Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kinh Di Giáo

11 Tháng Mười Hai 201300:00(Xem: 15096)
Kinh Di Giáo


KINH THẾ TÔN DI GIÁO


Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389

Nguyên tác Hán ngữ [1]

Vào đời Dao Tần, ngài Cưu-ma-la-thập dịch từ Phạn văn ra Hán văn

Thuyền Ấn dịch từ Hán văn ra Việt văn.

 

1. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thời chuyển pháp luân đầu tiên độ cho ông A-nhã Kiều Trần Như, buổi thuyết pháp sau cùng độ cho ông Tu-bạt-đà-la. Những người có nhân duyên đắc độ Ngài đều đã độ xong. Lúc bấy giờ quãng giữa đêm, thanh tịnh không một tiếng động. Phật ở tại rừng Ta La Song Thọ, trước khi sắp nhập Niết bàn, Ngài vì các đệ tử khái lược truyền dạy những pháp cần thiết quan yếu.

2. Này các tỳ kheo! Sau khi ta diệt độ các vị nên trân trọng tôn kính pháp Ba-la-đề-mộc-xoa (giới luật) thì sẽ như người trong đêm tối gặp được ánh sáng, người nghèo khổ được vòng ngọc châu báu. Nên biết rằng: Giới luật là bực đại sư của các vị, giống như ta ở đời không khác gì vậy.

Người trì tịnh giới không được buôn bán mậu dịch, tậu lập ruộng vườn, nhà cửa; nuôi tôi tớ, nuôi các súc vật để cầu lợi. Tất cả các thứ trồng trọt và mọi tài sản, của báu đều nên xả bỏ, như tránh xa hầm lửa. Không được cắt cỏ đốn cây, đào bới đất đai, bào chế các dược phẩm, xem tướng, xem thiên văn, đoán bàn thời vận thịnh suy, xem quẻ, bói toán, những việc ấy đều không nên làm. Phải biết tiết độ để nuôi thân, sống đời sống thanh tịnh. Không được tham dự chính trị, nhận làm sứ mạng giao thông liên lạc. Không được kết bạn với người quyền quí, quen thân với người kiêu căng ngã mạn, các việc ấy đều không nên làm. Phải luôn tự đoan tâm chánh niệm cầu mong được giải thoát. Không được che dấu tội lỗi, bày những điều lạ để lừa bịp mọi người. Đối với tứ sự cúng dường nên lượng biết vừa đủ. Giả sử được cúng dường nhiều, không nên tích trữ.

Đấy là khái lược nêu lên hành tướng của việc trì giới. Điểm căn bản chính yếu của giới luật là Ba-la-đề-mộc-xoa (có nghĩa là biệt giải thoát). Vì thế nên bất kỳ ai tuân tu theo giới luật này sẽ được phát sinh thiền địnhtrí tuệ diệt khổ. Thế nên các tỳ kheo phải kiên trì tịnh giới, chớ để hủy phạm. Nếu ai khéo trì tịnh giới, người ấy chắc chắn thu hoạch được các thiện pháp. Nếu khôngtịnh giới, thì các thiện công đức đều không thể phát sinh. Do đó phải biết rằng, giới là trụ xứ an ổn bực nhất.

3. Các tỳ kheo! Khi đã an trụ vào tịnh giới, phải nên ngăn chế năm căn, chớ để chúng buông lung sa mê với năm dục. Phải như người chăn trâu cầm gậy xem trông trâu, không để nó đi lung tung ăn phạm lúa má của người. Nếu tỳ kheo nào để năm căn buông lung, thì không những chỉ sa vào năm dục, nó sẽ làm cho say mê ngụp lặn chìm đắm vô cùng tận, lúc bấy giờ không còn cách gì ngăn chế nỗi. Cũng như con ngựa dữ, nếu không có yên cương ngăn chế nó, nó sẽ đưa người sa vào vực thẳm. Người bị giặc cướp chỉ mang khổ họa trong một đời, chứ khổ lụy của giặc năm căn gây tai ương đến vô số kiếp, sẽ chịu nhiều thống khổ, không thể không cẩn thận. Thế nên người trí luôn ngăn cấm nó mà không theo, canh giữ nó như canh giữ giặc, không bao giờ để nó buông lung. Người biết giữ gìn cẩn thận như thế, thì giả sử nó có lỡ buông lung chút đỉnh, cũng sẽ bị trừ diệt ngay sau đó không lâu.

Năm căn này, tâm làm chủ chúng nó. Vì thế các vị nên khéo ngăn chế tâm. Vọng tâm đam mê buông lung là điều đáng sợ. Nó còn nguy hiểm hơn rắn độc, ác thú, bọn oán tặc, lửa dữ bừng bừng bốc cháy, các thứ ấy chưa đủ sức sánh ví với tai họa không bến bờ do vọng tâm gây nên. Ví như có người trong tay cầm bát mật mà di chuyển quá mau, nhưng lại chỉ ham nhìn vào bát mật, chứ không nhìn thấy vực thẳm trước mắt. Hay như con voi điên không có câu móc ngăn chế nó. Hoặc như những con vượn, con khỉ khi gặp được rừng cây là mặc sức leo trèo, nhảy nhót, rất khó ngăn cấm được. Phải gấp bế tỏa vọng tâm lại, chớ để nó buông lung. Ai để cho vọng tâm buông lung thì tất cả thiện công đức của người ấy đều bị hủy diệt hết. Ai ngăn chế được vọng tâm này lại một chỗ, thì tất cả công đức đều được viên thành. Thế nên các tỳ kheo phải thường tinh tiến ngăn chế điều phục vọng tâm của các ngươi.

4. Các tỳ kheo! Khi thọ lãnh các thức ăn uống, nên xem như sự uống thuốc, đối với món ngon thức dở, chớ sinh lòng thêm bớt, cốt dùng nuôi thân để trừ bịnh đói khát. Hãy như con ong hút hoa, chỉ hút lấy vị hoa, chứ không làm tổn hại đến sắc hương của hoa. Tỳ kheo cũng thế, thọ lãnh sự cúng dường của người, chỉ cần vừa đủ dùng, không được tham cầu nhiều mà làm băng hoại thiện tâm của người. Phải như người trí lượng biết sức con trâu kham nhận chở được bao nhiêu, không cho trâu chở nặng quá sức để nó phải kiệt lực.

5. Các tỳ kheo! Ban ngày nên chuyên tâm siêng tu các thiện pháp, chớ để mất thì giờ. Đầu đêm, cuối đêm cũng chớ biếng nhác, bỏ phế. Giữa đêm thì tụng kinh để tăng ích công đức và tự tiêu trừ các nghiệp chướng. Chớ để việc ngủ nghỉ làm cho cả cuộc đời lãng phí, trôi qua vô ích, không thu hoạch được một sở đắc nào trên bước đường tu hành đạo nghiệp. Nên nhớ lửa vô thường đang thiêu đốt hủy hoại khắp trần gian. Phải sớm cầu mong tiến tu giải thoát, chớ nên ham ngủ. Các thứ giặc phiền não thường rình để giết người, còn hơn lũ oan gia, thế nên đâu có thể say mê ham ngủ không biết tự tỉnh ngộ. Con rắn độc phiền não nằm ngủ ngay trong tâm các người, ví như con rắn hổ mang màu đen đang nằm ngủ ngay trong nhà các ngươi. Phải khẩn cấp dùng câu móc trì giới sớm trừ diệt. Khi rắn độc ra khỏi nhà rồi mới có thể yên ngủ. Rắn độc chưa ra mà cứ ngủ, đấy là người không biết tàm quí. Trong tất cả các thứ phục sức, đức tàm quí là thứ phục sức trang nghiêm quí báu nhất. Đức tàm quí như loại móc sắt đủ sức ngăn cản việc phi pháp của người. Vì thế thường nên giữ đức tàm quí, không được lì lợm vô liêm sĩ. Nếu ai rời bỏ đức tàm quí, thì người ấy bị mất hết tất cả công đức. Người có đức tàm quí là người có các thiện pháp. Nếu ai không có đức tàm quí, kẻ ấy giống như cầm thú không khác gì.

