Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương III. Ý Nghĩa Đề Kinh Hoa Nghiêm

22 Tháng Hai 201400:00(Xem: 9280)
Chương III. Ý Nghĩa Đề Kinh Hoa Nghiêm

LƯỢC GIẢI KINH HOA NGHIÊM 

HT Thích Trí Quảng
Nhà xuất bản Thành Phố HCM 2013

Chương III.
Ý Nghĩa Đề Kinh Hoa Nghiêm

Kinh Hoa Nghiêm là tên tóm gọn của Ðại Phương

Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh. Chữ "Ðại" trong tên kinh, không có nghĩa đối lại với tiểu. Ở đây, "Ðại" chỉ cho đại dụng hay tổng thể. Ðức Phật đắc đạo, thấy được tổng thể sự vật, hay nắm bắt được chân lý.

Chúng ta đang bước theo dấu chân Phật, tức đang hướng tới chân lý, chưa nắm bắt được chân lý, làm sao chúng ta thấy chân lý, thấy đại dụng ?

Trước tiên, chúng ta thấy chân lý qua giáo lý, mà Ðức Phật thường ví như ngón tay chỉ mặt trăng. Phật chỉ đâu chúng ta thấy đó. Thực sự chúng ta không thấy, nhưng nhờ giáo lý soi sáng, từng bước nhận ra chân lý. Hàng Thanh văn tu theo lộ trình này. Tôi cũng vậy, trải qua hàng chục năm siêng năng đọc tụng kinh điển với tất cả tấm lòng, mới thấy từng phần chân lý tương đối chính xác. Tuy chỉ thấy mặt trăng hay chân lý ở đàng xa một cách lờ mờ, chưa nắm bắt được, nhưng ít ra cũng nhận biết được nó để chúng ta đi tới.

Kế đến, chúng ta suy nghiệm lời Phật dạy để hiểu sâu xa hơn. Trước chúng ta chỉ nghe thuyết giảng hoặc đọc kinh để tưởng tươïng, hình dung ra chân lý. Nay, chúng ta hạ thủ công phu, tập trung tư tưởng, suy nghĩ thì chân lý từ từ hiện rõ nét. Ðó là cách tu của Duyên giác nỗ lực thiền quán làm vấn đề sáng ra.

Ðến giai đoạn ba, hành Bồ tát đạo vào đời trắc nghiệm 6 pháp ba la mật và 4 pháp nhiếp, biết rõ căn tánh hành nghiệp của chúng sanh. Từ đó, thay đổi nghiệp thức, hành uẩn của ta và người. Bồ tát bắt đầu nắm bánh xe tạo hóa, chuyển đổi từng phần sự vật theo ý muốn.



Quá trình tu tam thừa giáo như vậy, giúp chúng ta nắm được phương tiện trong tay mới chuyển được vật. Không trải qua ba giai đoạn này, việc tu hành không thể đạt kết quả tốt. Tùy theo phương tiệnchúng ta nắm được phần nào thì vận dụng được phần đó.

Trên lộ trình Bồ tát đạo, chúng ta khám phá đại dụng và càng làm, càng thấy nhiều điều chưa biết. Chúng ta vẫn sinh hoạt trong tổng thể, phần phá vô minh, phần chứng pháp thân. Có thể nói ở giai đoạn này, chúng ta tu sáng hơn, tự tin hơn và có thành công hơn. Tiến tu như vậy, ánh sáng trí tuệ cho ta thấy được tổng thể của sự vật, thấy được sự chi phối toàn bộ của Phật Tỳ Lô Giá Na.

Ðưùc Phật trong kinh Hoa Nghiêm là Tỳ Lô Giá Na Pháp thân hay Ðại Nhựt Như Lai hằng hữu bất sanh bất diệt, nắm bắt toàn bộ tổng thể của sự vật. Ý này được kinh diễn tả là Ngài đắc đạo, khám phá ra bàn tay tạo hóa hay người thợ xây ngôi nhà và từ đó Ngài chủ động hoàn toàn vận mạng của Ngài.

Kinh Hoa Nghiêm muốn chỉ cho chúng ta lộ trình tu hành khám phá và nắm bắt được tổng thể của sự vật.

Ðại là tổng thể. Từ tổng thể phân ra thời giankhông gian. Thời gian luôn di chuyểnkhông gian luôn biến động và chúng luôn tác động lẫn nhau, cũng như chi phối tất cả sự vật. Mọi vấn đề đều phát sanh từ thời gian, không gian.

Phương là chiều đứng và quảng là chiều rộng, cộng lại là vũ trụ. Hay thời giankhông gian hợp lại tạo thành vũ trụ và sự sống muôn loài, sự vật vận hành, tức vũ trụ biến đổi, xoay vần đều không nằm ngoài thời không.

Pháp thân Phật vĩnh hằng, nhưng từ tổng thể phát sinh ra Báo thânứng hóa thân Phật có đổi khác. Thật vậy, giáo lý Phật bất biến nhưng thường tùy duyên. Trên nền tảng ấy, tổng thể hay Phật giáo muôn đời không thay đổi. Tuy nhiên, để tồn tại thích nghi, sinh hoạt từng chỗ, từng lúc có biến đổi. Nếu giữ nguyên khuôn mẫu cố định, thì phải bị loại ra ngoài cuộc sống của trời đất.

Ðại hay tổng thể bất biến, nhưng nhờ phần dụng là Báo thân linh hoạt, tức đạo đứctri thức được vận dụng thích nghi lợi lạc nên tồn tại mãi. Trong thực tế cuộc sống, chúng ta thấy rõ nếu giữ được hai thứ vốn quý giá là đạo đứctri thức thì ở đâu chúng ta cũng được quý trọng. Tu theo Hoa Nghiêm là tu trong tổng thể của sự vật, lấy những gì đẹp nhất của nó trang nghiêm cho ta, chứa đựng tri thứcđạo đức của nhân loại trong đầu ta, trong trái tim ta, thể hiện thành Báo thân Phật.

Chư Phật đều giống nhau ở điểm tri thứcđạo đức vẹn toàn, làm Thầy trời người, được cung kính cúng dường. Tuy nhiên, cách hành đạo của các Ngài khác nhau. Thí dụ Phật Tịnh Lưu Ly chỉ giữ tâm trong sáng và dùng tâm ấy cảm hóa người trong sáng theo. Phật Hương Tích thì dùng mùi hương cảm hóa người phát tâm tu thành Phật. Phật Di Ðà thì sử dụng phương tiện lầu các, ao thất bảo, chim nói pháp, v. v...để giáo hóa.Từ tổng thể Pháp thân hiện ra hoạt động của Báo thân trong trời đất, tùy duyên cứu độ chúng sanh bằng mọi cách, không ngừng nghỉ. Ðó là hiện hữu của Như Lai, bất độngbiến hóa lợi ích không cùng.

Tinh thần này được Phật giáo Ðại thừa triển khai thành "Dĩ bất biến ứng vạn biến", theo đó sự vật thay đổi như thế nào, ta vẫn thích nghi được, để tồn tại. Không thích nghi thì chắc chắn bị tiêu diệt, như lịch sử đã từng ghi nhận thảm họa đổ lên Phật giáo Ấn Ðộ xưa kia và ngày nay một số nước Phật giáo nguyên thủy.

Ðức Phật cũng trụ ở trạng thái bất biến, tức an trú đại thiền định ở cung trời Ðâu Suất. Từ trạng thái Phật ở thể tĩnh, Ngài khởi tâm đại bi, ứng vạn biến, chọn thành Ca Tỳ La Veä làm nơi Ðản sanh vào thời gian cách đây hơn 2500 năm, đó là hiện thân Phật Thích Ca Mâu Ni ở thể động.

Hiện hữu trên cuộc đời, Ðức Phật vận dụng đạo đứctri thức chuyển hóa mọi tư tưởngviệc làm sai lầm của hàng trí thức đương thời. Ðức Phật chỉ cho mọi người nhận ra chính họ làm chủ cuộc đời của họ, đừng dại khờ giao vận mạng cho người mà mình không hề biết rõ. Trước đó, tất cả mọi người đều lệ thuộc thần linh, nhưng nay Phật dạy ngược lại, dạy chúng ta chủ động, sử dụng ngay tri thức của ta để tự quyết định mọi thành bại của đời ta. Tu sĩ Ðại thừa nối gót theo Phật, hành đạo ở nơi nào đều sử dụng ngũ minh để giải quyết nghèo đói, ngu dốt, bịnh tật cho người dân nơi đó.

Kinh Hoa Nghiêm nối kết lại những tư tưởng Ðại thừa Viên giáo, gồm có 36.000 bài kệ nói về việc làm cao quý của các Bồ tát, tiêu biểu bằng hoa. Hoa ở đây là tất cả loài hoa, không phải chỉ có hoa sen như kinh Pháp Hoa.

Bồ tát theo Hoa Nghiêm góp nhặt được tất cả hoa hay tinh ba của muôn loài. Dưới mắt Bồ tát, mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội đều tốt, quan trọng là phải thấy được điểm tốt đẹp của người và quan hệ với họ ở mặt tốt đó. Thật vậy, thể nghiệm lời Phật dạy, Tổ sư Pháp Tạng không thấy bà Võ Hậu hoàn toàn xấu ác như người ta thường chê bai. Và Ngài đã khai thác được mặt tốt, cảm hóa bà trở thaønh người bảo trợ cho việc phiên dịch kinh Hoa Nghiêm.

Chúng ta không nói cái nào hay, cái nào dở. Mỗi thứ đều có nét đẹp riêng. Tu Bồ tát đạo, ai có điều gì tốt, chúng ta học cái tốt ấy. Theo Hoa Nghiêm, chúng ta lấy tinh ba của cuộc đời, văn minh của nhân loại để trang bị cho trí năngphục vụ lợi ích cho đời, không phải chỉ sử dụng một cái duy nhất, rớt vô cục bộ.

Theo tôi, hiểu biết càng nhiều càng tốt. Triết học Ðông Tây, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, v. v... chúng ta đều am tường. Biết để sống với đời, cảm hóa người, mới hành Bồ tát đạo được và chỉ có con đường này dẫn chúng ta đến quả vị toàn giác.

Tóm lại, đề kinh Hoa Nghiêm tuy ngaén gọn, nhưng hàm chứa ý nghĩa sâu xa, chỉ cho chúng ta thấy Ðức Phật của kinh Hoa Nghiêm là tổng thể của vũ trụ, tức Tỳ Lô Giá Na Pháp thân. Ðức Phật này chi phối muôn sự muôn vật vì Ngài đã trang nghiêm bằng chân thiện mỹ vẹn toàn, nghĩa là đạo đứctri thức Phật bao trùm muôn loài, tác động cho tất cả hữu tình vô tình chúng sanh thăng hoa trên đường thánh thiện.

Có thể nói đề kinh có vài chữ, nhưng bao hàm tất cả kinh. Vì vậy, theo tinh thần Hoa Nghiêm, tất yếu không chỉ giới hạn ở việc học ngữ ngôn văn tự, nhưng học và ứng dụng trong cuộc sống như thế nào để chúng ta xứng đáng làm Thầy, đúng như ý Phật dạy.

Thể nghiệm pháp Phật, chúng ta bieát rõ tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, năng lực của đối tượng và tùy theo đó giúp họ trưởng thành. Chúng ta tự khẳng định vai trò đạo sư của người tu sĩ, theo ta thì người được lợi lạc nhiều mặt, nương đạo đức của ta thì người trưởng dưỡng được đạo tâm, nhờ chỉ dạy của ta mà người nâng được nhận thức sáng suốt hơn, cuộc sống an lạc hơn, phát triển hơn. Không phải người theo để nuôi ta, làm tôi mọi cho ta. Ðức Phật không bao giờ đào tạo những người ăn hại.

Bước theo lộ trình Hoa Nghiêm, nối tiếp sự nghiệp hoằng hóa độ sanh của Ðức Phật, thể hiện đúng tư cách nhà truyền giáo, chúng ta hiện hữu trên cuộc đời vì lợi íchhạnh phúc cho số đông.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15572)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15012)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14848)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13266)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14450)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20223)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18426)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30759)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12423)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15523)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13762)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13934)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13531)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14465)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13728)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16735)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15388)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31235)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18822)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15000)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14596)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14580)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13797)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19699)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14439)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14523)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14718)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14772)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17919)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13571)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13696)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14951)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14159)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16428)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15332)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13487)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13162)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13265)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12987)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14085)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14726)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14224)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14620)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13008)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13811)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13263)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13748)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14690)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14761)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13278)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12836)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13737)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13677)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13328)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13889)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13696)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12598)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14824)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12882)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12448)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant