quỳ xuống, chấp tay bạch đức Phật:

–Gà sắp gáy, các đệ tử mong muốn nghe Phật thuyết Giới kinh.

Ðức Phật bảo ngài A Nan :

–Con người sống chết xoay vần qua lại trong năm đường, ở thế gian hết sức thống khổ, kẻ không tự hay biết đời trước, kiếp trước gốc và ngọn, đều do tâm ý không được ngay thẳng vậy. Thân người rất khó được, đã được thân rồi lại càng khó được nghe kinh Giới của Phật, đã được nghe kinh Giới của Phật rồi mà tin nhập được Phật đạo lại càng khó hơn, đã tin nhập Phật đạo mà giữ được Giới kinh lại càng khó hơn. Ðức Phật muốn nói Giới kinh, nhưng nay có một đệ tử ngồi trong nhóm này không có thể thọ trì Giới kinh của Phật, do đó cho nên đức Phật mới không nói Giới kinh.

Ngài A Nan bạch đức Phật:

–Con không biết vị đệ tử không trì Giới kinh ngồi ở chỗ nào?

Ngài Ðại Mục Kiền Liên ở trong tam muội, suốt xem thấy người đệ tử không trì giới, liền đứng dậy đi đến trước vị ấy nói rằng:

–Ngươi là đệ tử của đức Phật mà không thể thọ trì Giới pháp, đó là ngươi phế thải, không thể cùng ngồi chung chiếu với các tôn giả, hãy đứng dậy, đi ra, không được trở lại trong chúng này nữa.

Ðức Phật bảo ngài Ðại Mục Kiền Liên:

–Ngươi đã khéo giải thích, khiến cho người đệ tử không giữ giới ra khỏi nơi đây, tự biết xấu hổ nên đi ra.

Ðức Phật bảo các đệ tử:

–Lành thay ! Nay ta thuyết pháp.

Các đệ tử đều chấp tay thưa rằng:

–Thưa vâng, chúng con xin thọ giáo.

Ðức Phật dạy:

–Nước thủy triều trong biển lớn lúc dâng lên không vượt qua mức cũ, lúc xuống cũng không vượt qua mức cũ. Các đệ tử đều nên đoan tâm, chánh ý quay trở lại tự xem trong năm tạng của mình, suy nghĩ biết sự sanh tử rất đau khổ, hãy phụng trì Giới kinh, đừng để sứt mẻ. Người trì năm giới được sanh trở lại nhân gian làm người. Người giữ mười giới được sanh lên trời, người giữ 250 giới đời này được quả A la hán, Bích Chi Phật, Bồ Tát Phật, Nê Hoàn đại đạo. Nhờ đạo mà được thân người, nên phụng trì giới kinh, dầu có chết thì chịu chết chứ đừng có để khuyết phạm dẫu cho lớn như lông tóc.

Thí như nước trong đại hải lúc sáng, lúc tối, khi lên, khi xuống, không dám vượt qua mức cũ. Trong biển có bảy báu. Những gì là bảy?

1. Bạch ngân

2. Hoàng kim

3. San hô

4. Bạch châu

5. Xa cừ

6. Minh nguyệt châu

7. Ma ni châu.

Ðó là bảy báu ở trong biển.

Nay trong đạo Phật cũng có bảy báu. Ðức Phật dạy: bảy báu đó là:

1. Tu đà hoàn

2. Tư đà hàm

3. A na hàm

4. A la hán

5. Bích Chi Phật

6. Phát ý niệm độ tất cả Bồ tát

7. Phật Nê hoàn đại đạo.

Ðó là thất bảo. Muốn được đạo báu cần phải vứt bỏ dâm dật, sân hận, ngu si, phải trì giới tinh tấn chứa nhiều công đức, trong ngoài thanh tịnh, tự giữ thanh cao phi thường. Như vậy, nước trong biển không chứa vật ô uế, nếu có người chết ô uế, hôi thúi, không thanh khiết, gió mạnh sẽ thổi lên bờ. Nay trong đạo Phật không chứa những người ác ô uế, không giữ Giới kinh. Các người đã phạm kinh Giới liền bị nắm tay kéo ra ngoài. Thí như có bốn loại chuột. Một là chuột ở trong phòng, hai là chuột ở trong nhà, ba là chuột ở ruộng hoang, bốn là loại chuột ở nơi dơ sạch lẫn lộn. Loại chuột ở trong phòng thì không thể sống ở đất bằng, loại chuột sống ở đất bằng thì không thể sống trong phòng ốc, loại chuột sống trong ruộng hoang thì không thể sống trong nhà người ta được, chuột trong nhà người ta thì không thể sống ngoài đồng hoang, chuột sống nơi vừa sạch vừa dơ không thể ra khỏi chỗ ấy mà sống được, vì không biết kho lúa đầy ắp vậy. Con người cũng lại có bốn hạng. Sao gọi là bốn hạng? Một là người đoan chánh tâm ý trì giới không phạm, muốn được đạo A la hán; hai là người trì giới tinh tấn muốn được đạo Bích Chi Phật; hạng người thứ ba là trì giới học hỏi, rõ kinh, trí tuệ nhớ độ tất cả, muốn được Phật đạo; hạng thứ tư là giả danh làm đệ tử, mà không thể phụng trì giới sáng suốt, không muốn học hỏi, tâm ý do dự vì sợ không đắc đạo. Ðó là tiền kiếp đệ tử, như bốn loại chuột này.

Ðức Phật dạy:

–Này các đệ tử, trong đất trời có năm con sông lớn. Dòng nước ở phương Ðông có một con sông lớn tên là Sa Lộc, dòng nước ở phương Nam có một con sông lớn tên là A Di, dòng nước ở phương Tây có một con sông lớn tên là Hằng, dòng nước ở phương Bắc có một con sông lớn tên là Mặc Bồi Hồi, dòng nước ở chính giữ tên là Vi Giang. Chúng chảy vào biển đều bỏ tên riêng của nó, chỉ gọi là nước biển.

Ðức Phật dạy:

–Này các đệ tử, có dòng Bà la môn, có dòng Sát Lợi, có dòng Công Sư, có dòng Ðiền gia, có người ăn xin, dòng họ nào cũng tự cho rằng: “Dòng họ của ta là hào quý”, nhưng sự phú quý, an lạc hay bần tiện đều giống như nước của năm con sông lớn chảy vào biển cả. Tất cả mọi dòng họ làm đệ tử của Phật đều bỏ tên họ riêng của mình, chỉ gọi là đệ tử của Phật mà thôi, làm gì có giàu nghèo mà tự cống cao? Kẻ biết trước phải dạy lại cho kẻ biết sau. Không được nói: “Ta biết đạo”, rồi tự cống cao. Không được nói: “Ta học lâu, biết nhiều kinh”, không được nói: “Ý mà ta nghĩ là đúng với đạo, ý của ngươi nghĩ thì sai đạo, nói như vậy đều là phạm giới, không được vào trong chúng. Trong đạo pháp lớn, nhỏ phải cùng nhau dạy dỗ, che chở, hãy cùng nhau thừa kế, có người chưa hiểu kinh đạo, không được nói cho họ nghe những việc sâu xa, đó là lỗi lớn. Lúc trời mưa to, nước mua chảy vào rãnh, nước rãnh chảy vào khe nước, khe chảy vào sông lớn, nước sông lớn chảy vào trong biển, nước trong biển thì không tăng, không giảm.

Này các đệ tử, có người đắc Tu Ðà Hoàn; có người đắc Tư Ðà Hàm; có người đắc A Na Hàm; có người đắc A La Hán; có người đắc Bích Chi Phật; có người đắc A Duy Việt Trí; có người đắc Phật đạo Nê Hoàn; có người đến, có người đi, đạo Phật cũng không tăng, cũng không giảm. Giống như nước biển không tăng không giảm vậy.

Ðức Phật dạy:

–Ở trong biển có loại cá lớn: một là dài bốn ngàn dặm; hai là dài tám ngàn dặm; ba là dài một vạn hai ngàn dặm; bốn là dài một vạn sáu ngàn dặm; năm là dài hai vạn dặm; sáu là dài hai vạn bốn ngàn dặm; bảy là dài hai vạn tám ngàn dặm. Người học đạo nếu không gặp minh sư, nên biết rằng trong thiên hạ có một đạo lớn vậy. Chèo thuyền rong chơi ở rãnh, ao, suối nên biết rằng trong thiên hạ còn có sông to biển lớn nữa. Kinh của đức Phật như sông to bể rộng, tất cả kinh sách của thế gian đều nhờ kinh Phật mà lưu xuất. Kinh đã khó gặp mà được thấy nghe thì nên giữ gìnđọc tụng, lùi lại sau ngàn, vạn ức năm lại có Giới kinh của Phật nữa chăng? Mặt trời, mặt trăng, tinh tú còn có lúc hủy hoại, nhưng phụng hành Giới kinh của Phật không có lúc nào hoại diệt. Từ nay về sau đức Phật không còn thuyết Giới kinh lại nữa. Giới kinh của Phật hết sức quan trọng. Trong đó có người thọ trì giới mà phạm điều ác thì đầu bị bể làm bảy mảnh.

Ðức Phật nói kinh này xong, các đệ tử đều một lòng trân trọng thọ trì Giới kinh, chư thiên, nhân dân, quỷ, thần, rồng đều đến phía trước, đầu mặt lạy Phật sát đất rồi lui ra. 

PHẬT NÓI KINH NƯỚC SÔNG HẰNG

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 34616)
Nếu kẻ nam tử người nữ nhơn thân có tai ách, trong nhà nên an trí tháp xá-lợi và hình tượng Phật, họa vẽ tượng đức Văn-thù-sư-lợi Đồng tử, thiêu các thứ hương...
(Xem: 33436)
Phật dạy A-nan: “Đời quá khứ, cõi Diêm-phù-đề này có một vị Tỳ-khưu tên là Truyền Giáo. Ngày 15 tháng chín đi du hành về phương Bắc, cách nước Chi Na không xa...
(Xem: 43909)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 57037)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 47545)
Thật ra sanh tử là do tâm thức vô minh của chúng ta “quán tưởng” ra là có tự tánh, là có thật, như ví dụ “hư không khônghoa đốm mà thấy ra có hoa đốm”.
(Xem: 39414)
Bát Thức Quy Củ Tụng - Những bài tụng khuôn mẫu giảng về tám thức tâm vương; tác giả: Huyền Trang; người toát yếu: Khuy Cơ, người dịch giảng: HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 38465)
Quyển "Vi Diệu Pháp Nhập Môn" ngoài tác dụng của bộ sách giáo Khoa Phật Học; còn là cuốn sách đầu giường của học giả nghiên cứu về Triết lý Ấn độ, cũng như Văn Học A Tỳ Ðàm...
(Xem: 52922)
Kinh Ðại Bát Niết bàn, vì là lời nói sau cùng của Ðức Phật, trước khi Ngài Niết Bàn, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh...Nguyễn Minh Tiến; Đoàn Trung Còn
(Xem: 36591)
Như Lai là bậc A-la-hán, chánh đẳng chánh giác, dùng pháp thắng tri (tuệ tri: biết sát na hiện tiền) hay pháp chánh tri kiến để liễu tri sự vật, không dục hỷ...
(Xem: 32234)
Nếu có ai hỏi ngài Duy Ma Cật: “Bản thể của thế giới này là gì?” thì trước sự im lặng của ngài Duy Ma Cật mà lại được Văn Thù Sư Lợi hết sức tán thưởng là có ý nghĩa sâu xa của nó.
(Xem: 40447)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43471)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 31440)
Nakulapita là một người chủ gia đình sinh sống trong vùng Bhagga, đã trọng tuổithường hay đau yếu. Ông rất kính mến Đức PhậtĐức Phật cũng xem ông như một người con của mình.
(Xem: 46698)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
(Xem: 36174)
Sự kiện Đức Phật chấp nhận thành lập giáo hội Tỳ kheo ni, nâng vị trí người nữ đến mức quan trọng nhất, là việc làm duy nhất và chưa từng thấy trong lịch sử tôn giáo...
(Xem: 28685)
"Có một lần Đấng Thế Tôn lưu ngụ với những người dân trong vùng Bhagga, gần thị trấn Sumsumaragiri, thuộc khu rừng Lộc Uyển...
(Xem: 29217)
Cách tốt nhất để mang lại sự an ổn cho bản thân là hướng về điều thiện, và quy y Tam bảo là nền tảng đầu tiên cho một cuộc sống hướng thiện.
(Xem: 31880)
Lúc bấy giờ, rừng cây Ta La ở thành Câu Thi Na, rừng ấy biến thành màu trắng giống như con hạc trắng. Ở trong hư không tự nhiên mà có tòa lầu các bảy báu với những hoa văn...
(Xem: 28802)
Phật dạy Tu-bồ-đề: “Các vị Đại Bồ Tát nên hàng phục tâm như thế này: ‘Đối với tất cả các loài chúng sinh, hoặc sinh từ bào thai, hoặc sinh từ trứng, hoặc sinh nơi ẩm thấp, hoặc do biến hóa sinh ra...
(Xem: 33350)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0376, Hán dịch: Đời Đông Tấn, Sa-môn Pháp Hiển, Việt dịch: Thích Nguyên Hùng
(Xem: 29117)
Gương trí vằng vặc của Như Lai cũng như thế, là pháp giới vắng lặng không có gián đoạn không có dao động, vì muốn giúp vô lượng vô số chúng sanh thấy rõ nhiễm-tịnh...
(Xem: 60970)
Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni - một trong các pháp môn - là trí ấn của tất cả Như Lai, mầu nhiệm rộng sâu, khác chi thuyền bè trong biển ba đào, nhật nguyệt giữa trời u ám.
(Xem: 39724)
Phật dạy đại chúng: “Lúc nào cõi nước không an, tai nạn nổi lên và kẻ nam người nữ bị tai ương biến họa, chỉ thỉnh chúng Tăng như Pháp kiến lập đạo tràng...
(Xem: 26652)
Phật tử có nghĩa là tự nguyện theo Tam quy (ti-sarana), Ngũ giới (pañca-sila), tức là nương tựa vào Tam bảo (ti-ratana) và giữ gìn năm giới căn bản của đạo Phật.
(Xem: 29644)
Trong Kiến Đàn Giải Uế Nghi của Thủy Lục Chư Khoa có lời tán thán bồ tát Quán Thế Âm rằng: “Nhân tu sáu độ, quả chứng một thừa, thệ nguyện rộng sâu như biển lớn mênh mông không thể đo lường...
(Xem: 37355)
Nếu có chúng sanh muốn vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ như thế, hãy phụng quán 12 Viên diệu ấy, ngày đêm ba thời, xưng Chín phẩm Tịnh độ như vậy...
(Xem: 40075)
Trong thể trạng giác ngộ, chúng ta có hai thân Phật được biết như thân hình thể và thân chân thật, tức là sắc thânpháp thân. Sắc thân Phật là thân tự tại...
(Xem: 26827)
Nếu các chúng sanh ác tâm hướng nhau, hãy xưng danh hiệu Địa Tạng Bồ-tát, nhất tâm quy y, khiến chúng sanh kia nhu hòa nhẫn nhục, hổ thẹn với nhau, từ tâm sám hối...
(Xem: 42643)
Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.
(Xem: 37272)
Khi chúng ta thấy những chức năng của luật nhân quả, chúng ta có thể phân biệt hai loại chủ thể trải nghiệm mối quan hệ nhân quả này. Đây là thế giới của thân thể vật lýtâm thức.
(Xem: 28278)
Sự hiện hữa của các pháp trên mặt hiện tượng của tướng đó là một sự hiện hữu giả hợp do duyên và, mặt khác tánh của chúng là Không cũng do duyên mang lại.
(Xem: 28891)
Bàn tay cầm chiếc chìa khóa vô thườngchánh niệm. Dùng hơi thở chánh niệm ta tiếp xúc với mọi sự vật, quán chiếu và thấy được tính vô thường của mọi sự vật.
(Xem: 26389)
Này các thầy! Tánh Không thì rỗng không, không vọng tưởng, không sanh, không diệt, lìa tất cả tri kiến. Vì sao? Vì tánh Không không có nơi chốn, không thuộc sắc tướng...
(Xem: 27156)
Phật dạy: Tự tính của Không là không nằm trên bình diện có không, không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng, không có tướng sinh, không có tướng diệt, và vượt thoát mọi tri kiến.
(Xem: 26180)
Đức Phật thấy rõ bản chất của phiền não tham, sân, si là nguồn gốc khổ đau, Ngài chế ra ba phương thuốc Giới-Định-Tuệ để chữa tâm bệnh tham, sân, si cho chúng sinh...
(Xem: 34611)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 27797)
Tôi nghĩ nhiệm vụ quan trọng nhất của bất cứ một hành giả của một tôn giáo nào là thẩm tra chính họ trong tâm hồn của chính họ và cố gắng để chuyển hóa thân thể, lời nói
(Xem: 30459)
Bụt là bậc có Nhất Thiết Trí, bản chất của Người là đại nhân từ, vì thương xót nhân gian cho nên mới xuất hiện trên cuộc đời này để mở bày đạo nghĩa, giải cứu cho con người.
(Xem: 33272)
Nói đến tịnh độ tất phải nói đến hai khái niệm tự lựctha lực. Tự lực nói đến phương pháp chúng ta thực hành cho tự thân, dựa vào nội lực của chính tâm chúng ta.
(Xem: 28551)
Khi Phật thành đạo là do đạt được Trí Tuệ hay Giác Trí Tuệ thì các pháp giải thoát được thiết lập thực hành Giác Trí Tuệ trong các thời thiền tập.
(Xem: 30058)
Khi tuệ giác nội quán của chúng ta vào trong bản chất tối hậu của thực tạiTính Không được sâu sắc và nâng cao, chúng ta sẽ phát triển một nhận thức về thực tại...
(Xem: 25476)
Thông thường mà nói Bát Nhã có ba ý nghĩa. Thứ nhất là thực tướng, tướng là tướng trạng, thực tướng chính là hình ảnh chân thực. Nghĩa thứ hai là quán chiếu Bát Nhã, cũng chính là chỗ dụng của thực tướng.
(Xem: 21837)
Trong lời phàm lệ của quyển Tứ phần giới bổn như thích, Luật sư Hoằng Tán (1611-1685) nói: "Tam thế chư Phật câu thuyết Kinh-Luật-Luận tam tạng Thánh giáo.
(Xem: 51282)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là gốc của đạo, sanh ra các công đức. Lòng tin có thể nuôi lớn các căn lành. Lòng tin có thể vượt khỏi các đường ma.
(Xem: 26710)
Tận cùng tư duy của Đạo Phật quan tâm, định luật căn bản là: chúng ta muốn hạnh phúc. Quyền căn bản của chúng tađạt được hạnh phúc.
(Xem: 28614)
Khi chúng ta nói về từ bi, thật đáng khuyến khích để lưu ý rằng bản chất tự nhiên của con người, tôi tin, là từ bihiền lành.
(Xem: 27690)
Thế Tôn, nếu có người nghe được kinh này mà có lòng tin thanh tịnhđạt được cái thấy chân thật thì nên biết người ấy đã thực hiện được công đức hiếm có vào bậc nhất.
(Xem: 24344)
Tự tánh giả danh hay tùy thuộc cũng nằm trong phạm trù Tánh không. Tự tánh giả danh được thể hiện tướng sanh diệt do tác động thời gian thì có sanh có diệt...
(Xem: 27452)
Tuệ quán là tri nhận một cách sáng suốt, vô thời gian. Vì lẽ chơn thức (tri giác nguyên sơ) là một điểm nhận thức có thật trong động tác nhận thức đầu nguồn của tri giác.
(Xem: 31918)
Chết là một phần của đời sống chúng ta. Cho dù chúng ta thích hay không, nó bắt buộc phải xảy ra. Thay vì tránh nghĩ về điều đó, chúng ta tốt hơn thấu hiểu ý nghĩa của nó.
(Xem: 30175)
Sau khi Như Lai diệt độ, nếu có thiện nam, thiện nữ nào muốn vì chúng sinh mà nói kinh Pháp Hoa này thời thiện nam hay thiện nữ ấy phải vào nhà Như Lai... Pháp sư Thích Thiện Trí
(Xem: 27690)
“Dược Sư Lưu Ly Quang” là tên gọi của đức Phật này; “Như Lai” là một trong mười tôn hiệu của mỗi vị Phật; “Bổn Nguyện” là các lời phát nguyện của đức Phật này khi Ngài phát tâm Bồ-đề...
(Xem: 35425)
Trong việc phát triển hành xả, chúng ta cần thấu hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực như thù hận và dính mắc là không thích đáng và không lành mạnh...
(Xem: 27433)
Ngày nay, Kinh Chuyển Pháp Luân thuộc Tương Ưng Sự ThậtTương Ưng Bộ SN 56.11 trong kinh điển Pali được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật.
(Xem: 30000)
Để tìm về tính nguyên thủy ấy, lẽ tự nhiên là ta cần khảo sát cẩn trọng bản kinh được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật. Đó là Kinh Như Lai Thuyết...
(Xem: 31759)
Chúng ta chẳng thể nào mang theo bất kỳ thứ gì khi từ giã thế giới này ngoại trừ nghiệp và những giá trị tâm linh như tình yêu thương, lòng bi mẫntrí tuệ mà ta đã trưởng dưỡng...
(Xem: 23008)
Kinh Điềm Lành (Mangala Sutta) -- còn có tên là kinh Phước Đức hay kinh Hạnh Phúc -- là bài kinh số 5 trong Tiểu Tụng (Khuddakapātha), thuộc Tiểu Bộ (Khuddhaka Nikāya).
(Xem: 24174)
Cách mà chúng ta đang sống sẽ là một trong các nhân tố chính yếu có thể mang lại cho chúng ta sự thanh thảnđiềm tĩnh trong giây phút lâm chung.
(Xem: 23010)
Kinh này có tám phương pháp tu hành thành Phật, mà bậc Đại nhân gánh vác sự nghiệp lớn liễu sinh thoát tử, hóa độ chúng sinh cần phải giác ngộ, nên gọi là Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân.
(Xem: 26643)
Nếu chúng ta thẩm tra thế giới tinh thần của chúng ta, chúng ta thấy rằng có những nhân tố tinh thần đa dạng có cả những khía cạnh tích cựctiêu cực.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant