KINH AN TRÚTHANH TỊNH TRONG THỜI GIAN ĐI KHẤT THỰC
(Thanh TịnhKhất Thực Trú Kinh, Tạp A Hàm kinh 236) Thích Đức Thắng dịch
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vào buổi sáng sớm, Tôn giả Xá-lợi-phất đắp y mang bát vào thành Xá-vệ khất thực. Khất thực xong trở vềtinh xá, cất y bát, rửa chân xong; cầm tọa cụ vào trong rừng, tọa thiền nghỉ trưa. Sau khi tọa thiền xong, Tôn giả Xá-lợi-phất đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên. Bấy giờ, Đức Phật hỏi Xá-lợi-phất:
“Ngươi từ đâu lại?”
Xá-lợi-phất đáp:
“Bạch Thế Tôn, con từ chỗ tọa thiền nghỉ trưa ở trong rừng lại.”
Phật hỏi Xá-lợi-phất:
“Hôm nay ngươi nhập vào thiền nào mà an trú?”
Xá-lợi-phất bạch Phật:
“Hôm nay con ở trong rừng, nhập an trụ thiền Không tam-muội[22].”
Phật bảo Xá-lợi-phất:
“Lành thay! Lành thay! Xá-lợi-phất, hôm nay ngươi đã nhập thiền trú bậc thượng tọa mà tọa thiền[23]. Nếu các Tỳ-kheo nào, muốn nhập thiền thượng tọa, thì phải học như vầy:
“Khi vào thành, khi đi khất thực, hoặc lúc ra khỏi thành, thì phải tư duy như thế này: ‘Hôm nay mắt ta thấy sắc, có khởi lên dục, ân ái, ái lạc, niệm tưởng, đắm nhiễm không?’ Này Xá-lợi-phất, Tỳ-kheo quán sát như vậy, nếu nhãn thức đối với sắc mà có ái niệm, đắm nhiễm, thì Tỳ-kheo này vì để đoạn ácbất thiện nên phải phát khởiquyết ýtinh cần, có khả năng buộc chặtý niệm để tu học. Ví như có người bị lửa đốt cháy đầu và áo, vì muốn dập tắt hết lửa, nên phải phát khởinỗ lựcquyết tâm để dập tắt lửa. Tỳ-kheo này lại cũng phải như vậy, phải phát khởiquyết ýtinh cần, buộc chặtý niệm để tu học.
“Nếu Tỳ-kheo khi quán sát, hoặc ở giữa đường, hoặc đi khất thực ở trong làng xóm, hoặc đi ra khỏi làng xóm, ngay trong lúc đó mà nhãn thức đối với sắc không có ái niệm, đắm nhiễm, thì Tỳ-kheo này ước nguyện bằng thiện cănhỷ lạc này, ngày đêm tinh cần cột niệm tu tập. Đó gọi là Tỳ-kheo đi, đứng, ngồi, nằm, với sự khất thực đã được thanh tịnh. Cho nên kinh này gọi là Thanh tịnhkhất thực trụ.”
Phật nói kinh này xong, Tôn giả Xá-lợi-phất nghe những gì Đức Phật đã dạy, hoan hỷphụng hành.
______________________________
BẢN DỊCH CỦA THẦY THÍCH NHẤT HẠNH
Kinh An trúThanh tịnh trong Thời gian đi khất thực
Thích Nhất Hạnh dịch
(Thanh TịnhKhất Thực Trú Kinh, Tạp A Hàm kinh 236)
Đây là những điều tôi được nghe trong thời gian Bụt ở tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc ở thành Vương Xá. Lúc bấy giờ, Tôn giả Xá Lợi Phất, vào buổi sáng khoác y, ôm bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Khất thực xong, thầy trở vềtinh xá, cất y bát, rửa chân xong, mang tọa cụ vào rừng, thực tậptọa thiền buổi ban ngày. Sau đó, thầy Xá Lợi Phất xuất thiền, tới chỗ Đức Thế Tôn ở, làm lễ dưới chân Bụt, rút lui và ngồi xuống một bên, phía trước Đức Thế Tôn.
Lúc bấy giờ, Bụt hỏi thầy Xá Lợi Phất: “Thầy từ đâu tới đây?”
Thầy Xá Lợi Phất đáp: “Lạy Đức Thế Tôn, con vừa mới thực tậpthiền tọa buổi ban ngày trong rừng. Thực tập xong, con tới đây.”
Bụt hỏi Thầy Xá Lợi Phất: “Trong buổi thiền tập hôm nay, thầy an trụ trong loại thiền định nào?”
Thầy Xá Lợi Phấttrả lời Bụt: “Thế Tôn, con ở trong rừng, đi vàoan trú trong pháp thiền định “không tam muội”.
Bụt bảo Thầy Xá Lợi Phất: “Hay lắm, hay lắm, Thầy Xá Lợi Phất. Đó là Thầy đang thực tập một loại thiền định cao cấp gọi là thượng tọa thiền.
“Này Xá Lợi Phất, nếu các vị tì khưu nào muốn đi vàothượng tọa thiền thì phải thực tập như sau:
“Trong khi đi vào thành phố để khất thực, hoặc trong khi đi ra khỏi thành phố, (vị khất sĩ) phải thực tậptư duy như sau: trong khi mắt tôi đang thấy sắc, thì tâm tôi có phát khởidục tưởng (vào sắc ấy) hay không? Tôi đang có bị tâm niệmân áiràng buộc hay không?
“Này Xá Lợi Phất, nếu trong khi vị khất sĩthực tậpquán niệm như thế, mà thấy trong khi mắt đối sắc có tâm niệmái nhiễm phát sinh thì vị khất sĩ ấy lập tứctìm cách đoạn trừ ngay tâm niệmái nhiễm ấy, tâm niệm không có lợi lạc cho đường tu ấy. Vị khất sĩ ấy phải có thao thức tìm ra những phương pháp có thể giúp mình nắm lấy tâm ý mà tu tập (hệ niệmtu học).
“Ví như có một người kia biết là lửa đang cháy trên chiếc khăn chít đầu của mình, liền lập tức tìm mọi cách dập tắt ngọn lửa, vị khất sĩ cũng phải làm như thế, nổ lực tìm raphương tiện để nắm lấy tâm ý mà tinh tiếntu học. Nếu vị khất sĩ đang đi trên đường, hoặc đang đi khất thực ở trong xóm làng, hoặc đang rời bỏ xóm làng mà biết phát khởichánh niệm để quan sát và nhận thấy rằng khi con mắt mình tiếp xúc với hình sắc, mà trong tâm mình không có sự nhiễm trước của ái niệm, thì vị khất sĩ này nên có ý nguyệngìn giữ gốc rễ tốt đẹp của cái niềm vui và cái hạnh phúc này để tinh cần nắm lấy tâm mình mà tu học ngày đêm. Như vậy vị khất sĩ này trong bốn tư thế đi, đứng, nằm, ngồi, thực tập được pháp tịnh hóa trong suốtthời gian đi khất thực. Ta có thể gọi kinh này là Kinh Thanh TịnhKhất Thực.”
Bụt đã nói kinh này xong. Tôn giả Xá Lợi Phấtnghe lời Bụt dạy vui mừng đem ra thực tập theo những lời ấy.
Năng Đoạn Kim CươngBát-nhã Ba-la-mật Kinh, nguyên văn Sanskrit Devanagari hiện hành là: वज्रच्छेदिका नाम त्रिशतिका प्रज्ञापारमिता। Vajracchedikā nāma triśatikā prajñāpāramitā
Pháp Hoa là kinh tối thượng của Phật giáoĐại thừa bởi vì cấu trúc của kinh rất phức tạp, ý nghĩa sâu sắc có lẽ vượt ra ngoài tầm tư duy và suy luận của con ngườibình thường.
Chắc chắn dù có khen ngợi thì cũng không đủ nêu lên chỗ cao đẹp; dù có bài bác thì cũng chỉ càng mở rộng chỗ ảo diệu luận mà thôi. Luận Vật bất thiên của ngài Tăng Triệu...
Một thời, Đức Phật và một nghìn hai trăm năm mươi đại chúng tì-kheo cùng trụ ở tinh xá Mỹ Xưng phu nhân của trưởng giả Tu-đạt, rừng cây của thái tử Kì-đà, nước Xá-vệ.
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đềliên quan đếnhọc thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy địnhthực tiễn, giới luậtTăng già;
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đềliên quan đếnhọc thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy địnhthực tiễn, giới luậtTăng già;
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đềliên quan đếnhọc thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy địnhthực tiễn, giới luậtTăng già;
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đềliên quan đếnhọc thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy địnhthực tiễn, giới luậtTăng già;
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đềliên quan đếnhọc thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy địnhthực tiễn, giới luậtTăng già;
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
Công trìnhbiên soạn này trình bày một cách rõ ràng từ lịch sử hình thành và phát triển của hệ thốngtriết họcTrung Quáncho đến khởi nguyên, cấu trúc, sự phát triển...
Hiện nay tôi giảng Phạm Võng KinhBồ Tát Giới Bổn để cho quý vị biết dù rằng muôn pháp đều không, nhưng lý nhân quảrõ ràng, không sai một mảy, cũng không bao giờ hư hoại.
Trì Giới là thực hành những luật lệ mà đức Phật đặt ra cho Phật tửxuất giathi hành trong khi tu hành, và cho Phật tửtại giaáp dụng trong cuộc sống để có đời sốngđạo đức và hưởng quả báotốt đẹp;
Chỉ tự quán thân, thiện lực tự nhiên, chánh niệmtự nhiên, giải thoáttự nhiên, vì sao thế? Ví như có người tinh tấntrực tâm, được giải thoát chân chánh, người như thế chẳng cầu giải thoát mà giải thoát tự đến.
Đối với Phật giáo, các nguồn gốc của mọi hành vitác hại, thí dụ như ham muốn, thù hận và cảm nhận sai lầm được coi như là cội rể cho mọi sự xung đột của con người.
Năm Giới Tân Tu là cái thấy của đạo Bụt về một nền Tâm Linh và Đạo Đức Toàn Cầu, mà Phật tửchúng ta trong khi thực tập có thể chia sẻ với những truyền thống khác trên thế giới
Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác ; Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo.
Người không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh, đây là hạng người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
Từ ngàn xưa chư Phật ra đời nhằm một mục đích là giáo hóachúng sinh với lòng bi nguyện thắm thiết đều muốn cho tất cả thoát ly mọi cảnh giớiphiền não khổ đau
Chữ “Viên giác bồ tát” – Viên Giác là Giác viên mãn. Từ trước đến đây, Phật đã nhiều lần chỉ dạy phương pháptu hành để phá trừ Vô minh và chứng nhậpViên giác.
Pháp ấn là khuôn dấu của chánh pháp. Khuôn dấu chứng thực tính cách chính thống và đích thực. Giáo lý đích thực của Bụt thì phải mang ba dấu ấn chứng nhận đó.
Những lời Như Laithuyết giảng trước các đại đệ tử năm nào cách đây hai mươi lăm thế kỷ hiện nay vẫn hiện tiền cho những ai có cái tâm kính cẩn lắng nghe.
Kinh Duy Ma là một tác phẩm có giá trị về mặt văn học. Đó là một văn bản có giá trị giải tỏa mọi ức chế về mặt tư tưởng, giải phóng sự gò bó trói buộc...
Kinh Duy Ma là cái nôi của Đại thừa Phật giáo, kiến giảigiáo lý theo chân tinh thầnĐại thừa “Mang đạo vào đời làm sáng đẹp cho đời, mà không bị đời làm ô nhiễm”.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.