6. Các tỳ kheo! Nếu giả sử có người đến phanh thây của các vị ra từng mảnh, các vị phải trầm tỉnh nhiếp tâm, chớ nên sân hậncẩn thận giữ gìn chớ buông ra lời nói hung dữ. Nếu để tâm khởi lên sân hận là tự ngăn trở đạo nghiệp, mất hết tất cả công đức. Đức nhẫn nhục, hết cả việc trì giớitu khổ hạnh cũng không thể sánh kịp nó. Ai thực hiện được đức nhẫn nhục mới là người có năng lực vĩ đại. Nếu ai không đủ sức hoan hỷ nhẫn nhịn chịu đựng được đối với mọi thứ mạ lỵ ác độc xem như uống nước cam lồ, thì người ấy không được gọi là người trí tuệ nhập đạo. Vì sao? Vì tai hại của sự sân hận phá tan tất cả thiện pháp, làm hủy hoại tất cả danh dự quí báu, đời này và đời sau mọi người không ai ưa nhìn thấy. Nên biết rằng, sân tâm còn nguy hiểm hơn lửa dữ, thường phải đề phòng chớ để nó xâm nhập. Loại giặc cướp công đức không thứ nào hơn sân hận. Người bạch y tiếp nhận các thứ dục vọng, không phải là người hành đạo, họ không có phương pháp tự chế, sân hận còn có thể tha thứ. Người xuất gia là người vô dục, mà còn ôm giữ lòng sân hận là điều quá sức không nên có. Ví như giữa bầu trời quang mây tạnh lại đột nhiên nổi lên sấm chớp là điều không phải vậy.

7. Các tỳ kheo! Nên tự rờ đầu để thức tỉnh xả bỏ các phục sức tốt đẹp, bận áo hoại sắc, cầm bình bát đi khất thực để nuôi thân. Tự thấy đời sống của mình như vậy, nếu còn khởi tâm kiêu mạn thì nên mau trừ diệt đi. Tăng trưởng lòng kiêu mạn, điều ấy còn không phải là việc nên làm của người bạch y thế tục, huống gì người xuất gia nhập đạo, vì chủ đích giải thoát, tự hạ mình xuống, xả bỏ tất cả, sống qua ngày bằng hạnh khất thực ư?

8. Các tỳ kheo! Lòng nịnh bợ cùng với đạo trái nhau. Vì thế quí vị thường nên giữ lòng chân chất, trung trực. Nên biết nịnh bợ chỉ là sự dối trá. Người nhập đạo không nên làm việc đó. Vì thế quí vị phải nên đoan tâm, lấy điều chân chất, trung trực làm căn bản.

9. Các tỳ kheo! Nên biết rằng người đa dục ham cầu tài lợi nhiều, thì càng lụy nhiều khổ não. Người thiểu dục thì không ham cầu, không đa dục, nên không vướng vào tai họa đó. Ấy thế mà sự thiểu dục còn phải thực tập, huống chi sự thiểu dục hay sinh trưởng các thiện hạnhcông đức. Người thiểu dục không cần nịnh bợ ai để chìu lụy ý ai, lại không bị sự đam mê của các căn lôi cuốn. Người có hạnh thiểu dục thì tâm thường an vui thanh thản, không có lo sợ; gặp bất kỳ việc gì đều thừa sức đối phó, không cảm thấy thiếu thốn. Người nào có hạnh thiểu dục, người ấy có Niết bàn. Đấy là hạnh thiểu dục.

10. Các tỳ kheo! Nếu muốn giải thoát các khổ não nên tu quán pháp tri túc. Pháp tri túc là nơi giàu sang, yên ổn và an vui. Người tri túc tuy nằm trên đất vẫn rất an vui. Người không tri túc dù ở trên thiên đường cũng không vừa ý. Người không tri túc tuy giàu mà nghèo. Người tri túc tuy nghèo mà giàu. Người không tri túc thường bị năm dục lôi cuốn, nên người tri túc lấy làm thương xót. Đấy là pháp tri túc.

11. Các tỳ kheo! Nếu mong cầu có được pháp tịch tịnh, vô vian lạc, phải nên rời xa các chốn ồn ào náo nhiệt, riêng ở một mình nơi yên vắng thanh tịnh. Người ở chỗ thanh tịnh được các vị Đế-thích và chư thiên kính trọng. Người tu hành phải rời xa đồ chúng của mình và đồ chúng của người, riêng ở một mình nơi yên vắng thanh tịnh, để tư duy, tu hành trừ diệt nguồn gốc của mọi sự đau khổ. Nếu đam mê các thứ ồn ào huyên náo, thì sẽ bị chúng nhiễu não. Ví như cây đại thọcác loại chim chóc đến tụ họp, tất sẽ vướng tai họa cành lá phải bị khô gãy. Người ràng buộc với thế gian sẽ bị đắm chìm trong muôn ngàn đau khổ. Ví như con voi già bị sa vào bãi lầy, không thể nào tự vượt thoát ra được. Đấy là ý thức thoát ly.

12. Các tỳ kheo! Nếu các vị thường nỗ lực tinh tiến thì không có việc gì khó cả. Vì thế các vị thường phải nỗ lực tinh tiến. Như giòng nước bé nhỏ thường chảy vẫn đủ sức làm xuyên thủng đá. Nếu tâm người tu hành thường biếng nhác bê trễ, chẳng khác gì người kéo cây lấy lửa, khi cây chưa nóng đã dừng kéo, thì dù muốn có lửa vẫn không thể nào có được. Đấy là pháp tinh tiến.

13. Các tỳ kheo! Cần cầu bực thiện tri thức, kiếm tìm người thiện hỗ trợ, điều ấy không bằng đừng để quên mất chánh niệm. Nếu người thường không để quên mất chánh niệm, thì các giặc phiền não không thể nào xâm nhập được. Vì thế các vị thường nên nhiếp chánh niệm tại tâm. Nếu người để mất chánh niệm thì sẽ bị mất các công đức. Nếu ai có năng lực chánh niệm vững mạnh thì người ấy có đi vào trong đám giặc ngũ dục vẫn không thể nào bị nhiễu hại. Như người bận áo giáp vào chốn trận mạc thì không còn bận tâm lo sợ gì. Đấy là pháp yếu không để quên mất chánh niệm.

14. Các tỳ kheo! Nếu người thường nhiếp tâm lại một chỗ, thì tâm an trụ trong định. Tâm an trụ trong định, thì người ấy đủ sức biết rõ các pháp tướng sinh diệt trong thế gian. Vì thế các vị thường nên nỗ lực tinh tiến tu tập các thiền định. Nếu tâm được định thì không bị tán loạn. Ví như người muốn chứa nước, phải khéo đắp các bờ đê. Người tu hành cũng thế, vì giữ nước trí tuệ nên phải khéo tu thiền định, không để cho nó chảy mất. Đấy là pháp thiền định.

15. Các tỳ kheo! Người có trí tuệ thì không bao giờ tham trước, thường biết tự tỉnh thức, cảnh giác không để phạm các lỗi lầm. Người này ở trong giáo pháp của ta chắc chắn được giải thoát. Người không có trí tuệ như thế, đương nhiên không phải là người xuất gia, cũng không phải là người thế tục, không biết gọi là gì. Trí tuệ chân thật là con thuyền vững chắc vượt qua biển khổ sinh già bịnh chết, là ngọn đèn rực sáng trong đêm tối vô minh, là thần dược chữa trị tất cả bịnh khổ, là lưỡi búa sắc bén chặt đứt cây phiền não. Vì thế các vị phải dùng văn tuệ, tư tuệ và tu tuệ để tự tăng tiến tu tập lợi ích. Người có trí tuệ soi chiếu, dù chỉ có mắt thịt, vẫn là người thấy biết sáng suốt. Đấy là trí tuệ.

16. Các tỳ kheo! Nếu đam mê các thứ đàm thoại hý luận. tâm mình sẽ bị tán loạn, thì dù đang xuất gia nhưng vẫn chưa được giải thoát. Vì thế các tỳ kheo, phải gấp xả bỏ các thứ hý luận loạn tâm. Nếu các vị muốn đạt được nguồn an lạc cứu cánh tịch diệt, tuyệt đối các vị phải khéo diệt bỏ tai họa của các hý luận. Đấy là pháp không hý luận.

17. Các tỳ kheo! Đối với các công đức thường nên nhất tâm tinh tiến tu hành, phải xả bỏ các buông lung biếng nhác như rời xa oán tặc. Đức đại bi Thế Tôn nói chánh pháp lợi ích giải thoát đã hoàn tất cứu cánh, các vị chỉ cần nỗ lực tinh tiến tu hành theo. Hoặc ở trong núi rừng, hoặc ở nơi đồng vắng, hoặc ở dưới gốc cây, hoặc tịnh tu trong thiền thất, phải thường ghi nhớ pháp mình thọ trì, chớ để quên mất. Hãy thường tự nỗ lực tinh tiến tu hành, đừng để chết trong hoang phí, rồi sau sẽ phải hối hận. Ta như vị lương y biết bịnh cho thuốc, người bịnh uống hay không uống, lỗi ấy không do nơi vị lương y. Lại nữa, ta như người khéo chỉ đường, chỉ dẫn con đường tốt cho người, nghe mà không đi theo, lỗi ấy không do nơi người chỉ đường.

18. Các tỳ kheo! Đối với pháp tứ đế, các vị có điều gì nghi ngờ, nên mau kịp hỏi ngay đi, chớ ôm sự hoài nghi mà không cầu giải đáp. Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn nói lên như vậy ba lần, nhưng trong chúng hội không một người nào hỏi cả. Vì sao? Vì toàn thể đại chúng không ai còn nghi ngờ thắc mắc gì nữa. Lúc bấy giờ, tôn giả A-nậu-lâu-đà quan sát tâm niệm toàn thể đại chúng, rồi bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Mặt trăng có thể làm cho nóng lên, mặt trời có thể làm cho lạnh đi, chứ pháp tứ đế của Phật dạy không thể nào đổi khác được. Phật nói khổ đế thì quả thật là khổ, chứ không thể là vui. Tập đế đích thật là nhân, chứ không có nhân nào khác. Diệt đếkhổ diệt vì nhân đã diệt, mà nhân đã diệt thì quả cũng diệt. Đạo đếphương pháp diệt khổ, nên đích thật là chân đạo, chứ không có đạo nào khác. Kính bạch đức Thế Tôn, toàn thể các tỳ kheo đối với pháp tứ đế quyết định không còn điều gì nghi ngờ.

19. Trong chúng hội này, những người mà sự tu hành chưa hoàn tất, thấy Phật diệt độ nên có lòng bi cảm. Những người mới vào đạo, nghe lời Phật dạy liền được hóa độ, ví như ban đêm thấy ánh điện chớp sáng thì thấy ngay đường đi. Còn những vị mà sự tu hành hoàn tất, đã vượt qua biển khổ, thì suy nghĩ rằng, đức Thế Tôn diệt độ sao mau quá vậy!

Tôn giả A-nậu-lâu-đà tuy đã bạch Phật rằng trong chúng hội ai cũng liễu đạt diệu nghĩa của tứ thánh đế, nhưng đức Thế Tôn vẫn muốn cho đại chúng tâm được kiên cố, do lòng đại bi, ngài lại vì đại chúng dạy rằng: Các tỳ kheo chớ ôm lòng bi não, nếu ta sống ở đời một kiếp nữa, thì sự hội hợp nào cũng phải phân ly. Hội hợp mà không phân ly, điều ấy hoàn toàn không bao giờ có. Pháp tự lợi, lợi tha, ta đều đã truyền dạy đầy đủ. Nếu ta có sống lâu hơn cũng không ích gì. Những người có thể hóa độ, dù ở trên cõi trời hoặc ở tại nhân gian, đều đã được hóa độ. Những người chưa thể hóa độ, thì ta cũng đã tạo nhân duyên hóa độ cho họ.

20. Từ nay trở về sau, các đệ tử của ta hãy triển chuyển thực hành theo giáo pháp ấy. Như vậy là pháp thân của Như Lai vĩnh vĩễn thường trú, không bao giờ diệt mất. Thế nên biết rằng, trần gian là vô thường, có hội hợp thì có phân ly, chớ nên ưu não. Thực trạng cuộc đời là như thế thì các vị phải nỗ lực tinh tiến tu hành, cầu mong sớm được giải thoát, dùng ánh sáng trí tuệ để diệt trừ các si ám. Cuộc đời thật là mong manh, không có gì vững chắc. Ta nay được tịch diệt như trừ được ác bịnh. Tấm thân giả danh này chìm đắm trong biển khổ sinh già bịnh chết, đấy là vật tội ác cần phải xả bỏ. Có người trí nào diệt trừ được nó, như giết chết kẻ oán tặc, mà không hoan hỷ?

21. Các tỳ kheo! Thường nên nhất tâm nỗ lực tinh tiến tu hành cái đạo giải thoát. Các pháp động và bất động khắp cả thế gian đều là những hiện tượng vô thường băng hoại, không an ổn. Thôi các tỳ kheo! Quí vị đừng nói thêm gì nữa. Thì giờ gần hết, ta sắp diệt độ. Đấy là những lời giáo huấn cuối cùng của ta.

 

Phật tử Quảng Minh đánh máy từ bản chép tay - 09.11.2013

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 28251)
Càng trau dồi, Giác Trí càng khai mở thì Pháp Phật càng sáng tỏ hơn; giống như càng nghiên cứu học hỏi thì kiến thứctư tưởng càng phong phú và sâu sắc hơn.
(Xem: 29399)
Với một người có nguyện và có lực, họ vẫn xem khoảnh khắc cuối của đời sốngthời khắc quan trọng, vì chúng có khả năng chi phối rất nhiều đến đời sống tiếp theo.
(Xem: 33309)
Hình ảnh của Bồ Tát Địa Tạng với khuôn mặt đôn hậu, từ ái, đầu đội mũ tỳ lư, tay cầm tích trượng là một hình ảnh luôn tỏa sáng trong tâm khảm của những người con Phật...
(Xem: 21779)
Để dễ tiếp cận, chúng ta sẽ nêu câu hỏi cụ thể, rằng “Ai đã vượt qua cả thiện và ác?” và các trích dẫn nơi đây sẽ chỉ tập trung riêng vào Kinh Pháp Cú (Dhammapada).
(Xem: 30670)
Thiện tri thức! Tâm lượng quảng đại, biến mãn khắp pháp giới, về dụng thì mỗi mỗi phân minh, ứng dụng ra thì biết được tất cả là một, một là tất cả... Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 31283)
Bên ngoài xa lìa các tướng gọi là “thiền”, bên trong không loạn gọi là “định”. Bên ngoài nếu như tuy có tướng, song bên trong bổn tính vẫn không loạn, thì đó là cái tự tịnh tự định bổn nguyên.
(Xem: 37174)
Thiện tri thức, khi chưa ngộ thì Phật tức chúng sanh, lúc một niệm khai ngộ, chúng sanh tức Phật. Nên biết vạn pháp đều ở nơi tự tâm...
(Xem: 32324)
Này chư Thiện tri thức, cái trí Bồ Đề Bát Nhã, người thế gian vốn tự có, nhưng bởi tâm mê, nên chẳng tự ngộ được... Minh Trực Thiền Sư Việt dịch
(Xem: 27147)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại núi Bồ-đạt-lạt-ca, trong cung điện Quán Tự Tại, trong đó có nhiều cây báu như cây ta-la, đam-ma-la...
(Xem: 20630)
Theo Trung Quán, duyên khởi không có nghĩa là nguyên lý của một tiến trình ngắn ngủi, mà là nguyên lý về sự lệ thuộc vào nhau một cách thiết yếu của các sự vật.
(Xem: 22262)
Vì sự vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nên tâm khôngtự tính. Sáu thức hay tâm thức đã vô thường thì nó cũng không có chơn thật.
(Xem: 24002)
Nói khái quát, Phật giáo quan niệm thực tại không ngừng biến chuyểnbác bỏ khái niệm bền vững lâu dài. Tất cả là một dòng sát na sinh diệt liên tục, tất cả là lưu chú...
(Xem: 22870)
Với hy vọng và một cảm giác hạnh phúc, thân thể chúng ta cảm thấy an lạc. Vậy nên hy vọnghạnh phúc là những nhân tố tích cực cho sức khỏe của chúng ta.
(Xem: 23221)
Một quan điểm khách quan mà nói, các kinh dù nguyên thủy hay phát triển, cốt tủy Giác Ngộ được Cứu CánhGiải Thoát khỏi dòng Tâm Thức vẩn đục...
(Xem: 30431)
Mục tiêu cuối cùng của việc học Phật là khai trí huệ. Trí huệ từ Định lực mà có, cũng chính là do tâm thanh bình đẳng mà có...
(Xem: 30111)
Nếu có tỳ-kheo chân thật muốn học đạo, hãy vứt bỏ những thứ trang sức choáng lộn, chẳng cầu danh văn, chất phác, giữ lòng chân thành...
(Xem: 23142)
Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta. Này các Tỳ-khưu, người nói Pháp không tranh luận bất cứ với một ai ở đời.
(Xem: 22339)
Thưa Ðại vương, chính phải có giao tiếp mới biết được sự thanh liêm của một người, và như vậy, phải trong một thời gian dài...
(Xem: 21795)
Sodpa hay Nhẫn nhục ba la mật là một trong những pháp thực hành Bồ tát đạo quan trọng nhất. Có những hoàn cảnh đặc biệt bạn cần phải thực hành hạnh Sodpa.
(Xem: 28244)
Các Tỷ kheo thực hành pháp an cư, là biểu hiện mẫu mực đời sống ly dục, tịch tịnh của một vị A la hán. Đời sống ấy được thực hành miên mật đầy đủ bốn chất liệu thanh tịnh...
(Xem: 19275)
Với Phật giáo, sống là sống với. Do đó, bạn bè là một thuộc tính riêng có của các loài chúng sanh nói chung và của con người nói riêng...
(Xem: 20176)
Muốn đền đáp ân đức cha mẹ là khi cha mẹ chưa có lòng chính tín thì khuyên bảo cha mẹ có lòng chính tín để có được nơi an ổn từ niềm tin đó...
(Xem: 30927)
Phật dạy: “Nếu vị a-xà-lê cùng người tu hành muốn tu hạnh Bồ-đề phần pháp và các món thành tựu, nên đối với pháp của Quán Tự Tại Bồ-tát mà tu tập.
(Xem: 41538)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 0159 - Hán dịch: Đường Bát Nhã; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 32743)
Pháp sư Ấn Hải dịch từ Nhật ngữ sang Hoa ngữ vào năm 1987, Thích nữ Viên Thắng dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ vào năm 2011
(Xem: 19136)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật. Các vị Tỳ-khưu quyết định trùng tụng trong dịp an cư...
(Xem: 34028)
Nếu tâm chúng ta dịu dàng, nhân ái, hiểu biết, và có sự đồng cảm đối với tha nhân, chúng ta sẽ tu tập tâm từ đến người khác không mấy khó khăn.
(Xem: 24976)
Ai khôn ngoan muốn cầu hạnh phúcước mong sống với an lành Phải tài năng, ngay thẳng, công minh...
(Xem: 23692)
Tung rải từ tâm khắp vũ trụ Mở rộng lòng thương không giới hạn Tầng trên, phía dưới và khoảng giữa... HT Thích Thiện Châu dịch
(Xem: 25339)
Ta hãy đem lòng từ bi không giới hạn của ta mà bao trùm cả thế gian và muôn loài, từ trên xuống dưới, từ trái sang phải... HT Thích Nhất Hạnh dịch
(Xem: 27777)
Đức Phật bảo rằng cần có mười lăm đức tính để tự hoàn thiện, để có thể sinh lòng từ bi đối với mọi người quanh ta hay rộng hơn cho đến tất cả nhân loại...
(Xem: 25017)
Ðức Thế Tôn Chánh Ðẳng Chánh Giác từ lúc phát tâm tu tập cho đến nay đã thành tựu, vì muốn độ người nên an trú tại thành Xá vệ. Chư Thiên, nhân loại cung kính cúng dường...
(Xem: 23839)
Tâm kinh Bát-nhã là một bản kinh trọng yếu trong nhà Thiền, bản kinh này nói về “tánh không” của các pháp. Người tu Phật phải mở được cánh cửa trí tuệ...
(Xem: 58742)
Thông đạt tiếng nói các chúng sanh, khai thị thật tướng vũ trụ. Vượt khỏi các pháp thế gian. Tâm thường nguyện độ thoát chúng sanh. Đối với vạn vật tùy ý tự tại.
(Xem: 23229)
Từ bi bác ái, tự giác giác tha. Ấy là mục đích của bậc chơn tu chánh đạo. Xưa, Phật ra đời khai môn giáo hóa, tế độ quần sanh trong bốn mươi chín năm...
(Xem: 20902)
Như Lai sẽ nhập niết-bàn trong vòng ba tháng nữa, nên các tỷ-khưu, tỷ-khưu ni cũng như vô số các loài hữu tình đến để cung kính đảnh lễ.
(Xem: 28191)
Ngay từ lúc hóa sinh ở đấy, nguyện cho con đạt đến chính tư duy, chính định, tâm linh không điều kiện của giác ngộ, vô tận biện tài, và vô số kho tàng của tuyệt diệu như thế...
(Xem: 28940)
Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ Phật ở thành Vương Xá, trong núi Kỳ Xà Quật, cùng với các vị Đại Tỳ Khưu, hai vạn tám ngàn người, đều là những bậc chỗ sở tát đã xong, phạm hạnh đã lập...
(Xem: 19222)
Ở một chừng nào đó có thể hiểu, đi theo con đường của Phật, noi theo công hạnh của Phật, để cuối cùng được kết quả như Phật… thì được xem là đang làm việc Phật.
(Xem: 24609)
Nội dung của Kinh Di Giáo là những lời dạy của đức Thế Tôn trước khi nhập diệt. Lời lẽ đã tha thiết, ý nghĩa lại sâu xathực tế.
(Xem: 21449)
Bổn phận của người Xuất Giatu đạo, truyền đạoduy trì Phật giáo, cho đến thực hiện tinh thần Bồ-tát nhập thế, còn bổn phận của người Tại Gia là ở bên ngoài hộ trì Phật giáo.
(Xem: 23868)
Diệu Pháp Liên Hoa, đề kinh được cấu tạo theo thể cách Pháp và Dụ. Diệu Pháp ám-tỷ cho cái Tri Kiến Phật nhiệm mầu vốn có của tất cả chúng sanh...
(Xem: 28626)
Tất cả nam nữthế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nhân duyên từ đời trước mà cảm quả báo.
(Xem: 29426)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 17654)
Đức Phật chỉ cho phép dùng rượu để làm thuốc chữa bệnh hay nấu ăn, nhưng phải trừ khử mùi vị, màu sắc của rượu, ngoại trừ khi dùng rượu làm thuốc thoa.
(Xem: 31046)
Mục đích của Phật pháp không ngoài việc giúp chúng sinh giác ngộ tự tâm, xa lìa khổ đau đạt được an lạc... Thích Tâm An biên dịch
(Xem: 25353)
Thân tất cả chư Phật, Là thân một đức Phật. Một tâm một trí huệ, Lực vô úy cũng thế... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 18967)
Bồ tát giới Phạm võng phải được gọi là Đại thừa giới. Đại thừa giớibản nguyên của chúng sinh, là Phật tánh đầy phẩm chất Phật... HT Thích Trí Quang
(Xem: 20157)
Nghiệp báo, trước tiên nhất có nghĩa là hành động. Chúng ta phân biệt một loại nghiệp báo, là bản chất tinh thần, một nhân tố tinh thần...
(Xem: 23955)
Để có thể chấp nhận cả cái tốt lẫn cái xấu một cách tự tại, bạn cần phải nắm chắc trong tay một nguyên lí đó là tính cách “vô phân biệt” (không hai, không khác) của Bát nhã.
(Xem: 19039)
Theo lời dạy của Đức Phật, sắc sanh như là các hạt nhỏ. Các hạt nhỏ này có thể nhỏ hơn các nguyên tử. Khi quý vị thực hành thiền tứ đại một cách có hệ thống...
(Xem: 20165)
Diệu pháp đại thừa pháp Liên hoa một đóa trăng Cõi trời người cung kính Quy mạng đốn giác môn.
(Xem: 20050)
Đức Phật là vị thầy, người hướng dẫn và chỉ đạo tâm linh của chúng ta. Do thế, những hành vi thân thể, lời nóitư tưởng phải phù hợp với lời dạy của ngài.
(Xem: 24847)
Đông-Tấn, Sa-Môn Thích-Pháp-Hiển dịch chữ Phạn ra chữ Hán, HT Thích-Tâm-Châu dịch chữ Hán ra chữ Việt
(Xem: 19415)
Chúng ta sống trong không gian vô cùngthời gian vô tận tất phải có nhận thức về thế gian. Thế gianmột thế giới hiện tượng lưu chuyển mãi...
(Xem: 22586)
Tất cả các đệ tử đã đến đây, bởi đang tìm kiếm sự giải thoáthạnh phúc vô song tối thượng của sự toàn giác. Mọi người tập họp ở đây vì chúng sinh, vì Giáo Pháp...
(Xem: 61834)
Kinh Ðại Bát Niết bàn, vì là lời nói sau cùng của Ðức Phật, trước khi Ngài Niết Bàn, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh.
(Xem: 31145)
Vâng, để Giác Ngộ, chỉ cần xoáy vào một chữ tâm đó thôi. Chỉ cần an trụ, chỉ cần hàng phục được cái tâm đó là xong! Nghĩa là trở thành một bậc Giác ngộ, ngang hàng với Phật...
(Xem: 22120)
Kinh Rong Chơi Trời Phương Ngoại là một phẩm của Kinh Pháp Cú Hán tạng có tên là Nê Hoàn Phẩm. Nê HoànNiết Bàn (Nirvana, Nibbana).
(Xem: 19717)
Hạnh phúc hay khổ đau trong kiếp sống hiện tại và tương lai đều là kết cục của những ý nghĩ và hành động trong kiếp sống quá khứ hay bây giờ của chúng ta...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant