Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Đức Phật Nhập Niết Bàn

Friday, June 12, 201512:05(View: 16897)
Đức Phật Nhập Niết Bàn
ĐỨC PHẬT NHẬP NIẾT-BÀN

Toàn Không
(Trường A-Hàm, quyển 1, từ trang 119 đến 234)


Duc Phat Nhap Niet BanSau khi đức Phật độ cho Bà-la-môn Tỳ-sa đà-La gần Trúc-Lâm, Ngài dặn Tôn-giả A-nan-Đà là Thị-giả của Ngài rằng: “Sau khi Ta diệt độ nhập Niết-Bàn, hãy tự thắp đuốc lên mà đi; thắp lên với chính pháp, đừng thắp lên với pháp nào khác; hãy nương tựa với chính mình, đừng nương tựa với một pháp nào khác”.

Đức Thế-Tôn nói với Tôn-giả A-nan-Đà:

- Ta nay đã già rồi, tuổi đã tám mươi, ví như chiếc xe cũ, nhờ phương tiện sửa chữa mà đi đến nơi đến chốn; nay thân Ta cũng thế, nhờ nhập định vô-tưởng không còn nghĩ đến một điều gì, nên thân Ta được yên ổn không đau nhức.

Khi đức Phật đi đến ngôi tháp Già-ba-La, Ngài bảo Tôn-giả trải tọa-cụ dưới gốc cây để Ngài nghỉ tại đấy, khi Tôn-giả trải tọa-cụ xong, đức Phật an tọa rồi bảo:

- Này A-Nan, người nào thường xuyên tu tập bốn món thần-túc, có thể tùy ý muốn sống đến một kiếp hay hơn một kiếp cũng được. Này A-Nan, Như-Lai đã nhiều lần tu tập bốn món thần-túc này, chuyên chú nhớ mãi không quên. Bởi vậy cho nên Như-Lai tùy ý muốn sống một kiếp hay hơn một kiếp cũng được để diệt trừ sự tăm tối cho đời, đem lại lợi ích cho Người và Trời.

Lúc đó Tôn-giả A-nan-Đà nghe rồi làm thinh không thưa hỏi nói năng chi cả, Đức Phật lại nói lần thứ hai, Tôn-giả vẫn làm thinh; Đức Phật lại nói y như thế lần thứ ba, Tôn-giả cũng vẫn làm thinh, vì lúc đó bị ma si ám, mê man không hiểu để thưa thỉnh, rồi đức Phật bảo:

- Này A-Nan nên biết, nay đã phải thời (đến giờ).

Tôn-giả A-nan-Đà vâng ý chỉ, đứng dậy đảnh lễ rồi lui ra, đến một gốc cây không xa ngồi thiền; chỉ trong chốc lát Ma Ba-Tuần đến thưa với Phật:

- Sao Ngài chưa sớm vào Niết-Bàn?, nay đã đúng thời rồi, xin Ngài mau diệt độ.

- Thôi, thôi Ba-Tuần, ngươi đừng nói nữa, Ta đã tự biết thời. Như-Lai giờ đây chưa vội vào Niết-Bàn, vì Ta cần đợi các Tỳ-kheo về đông đủ; trong số đó có những đệ tử đã khéo chế ngự được thân tâm, mạnh dạn không khiếp sợ, họ thường sống trong an ổn. Họ không những việc lợi mình đã làm xong, mà còn làm thầy để dẫn dắt kẻ khác, hiện đang truyền bá chính pháp, giảng giải nghĩa lý; nếu họ gặp chủ thuyết ngoại đạo, họ đủ sức đem chính pháp và sự tự chứng ngộ cùng thần biến của mình ra để hàng phục chúng, nhưng mà những đệ-tử ấy chưa về. Lại có những Tỳ-kheo (Tăng), Tỳ-kheo Ni (Ni), Ưu-Bà Tắc (Cư-sĩ Nam), Ưu-Bà Di (Cư-sĩ Nữ) cũng chưa quy tụ; vả lại Ta muốn truyền phạm hạnh một cách sâu rộng, và phổ biến giáo lý giác ngộ cho hàng Trời-Người đều biết và thấy thần biến.

Ma Ba-Tuần thưa:

- Khi xưa, Ngài ở bên bờ sông Ni-Liên-Thuyền thuộc xứ Uất-Tỳ-La, và lúc ở dưới gốc cây A-du-Ba-Ni-câu-Luật khi Ngài mới thành đạo Chính-Giác, những lúc ấy tôi đã đến thỉnh Ngài nên vào Niết-Bàn; nay đã đúng lúc rồi, vậy xin Ngài hãy mau mau diệt độ.

Đức Phật lại trả lời:

- Thôi, thôi, Ba-Tuần, Ta tự biết thời, Như-Lai chưa vội vào Niết-Bàn, mà cần đợi các đệ-tử trở về, và cho đến hàng Trời-Người đều biết và thấy được thần biến, Ta mới nhập diệt.

Ma Ba-Tuần lại thưa lần thứ ba:

- Thưa Ngài, nay các đệ-tử của Ngài đã nhóm họp, và cho đến hàng Trời - Người đã thấy thần biến, nay đã đúng lúc rồi, sao Ngài chưa diệt độ?

Đức Phật bảo:

- Thôi, thôi, Ba-Tuần, Ta tự biết thời, còn không bao lâu nữa, sau ba tháng này, Ta sẽ ở nơi sinh quán đời trước của Ta, giữa cây Long-Thọ, trong rừng Ta-La thuộc xứ Câu-thi-La mà nhập Niết-Bàn.

Lúc ấy Ma Ba-Tuần nghĩ: “Phật không bao giờ đổi ý, không bao giờ nói dối, và chắc chắn là Ngài sẽ diệt độ”, nên vui mừng nhảy nhót rồi biến mất.

Sau khi Ma Ba-Tuần biến đi không lâu, đức Phật nhập định Ý-tam-Muội mà xả bỏ tuổi thọ; ngay lúc đó cõi đất rung động mạnh, nhân dân cả nước đều kinh sợ, lông tóc dựng ngược. Đức Phật phóng hào quang chiếu khắp các nơi, khi ấy Tôn-giả A-nan-Đà thấy mặt đất rung động và có ánh sáng tỏa chiếu nên kinh hãi, vội vàng đi đến chỗ Phật đảnh lễ rồi thưa:

- Thưa đức Thế-Tôn, lạ thay! Không hiểu lý do gì mà mặt đất rung độmg mạnh như thế, lại có ánh sáng rực lên nữa? Xin Ngài giải thích cho con hiểu.

Đức Phật giảng: Phàm mặt đất rung động có tám nguyên nhân:

Thứ nhất: Đất lẫn với đá, kim loại, nằm trên chất lỏng và nương với nước, nước nương với gió, gió nương với hư khôngtồn tại; nếu gió nổi lên nước chao động, nước chao động làm đất và chất lỏng chuyển dịch, nước chao động quá mạnh nên đất rung rinh chuyển động.

Thứ hai: Tỳ-kheo khi đắc đạo, hoặc vị Thiên-thần tu quán về tính nước nhiều, tính đất ít, hoặc do họ thử sức thần-thông nên làm cho cõi đất rung động.

Thứ ba: Khi có vị Bồ-Tát từ cung trời Đâu-Xuất dáng thần vào thai mẹ mặt đất rung động.

Thứ tư: Khi vị Bồ-Tát đản-sinh mặt đất rung động.

Thứ năm: Khi Bồ-Tát thành Vô-Thượng Chính-Đẳng Chính-Giác, mặt đất rung động.

Thứ sáu: Khi Phật chuyển pháp luân lần đầu tiên mặt đất rung động.

Thứ bảy: Khi Phật xả tuổi thọ mặt đất rung động.

Thứ tám: Khi Phật nhập diệt mặt đất rung động.

LỜI BÀN VỀ ĐỘNG ĐẤT:

Ngày nay hầu như chỉ có động đất là do điểm thứ nhất, vì điểm 3,4,5,6,7,8 ngày nay không có Bồ-Tát thành Phật. Còn điểm 2 thì qúa hiếm.

Quyển Thiên Văn Học và Không Gian (Astronomy & Space) của Lisa Miles và Alastair Smith trang 22 ghi cấu tạo trong trái đất có 4 lớp như sau: Vỏ ngoài cứng giòn (crust) gồm đá, đất...dầy khoảng 50km. Bên trong là lớp vỏ bao bọc (mantle) gồm chất đặc lẫn chất lỏng, lớp này dày chiếm tới 67% của trái đất. Lớp trong nữa là vỏ ngoài của lõi (outer core), là chất lỏng (liquid), luôn luôn di chuyển; trong cùng (inner core) là lõi cứng (solid) phần lớn là chất sắt; vỏ đất đá cứng giòn làm thành những mảnh, gọi là lớp, tầng, di chuyển đối nghịch nhau; những mảnh lớp này luôn di động, đôi khi gây ra động đất ở chỗ chúng đụng nhau. Khoa học không giải thích tại sao chất lỏng của lõi ngoài luôn luôn di chuyển, thì Đức Phật đã nói là do gió và nước gây ra.

1)-Phật báo 3 tháng trước khi nhập Niết-Bàn.

Sáng hôm sau, đức Phật bảo Tôn-giả A-nan-Đà đến Hương-Pháp nhóm họp hết thảy các Tỳ- kheo chung quanh vùng đến giảng đường Hương-Pháp. Tại đấy, đức Phật dạy các Tỳ-kheo:

- Ta do những Pháp sau đây mà tự chứng ngộ thành bậc Chính-Đẳng Chính-Giác, đó là: “Bốn Niệm-Xứ, Bốn Ý-Đoạn, Bốn Thần-Túc, Bốn Thiền, Năm Căn, Năm Lực, Bẩy Giác-Chi, và Tám Chính-Đạo”. Vậy các thầy hãy ở trong giáo-pháp ấy siêng năng tu học, cùng nhau hưng say (hưng thịnh say sưa) phát triển. Các thầy hãy khéo thụ trì tùy theo trường hợptu hành, tại sao vậy?, vì không bao lâu nữa, Như-Lai, sau ba tháng sẽ nhập Niết-Bàn.

Các Tỳ-kheo nghe Phật nói như thế, hết sức sửng sốt kinh hoàng, hoang mang tột độ, gieo mình xuống đất, giậm chân đập tay, cất tiếng kêu than: “Tại sao đức Thế-Tôn diệt độ qúa sớm? Tại sao con mắt thế-gian diệt mất quá mau? Tại sao đức Thế-Tôn bỏ chúng con bơ vơ? Chúng con sẽ không còn nhìn thấy đức Thế-Tôn nữa. Chúng con sẽ mất đức Thế-Tôn mãi mãi v.v.”

Có Tỳ-kheo thương cảm lăn lóc, cũng như rắn bị chém đứt làm hai, quằn quại, run rẩy, ngẩn ngơ, không còn biết gì cả.

Một lúc trôi qua như thế, đức Phật bảo:

- Các thầy hãy dừng cơn bi lụy, chớ ôm lòng sầu muộn, vì từ Trời, Đất cho đến chư Thiên, Người, Vật, không một cái gì là không thành trụ hoại diệt (sinh ra, phát triển, biến dạng, diệt mất), không một sinh vật nào sinh ra mà không chết đi. Nếu các thầy muốn cho các pháp hữu vi không biến dịch thì không được. Hơn nữa trước đây Ta đã từng giảng rằng: “Ân ái là vô thường, nếu có xum họp ắt phải có chia lià, nhất là thân này không phải của ta, mạng sống không tồn tại mãi mãi được”.

Rồi Ngài nói tiếp:

- Ta sở dĩ khuyên bảo như thế vì tối hôm qua Thiên-Ma Ba-Tuần đã đến thỉnh Ta nhập Niết-Bàn ba lần, tới lần thứ ba Ta đã chấp thuận lời thỉnh cầu ấy, và sau đó Ta đã xả bỏ tuổi thọ rồi.

Bấy giờ Tôn-giả A-nan-Đà đứng dậy, quỳ gối phải, chắp tay thưa:

- Cầu mong đức Thế-Tôn thương xót chúng-sanh, hãy sống thêm một kiếp, không nên diệt độ sớm, để làm lợi ích cho Trời và Người.

Khi ấy đức Phật im lặng không đáp, Tôn-giả A-nan-Đà thưa thỉnh lần thứ hai, đức Phật cũng vẫn im lặng, Tôn-giả thưa thỉnh lần thứ ba, lúc ấy đức Phật mới nói:

- Này A-Nan, thầy ba lần làm phiền Ta, Thầy đã đích thân nghe từ Như-Lai nói là người nào tu tập bốn pháp như-ý-túc một cách chuyên chú không quên, nên tuỳ ý muốn kéo dài mạng sống trong một kiếp hay hơn một kiếp cũng được. Như-Lai đã tu tập bốn pháp như-ý-túc một cách chuyên chú không quên, có thể tùy ý kéo dài tuổi thọ trong một kiếp hay hơn một kiếp, Thầy đã được Ta nhắc đi nhắc lại tới ba lần như thế; tại sao lúc ấy thầy không thỉnh cầu Như-Lai sống một kiếp hay hơn một kiếp? Nay thầy mới nói há không trễ muộn hay sao? Ta ba lần hiện tướng, thầy ba lần làm thinh. Sau đó không lâu, Thiên-Ma tới, thỉnh cầu Ta nhập Niết-Bàn ba lần, Ta đã hứa với Thiên-Ma, và Ta đã xả bỏ tuổi thọ tối hôm qua; một khi đã xả bỏ, nhổ bỏ, mà muốn cho Như-Lai hành động trái với lời nói của mình sẽ không bao giờ có sự kiện ấy.

Bấy giờ đức PhậtTăng chúng đi đến một khu rừng núi gần thôn Am-ba-La, tại đây Ngài dạy cho đại chúng về Giới, Định, Huệ; do tu Giới mà được Định, do Định mà có trí-tuệ tức là được Huệ. Do tâm và trí đồng thời cùng tu tập, tu tập nhiều, nên được thanh tịnhgiải thoát.

Tại thôn Am-ba-La, đức Phật nhận thấy cơ duyên hóa độ đã xong, Ngài tiếp tục di chuyển tới thôn Chiêm-Bà, thôn Kiển-Trà, thôn Bà-lệ-Bà, rồi đến vườn Xà-Đầu thuộc thành Ba-Bà. Tại nơi đây có người thợ rèn tên là Châu-Na nghe tin Phật đến, liền thay quần áo chỉnh tề đến chỗ Phật ngự, cúi đầu đảnh lễ rồi ngồi qua một bên. Lúc đó đức Phật giảng dạy cho ông những điều lợi ích, nghe xong lòng tin tràn đầy vui vẻ, ông liền thỉnh đức Phậtđại chúng Tỳ-kheo đến nhà thụ trai cúng dàng vào ngày hôm sau, Đức Phật im lặng nhận lời mời, Châu-Na biết đức Phật chấp nhận lời mời, liền đứng dậy đảnh lễ, ra về.

Nội trong đêm đó Châu-Na và người nhà ông lo sửa soạn thức ăn đầy đủ. Sáng hôm sau, ông đến đảnh lễ trước Phật và nói:

- Thưa đức Thế-Tôn, đã đến giờ thụ trai, kính tin Ngài rõ.

Bấy giờ đức Phật cùng đại-chúng đi đến nhà ông Châu-Na, và mọi người tiến vào chỗ ngồi, Ông Châu-Na bày biện thức ăn cúng dàng đức Phậtchư Tăng. Ông lại nấu một thứ nấm chiên-đàn là thức ăn qúy lạ nhất trên đời đem dâng riêng cho đức Phật. Ngay lúc đó, đức Phật bảo Châu-Na:

- Chớ đem thứ nấm này dâng cúng cho chư Tăng.

Lúc đó, ông vâng lời Phật, không dám hành động trái ngược, nhưng có một vị lão Tăng mới xuất gia, thấy tô nước nấm còn dư để gần chỗ ngồi của mình, lại bưng uống hết!

Sau khi thụ trai, đức Phật giảng pháp cho ông Châu-Na nghe xong, Ngài và đại-chúng lại tiếp tục đi, trên đường đi đức Phật hỏi Tôn-giả A-nan-Đà:

- Ông Châu-Na có ý gì hối hận không?

Tôn-giả A-nan-Đà đáp:

- Thưa Thế-Tôn, ông Châu-Na cúng dàng đức Phật như thếkhông được lợi phúc gì cả, vì sau khi Như-Lai thụ trai tại nhà ông thì Ngài nhập diệt.

Đức Phật dạy:

- Chớ nói như vậy, chớ nói như vậy. Hiện nay Châu-Na được lợi ích lớn là: “Được sức khoẻ tốt, được tiếng tốt, được sống lâu, có nhiều của cải tiền bạc, đến khi qua đời được sinh lên cõi Trời muốn chi có nấy”, tại sao vậy? Vì: người cúng dàng Như-Lai lúc thành đạo cũng như người cúng dàng Như-Lai lúc sắp nhập Niết-Bàn, công-đức của hai người này không hơn không kém. Vậy thầy hãy đến báo cho Châu-Na biết.

Tôn-giả A-nan-Đà vâng lời dạy của đức Phật, liền trở lại báo tin mừng cho ông Châu-Na biết; Đức Phật đi được một đoạn đường nữa thì bệnh tình phát khởi trầm trọng, nên Ngài phải dừng lại nghỉ dưới một gốc cây.

Bấy giờ có một đệ-tử của một vị A-la-Hán tên là Phúc-Quý, từ thành Câu-thi na-Kiệt đi đến thành Ba-Bà, đang đi bỗng trông thấy đức Phật ngồi dưới gốc cây với dung mạo đoan chính, các căn đều tịch tĩnh, tâm ý vắng lặng bậc nhất cũng như hồ nước trong suốt không gợn sóng. Thấy xong, ông liền sinh thiện tâm, bèn vui mừng đi đến chỗ Phật ngồi, cúi đầu đảnh lễ, rồi ngồi sang một bên và nói:

- Thưa Ngài, người xuất gia ưa thích sự nhàn tịnh, khi ở chỗ thanh vắng chuyên tu thì thật kỳ lạ ! Dù có đoàn xe năm trăm chiếc chạy ngang qua bên họ, họ vẫn không hay biết. Thầy tôi đã có lần im lặng ngồi dưới gốc cây bên đường, lúc đó có đoàn xe năm trăm chiếc đi ngang qua, tiếng xe chạy ầm ầm, Ngài vẫn thức tỉnh nhưng mà không nghe. Vì sau đó có người đến hỏi thầy tôi rằng: “Nãy giờ ông có thấy đoàn xe chạy ngang qua đây không?”

Thầy tôi trả lời: “Không thấy”.

Người ấy lại hỏi: “Hồi nãy ông có nghe tiếng xe chạy ầm ầm không?”

Thầy tôi đáp: “Không nghe”.

Người ấy thắc mắc hỏi: “Từ nãy đến giờ ông thức hay ngủ?”

Thầy tôi trả lời: “Thức”.

Người ấy im lặng cho là hy hữu và nói với thầy tôi: “Vừa rồi không lâu, có năm trăm chiếc xe chạy qua đường này, tiếng xe vang động như thế mà Ngài không nghe không thấy, có đâu lại nghe chuyện khác?”

Nói xong người ấy đảnh lễ thầy tôi với tâm niệm vui vẻ, rồi ra đi, Đức Phật bảo Phúc-Quý:

- Nay Ta hỏi ông, hãy tuỳ ý mà đáp. Đoàn xe chạy vang động như thế, tỉnh thức mà không nghe; có tiếng sấm sét vang động cả trời-đất, tỉnh thức mà không nghe; trong hai trường hợp đó, cái nào khó hơn?

Phúc-Quý thưa:

- Tiếng ầm ầm của hàng nghìn, hàng vạn chiếc xe chạy sao bằng tiếng sấm sét. Không nghe tiếng ầm ầm của xe chạy chưa hẳn là khó; sấm sét vang động đất-trời, thức tỉnh không nghe mới là khó.

Đức Phật bảo Phúc-Quý:

- Ta có lần ở thảo-lư thuộc thôn A-Việt, lúc đó có một vầng mây lạ xuất hiện, tiếp theosấm sét vang động làm chết bốn con bò và hai anh em người đi cầy, do đó mọi người tụ tập lại đông đảo; lúc ấy Ta ra khỏi thảo-lư để đi kinh hành một cách chậm rãi. Trong đám đông ấy có một người đến chỗ Ta cúi đầu đảnh lễ, rồi đi theo Ta kinh hành. Dù biết nhưng Ta vẫn hỏi người ấy: “Họ tụ tập làm gì thế?”

Người ấy hỏi lại Ta: “Nãy giờ Ngài ở đâu? Ngài đã ngủ hay thức?”

Ta đáp: “Ta ở trong thảo-lư và không ngủ”.

Người ấy nói: “Thưa Ngài, người ta tụ tập đông đảo để bàn tán với nhau về việc sấm sét đánh chết hai anh em người đi cầy và bốn con bò; với tiếng sấm sét vang động cả trời-đất như thế, Ngài thức tỉnh mà không nghe thật là hy hữu, chưa từng có, và chưa từng thấy ai được định tĩnh như Ngài”.

Lúc ấy Phúc-Quý có đem theo hai xấp vải màu vàng rất giá trị, từ chỗ ngồi đứng dậy, quỳ gối chắp tay thưa:

- Nay con xin dâng cúng dàng hai xấp vải này, xin Ngài xót thương mà nhận cho.

Đức Phật bảo:

- Ông hãy dâng cho Ta một xấp, còn một xấp đem dâng cho Tỳ-kheo A-Nan hiện đang ngồi ở gốc cây đằng kia kià.

Vừa nói, Ngài vừa chỉ tay về phiá Tôn-giả A-nan-Đà, Phúc-Quý vâng lời Phật, dâng lên Ngài một xấp, còn xấp thứ hai mang đến cúng dàng Tôn-giả A-nan-Đà. Sau đó trở lại chỗ Phật nghe đức Phật giảng pháp, nghe xong, Phúc-Quý xin được quy-y Phật-Pháp-Tăng, và nguyện tôn trọng năm giới (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, và không uống rượu); khi Phúc-Quý đảnh lễ ra về rồi, Tôn-gia A-nan-Đà đem xấp vải ấy cúng dường đức Phật.

Khi Tôn-giả A-nan-Đà mặc áo Cà-Sa cho Phật lấy làm ngạc nhiên, vì thấy rằng nước da của đức Phật chiếu sáng lạ thường, nên Tôn-giả nói:

- Thưa đức Thế-Tôn, tại sao có chuyện lạ thường, rất là kỳ diệu. Màu da của đức Thế-Tôn trở nên sáng ngời, rực rỡ một cách lạ thường chưa từng có. Khi con đắp chiếc áo màu vàng lóng lánh lên mình Ngài, thì màu sắc của áo bị lu mờ đi mất.

Đức Phật bảo:

- Có hai trường hợp màu da của Như-Lai trở nên sáng lạng, rực rỡ lạ thường, đó là ngay khi thành Đạo Bồ-Đề và trước khi nhập-diệt.

2)- Đức Phật nhập Niết-Bàn.

Đức Phật tiếp tục đi, lần hồi đến rừng Long-thọ thuộc thành Câu-Thi, nơi sinh quán đời trước, thuộc Bộ-tộc Mạt-La, và Ngài bảo Tôn-giả A-nan-Đà:

- Thầy hãy sửa soạn chỗ cho Ta nằm giữa hai cây Long-thọ, đầu quay về hướng Bắc, mặt quay về hướng Tây.

Tôn-giả A-nan-Đà y theo lời Phật dạy, sửa soạn xong, đức Phật nằm xuống nghỉ, và tự lấy áo Tăng-già-Lê xếp thành bốn lớp đắp lên mình. Ngài nằm nghiêng về phiá bên tay phải, hai chân xếp chồng lên nhau, trông như sư-tử chúa.

Lúc ấy giữa đám rừng cây Long-thọ, có các Quỷ-Thần hết lòng cung kính tin Phật, lấy các thứ hoa trái mùa rải khắp mặt đất. Thấy thế, đức Phật bảo Tôn-giả A-nan-Đà :

- Các Thần Long-thọ này: dùng hoa trái mùa dâng cúng cho Ta như thế, chẳng phải là cúng dàng Như-Lai.

Tôn-giả A-nan-Đà thưa

- Thế nào mới gọi là cúng dàng Như-Lai?

Đức Phật bảo:

- Người nào biết lĩnh thọ, và thực hành chính Pháp mới gọi là cúng dàng Như-Lai.

Khi ấy Tỳ-kheo Phạm-ma-Na đang cầm quạt đứng hầu, đức Phật bảo:

- Này Phạm-ma-Na: thầy chớ đứng trước Ta, hãy đi chỗ khác.

Nghe đức Phật nói vậy, Tôn-giả A-nan-Đà thưa:

- Thầy Phạm-ma-Na thường: hầu hạ bên cạnh đức Thế-Tôn, cung cấp những điều cần thiết cho đức Thế-Tôn, cung kính Ngài không bao giờ biết chán nản mỏi mệt, hôm nay là ngày cuối cùng, nên để cho thầy Phạm-ma-Na hầu hạ, sao đức Thế-Tôn lại đuổi đi là vì lý do gì con không hiểu?

Đức Phật bảo:

- Này A-Nan, chung quanh thành Câu-Thi này, cách xa mười hai do tuần (12 x 15 =180 kilomet = 120 miles) đều có các vị Thiên-Thần chật ních cả. Các vị đại Thiên-Thần đều trách Tỳ-kheo Phạm-ma-Na rằng: “Sao lại đứng trước đức Thế-Tôn như thế, trong giờ phút Thế-Tôn sắp nhập Niết-Bàn? Chúng ta đến muốn chiêm- bái một lần cuối, nhưng vị Tỳ-kheo này với oai đức lớn lao, ánh sáng chói lòa che lấp tất cả, khiến chúng ta không thấy, không đến gần đức Như-Lai được để lễ-bái cúng dàng”. Này A-Nan, vì thế mà Ta bảo thầy ấy đi chỗ khác.

Bấy giờ Tôn-giả A-nan vội quỳ chắp tay thưa:

- Xin đức Thế-Tôn chớ diệt độ nơi vùng đất hoang vu này, vì hiện nay có các thành nước lớn như Chiêm-Bà, Tỳ-xá-Ly, thành Vương-Xá, nước Bạt-Kỳ, nước Xá-Vệ, nước Ca-duy-la-Vệ, thành Ba-la-Nại. Tại những nơi đó dân cư đông đúc, nhiều người ngưỡng mộ Phật-Pháp-Tăng. Nếu đức Thế-Tôn nhập diệt ở những nơi ấy chắc chắn nhiều người sẽ đến cung kính cúng dàng Xá-lợi Phật.

Đức Phật dạy:

- Thôi, thôi, A-Nan chớ nghĩ như thế, Ta đã mất ba tháng để đi tới đây, chớ cho đây là vùng hẻo lánh chật hẹp. Vì từ xa xưa, tại quốc độ này có một vị Vua tên là Đại Thiện-Kiến, thành này lúc đó tên là Câu-xá-bà-Đề, kinh đô của nhà Vua rất nguy nga đồ sộ, dân cư đông đúc, và đời sống rất phồn thịnh. Vua có đủ bảy báu, đó là: “Xe báu, Ngựa-xanh báu, Voi-trắng báu, Cư-sĩ báu, Thần-châu báu, Chủ-binh báu và Ngọc-nữ báu”, Vua dùng chính pháp trị dân. Về sau Vua Đại Thiện-Kiến tự nghĩ: “Ta đã tu hành điều gì mà có được qủa báo tốt đẹp này (?), nay Ta đã hưởng phúc nhân-gian, vậy ta hãy tu về phúc báo cõi Trời”. Nghĩ xong, Vua liền bảo Ngọc-nữ báu rằng: “Ta đã hưởng phúc báo nhân-gian, vậy nay ta cần tu thêm về phúc báo cõi Trời, muốn như thế ta phải tự hạn chế, tránh chỗ ồn ào, đồng thời ở nơi thanh vắng để tu luyện”.

Lúc đó Vua bảo Ngọc-nữ báu ra lệnh cho tất cả mọi người trong ngoài từ nay về sau miễn sự chầu chực Vua, Vua bèn lên Pháp-điện, vào Lầu-vàng, ngồi trên Long-sàng (giường của vua) bằng bạc mà tư-duy quán tưởng; trải qua một thời gian, nhà Vua đạt được ý niệm thanh-tịnh, và chứng được lần lượt từ thiền thứ nhất đến thiền thứ tư, rồi Vua tu tập về tâm Từ.

Bấy giờ Ngọc-nữ báu tự nghĩ: “Đã lâu ta không được d iện kiến đức Vua, vậy nay đã đến lúc ta nên ra mắt Ngài một lần”. Nghĩ xong, ngọc-nữ báu Thiện-Hiền liền ra lệnh cho tất cả Mỹ-nữ trong cung Vua: “Các em hãy tắm gội sạch sẽ, xoa dầu thơm, trang sức áo quần đẹp đẽ; vì đã lâu ta không diện kiến đức Vua , vậy nay ta phải ra mắt Ngài một lần”.

Khi mọi người chuẩn bị xong, Ngọc-nữ báu hướng dẫn đoàn người (đẹp như Tiên-nữ) đến vườn Đa-Lân, tiếng ồn ào (tiếng cười nói như tiếng chim hót liú lo) của đoàn người đến tai Vua. Ngài bèn đi đến bên cửa sổ nhìn xem, thấy Ngọc-nữ báu đang tiến lên bên dưới cửa sổ, Vua liền bảo: “Ngọc-nữ báu, hãy đứng đó, đừng tiến lên, vì ta sắp ra”.

Vua Đại Thiện-Kiến đi ra khỏi điện Chính-Pháp, tiến đến chỗ ngồi tại vườn Đa-Lân, Ngọc-nữ báu đến trước mặt Vua mà thưa: “Tâu Đại-Vương, nay nhan sắc Ngài trở nên tươi đẹp hơn lúc bình thường, chắc không phải điềm gì khác hơn là Ngài xả bỏ tuổi thọ chăng?”

Ngọc-nữ báu nói tiếp: “Vậy nay đây,

Trong tám vạn bốn nghìn cỗ Xe, Xe-báu giá trị nhất;

Trong tám vạn bốn nghìn loại Ngựa, Ngựa-xanh báu là chạy nhanh hơn cả;

Trong tám vạn bốn nghìn loại Voi, Voi-trắng báu là can đảm nhất;

Trong tám vạn bốn nghìn Bảo vật, Thần-châu báu là quý nhất hạng;

Trong tám vạn bốn nghìn Cư-sĩ, Cư-sĩ báu là giỏi hơn cả;

Trong tám vạn bốn nghìn Sát-đế-Lỵ, Chủ-binh báu là anh dũng số một;

Trong tám vạn bốn nghìn Mỹ-nữ, Ngọc-nữ báu là đẹp đẽ đảm đang hơn hết các Mỹ-nữ;

Trong tám vạn bốn nghìn thành-trì, thành Câu-xá-bà-Đề này lớn nhất với cung-điện Chính-Pháp, lâu-đài Đại-Chính đều là hơn hết thảy; tất cả các thứ báu ấy đều là của Đại-Vương đấy, xin Ngài một chút lưu tâm để cùng hưởng vui thú, chớ vội qua đời bỏ muôn dân phải cô quạnh thương nhớ”.

Vua Đại Thiện-Kiến trả lời Ngọc-nữ báu rằng: “Từ xưa tới nay nàng đã cung phụng ta một cách từ-ái, chưa bao giờ có những lời nói sơ sót, sao nay lại có những lời nói ấy; tất cả các thứ báu ấy đều là vô thường, không gìn giữ lâu dài được, mà nàng khuyên ta phải giữ lấy là thuận sao?”

Ngọc-nữ báu thưa: “Chẳng hay Đại-Vương bảo phải nói như thế nào mới đúng?”

Nhà Vua ôn tồn bảo Ngọc-nữ báu: {{Nếu như nàng nói rằng: “Các thứ báu ấy đều là vô thường không gìn giữ lâu được, xin Ngài không nên lưu luyến làm chi cho nhọc tâm tổn sức”, tại sao vậy? “Vì mạng sống của Đại-Vương, không còn kéo dài được bao lâu nữa, sẽ chấm dứt, để qua đời khác; trên đời này hễ có sinh ắt có tử, có hợp thì có tan, và không sống đời mãi mãi được. Vậy Ngài hãy cắt đứt ái ân mà giữ ý đạo”; đây chính là lời nói kính thuận vậy}}.

Đức Phật kể tiếp:

- Này A-Nan, khi ấy Ngọc-nữ báu nghe đức Vua dạy xong, nức nở khóc, buồn rầu rũ rượi, ngậm ngùi nhắc lại các lời Vua vừa dạy bảo; trong khi Ngọc-nữ báu nước mắt giàn giụa, nói lời vỗ về ấy thì Vua Đại Thiện-Kiến bỗng nhiên băng-hà (qua đời) mau chóng, nhẹ nhàng và đơn giản.

Sau khi Vua Đại Thiện-Kiến băng-hà, lần lượt Ngọc-nữ báu, Chủ-binh báu, Cư-sĩ báu, Voi-Trắng báu, và Ngựa-xanh báu chết dần dần hết; xe báu, và Thần-châu báu đều biến mất, còn thành-trì, cung-điện, và lâu-đài cũng dần dần đổ nát hết mà biến vào đất.

Này A-Nan, Ta còn nhớ thời xa xưa ấy, đã sáu lần làm Chuyển-Luân Thánh-Vương, và đã có lần Ta bỏ xác tại nơi đây. Nay Ta đã thành Vô-Thượng Chính-Giác, lại cũng muốn bỏ xác tại đây; từ nay về sau Ta dứt hẳn sinh tử, không còn chỗ nào là chỗ bỏ xác Ta nữa, đây là lần cuối cùng.

Bấy giờ đức Phật bảo Tôn-giả A-nan-Đà vào thành Câu-Thi báo cho dân chúng biết, khi Tôn-giả đến nơi gặp một nhóm người đông đảo vì một nhân duyên đang tụ họp, Tôn-giả nói:

- Này quý vị, tôi vì lợi ích của quý vị mà đến báo tin là đức Như-Lai định vào lúc nửa đêm hôm nay, Ngài sẽ vào Niết-Bàn. Quý vị nên đến nơi hai cây đại Long-thọ thuộc rừng Ta-La là chỗ Như-Lai đang ngự để kịp thời hỏi những điều hoài nghi, và trực tiếp nghe Ngài chỉ dậy, để sau khỏi hối tiếc.

Khi nghe những lời ấy, họ đều kinh ngạc, kêu than, rồi họ bảo nhau về nhà đem quyến thuộc cùng đi đến rừng Ta-La chỗ có các cây Long-thọ; Tôn-giả A-nan-Đà dẫn số người này đến trước đức Phật đảnh lễthăm hỏi xong, đức Phật vì họ mà dạy về lý vô thường, và chỉ dẫn những điều lợi ích vui mừng. Khi nghe Pháp xong, các người Mạt-Na đem năm trăm thước (mỗi thước bằng hai gang tay) vải trắng đã mang theo dâng lên cúng dàng đức Phật, và đảnh lễ lui về.

Lúc đó trong thành Câu-Thi có một Phạm-chí tên là Tu-Bạt, đã một trăm hai mươi tuổi, nhưng còn khoẻ mạnh, là bậc kỳ cựu, trí thức; nhân nghe Sa-môn Cù-Đàm đêm nay sẽ diệt độ vào lúc nửa đêm, ông tự nghĩ: “Ta đối với giáo pháp còn có điều nghi ngờ, chỉ có đức Cù-Đàm Như-Lai mới hiểu ý ta, ta nên đến để kịp hỏi Ngài”. Ngay lúc đó ông cố gắng đi đến rừng Ta-La chỗ các cây Long-thọ, khi tới nơi, ông gặp tôn-giả A-nan-Đà và xin được bái yết đức Như-Lai vì có điều còn nghi ngờ muốn hỏi. Tôn-giả từ chối vì cho rằng đức Thế-Tôn mệt nhọc chịu không nổi, ông Tu-Bạt cố nài xin đến ba lần, nhưng vẫn bị Tôn-giả A-nan-Đà từ chối như thế, khi đó đức Phật nghe được và Ngài bảo Tôn-giả:

- Này A-Nan, thầy không nên ngăn cản, hãy để cho ông ấy đến gặp Ta, vì ông ấy muốn giải quyết điều nghi ngờ, không có gì phiền phức cả; vả lại ông ấy nghe pháp Ta chắc chắn sẽ được giải thoát.

Vâng lời đức Phật, Tôn-giả A-nan-Đà để cho ông Tu-Bạt đến chào hỏi đức Phật xong ông thưa:

- Tôi có điều nghi về giáo-pháp, Ngài có khoẻ để giải quyết cho một lần chăng?

Đức Phật đáp:

- Ông cứ tuỳ ý hỏi.

Ông Tu-Bạt liền nói:

- Tại sao có những người tự xưng là bậc thầy như các ông Phật-lan-Ca-na-Diếp, ông Mạt-già-Lê-Kiều-Xa-Lê, ông Ba-phù-ca-Chiên v.v. những người này đều có giáo-pháp riêng, đức Sa-môn Cù-Đàm có biết hết hay không?

- Thôi, thôi, khỏi nói nữa, những giáo-lý của các ông ấy Ta đã biết tất cả; nay Ta vì ông mà nói đến giáo-pháp thâm diệu, ông hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ về giáo-pháp này.

- Vâng.

- Nếu trong giáo-pháp nào không có Tám Thánh-đạo, nghĩa là không có:

“Chính Kiến, Chính Tư-duy, Chính Ngữ, Chính Mệnh, Chính Nghiệp, Chính Tinh-tấn, Chính Niệm, và Chính Định”, thì trong giáo-pháp đó không có bốn quả Sa-môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, và thứ tư. Này ông Tu-Bạt, trong giáo-pháp của Ta có bát Thánh-đạo, nên có bốn qủa Sa-môn; trái lại trong giáo-pháp ngoại đạo không có bát Thánh-đạo, nên không có bốn qủa vị Sa-môn; nếu các Tỳ-kheo kìm hãm tâm lại để tu hành thì thế-gian này sẽ không bao giờ mất hẳn qủa vị A-la-Hán.

- Tôi nay có được ở trong giáo-pháp của Ngài mà xuất gia thọ cụ-túc giới không?

- Này ông Tu-Bạt, nếu có người Phạm-chí tu theo pháp khác, nay muốn dự vào pháp của Ta để tu hành phải trải qua bốn tháng thử thách, hầu xem xét hành vi họ, chí nguyện họ, tính nết họ. Nếu thấy đầy đủ tư cách, không gì thiếu sót mới cho họ ở trong giáo-pháp của Ta thọ cụ-túc giới; nhưng ông nên biết, tuy vậy còn tuỳ theo hành vi của mỗi người mà xét.

Ông Tu-Bạt thưa:

- Như thế thì hàng ngoại đạo học theo giáo-pháp khác phải tập sự thử thách, trải qua bốn tháng để xem xét hành động họ thế nào, nếu thấy đầy đủ tư cách, không thiếu oai nghi, mới được thọ cụ-túc giới; nay tôi xin ở trong chính-pháp của Ngài phục-dịch bốn năm, một khi không còn sơ suất, mới xin được thọ cụ-túc giới.

Ngay trong đêm ấy, ông Tu-Bạt xuất gia thụ giới, tu hạnh thanh-tịnh, tinh tấn hành trì theo lời Phật giảng dạy, và tự mình chứng ngộ ngay trong hiện tại. Khi gần nửa đêm, ông chứng qủa A-la-Hán, và ông xin được diệt độ trước đức Phật. Ông là đệ-tử cuối cùng, và lúc ấy ông là đệ-tử nhiều tuổi nhất của đức Phật.

Bấy giờ, Tôn-giả A-nan-Đà không ngăn nổi cơn bi lụy, ngậm ngùi than khóc vì đức Phật sắp nhập diệt trong khi Tôn-giả chỉ mới lên được bực có học (hữu học) mà đạo qủa chưa thành. Đức Phật biết thế, nên Ngài nói với Tôn-giả:

- Này A-Nan, thôi đi, chớ có nức nở khóc than, từ trước tới giờ Thầy hầu hạ Ta với cử chỉ hiền hòa khiêm tốn, lời nói lễ độ đúng pháp, ấy là Thầy đã cúng dường Ta, công-đức rất lớn; nếu có sự cúng dàng nào từ Trời, Ma, Sa-môn, Bà-la-Môn, cũng không sao sánh được, Thầy hãy cố gắng lên, ngày thành đạo không còn bao lâu nữa.

Rồi đức Phật khen ngợi nhiều công-đức khác của Tôn-giả A-nan-Đà, Tôn-giả cảm thấy phấn khởi khi được đức Phật ngợi khen, nên nguôi quên đi sự bi lụy, Tôn-giả vội qùy gối trước Phật mà nói:

- Thưa đức Thế-Tôn, sau khi Ngài diệt độ rồi, các hàng đệ-tử làm thế nào để tưởng nhớ đức Phật?

- Này A-Nan, chớ lo, các hàng đệ-tử sẽ có bốn chỗ để tưởng nhớ Phật là:

1- Thứ nhất là chỗ Phật Giáng-sinh có những công-đức như thế.

2- Thứ hai là nơi Phật Thành-đạo có những thần-lực như thế.

3- Thứ ba là nơi Phật chuyển Pháp-luân lần đầu có những sự hóa-độ như thế.

4- Thứ tư là chỗ Phật vào Niết-Bàn có những lời di-chúc như thế.

Các hàng đệ-tử có bốn chỗ ấy để tưởng nhớ, vui mừng muốn thấy, ghi nhớ không quên, và sinh lòng luyến mộ; rồi mỗi người nên đi đến bốn nơi đó, sau khi kính lễ, xây Chùa dựng Tháp, thì sau khi qua đời đều được sinh lên cõi Trời.

Tôn-giả A-nan-Đà hỏi tiếp:

- Thưa đức Thế-Tôn, sau khi Phật nhập diệt, có những đệ-tử ngỗ nghịch, tự chuyên ương ngạnh, không tuân theo giáo-luật của Phật, phải đối xử với người này như thế nào?

- Này A-Nan, sau khi Ta diệt độ, nếu có những hạng người như thế, các thầy hãy đem họ mà xử trị theo pháp Phạm-đàn là thông báo cho các đệ-tử khác, không ai được nói chuyện với họ, hoặc tiếp xúc, tới lui, dạy dỗ, cộng tác với họ.

- Này A-Nan, thầy cho rằng các Tỳ-kheo không có nơi nương tựa, không có ai che chở sau khi Ta nhập diệt ư? Đừng nghĩ như vậy, những Kinh, Luật mà Ta đã giảng dạy từ khi thành Phật đến nay là chỗ nương tựa che chở cho các thầy đó, từ nay trở đi, Ta cho phép các thầy được tùy nghi bỏ bớt các giới nhỏ nhặt; các thầy hãy lễ độ, trên dưới hòa thuận với nhau, đó là pháp kính thuận của người xuất gia mà các Thầy cần để ý.

- Này các Tỳ-kheo, các thầy đối với Phật, Pháp, chúng Tăng và Chính-Đạo còn có điều gì nghi ngờ không?, ai nghi ngờ, không hiểu bất cứ điều gì thì hỏi ngay đi cho kịp thời, để sau này khỏi hối tiếc, vì giờ này Ta vẫn còn đây và giải quyết cho.

Khi ấy các thầy Tỳ-kheo đều yên lặng không người nào có thắc mắc, Đức Phật hỏi như thế lần thứ hai, rồi Ngài hỏi lần thứ ba, các thầy Tỳ-kheo cũng vẫn im lặng, đức Phật lại nói:

- Nếu các thầy e ngại không dám hỏi thì nhờ người khác hỏi giùm cho kịp, để sau này khỏi hối tiếc.

Lúc ấy vẫn không có thầy Tỳ-kheo nào nêu thắc mắc, Tôn-giả A-nan-Đà đứng lên, quỳ xuống, chắp tay nói:

- Thưa đức Thế-Tôn, con tin trong đại chúng này, ai nấy đều có lòng tin thanh-tịnh, không còn hoài nghi về Phật, Pháp, Tăng nữa.

Đức Phật dạy:

- Này A-Nan, Ta biết trong đại chúng này, dù một Tỳ-kheo nhỏ nhất cũng thấy được dấu đạo, không còn đọa vào đường ác, chỉ còn bẩy lần sinh lại cõi dục này là diệt hết khổ.

Bấy giờ đức Phật thọ ký cho một nghìn hai trăm năm mươi Tỳ-kheo đệ-tử chứng được đạo qủa, xong Ngài để lộ cánh tay sắc vàng và bảo các đệ-tử:

- Các Thầy nên nhớ rằng Như-Lai xuất hiện ở đời cũng như hoa Ưu-đàm bát-La xuất hiện vậy, và Ngài diễn tả lại bằng bốn câu Kệ:

Cánh tay phải sắc vàng,

Phật hiện như linh-thụy,

Đến đi đều vô thường,

Hiện diệt không buông lung.

Các thầy không nên: buông lung phóng dật (lười biếng) trong việc tu hành, Ta nhờ không buông lung mà thành Chính-Giác, và vô lượng điều lành đều nhờ không buông lung mà có được.

Ngừng lại một vài giây, đức Phật nói tiếp:

- Các thầy nên biết: “Tất cả vạn vật đều vô thường, vì không có cái gì bền vững mãi mãi, đó là lời dạy cuối cùng của Như-Lai mà các Thầy phải ghi nhớ”

Dạy các đệ-tử xong, đức Phật để tay trái xuôi trên hông bên trái, chân trái vẫn chồng trên chân phải, từ từ khép hai mắt lại. Khởi đầu, Ngài vào định Sơ-thiền, rồi từ định Sơ-thiền ra để vào định Nhị-thiền; từ định Nhị-thiền ra để vào định Tam-thiền; từ định Tam-thiền ra để vào định Tứ-thiền; từ định Tứ-thiền ra để vào định Không-xứ (Không Vô Biên Xứ); từ định Không-xứ ra để vào định Thức-xứ (Thức Vô biên xứ); từ định Thức-Xứ ra để vào định Bất-dụng (Vô sở Hữu xứ); từ định Vô-dụng ra để vào định Hữu-tưởng; từ định Hữu-tưởng ra để và định Vô-tưởng; từ định Vô-tưởng ra để vào định Diệt-tưởng (Phi Tưởng Phi Phi Tưởng).

Lúc đó Tôn-giả A-nan-Đà hỏi Tôn-giả Trưởng-lão A-na-Luật:

- Thưa Trưởng-lão, đức Thế-Tôn đã nhập Niết-Bàn rồi sao?

- Chưa, đức Thế-Tôn hiện đang ở trong định Diệt-tưởng, tôi lúc trước ở gần đức Thế-Tôn được nghe rằng khi từ định Tứ-thiền ra lần thứ hai, thì đức Thế-Tôn mới nhập Niết-Bàn.

Khi ấy đức Phật từ định Diệt-tưởng ra để vào định Vô-tưởng (bắt đầu ngược lại), rồi từ định Vô-tưởng ra để vào định Hữu-tưởng, định Bất-dụng, định Thức-xứ, định Không-xứ, định Tứ-thiền, định Tam-thiền, định Nhị-thiền ra để vào định Sơ-thiền. Rồi Ngài lại từ định Sơ-thiền ra để vào định Nhị-thiền, từ định Nhị-thiền ra để vào định Tam-thiền, từ định Tam-thiền ra để vào đinh Tứ-thiền, từ định Tứ-thiền ra, đức Phật nhập Niết-Bàn.

Ngay lúc ấy, mặt đất rung động mạnh, Trời, Người, muôn vật đều khủng khiếp kinh hoàng; những chúng-sanh ở những chỗ tối tăm, nơi kín đáo, hang hốc, không có mặt Trời hay mặt Trăng chiếu đến đều được soi sáng, trông thấy lẫn nhau. Trên trời: Chư vị Trời Đao-Lợi ở giữa hư không rải hoa như tuyết rơi để cúng dàng đức Như-Lai, hoa phủ cả một vùng rộng lớn.

3)- Tán thán và cúng dàng thân Phật.

Bấy giờ Phạm Thiên-Vương, Đế-Thích, Thần-Kim Tỳ-La, Phật-Mẫu (Mẹ của Phật), Thần Long-Thọ, Thần rừng Ta-La, Trời tứ-Thiên-Vương, Trời Đao-Lợi, Trời Diệm-Ma, Trời Đâu-Xuất, Trời Hóa-Tự-Tại, Trời Tha-Hóa Tự-Tại, Vua Tỳ-Sa-Môn, Tôn-giả A-na-Luật, Tôn-giả Phạm-ma-Na, Tôn-giả A-nan-Đà, Lực-sĩ Mật-Tích (Thần hộ vệ của đức Phật), và các Tỳ kheo lần lượt nói Kệ tán thán đức Phật.

Sau khi các vị nêu trên tán thán đức độ siêu Phàm vượt Thánh của đức Phật xong, các Tỳ-kheo cảm thấy cô độc vì đã mất đi cả một bầu trời sáng lạng. Các thầy buồn rầu, khóc than, lăn lóc kêu rên vì không kìm hãm nổi nỗi xúc động, và kể lể:

- Đức Thế-Tôn diệt độ quá sớm! Đại-Pháp chìm quá sớm, mắt thế-gian đã diệt mất, cũng ví như cây lớn đã tróc gốc rễ thì cành lá phải bị gẫy đổ, v.v…

Bấy giờ Tôn-giả A-na-Luật bảo:

- Thôi đi, thôi đi, các thầy chớ có khóc lóc, than vãn như thế nữa, kẻo vô số các vị Trời trên hư không nhìn xuống, họ sẽ chê trách chúng ta.

Các thầy Tỳ-kheo hỏi Tôn-giả A-na-Luật:

- Trên hư không có bao nhiêu vị Trời ?

- C ác vị Trời đầy cả hư không, đâu có đếm tính mà biết hết được; họ cũng buồn bã, than van, nhưng không ồn ào như chúng ta.

Sáng hôm sau, vâng lời Trưởng-lão A-na-Luật, Tôn-giả A-nan-Đà vào thành Câu-Thi báo cho dân chúng biết, khi gặp một đám đông người nhân có một chút duyên sự nhóm họp tại một nơi, Tôn-giả A-nan-Đà bảo họ:

- Nay tôi vì muốn sự lợi ích cho qúy vị, nên đến đây báo cho qúy vị biết, đó là đức Phật đã diệt độ trong đêm qua tại rừng Ta-La giữa hai cây đại Long-thọ, nếu như qúy vị muốn cúng dàng thân Phật thì hãy đến cho kịp.

Dân chúng Mạt-La nghe lời ấy xong, thảy đều xúc động than tiếc, và bảo nhau:

- Chúng ta hãy về nhà báo cho bà con, anh em, bạn bè, xóm giềng biết, cùng sửa soạn hương hoa, kỹ nhạc đến rừng Ta-La chỗ những cây đại Long-thọ để cúng dàng thân Phật.

Những thân-hào nhân-sĩ Mạt-La dự trù: “Dân chúng sẽ đến cúng dàng thân Phật trong một ngày tại rừng Long-thọ, rồi sau đó để thân Phật trên một cái kiệu lớn, đồng thời cho các Đồng-tử Mạt-La khiêng kiệu, có phướn, lọng, bảo cái, xông hương, rải hoa, và kỹ nhạc đi khắp bốn hướng thành để mọi người trong thành chiêm bái. Sau nữa là rước thân Phật đến một ngọn đồi cao ở phiá Bắc thành Câu-Thi để làm lễ trà-tỳ”(hỏa thiêu).

Một ngày cúng dàng trôi qua, các người Mạt-La thỉnh thân Phật đặt trong kiệu, rồi những thanh niên trai tráng xúm quanh lại khiêng kiệu, nhưng họ nhấc kiệu lên không được, dù có tăng thêm nhiều người cũng vậy. Tôn-giả A-na-Luật liền bảo:

- Này các vị, hãy thôi đi, chỉ nhọc công các trai tráng một cách vô ích, vì chư vị Trời chưa muốn đưa rước thân Phật vào trong thành; họ muốn lưu thân Phật tại nơi đây bảy ngày để cho tất cả Chư-Thiên ở các tầng Trời đến kính lễ cúng dàng. Sau đó mới thỉnh kiệu vào cửa Đông qua cửa Tây, xuống cửa Nam, lên cửa Bắc để cho dân chúng được chiêm bái; từ cửa Bắc qua sông Ni-liên-Thiền, đến Chùa Thiên-Quan mà làm lễ trà-tỳ, đó là ý chư vị Trời, khiến không nâng kiệu lên được.

Người Mạt-La nói:

- Hay lắm, xin tuỳ ý chư Thiên,

Lúc ấy, người Mạt-La bảo nhau cử một số người ở lại để dâng hương, hoa, đèn, và hòa tấu kỹ nhạc cúng dàng thân Phật; những người không có nhiệm vụ ở lại, về thành cổ động anh em bà con dân chúng, quét dọn cổng ngõ, đường sá và chuẩn bị các việc trong thành; họ còn phân chia nhau để luôn luôn có người phụ trách việc dâng hương hoa đèn, và hòa tấu nhạc cúng dàng thân Phật suốt trong cả bảy ngày lẫn đêm.

Đúng hết hạn bảy ngày, các thanh niên Mạt-La thỉnh kiệu lên vai, có treo bảo cái, cầm phướn, lọng, xông hương, rải hoa, và trỗi nhạc; đoàn người đi theo kiệu đủ cả tăng tục, nam phụ lão ấu, thứ lớp thong thả, đi chật cả một đoạn đường dài.

Khi đoàn rước thân Phật bắt đầu đi, thì các vị trời Đao-Lợi rải năm loại hoa Trời xuống như tuyết rơi, như bướm bay, rợp cả một vùng trời. Nhạc Trời trỗi lên âm vang cả một vùng rộng lớn có các Qủy-Thần xướng ca tiễn đưa, làm lấn át tiếng nhạc của cõi Người! Người Mạt-La thấy thế nên bảo nhau:

- Hãy dừng nhạc của chúng ta, thỉnh nhạc của chư Thiên hay hơn, đặc biệt hơn.

Khi đoàn rước thân Phật đã đi hết bốn cửa thành, dân chúng Mạt-La của thành Câu-Thi tán thán cúng dàng chiêm bái xong, họ rước thân Phật ra cửa thành phiá Bắc, qua sông Ni-liên-Thiền, rồi đến Chùa Thiên-Quan. Tại đây, các vị Bô-Lão Mạt-La hỏi Tôn-giả A-nan-Đà:

- Chúng tôi giờ đây nên hỏa táng thân Phật bằng cách nào? Xin Tôn-giả cho biết.

Tôn-giả A-nan-Đà đáp:

- Tôi đích thân nghe đức Phật dạy là muốn táng thân Phật hãy theo cách táng một vị Chuyển-Luân Thánh-Vương mà làm. Trước hết lấy nước thơm tắm rửa, lau khô thân Ngài, và dùng năm trăm thước vải trắng cuốn quanh nhiều lần; rồi đặt thân Ngài vào trong Kim-quan (Quan-tài), lấy dầu vừng (dầu mè) tưới vào, và đậy nắp Kim-quan lại. Sau nữa đặt Kim-quan vào trong một cái Quách bằng sắt (Kim-Tĩnh), rồi đặt cái Quách bằng sắt này vào trong một cái Quách bằng gỗ thơm chiên-đàn (ba lớp cả thảy). Sau chót là đặt cái Quách gỗ chiên-đàn trên một giàn củi gỗ, rồi chất lên trên và chung quanh củi gỗ và hương liệu nổi tiếng mà trà-tỳ (thiêu táng). Trà-tỳ xong, thu nhặt Xá-Lợi, xây Tháp ở các ngã tư đường lớn, đặt Xá-Lợi trong Tháp, đồng thời treo bảo cái, phướn lọng để mọi người trông thấy dễ dàng.

Đức Phật bảo: “Nếu muốn táng Ta cũng làm như thế, để mọi người tưởng nhớ và kính mộ công-đức của Như-Lai. Nhờ đó khi còn sống họ được phúc lợi, khi chết họ được sinh đến cõi lành, ngoài ra đối với người tu được dễ dàng thấy đạo”.

Nghe rồi, dân Mạt-La chia nhau đi lo chuẩn bị các thứ cần thiết, khi có đầy đủ các thứ, họ trở lại và làm đúng như lời tôn-giả A-nan-Đà đã nói; khi mọi việc tẩm liệm xong xuôi, có vị Đại-thần dòng Mạt-La tên là Lệ-Di, tay cầm bó đuốc lớn cúi đầu xá lạy, rồi châm lửa từ bó đuốc vào giàn hỏa thiêu kim-thân đức Phật, nhưng châm mồi một lúc lâu vẫn không cháy? Kế đó có vị Trưởng-lão Mạt-La cầm đuốc khác đốt theo, nhưng giàn hỏa thiêu cũng vẫn không cháy; rồi nhiều bó đuốc khác cùng châm mồi đốt một lượt, nhưng lạ thay giàn hỏa thiêu vẫn không cháy lên được?! Thấy vậy, Tôn-giả Trưởng-lão A-na-Luật bảo:

- Thôi đi qúy vị, các ông không đốt cháy được đâu. Giàn hỏa không cháy được là do ý các vị Trời, vì chư Thiên muốn đợi vị đại đệ-tử của Phật là Tôn-giả Đại Ca-Diếp dẫn năm trăm Tỳ-kheo từ nước Ba-Bà đến đây, hiện nay họ đang đi nửa đường về đây cho kịp thấy thân Phật trước khi trà-tỳ.

Lúc đó Tôn-giả Đại Ca-Diếp đang dẫn các đệ-tử Phật trên đường vội vã đến để chiêm bái thân Phật, gặp một thanh niên trong tay cầm một đóa hoa trời Văn-đà-La, Tôn-giả hỏi:

- Anh bạn trẻ từ đâu lại đây có biết Thầy tôi không?

- Tôi từ thành Câu-Thi lại đây, Thầy ông nếu là Sa-môn Cù-Đàm đã diệt độ cách nay bảy ngày rồi, tôi từ đó đến, nên tôi nhận được đoá hoa Trời này.

Tôn-giả Đại Ca-Diếp nghe xong buồn bã không vui, các Tỳ-kheo khác khóc lóc kêu than, Tôn-giả bảo các Tỳ-kheo nên đi mau đến rừng Ta-La để kịp được thấy kim-thân Phật. Khi đoàn Tỳ-kheo đi đến bờ sông Ni-liên-Thiền, được tin thân Phật đang quàn tại Chùa Thiên-Quan, họ lập tức đến Chùa Thiên-Quan. Vừa tới nơi, Tôn-giả Đại Ca-Diếp trông thấy Tôn-giả A-nan-Đà, liền hỏi:

- Chúng tôi muốn được thấy kim-thân đức Phật trước khi hỏa táng có được không?

Tôn-giả A-nan-Đà đáp:

- Tuy chưa trà-tỳ, nhưng mà khó thấy được, vì thân đức Phật được cuốn bằng năm trăm thước vải trắng đặt trong một Kim-quan, rồi tưới tẩm dầu vừng. Đồng thời Kim-quan ấy đặt trong một cái Quách bằng sắt, cái Quách bằng sắt này lại được đặt trong một cái Quách khác bằng gỗ chiên-đàn, do đó thân Phật khó thấy được.

Tôn-giả Đại Ca-Diếp hỏi xin lần thư hai, rồi hỏi lần thứ ba, nhưng Tôn-giả A-nan-Đà vẫn trả lời y như thế. Chẳng biết làm thế nào, Tôn-giả Đại Ca-Diếp hướng về phiá giàn hỏa mà đảnh lễ, ngay chính lúc đó bỗng nhiên thấy chân Phật thò ra ngoài. Tôn-giả nhìn thấy chân Phật có màu sắc lạ, bèn hỏi Tôn-giả A-nan-Đà:

- Thân Phật vốn màu sắc vàng, sao chân Ngài có màu sắc lạ như thế?

Tôn-giả A-nan-Đà đáp:

- Trước đây có một bà già vì tiếc thương Phật, sờ chân Phật và có lẽ làm rơi nước mắt trên chân Phật nên có màu sắc khác lạ như thế.

Thế rồi Tôn-giả Đại Ca-Diếp hướng vào Kim-thân Phật đảnh lễ, bốn chúng cùng các vị Trời trên hư không cùng đồng loạt đảnh lễ, lúc đó bỗng nhiên không còn trông thấy chân Phật thò ra ngoài nữa!?

Tôn-giả Đại Ca-Diếp đi chung quanh kim thân Phật ba vòng, vừa đi vừa nói kệ tán thán công đức vô biên của Phật. Tôn-giả Đại Ca-Diếpđại oai đức, có oai thần lớn lao, vì Tôn-giả vừa nói kệ vừa đi hết ba vòng xong, giàn hỏa thiêu tự nhiên bừng cháy mà không cần đốt lửa!?

4)- Bảy nước cầu thỉnh Xá-Lợi Phật.

Khi hỏa thiêu thân Phật xong: người Mạt-La chuẩn bị thâu thập Xá-Lợi trong khi đợi cho Quách sắt nguội, và tính việc xây tháp để thờ Xá-Lợi Phật.

Lúc ấy, các vua và dân chúng bảy nước gồm:

1- Vua nước Ba-Bà,

2- Dân chúng dòng Bạt-Ly thuộc nước La-Phả,

3- Dân chúng dòng Bà-la-Môn nước Tỳ-lưu-Đồ,

4- Dân chúng dòng Câu-Lợi thuộc nước La-ma-Già,

5- Dân chúng dòng Thích-ca nước Ca-duy-La-Vệ,

6- Dân chúng dòng Ly-Xa thuộc nước Tỳ-xá-Ly,

7- Và vua A-xà-Thế của nước Ma-kiệt-Đà.

Các vua và các dân-tộc bảy nước nghe tin đức Phật diệt độ tại rừng Ta-La, nước Câu-Thi, thì họ đều tự nghĩ: “Ta nên đến đó cầu xin lấy một phần Xá-Lợi đem về xây tháp thờ, để mọi người dân trong nước được phụng kính chiêm bái Xá-Lợi Phật”.

Vua A-xà-Thế và Vua nước Ba-Bà đều huy động bốn thứ binh quân và cử sứ-giả đến thưa hỏi, Vua A-xà-Thế cử ông Hương-Tánh và dặn dò các điều cần nói. Bấy giờ ông Hương-Tánh đến thành Câu-Thi thưa với Vua nước Câu-Thi rằng:

- Vua nước Ma-kiệt-Đà là A-xà-Thế hỏi thăm Đại-Vương. Vua nước Ma-kiệt-Đà với Ngài hết lòng tương kính nhau, nay nhân nghe đức Như-Lai diệt độ tại qúy quốc. Đối với đức Thế-Tôn, Vua nước chúng tôi hết lòng cung kính, cho nên từ phương xa tới đây cầu xin một phần Xá-Lợi của Phật để đem về dựng tháp cúng dàng; Vua chúng tôi sẽ biếu quốc-bảo cho Ngài.

Lúc đó các quần-thần nước Câu-Thi không chịu và tâu với Vua rằng:

- Đức Thế-Tôn đã giáng lâmdiệt độ ở đây, nhân-dân nước Câu-Thi tự lo liệu cúng dàng, việc chia cấp Xá-Lợi Phật không chấp thuận được.

Vua nước Câu-Thi nghe lời các quần-thần, nên bác bỏ lời thỉnh cầu của ông Hương-Tánh; các Quốc-Vương và các quần-thần các nước bèn họp nhau thảo luận và chung quyết như sau: “Chúng ta từ xa đến cúi đầu khiêm tốn xin được chia phần Xá-Lợi Phật đem về xây tháp cúng dàng, nếu không được chấp thuận, chúng ta phải dùng binh lực”.

Khi ấy Vua nước Câu-Thi cũng triệu tập tất cả quần-thần bàn luận, xong trả lời rằng: “Chúng ta không chia Xá-Lợi cho các nước khác, nếu các nước muốn dùng binh lực, chúng ta đây sẵn sàng chống trả đến cùng”.

Thấy vậy, Bà-la-môn Hương-Tánh đứng ra hiểu dụ mọi người của hai bên như sau:

“Thưa chư Tôn-Hiền, qúy vị đã nhận lãnh lời dạy của đức Phật, miệng tụng lời Phật dạy là tâm hiền hòa, ý nhân từ, và thường mong cho tất cả chúng-sanh đều được an lành lợi lạc, nay chẳng lẽ vì việc dành giật Xá-Lợi Phậttrở lại tàn hại lẫn nhau sao? Hơn nữa, nếu muốn có lợi ích sâu xa rộng lớn, thì Xá-Lợi Phật nên chia thành nhiều phần bằng nhau. Mỗi nước lãnh một phần mang về nước mình, xây dựng tháp để mọi người dân trong nước được chiêm-bái cúng dàng, như thế mới là bình đẳng và đem lại phúc báu, an vui cho mọi người trong mọi nước”.

Mọi người của hai bên nghe nói như thế, đều cho là phải lẽ, hợp lý, hợp tình, và đề nghị ông Hương-Tánh đảm nhận việc phân chia; bấy giờ các Quốc-Vương bảo ông Hương-Tánh:

- Ông hãy chia Xá-Lợi Phật làm tám phần đồng đều cho tám nước.

Bà-la-môn Hương-Tánh vâng lời, đến chỗ giàn hỏa thiêu, cúi đầu đảnh lễ xong, ông mở Quách sắt, bới tro nhặt tất cả Xá-Lợi Phật bỏ vào trong một cái bình lớn; sau đó, ông chia Xá-Lợi Phật làm tám phần đựng trong tám cái bát đá bằng nhau, mỗi nước lấy một phần. Chia xong, ông xin mọi người cái bình để đem về dựng tháp thờ tại nhà riêng, người trong thôn Tất-Bát gần đó đến xin tro hài cốt (Bone-ash) còn lại để dựng tháp cúng dàng, mọi người đều chấp thuận vui vẻ cả.

Người của tám nước đều vui mừng phấn khởi trỗi nhạc, cầm phướn, lọng, bảo cái, cùng nhau rước Xá-Lợi Phật về nước mình; rồi mỗi nước tự chọn chỗ thích hợp nhất, xây dựng tháp, để mọi người dân trong cả nước của họ được chiêm bái cúng dàng Xá-Lợi-Phật.

Tóm lại, khởi đầu Xá-Lợi Phật được thờ trong tám tháp tại tám nước, tháp thứ chín thờ cái bình, tháp thứ mười thờ tro hài cốt, và tháp thứ mười một thờ tóc Phật khi Ngài còn tại thế-gian. Đặc biệt, Phật đản sinh, xuất gia, thành đạo, nhập Niết-Bàn đều vào ngày tám tháng hai. (Cần phải coi lại, vì các chùa làm lễ Đản-sinh và Thành đạo khác ngày?)

Toàn Không

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 16725)
Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch từ Phạn sang Hán, Tỳ Kheo Thích Duy Lực Dịch Từ Hán Sang Việt
(View: 15590)
Pháp Hoakinh tối thượng của Phật giáo Đại thừa bởi vì cấu trúc của kinh rất phức tạp, ý nghĩa sâu sắc có lẽ vượt ra ngoài tầm tư duysuy luận của con người bình thường.
(View: 19861)
Chắc chắn dù có khen ngợi thì cũng không đủ nêu lên chỗ cao đẹp; dù có bài bác thì cũng chỉ càng mở rộng chỗ ảo diệu luận mà thôi. Luận Vật bất thiên của ngài Tăng Triệu...
(View: 15023)
Một thời, Đức Phật và một nghìn hai trăm năm mươi đại chúng tì-kheo cùng trụ ở tinh xá Mỹ Xưng phu nhân của trưởng giả Tu-đạt, rừng cây của thái tử Kì-đà, nước Xá-vệ.
(View: 19212)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(View: 15036)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(View: 14322)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(View: 14054)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(View: 12365)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(View: 13763)
Không khởi sinh cũng không hoại diệt, không thường hằng cũng không đứt đoạn. Không đồng nhất cũng không dị biệt, không từ đâu đến cũng không đi mất.
(View: 14212)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(View: 14518)
công đức của Pháp tánh là không cùng tận, cho nên công đức của người ấy cũng giống như vậy, không có giới hạn.
(View: 13878)
Phật Thích Ca gọi cái pháp của Ngài truyền dạy là pháp bản trụ. Nói bản trụ nghĩa là xưa nay vốn sẵn có.
(View: 15834)
Thanh tịnh đạo có thể xem là bộ sách rất quý trong kho tàng văn học thế giới, không thể thiếu trong nguồn tài liệu Phật học bằng tiếng Việt.
(View: 16704)
Không và Hữu là hai giáo nghĩa được Đức Phật nói ra để phá trừ mê chấp của các đệ tử.
(View: 11632)
Đây là một bộ Đại Tạng đã được nhiều học giả và các nhà nghiên cứu về Phật Học chọn làm bộ Đại Tạng tiêu biểu so với những bộ khác như...
(View: 17086)
Đại Thừa Khởi Tín Luận là bộ luận quan trọng, giới thiệu một cách cô đọng và bao quát về triết học đại thừa.
(View: 12609)
Công trình biên soạn này trình bày một cách rõ ràng từ lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống triết học Trung Quán cho đến khởi nguyên, cấu trúc, sự phát triển...
(View: 18308)
Hiện nay tôi giảng Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn để cho quý vị biết dù rằng muôn pháp đều không, nhưng lý nhân quả rõ ràng, không sai một mảy, cũng không bao giờ hư hoại.
(View: 13387)
Tâm hiếu thuậntâm từ bi giống nhau, vì hiếu thuận của Phật pháp không giống như hiếu thuận của thế gian.
(View: 14341)
Đức Phật ra đời suốt bốn mươi năm trời thuyết pháp, có đến hơn tám vạn bốn ngàn pháp môn. Pháp môn chính là phương pháp mở cửa tuệ giác tâm linh.
(View: 13422)
Nếu có duyên mà thọ và đắc từ Chư Phật và Bồ Tát thì sự thành tựu giới thể rất là vượt bực.
(View: 15309)
Trì Giớithực hành những luật lệđức Phật đặt ra cho Phật tử xuất gia thi hành trong khi tu hành, và cho Phật tử tại gia áp dụng trong cuộc sống để có đời sống đạo đức và hưởng quả báo tốt đẹp;
(View: 16990)
Chỉ tự quán thân, thiện lực tự nhiên, chánh niệm tự nhiên, giải thoát tự nhiên, vì sao thế? Ví như có người tinh tấn trực tâm, được giải thoát chân chánh, người như thế chẳng cầu giải thoátgiải thoát tự đến.
(View: 13622)
Trong nước mỗi mỗi báu ấy đều có sáu mươi ức hoa sen thất bửu. Mỗi mỗi hoa sen tròn đều mười hai do tuần.
(View: 12657)
Đối với Phật giáo, các nguồn gốc của mọi hành vi tác hại, thí dụ như ham muốn, thù hận và cảm nhận sai lầm được coi như là cội rể cho mọi sự xung đột của con người.
(View: 13277)
Năm Giới Tân Tu là cái thấy của đạo Bụt về một nền Tâm LinhĐạo Đức Toàn Cầu, mà Phật tử chúng ta trong khi thực tập có thể chia sẻ với những truyền thống khác trên thế giới
(View: 13452)
Nếu có nghe kinh này thọ trì đọc tụng giảng thuyết tu hành như lời, Bồ Tát này đã là cúng dường chư Phật ba đời rồi.
(View: 13269)
Các học giả Tây phương quan niệm hệ thống giáo lý Phật giáo từ các bản Pali, Sanskrit là kinh “gốc” và kinh sau thời đức Phật là kinh phát triển để...
(View: 14829)
Ở đây, chúng tôi chỉ cố gắng ghi lại nghĩa Việt theo khả năng học hiểu về cổ ngữ Sanskrit.
(View: 14647)
Chánh pháp quý giá của các ngài soi sáng khắp nơi và tuôn xuống như mưa cam-lộ. Tiếng nói của các ngài vi diệu đệ nhất.
(View: 17183)
Đây là một bộ kinh rất có ý nghĩalợi lạc vô cùng nếu được thường xuyên tụng đọc, hoặc giảng giải huyền nghĩa đến mọi người tín tâm.
(View: 12785)
Cần ban cho luật diện tiền liền ban cho luật diện tiền, cần ban cho luật ức niệm liền ban cho luật ức niệm,
(View: 14942)
Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác ; Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo.
(View: 11989)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(View: 11536)
Tâm bậc giác ngộ được nói là không còn bám trụ vào bất cứ gì trên đời (bất cứ đối tượng nào của thức)
(View: 13778)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức...
(View: 14537)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức
(View: 13834)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức...
(View: 13612)
Thế Tôn đã giảng đời sống phạm hạnh chi tiếtrõ ràng, toàn hảo, hoàn toàn tinh khiết.
(View: 14108)
Người không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh, đây là hạng người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
(View: 13366)
Đức Phật trình bày các điều bất thiện đều bắt nguồn từ tham, sân, si còn điều thiện là do lòng không tham, không sân, không si dẫn tới.
(View: 10796)
Đây nói về công đức của Bồ-tát sơ phát tâm, là để phân biệt với những gì đã nói về Nhị thừa...
(View: 14574)
Từ ngàn xưa chư Phật ra đời nhằm một mục đíchgiáo hóa chúng sinh với lòng bi nguyện thắm thiết đều muốn cho tất cả thoát ly mọi cảnh giới phiền não khổ đau
(View: 10680)
Bát Nhãtrí tuệ, nhưng không giống như trí tuệ thế gian, cho nên thường gọi là Trí Tuệ Bát Nhã.
(View: 14229)
Chữ “Viên giác bồ tát” – Viên GiácGiác viên mãn. Từ trước đến đây, Phật đã nhiều lần chỉ dạy phương pháp tu hành để phá trừ Vô minhchứng nhập Viên giác.
(View: 16848)
Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn thường được gọi đơn giảnphẩm Phổ Môn nghĩa là cánh cửa phổ biến, cánh cửa rộng mở cho mọi loài đi vào.
(View: 12533)
Pháp ấn là khuôn dấu của chánh pháp. Khuôn dấu chứng thực tính cách chính thống và đích thực. Giáo lý đích thực của Bụt thì phải mang ba dấu ấn chứng nhận đó.
(View: 13578)
Những lời Như Lai thuyết giảng trước các đại đệ tử năm nào cách đây hai mươi lăm thế kỷ hiện nay vẫn hiện tiền cho những ai có cái tâm kính cẩn lắng nghe.
(View: 12145)
Xuất sinh pháp Phật không gì hơn Hiển bày pháp giới là bậc nhất Kim cương khó hoại, câu nghĩa hợp Tất cả Thánh nhân không thể nhập.
(View: 13124)
Nơi tâm rộng, hơn hết Tột cùng không điên đảo Lợi ích chốn ý lạc Thừa nầy công đức đủ.
(View: 11341)
Giáo lý đạo Phật đặt nền tảng trên con người, lấy hạnh phúc con người làm trung tâm điểm để phát huy lý tưởng Bồ-tát đạo.
(View: 11487)
Kinh Duy Ma là một tác phẩmgiá trị về mặt văn học. Đó là một văn bản có giá trị giải tỏa mọi ức chế về mặt tư tưởng, giải phóng sự gò bó trói buộc...
(View: 11404)
Kinh Duy Ma là cái nôi của Đại thừa Phật giáo, kiến giải giáo lý theo chân tinh thần Đại thừa “Mang đạo vào đời làm sáng đẹp cho đời, mà không bị đời làm ô nhiễm”.
(View: 12411)
Duy-ma-cật sở thuyết còn có một tên khác nữa là Bất tư nghị giải thoát. Đó là tên kinh mà cũng là tông chỉ của kinh.
(View: 13448)
Bộ Kinh này trình bày cảnh giới chứng nhập của Bồ Tát, có nhiều huyền nghĩa sâu kín nhiệm mầu, cao siêu...
(View: 11546)
Đức Phật thuyết Kinh Kim Cang là để dạy cho chúng ta làm thế nào để có được cuộc sống hạnh phúc, cảnh giới niết bàn.
(View: 13198)
Trong tập sách nầy gồm các bài giảng về giáo lý kinh Pháp Hoa cùng phân tích phẩm Tựa và phẩm Phương Tiện của kinh.
(View: 11931)
Tri kiến Phật là cái thấy biết không thuộc về kiến chấp ngã nơi thân, không thuộc về kiến chấp ngã nơi tâm (vọng tâm).
(View: 13033)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương. Khi trái tim nghĩ thì chắc cũng không nghĩ như khối óc.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM